intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định nồng độ tham chiếu của cystatin C huyết thanh trong phân độ tổn thương cấp theo rifle ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

65
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định giá trị tham chiếu của nồng độ cystatin C huyết thanh trong phân độ tổn thương thận cấp theo RIFLE bệnh nhân hồi sức cấp cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định nồng độ tham chiếu của cystatin C huyết thanh trong phân độ tổn thương cấp theo rifle ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2012<br /> <br /> XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ THAM CHIẾU CỦA CYSTATIN C<br /> HUYẾT THANH TRONG PHÂN ĐỘ TỔN THƢƠNG CẤP<br /> THEO RIFLE Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC CẤP CỨU<br /> Nguyễn Phương Đông*<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu 58 bệnh nhân (BN) được lựa chọn theo tiêu chuẩn khuyến cáo của Hội Hồi sức Mỹ<br /> (1999), điều trị tại Khoa Cấp cứu Hồi sức, Bệnh viện TWQĐ 108 và Bệnh viện 103 từ tháng 12 2010 đến 07 - 2011. BN khi vào viện được lấy máu xét nghiệm creatinin, cystatin C và các xét<br /> nghiệm khác tại cùng một thời điểm trong vòng 24 giờ đầu, thu thập các chỉ số lâm sàng và cận lâm<br /> sàng. Định lượng nồng độ cystatin C huyết thanh theo phương pháp đo độ đục miễn dịch bằng máy<br /> Cobas 6000/Hitachi. Xác đÞnh giá trị tham chiếu của cystatin C huyết thanh theo phân độ RIFLE để<br /> đánh giá mức độ tổn thương thận cấp (TTTC) BN hồi sức cấp cứu:<br /> - R (risk: nguy cơ): 1,27 ± 0,10 mg/l.<br /> - I (injury: tổn thương): 1,47 ± 0,22 mg/l.<br /> - F (failure: suy thận): 1,80 ± 0,39 mg/l.<br /> * Từ khóa: Tổn thương thận cấp; Phân loại; Cystatin C huyết thanh; Nồng độ tham chiếu.<br /> <br /> Definition of serum cystatin C concentration<br /> For classification of acute kidney injury<br /> according to RIFLE in emergency patients<br /> Summary<br /> The study had fulfilled in 58 patients, selected according to criteria of American Society of Critical<br /> care medicine (1999), who were treated in Emegency Departrment of 108 and 103 Hospitals from<br /> December, 2010 to July, 2011. Blood tests and laboratories (serum ure, creatinin, cystatin C, urinary<br /> creatinin…) had taken when patients admitted to hospital and clinical symtoms were collected.<br /> Serum ure, creatinin, urinary creatinin had observed daily. Serum cystatin C concentration measured<br /> by immunonephelometric by equipment Cobas 6000/Hitachi.<br /> Results: the value of serum cystatin C in according to RIFLE.<br /> - R (risk): 1.27 ± 0,10 mg/l.<br /> - I (injury): 1.47 ± 0,22 mg/l.<br /> - F (failure): 1.80 ± 0,39 mg/l.<br /> Serum cystatin C value can be applied for classification of acute kidney injury in emergency patients.<br /> * Key words: Acute kidney injury; Serum cystatin C; Concentration.<br /> <br /> * Bệnh viện TWQĐ 108<br /> Phản biện khoa học: PGS. TS. Hoàng Trung Vinh<br /> PGS. TS. Mai Xuân Hiên<br /> <br /> 78<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2012<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Một số nghiên cứu cho thấy, 67% suy<br /> thận cấp ở khoa hồi sức cấp cứu là suy<br /> thận cấp tiến triển và 45 - 50% suy thận cấp<br /> sau khi BN nhập viện. Nhưng suy thận cấp<br /> xuất hiện muộn thường gặp trong bệnh cảnh<br /> suy đa tạng ở BN hồi sức, vì vậy, tiên lượng<br /> thường xấu hơn và tỷ lệ tử vong cao.<br /> Việc chẩn đoán sớm TTTC để có can<br /> thiệp điều trị kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong là<br /> vấn đề mang tính thời sự có giá trị trong<br /> chuyên ngành hồi sức cấp cứu.<br /> Bảng phân độ RIFLE lần đầu tiên được<br /> Bellomo R, Ronco C, Kellum J. A đưa ra<br /> năm 2002, năm 2004 Hội Thận thế giới thống<br /> nhất công nhận là Bảng phân độ TTTC.<br /> Phân độ RIFLE giúp xác định TTTC và<br /> mức độ suy thận từ nguy cơ đến giai đoạn<br /> cuối nhằm đưa ra biện pháp điều trị sớm và<br /> phù hợp. Bảng phân độ này dựa trên nồng<br /> độ creatinin huyết thanh và lượng nước tiểu<br /> nên còn có một số hạn chế. Hiện nay, nhiều<br /> nghiên cứu sử dụng cystatin C là một chất<br /> nội sinh trong cơ thể để đánh giá mức lọc<br /> cầu thận (Glomerular Filtration Rate - GFR).<br /> Nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài<br /> đã khẳng định, nồng độ cystatin C trong<br /> huyết thanh có giá trị chẩn đoán suy thận<br /> cấp và vượt trội hơn creatinin huyết thanh.<br /> Nh-ng hiện vẫn chưa xây dựng được phân<br /> độ TTTC theo giá trị nồng độ cystatin C<br /> huyết thanh. Ở nước ta, chưa có nghiên<br /> cứu về vÊn đề này. Để có thể sử dụng giá<br /> trị nồng độ của cystatin C huyết thanh trong<br /> đánh giá mức độ TTTC chúng tôi thực hiện<br /> đề tài này với mục tiêu: Xác định giá trị tham<br /> chiếu của nồng độ cystatin C huyết thanh<br /> trong phân độ TTTC theo RIFLE BN hồi sức<br /> cấp cứu.<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 58 BN điều trị tại Khoa Cấp cứu Hồi sức,<br /> Bệnh viện TWQ 108 và Bệnh viện 103 từ<br /> 12 - 2010 đến 07 - 2011.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn BN:<br /> Lựa chọn BN hồi sức cấp cứu theo tiêu<br /> chuẩn khuyến cáo của Hội Hồi sức Mỹ (1999)<br /> (SCCM: Society of Critical Care Medicine),<br /> trong một số bệnh có nguy cơ cao suy thận<br /> cấp: sốc do nhiều nguyên nhân, ngộ độc cấp,<br /> suy tim cấp, đa chấn thương, suy đa tạng,<br /> hôn mê, tiêu cơ vân, nhiễm khuẩn nặng.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> BN suy thận mạn, được chẩn đoán suy<br /> thận cấp trước đó hoặc ®ang sử dụng<br /> corticoid hoặc hormon viêm gan tiến triển,<br /> ung thư đang dùng thuốc cyclosporin, xơ<br /> gan không hợp tác trong quá trình nghiên<br /> cứu.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Tiến cứu, cắt ngang.<br /> BN khi vào viện được lấy máu xét nghiệm<br /> creatinin, cystatin C và các xét nghiệm khác<br /> tại cùng một thời điểm trong vòng 24 giờ<br /> đầu, thu thập các chỉ số lâm sàng và cận<br /> lâm sàng. Sau đó theo dõi ure, creatinin máu<br /> và nước tiểu hàng ngày. Dựa trên nồng độ<br /> creatinin máu, nước tiểu và lượng nước<br /> tiểu/giờ để đánh giá TTTC theo phân độ<br /> RIFLE, tính mức lọc cầu thận (GFR) theo<br /> công thức Cocroft và Gault, độ thanh thải<br /> creatinin 24 giờ.<br /> Định lượng nồng độ cystatin C huyết<br /> thanh bằng phương pháp đo độ đục miễn<br /> dịch trên máy Cobas 6000/Hitachi tại Khoa<br /> Hóa sinh, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả giá<br /> <br /> 78<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2012<br /> <br /> trị cystatin C huyết thanh bình thường: 0,56 1,09 mg/l.<br /> * Đánh giá kết quả nghiên cứu:<br /> Xác định giá trị tham chiếu của cystatin<br /> C huyết thanh theo phân độ RIFLE.<br /> Xác định nồng độ cystatin C huyết thanh<br /> của BN t-îng ứng theo từng phân độ RIFLE:<br /> - R (risk - nguy cơ): creatinin máu 130 170 µmol//l hoặc giảm GFR > 25%, nước<br /> tiểu < 0,5 ml/kg/giờ trong 6 giờ.<br /> - I (injury - tổn thương): creatinin máu<br /> 171 - 259 µmol//l hoặc giảm GFR > 50%,<br /> nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ trong 12 giờ.<br /> - F (failure - suy thận): creatinin máu ≥<br /> 260 µmol//l hoặc giảm GFR > 75%, nước tiểu<br /> < 0,3 ml/kg/giờ trong 12 giờ hoặc vô niệu.<br /> - L (loss - mất): mất chức năng thận hoàn<br /> toàn > 4 tuần.<br /> * Xử lý và phân tích số liệu:<br /> Các số liệu sau khi thu thập được mã<br /> hoá và nhập vào chương trình theo phần<br /> mềm Epi.info, xử lý phân tích theo chương<br /> trình SPSS 15.0.<br /> KÕt Qu¶ nghiªn cøu vµ<br /> bµn luËn<br /> 1. Đặc điểm chung của đối tƣợng<br /> nghiên cứu.<br /> * Tuổi và giới:<br /> Bảng 1:<br /> TUỔI<br /> <br /> < 20<br /> <br /> 20 - 40<br /> <br /> 41 - 60<br /> <br /> > 60<br /> <br /> TUỔI TRUNG<br /> BÌNH<br /> <br /> Nam (n = 49)<br /> <br /> 1<br /> <br /> 12<br /> <br /> 16<br /> <br /> 20<br /> <br /> 50,63 ± 21,78<br /> <br /> Nữ (n = 9)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 5<br /> <br /> 55,88 ± 24,38<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 1<br /> <br /> 13<br /> <br /> 19<br /> <br /> 25<br /> <br /> 51,44 ± 22,06<br /> <br /> GIỚI<br /> <br /> BN ít tuổi nhất 19, cao nhất 88 tuổi. Tuổi<br /> trung bình 51,44 ± 22,06, nhóm tuổi ≥ 60<br /> <br /> chiếm tỷ lệ cao nhất (43,1%), phù hợp với<br /> nghiên cứu của Nguyễn Gia Bình (2003): số<br /> BN suy thận cấp > 50 tuổi chiếm 57,7%.<br /> Người cao tuổi sức đề kháng với bệnh suy<br /> giảm, dễ bị nhiễm trùng, suy đa phủ tạng<br /> và các biến chứng khác, trong đó có suy<br /> thận cấp. Tỷ lệ suy thận ở nam gặp nhiều<br /> hơn nữ (> 4 lần), cao hơn nghiên cứu của<br /> Trần Thanh Bình (2006) và Nguyễn Thị<br /> Thanh Thủy (2005) có thể do nghiên cứu tiến<br /> hành tại bệnh viện quân đội, BN chủ yếu là<br /> nam giới.<br /> * Đặc điểm nhân trắc của nhóm nghiên cứu:<br /> Bảng 2: Đặc điểm cân nặng, chiều cao,<br /> diện tích da.<br /> NHÓM<br /> CHUNG<br /> (X ± SD)<br /> <br /> NAM<br /> Nữ (n = 9)<br /> (n = 49)<br /> (X ± SD)<br /> (X ± SD)<br /> <br /> Cân nặng (kg)<br /> <br /> 62,94 ±<br /> 9,90<br /> <br /> 63,10 ±<br /> 9,97<br /> <br /> 62,11 ±<br /> 11,29<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Chiều cao (m)<br /> <br /> 1,64 ±<br /> 0,60<br /> <br /> 1,64 ±<br /> 0,65<br /> <br /> 1,61 ±<br /> 0,91<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Diện tích da (m2)<br /> <br /> 1,67 ±<br /> 0,16<br /> <br /> 1,68 ±<br /> 0,15<br /> <br /> 1,62 ±<br /> 0,20<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> BMI (kg/m2)<br /> <br /> 23,31 ±<br /> 2,82<br /> <br /> 23,26 ±<br /> 2,73<br /> <br /> 23,63 ±<br /> 3,40<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> CHỈ SỐ<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> p<br /> <br /> Đặc điểm về cân nặng, diện tích da, BMI<br /> đều nằm trong giới hạn sức khỏe bình<br /> thường, không bị tăng cân hoặc quá gày,<br /> sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br /> giữa nam và nữ. Chỉ có sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê về chiều cao với p < 0,05.<br /> 2. Tỷ lệ suy thận cấp trong nhóm nghiên<br /> cứu.<br /> Suy thận cấp: 31 BN (53,45%), không<br /> suy thận: 27 BN (46,55%).Trong nhóm<br /> nghiên cứu, dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán<br /> suy thận cấp theo kinh điển gồm: giảm số<br /> lượng nước tiểu đột ngột, cấp tính; creatinin<br /> máu tăng nhanh ≥ 130 µmol//l ở người trước<br /> <br /> 79<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2012<br /> <br /> đó có chức năng thận bình thường, 31 BN<br /> (53,45%) suy thận cấp.<br /> * Các nguyên nhân gây suy thận cấp:<br /> Chấn thương: 10 BN (32,25%); nhiễm<br /> khuẩn nặng: 5 BN (16,12%); sốc: 4 BN<br /> (12,90%); ngộ độc cấp: 3 BN (9,67%); đột<br /> qụy não: 2 BN (6,44%); suy hô hấp: 1 BN<br /> (3,22%); nguyên nhân khác: 2 BN (6,44%).<br /> Nguyên nhân hay gặp suy thận cấp ở 31<br /> BN là: chấn thương 10 BN (32,25%), có thể<br /> do BN bị mất máu nhiều, bù dịch không đủ,<br /> sau đó nhiễm khuẩn nặng (16,12%), sốc<br /> gặp 4 BN (12,90%). Như vậy, nguyên nhân<br /> gây suy thận cấp chủ yếu là suy thận trước<br /> thận (chấn thương, sốc, nhiễm khuẩn nặng).<br /> Kết quả này phù hợp với một số tác giả<br /> như: Rosenthal. S. H (2004) nghiên cứu 85<br /> BN hồi sức gặp 44 BN TTTC, mà nguyên<br /> nhân hàng đầu là bệnh tim mạch, sau đó là<br /> nhiễm khuẩn nặng, sốc, suy gan, suy hô hấp,<br /> Nejat. M (2010) nhận thấy có đến 53,6%<br /> BN TTTC do nhiễm khuẩn nặng.<br /> 3. Xác định giá trị tham chiếu của<br /> cystatin C theo phân độ RIFLE trong<br /> chẩn đoán TTTC.<br /> Bảng 3: Số BN có creatinin huyết thanh<br /> và cystatin C huyết thanh tăng trên giới hạn<br /> bình thường.<br /> CHỈ SỐ<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> SỐ<br /> GFR < 90<br /> GFR ≥ 90<br /> CA ml/phút/1,73 m2 ml/phút/1,73 m2<br /> <br /> Creatinin huyết<br /> thanh < 130 μmol/l<br /> <br /> 27<br /> <br /> 5<br /> <br /> 22<br /> <br /> Creatinin huyÕt<br /> thanh ≥ 130 μmol/l<br /> <br /> 31<br /> <br /> 28<br /> <br /> 3<br /> <br /> Cystatin C huyết<br /> thanh < 1,09 mg/l<br /> <br /> 26<br /> <br /> 0<br /> <br /> 26<br /> <br /> Cystatin C huyết<br /> thanh > 1,09 mg/l<br /> <br /> 32<br /> <br /> 31<br /> <br /> 1<br /> <br /> Khi nồng độ cystatin C trong huyết thanh<br /> > 1,09 mg/l, phản ánh gián tiếp mức lọc cầu<br /> thận bị suy giảm. Trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi: 32 BN có nồng độ cystatin C huyết thanh<br /> > 1,09 mg/l và 26 BN có nồng độ cystatin C<br /> huyết thanh ≤ 1,09 mg/l. Để đánh giá mức lọc<br /> cầu thận, chúng tôi tính độ thanh thải creatinin<br /> 24 giờ, kết quả cho thấy 31 BN (54,45%) có<br /> mức lọc cầu thận < 90 ml/phót1,73 m2 và<br /> và 27 BN ( 46,56%) có mức lọc cầu thận<br /> bình thường ≥ 90 ml/phút/1,73 m2. Trong 32<br /> BN có nồng độ cystatin C huyết thanh tăng<br /> trên giới hạn bình thường, 31 BN có mức<br /> lọc cầu thận < 90 ml/phút/1,73 m2 da. Số BN<br /> tăng cystatin C huyết thanh và giảm độ<br /> thanh thải creatin 24 giờ gần như nhau,<br /> tăng creatinin ≥ 130 μmol/l mg/l. Như vậy,<br /> cystatin C huyết thanh đánh giá chính xác<br /> mức lọc cầu thận và tổn thương thận tương<br /> tự như khi sử dụng creatinin huyết thanh.<br /> Đây là cơ sở để sử dụng bảng phân độ<br /> RIFLE xác định giá trị tham chiếu nồng độ<br /> cystatin C huyết thanh.<br /> Bảng 4: Giá trị trung bình của cystatin C<br /> ở các giai đoạn suy thận theo phân độ RIFLE.<br /> GIAI ĐOẠN<br /> SUY THẬN<br /> <br /> n = 58<br /> <br /> CYSTATIN C<br /> mg/l<br /> <br /> CYSTATIN C<br /> mg/l (X ± SD)<br /> <br /> 27<br /> <br /> 0,66 - 1,21<br /> <br /> 0,951 ± 0,129<br /> <br /> R<br /> <br /> 9<br /> <br /> 1,12 - 1,52<br /> <br /> 1,27 ± 0,10<br /> <br /> I<br /> <br /> 17<br /> <br /> 1,21 - 1,97<br /> <br /> 1,47 ± 0,22<br /> <br /> F<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1,34 - 2,21<br /> <br /> 1,80 ± 0,39<br /> <br /> Không suy<br /> thận<br /> <br /> Giá trị trung bình nồng độ cystatin C<br /> huyết thanh tăng dần theo mức độ tổn<br /> thương thận. Ở BN không có suy thận,<br /> nồng độ cystatin C huyết thanh bình thường<br /> (0,951 ± 0,129 mg/l), ở nhóm nguy cơ suy<br /> <br /> 80<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2012<br /> <br /> thận, mức này > 1,09 mg/l và tăng dần từ<br /> 1,27 ± 0,10 đến 1,80 ± 0,39 mg/l ở nhóm<br /> suy thận cấp. Kết quả này cho thấy, nồng<br /> độ cystatin C trong huyết thanh tăng tương<br /> ứng với mức độ tổn thương thận theo bảng<br /> phân độ RIFLE, vì vậy, nồng độ cystatin C<br /> huyết tương có thể dùng để đánh giá TTTC.<br /> Bảng 5: Giá trị tham chiếu của cystatin C<br /> huyết thanh theo phân độ RIFLE.<br /> CHỈ SỐ<br /> Số BN<br /> Cystatin C<br /> (mg/l)<br /> <br /> 27<br /> <br /> 9<br /> <br /> 17<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,951 ±<br /> 0,129<br /> <br /> 1,27 ±<br /> 0,10<br /> <br /> 1,47 ±<br /> 0,22<br /> <br /> 1,80 ±<br /> 0,39<br /> <br /> Mặc dù cystatin C đã sử dụng khá phổ<br /> biến ở những nước có nền y học tiên tiến<br /> trên thế giới, nhưng hiện vẫn chưa đưa ra<br /> tiêu chuẩn phân độ TTTC. Vì vậy, chúng tôi<br /> sử dụng phân độ RIFLE là tiêu chuẩn vàng<br /> để so sánh và đánh giá giá trị của cystatin<br /> C huyết thanh trong phân độ TTTC. Trong<br /> 58 BN hồi sức cấp cứu theo tiêu chuẩn<br /> của phân độ RIFLE, 31 BN (44,72%) có tổn<br /> thương chức năng thận, trong đó, mức độ<br /> nguy cơ 9 BN (37,93%), tổn thương thận 17<br /> BN (51,7%) và suy thận cấp 5 BN (1,71%)<br /> với nồng độ cystatin C huyết thanh tương<br /> ứng theo thứ tự là 1,27 ± 0,10; 1,47 ± 0,22<br /> và 1,80 ± 0,39 mg/l. Kết quả nghiên cứu<br /> phù hợp một số tác giả: theo Rosenthal. S.<br /> H (2004), nồng độ cystatin C huyết thanh:<br /> 1,13; 1,45 và 1,79 mg/l tương ứng các giai<br /> đoạn: nguy cơ suy thận, TTTC và suy thận<br /> cấp, Hai-peing Shi (2010) thấy giá trị cystatin<br /> C huyết thanh > 1,3 mg/l là TTTC. Vì vậy, có<br /> thể sử dụng giá trị tham chiếu của cystatin C<br /> huyết thanh theo RIFLE để đánh giá mức<br /> độ TTTC. Tuy nhiên, cần có những nghiên<br /> cứu với số lượng BN lớn hơn.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu định lượng cystatin C<br /> huyết thanh ở 58 BN được điều trị tại Khoa<br /> Cấp cứu Hồi sức, chúng tôi rút ra kết luận:<br /> - Giá trị nồng độ cystatin C trong huyết<br /> thanh có thể dùng để đánh giá mức độ<br /> TTTC theo RIFLE trên BN hồi sức cấp cứu.<br /> - Giá trị trung bình nồng độ cystatin C<br /> huyết thanh tăng dần theo mức độ tổn thương<br /> thận.<br /> - Giá trị tham chiếu của cystatin C huyết<br /> thanh theo phân độ RIFLE là: R: 1,2 ± 0,10<br /> mg/l; I: 1,47 ± 0,22 mg/l; F: 1,80 ± 0,39 mg/l.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Gia Bình. Đặc điểm lâm sàng, sinh<br /> học và điều trị suy thận cấp tiêu cơ vân. Luận án<br /> Tiến sỹ Y học. Trường §ại học Y Hà Nội. 2003.<br /> 2. Trần Thanh Bình. Đặc điểm lâm sàng, cận<br /> lâm sàng, điều trị suy thận cấp trong ngộ độc<br /> cấp. Luận v¨n Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y<br /> Hà Nội. 2006.<br /> 3. Nguyễn Thị Thanh Thủy. Nhận xét đặc<br /> điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị suy<br /> thận cấp ở BN nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm<br /> khuẩn tại Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện<br /> Bạch Mai. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại<br /> học Y Hà Nội. 2005.<br /> 4. Bellomo R, J A Kellum et al. Defining and<br /> classifying acute renal failure: from advocacy to<br /> consensus and validation of the RIFLE criteria.<br /> Intensive Care Med. 2007, 33 (3), pp.409-413.<br /> 5. Hai-peing Shi, Dao-miao Xu, Guo-en<br /> Wang. Prognostic indicator of patients with acute<br /> kidney injury in the intensive care unit. World J<br /> Emerg Med. 2010, 1, pp.209-211.<br /> 6. Nejat M, J W Pickering et al. Urinary<br /> cystatin C is diagnostic of acute kidney injury<br /> and sepsis, and predicts mortality in the intensive<br /> care unit. Crit Care. 2010, 14 (3), R85.<br /> 7. Rosenthal S H, Guntur M, Husing J. Early<br /> detection of acute kidney failure by serum cystatin<br /> C. Kidney International. 2004, 66, pp.1115-1122.<br /> <br /> 81<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2