intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định nồng độ PCT, LDH và mối liên quan với tiên lượng nặng ở bệnh nhi nhiễm khuẩn nặng điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định nồng độ Procalcitonin (PCT), Lactat dehydrogenase (LDH) và mối liên quan với tiên lượng nặng ở bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết nặng. Đối tượng nghiên cứu gồm 38 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn nặng tại Trung tâm Nhi Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định nồng độ PCT, LDH và mối liên quan với tiên lượng nặng ở bệnh nhi nhiễm khuẩn nặng điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

  1. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 354 - 359 DETERMINATION OF PROCALCITONIN AND LACTATE EHYDROGENASE CONCENTRATIONS AND THEIR RELATIONSHIP WITH SEVERITY IN PEDIATRIC PATIENTS WITH SEVERE INFECTIONS TREATED AT THE THAI NGUYEN NATIONAL HOSPITAL Duong Thi Hoa1*, Le Thi Huong Lan2, Nguyen Thanh Trung2, Vu Tuan Anh2 1TNU - University of Medicine and Pharmacy, 2Thai Nguyen National hospital ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 08/10/2023 The study aimed to determine about procalcitonin (PCT) and lactate dehydrogenase (LDH) concentrations and their relationship with severe Revised: 14/11/2023 prognosis in pediatric patients with severe infections. The subject of Published: 15/11/2023 this study included 38 patients who were diagnosed with severe infections at the pediatric center of Thai Nguyen National Hospital KEYWORDS from July 2022 to July 2023. This method was a descriptive cross- sectional study. The results showed that: the highest proportion of male Severe infection children (63.2%), age group < 12 months (76.3%), rural areas (76.3%), Procalcitonin the most common initial infection site is respiratory infection (65.8%). Among the patients studied, PCT increased by 100%, and the average Lactate dehydrogenase PCT concentration at the time of diagnosis was 16.14 ± 24.52 ng/ml. In Septic shock the ROC analysis at the time of diagnosis, the area under the curve of Poor prognosis PCT was 0.818; 0.714 for LDH. In patients diagnosed with severe infections, PCT and LDH have the ability to predict severity at a relatively good level, with cutoff concentrations of 12.08 ng/ml for PCT with sensitivity of 80.0% and specificity of 85.7% and 745.5% for LDH with sensitivity of 60.0% and specificity of 82.1%. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ PCT, LDH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TIÊN LƯỢNG NẶNG Ở BỆNH NHI NHIỄM KHUẨN NẶNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Dương Thị Hoa1*, Lê Thị Hương Lan2, Nguyễn Thành Trung2, Vũ Tuấn Anh2 1Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên, 2Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 08/10/2023 Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định nồng độ Procalcitonin (PCT), Lactat dehydrogenase (LDH) và mối liên quan với tiên lượng nặng ở Ngày hoàn thiện: 14/11/2023 bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết nặng. Đối tượng nghiên cứu gồm 38 bệnh Ngày đăng: 15/11/2023 nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn nặng tại Trung tâm Nhi Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023. Nghiên TỪ KHÓA cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Kết quả cho thấy, trẻ nam chiếm tỷ lệ cao (63,2%), nhóm tuổi < Nhiễm khuẩn huyết 12 tháng chiếm 76,3%, trẻ ở nông thôn chiếm 76,3%, vị trí nhiễm khuẩn Procalcitonin ban đầu hay gặp nhất là nhiễm khuẩn hô hấp (65,8%). Trong số bệnh nhân nghiên cứu, PCT tăng 100%, trong đó nồng độ trung bình của PCT Lactate dehydrogenase tại thời điểm chẩn đoán là 16,14 ± 24,52 ng/ml; phân tích đường cong Shock nhiễm khuẩn ROC tại thời điểm chẩn đoán diện tích dưới đường cong của PCT là Tiên lượng nặng 0,818, LDH là 0,714. Ở các bệnh nhân chẩn đoán nhiễm khuẩn nặng PCT và LDH có khả năng tiên lượng nặng ở mức độ tương đối tốt, trong đó PCT tại giá trị 12,08 ng/ml có độ nhạy 80,0%, độ đặc hiệu 85,7%; LDH tại giá trị 745,5 U/L có độ nhạy 60,0%, độ đặc hiệu 82,1%. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8936 * Corresponding author. Email: dhdhydhy96@gmail.com http://jst.tnu.edu.vn 354 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 354 - 359 1. Đặt vấn đề Nhiễm trùng huyết là một hội chứng lâm sàng thường gặp gây biến chứng nhiễm trùng nặng, đặc trưng bởi rối loạn miễn dịch, đáp ứng viêm toàn thân, rối loạn vi tuần hoàn và rối loạn chức năng cơ quan đích. Nhiễm trùng huyết là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em [1] và nhiễm trùng huyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Từ năm 1995 đến năm 2005, tỷ lệ nhiễm trùng huyết nặng ở trẻ em Hoa Kỳ tăng đều đặn, do sự gia tăng đáng kể tỷ lệ nhiễm trùng huyết nặng ở trẻ sơ sinh [2]. Mỗi năm khoảng 1.000.000 người Mỹ bị nhiễm trùng huyết, với tỷ lệ tử vong 4- 10% ở bệnh nhân nhi và 28-50% ở người lớn [3]. Trong đó, định nghĩa nhiễm khuẩn nặng là nhiễm khuẩn huyết kèm rối loạn chức năng cơ quan tim mạch hoặc hội chứng suy hô hấp cấp hoặc rối loạn chức năng ít nhất 2 cơ quan còn lại [4]. Nghiên cứu của A. Wolfler và cộng sự tại Italy trong 22 khoa hồi sức cấp cứu Nhi khoa năm 2004-2005, tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn nặng là 17,7% và do sốc nhiễm khuẩn là 50,8% [5]. Cũng là nghiên cứu của nước ngoài năm 2013, một nghiên cứu thực hiện tại 128 địa điểm ở 26 quốc gia thấy rằng tỷ lệ nhiễm trùng huyết nặng là 8,2% ở trẻ em trong ICU (
  3. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 354 - 359 Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Lựa chọn lần lượt tất cả các trẻ được chẩn đoán xác định là nhiễm khuẩn nặng điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh Trung ương Thái Nguyên. 2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu - Thông tin chung: Tuổi, giới tính, cân nặng của trẻ, địa dư, dân tộc, vị trí nhiễm khuẩn ban đầu. - Đặc điểm cận lâm sàng chính: Định lượng PCT, LDH, bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính, cấy máu. 2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Số liệu nghiên cứu được thu thập vào mẫu bệnh án nghiên cứu thông qua thăm khám, đánh giá bệnh nhân tại thời điểm đến khám, nhập viện bởi các bác sĩ của Khoa nhi, bác sĩ nội trú Nhi khoa đã được tập huấn đầy đủ và phỏng vấn trực tiếp mẹ hoặc người nuôi dưỡng bệnh nhi. Xét nghiệm huyết học, sinh hóa, đông máu: Được chỉ định tại thời điểm chẩn đoán nhiễm khuẩn nặng (T0) và 48-72 giờ sau thời điểm T0 (T1), ghi nhận kết quả xét nghiệm dựa vào hồ sơ bệnh án. Sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để nhập và xử lý số liệu. 3. Kết quả và bàn luận Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm chung Số lượng (n=38) Tỷ lệ (%) Nam 24 63,2 Giới tính Nữ 14 36,8 0 -
  4. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 354 - 359 sau đó là nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn thần kinh lần lượt chiếm tỉ lệ 18,4%; 7,9%; 5,3% và thấp nhất là nhiễm khuẩn khác chiếm 2,6%. Theo nghiên cứu của tác giả Dương Văn Giáp tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2015), vị trí nhiễm khuẩn ban đầu là nhiễm khuẩn hô hấp cũng chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng là 46,9% [7]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương Lan và cộng sự (2022) tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nghiên cứu trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn thấy ổ nhiễm khuẩn ban đầu là nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tỉ lệ cao nhất với 41,67% [9]. Nồng độ PCT, LDH của nhóm nghiên cứu tại thời điểm T0 và T1 của nhóm bệnh nhiễm khuẩn nặng được trình bày tại bảng 3. Bảng 3. Nồng độ PCT, LDH của nhóm nghiên cứu tại thời điểm T0 và T1 của nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng 10 ̅ ±SD 𝑿 Median Min Max p PCT (ng/ml) (T0) 16,14 ± 24,52 7,75 0,37 100 0,01 PCT (T1) 14,50 ± 26,98 3,32 0,07 100 LDH (U/L) (T0) ̅ ±SD 𝑿 Median Min Max p LDH (T0) 647,26 ± 346,04 524,9 233,0 1765,8 0,293 LDH (T1) 622,6 ± 414,28 510,5 178,0 1789,5 Kết quả tại bảng 3 cho thấy, nồng độ PCT trung bình tại thời điểm T0 là 16,14 ± 24,52 ng/ml. Nồng độ PCT trung bình tại thời điểm T1 là 14,50 ± 26,98 ng/ml. Nghiên cứu của Phạm Lê Lợi (2015) tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho thấy nồng độ PCT trung bình ở bệnh nhân nhiễm khuẩn là 21,55 ± 21,96 ng/ml [10]. Tuy nhiên, nồng độ PCT trung bình trong nghiên cứu của tác giả Dương Văn Giáp tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2015) ở thời điểm T0 là 16,9 ± 25,4 tương đồng với nghiên cứu này [7]. Có sự khác biệt giữa nồng độ PCT tại thời điểm T0 và nồng độ PCT tại thời điểm T1 với p = 0,01 có ý nghĩa thống kê. Nồng độ LDH trung bình tại thời điểm T0 là 647,26 ± 346,04 U/L. Nồng độ LDH trung bình tại thời điểm T1 là 622,6 ± 414,28 U/L (Bảng 3). Sự thay đổi LDH tại thời điểm T0 ,T1 với p = 0,293 không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu này khác so với nghiên cứu của J. Lu và cộng sự (2018) cho thấy nồng độ LDH trung bình ở nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết sống sót và tử vong lần lượt là 200,13 ± 106,87 và 328,39 ± 116,41 U/L [11]. Có sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của J. Lu và cộng sự khác với chúng tôi, khi nghiên cứu được thực hiện ở người lớn, mà nồng độ bình thường của LDH thay đổi theo từng lứa tuổi. Biểu đồ hình 1 thể hiện đường cong ROC của Procalcitonin đánh giá tiên lượng nặng của bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng tại thời điểm T0, T1. Hình 1. Đường cong ROC của Procalcitonin đánh giá tiên lượng nặng của bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng tại thời điểm T0, T1 http://jst.tnu.edu.vn 357 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 354 - 359 Kết quả cho thấy diện tích dưới đường cong ROC (AUC) là một thước đo chính xác của xét nghiệm với giá trị 1.0 cho thấy một xét nghiệm hoàn hảo có giá trị tiên lượng cao, trong khi giá trị AUC là 0,5 cho thấy xét nghiệm không có giá trị chẩn đoán hoặc tiên lượng [3]. Kết quả nghiêm cứu của chúng tôi ở nhóm bệnh nhiễm khuẩn nặng diện tích dưới đường cong ROC tại thời điểm T0 = 0,818 và thời điểm T1 = 0,761. Như vậy, nồng độ PCT có khả năng tiên lượng bệnh nhân nặng ở mức khá tốt. Theo nghiên cứu của R. Bünger (2016) cho thấy diện tích dưới đường cong của PCT trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết là 0,62 [3] khác so với nghiên cứu của chúng tôi nhưng AUC của PCT cũng có giá trị tiên lượng cao. Bảng 4. Giá trị tiên lượng nặng của procalcitonin tại T0, T1 của nhóm bệnh nhiễm khuẩn nặng PCT (ng/ml) Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) 10,0 80,0 71,4 12,08 80,0 85,7 14,24 70,0 85,7 Giá trị tiên lượng của PCT (bảng 4) ở điểm cắt PCT 12,08 ng/ml có khả năng xác định nhiễm khuẩn nặng có độ nhạy 80,0% và độ đặc hiệu 85,7%. Kết quả này khác so với nghiên cứu của tác giả Dương Văn Giáp tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2015) cho thấy ở điểm cắt ≥ 9,3 ng/ml có khả năng tiên lượng sốc nhiễm khuẩn của nhóm bệnh nhiễm khuẩn nặng với độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 83,9% [7]. Sự khác nhau có thể do nghiên cứu của chúng tôi tính điểm cắt PCT tiên lượng nặng ở bệnh nhi nhiễm khuẩn nặng, còn nghiên cứu của tác giả Dương Văn Giáp tại Bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu tiên lượng sốc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng. Hình 2. Đường cong ROC của PCT và LDH đánh giá tiên lượng nặng của bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng tại thời điểm T0 Kết quả tại biểu đồ hình 2 cho thấy diện tích dưới đường cong ROC = 0,818 của PCT cao hơn diện tích dưới đường cong ROC = 0,714 của LDH. Do vậy, PCT có giá trị tiên lượng bệnh nặng hơn LDH huyết thanh, tuy nhiên cả 2 dấu ấn viêm này đều có giá trị tương đối cao trong tiên lượng bệnh nặng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng. Nghiên cứu của J. Lu và cộng sự (2018) cho thấy có sự khác biệt về thống kê ở tỷ lệ tử vong trong 28 ngày giữa nhóm LDH tăng và nhóm LDH bình thường (P = 0,021) và diện tích dưới đường cong ROC của LDH để dự đoán tỷ lệ tử vong là 0,783 tương đương với nghiên cứu này [11]. Theo một nghiên cứu khác của R. Filho và cộng sự (2016) về chỉ số lactat máu thấy mức cắt lactate trong máu là 2,5 mmol/L cho thấy diện tích lớn nhất dưới đường cong ROC (diện tích ROC = 0,70) liên quan đến tỷ lệ tử vong trong 28 ngày [12]. Điều này cho thấy, xét về giá trị tiên lượng nặng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết LDH còn có phần tiên lượng tốt hơn lactat máu. http://jst.tnu.edu.vn 358 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 354 - 359 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu trên 38 bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng cho thấy trong số bệnh nhân nghiên cứu trẻ nam chiếm tỷ lệ (63,2%) cao hơn trẻ nữ, nhóm tuổi bị bệnh < 12 tháng chiếm 76,3%, trẻ ở nông thôn chiếm 76,3%, vị trí nhiễm khuẩn ban đầu hay gặp nhất là nhiễm khuẩn hô hấp (65,8%), nhiễm khuẩn tiêu hóa, thần kinh, da và mô mềm ít gặp hơn. Nồng độ PCT trung bình tại thời điểm T0 có giá trị trung bình rất cao là 16,14 ± 24,52 ng/ml, nồng độ LDH tại thời điểm T0 là 647,26 ± 346,04 U/L. Giá trị tiên lượng của PCT ở điểm cắt PCT 12,08 ng/ml có khả năng xác định nhiễm khuẩn nặng có độ nhạy 80,0% và độ đặc hiệu 85,7%. PCT có khả năng tiên lượng tình trạng nặng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng khá cao. Diện tích dưới đường cong ROC = 0,818 của PCT cao hơn diện tích dưới đường cong ROC = 0,714 của LDH. Do vậy, PCT có giá trị tiên lượng bệnh nặng hơn LDH huyết thanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] K. Martin and S. L. Weiss, "Initial resuscitation and management of pediatric septic shock," Minerva Pediatr, vol. 67, no. 2, pp. 141-158, 2015. [2] M. E. Hartman, W. T. Linde-Zwirble, D. C. Angus et al., "Trends in the epidemiology of pediatric severe sepsis," Pediatr Crit Care Med, vol. 14, no. 7, pp. 686-693, 2013. [3] R. Bünger and R. T. Mallet, "Metabolomics and Receiver Operating Characteristic Analysis: A Promising Approach for Sepsis Diagnosis," Crit Care Med, vol. 44, no. 9, pp. 1784-1785, 2016. [4] Ministry of Health, “Septic shock,” Guidelines for diagnosis and treatment of some common diseases in children, pp. 110-117, 2015. [5] A. Wolfler, P. Silvani, M. Musicco et al., "Incidence of and mortality due to sepsis, severe sepsis and septic shock in Italian Pediatric Intensive Care Units: a prospective national survey," Intensive Care Med, vol. 34, no. 9, pp. 1690-1697, 2008. [6] T. Kawasaki, "Update on pediatric sepsis: a review," J Intensive Care, vol. 5, p. 47, 2017. [7] V. G. Duong, "Research on Procalcitonin value in severe infections of pediatric patients in the intensive care unit," Master Thesis, Hanoi Medical University, 2015. [8] T. B. Bui, "Research on the value of plasma Procalcitonin in diagnosing sepsis in pediatric patients," Master Thesis, Hanoi Medical University, 2015. [9] T. H. L. Le and V. D. Nguyen, "Clinical characteristics and results of treatment of patients in the first 6 hours at the emergency department of Thai Nguyen central hospital," (in Vietnamese), TNU Journal of Science and Technology, vol. 227, no. 10, pp. 149-156, 2022. [10] L. L. Pham, "Research on the value of Procalcitonin in early neonatal infections," Master Thesis, Hanoi Medical University, 2015. [11] J. Lu, Z. Wei, H. Jiang et al., "Lactate dehydrogenase is associated with 28-day mortality in patients with sepsis: a retrospective observational study," J Surg Res, vol. 228, pp. 314-321, 2018. [12] R. R. Filho, L. L. Rocha, T. D. Corrêa et al., "Blood Lactate Levels Cutoff and Mortality Prediction in Sepsis-Time for a Reappraisal? a Retrospective Cohort Study," Shock, vol. 46, no. 5, pp. 480-485, 2016. http://jst.tnu.edu.vn 359 Email: jst@tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2