intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định thông số nổ mìn hợp lý cho mỏ đá vôi khu B Áng Dâu, Kinh môn, Hải dương

Chia sẻ: Phạm Thanh Thiện | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

381
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc nổ sử dụng tại mỏ Trong đồng bộ các khâu công nghệ khai thác mỏ vật liệu xây dựng có thể đánh giá rằng: khâu chuẩn bị đất đá để xúc bốc là một khâu đặc biệt quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất chung của xí nghiệp. Phần lớn các vật liệu xây dựng ở dạng đặc sít và có độ cứng lớn, do vậy trước khi xúc bốc cần tiến hành làm tơi sơ bộ. Công tác đó là chuẩn bị đất đá để xúc bốc....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định thông số nổ mìn hợp lý cho mỏ đá vôi khu B Áng Dâu, Kinh môn, Hải dương

  1. Xác định thông số nổ mìn hợp lý cho mỏ đá vôi khu B Áng Dâu, Kinh môn, Hải dương Chương 1 Tổng kết công tác nổ mìn mỏ đá vôi khu B núi Áng Dâu 1.1. Chất nổ và phương tiện nổ mỏ đang sử dụng 1.1.1. Chất nổ 1.1.1.1. Thuốc nổ sử dụng tại mỏ Trong đồng bộ các khâu công nghệ khai thác mỏ vật liệu xây dựng có thể đánh giá rằng: khâu chuẩn bị đất đá để xúc bốc là một khâu đặc biệt quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất chung của xí nghiệp. Phần lớn các vật liệu xây dựng ở dạng đặc sít và có độ cứng lớn, do vậy trước khi xúc bốc cần tiến hành làm tơi sơ bộ. Công tác đó là chuẩn bị đất đá để xúc bốc. Việc chuẩn bị đất đá để xúc bốc có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như: - Phương pháp cơ giới: sử dụng gầu máy xúc, máy xới, máy ủi,... để phá vỡ đất đá. - Phương pháp khoan nổ mìn: sử dụng đồng bộ máy khoan, thuốc nổ và phương tiện nổ. - Phương pháp vật lý: sử dụng dòng điện cao tần, siêu âm, trường điện từ, nhiệt, ... - Phương pháp hóa học: sử dụng các hóa chất để chuẩn bị đất đá. Phối hợp giữa các phương pháp trên. Theo kinh nghiệm khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, phương pháp chuẩn bị đất đá bằng khoan nổ mìn được áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay các mỏ khai thác đá nói chung và khai thác đá làm xi măng nói riêng ở Việt Nam thường sử dụng các loại thuốc nổ như Anfo, Amonit phá đá số 1, thuốc nổ TNT, Zecno, Powergel,… để phá vỡ đất đá mỏ. Với điều kiện địa chất, địa chất mỏ, địa chất thủy văn, địa chất công trình cụ thể tại mỏ đá vôi khu B núi Áng Dâu, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Công ty Xi măng Hoàng Thạch lựa chọn và sử dụng thuốc nổ Anfo và thuốc nổ Nhũ tương EE 31 để thực hiện công tác làm tơi sơ bộ. Thuốc nổ Anfo được sử dụng chủ yếu, thuốc nổ nhũ tương chỉ sử dụng nạp một phần trong các lỗ khoan có nước. 1.1.1.2. Đặc tính kỹ thuật của thuốc nổ sử dụng Đặc tính của các loại thuốc nổ sử dụng được giới thiệu chi tiết như sau: Thuốc nổ Anfo - Thuốc nổ Anfo là hỗn hợp của Nitrat amôn xốp với dầu diezen theo tỷ lệ 94%/6%. Đây là tỷ lệ hợp thức tạo cho hỗn hợp có cân bằng về ôxy. Anfo là loại thuốc nổ đơn giản và rẻ tiền, có sự quân bình tốt giữa năng lượng đẩy và năng lượng chấn động tạo nên hiệu quả nổ cao. - Tính năng kỹ thuật cơ bản được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1 Các chỉ tiêu Đơn vị Giá trị STT 3 Tỷ trọng rắc 1 g/cm 0.8-0.9 g/cm3 Tỷ trọng nổ tối ưu 2 1.1-1.2 Tốc độ nổ 3 km/s 4.1-4.2 Năng lượng hiệu quả 4 kj/kg 3.720 cm3 Sức nổ 5 320-330 Sức phá 6 mm 15-20 - Hướng dẫn sử dụng: Anfo chỉ sử dụng trong các lỗ khoan khô, đường kính lớn (50 trở lên) và ở các khai trường lộ thiên, không sử dụng trong các mỏ hầm lò có khí và bụi nổ. Thuốc nổ Anfo kém nhậy nổ với các phương tiện nổ thông thường. Để kích nổ Anfo phải dùng các khối mồi nổ năng lượng cao như: khối mồi nổ Anzomex, Pentolit,... sẽ có hiệu quả nổ cao hơn. Trong những lỗ khoan có ít nước, phía dưới có thể nạp các loại thuốc nổ chịu nước, phía trên dùng Anfo sẽ có hiệu quả kinh tế cao. - Sơ đồ nạp thuốc nổ Anfo tùy thuộc vào thông số của hệ thống khai thác (chiều cao tầng là thông số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chiều sâu lỗ khoan), điều kiện địa chất thủy văn (nước ngầm). Khi chiều
  2. dài lỗ khoan lớn ta sử dụng hai khối mồi nổ để tăng độ tin cậy khởi nổ lượng thuốc. Đối với lỗ khoan chịu ảnh hưởng của nước ngầm ta có thể nạp lượng thuốc chịu nước phía dưới và thuốc nổ Anfo phía trên. Sơ đồ nạp thuốc được giới thiệu trong hình vẽ dưới đây: Bua Lç khoan Thuèc næ Anfo D©y truyÒn næ Khèi måi næ Mùc n−íc ngÇm Thuèc næ chÞu n−íc Lç khoan kh« Lç khoan ¶nh h−ëng cña n−íc ngÇm Hình 1: Sơ đồ nạp thuốc nổ Anfo với khối mồi nổ xuống lỗ mìn trong điều kiện lỗ khoan khô và lỗ khoan chịu ảnh hưởng của nước ngầm Thuốc nổ Nhũ tương EE 31 - Thuốc nổ Nhũ tương EE 31 được phép sản xuất và sử dụng trong công nghiệp theo quyết định số 1951/QĐ-PTCN ngày 15 tháng 11 năm 1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường. - Hướng dẫn sử dụng: thuốc nổ Nhũ tương EE 31 là loại thuốc nổ công nghiệp dùng để phá đá, chỉ được sử dụng trong khai thác lộ thiên, không sử dụng trong các mỏ hầm lò có khí và bụi nổ. Khi sử dụng lượng ít bằng các thỏi nhỏ có thể kích nổ trực tiếp bằng kíp nổ số 8 hoặc dây nổ. Khi sử dụng lượng nhiều ở các lỗ khoan lớn phải kích nổ trung gian bằng các khối mồi nổ. Thuốc nổ EE 31 ít độc hại, an toàn trong vận chuyển bảo quản và sử dụng. Khi nổ mìn lượng khí độc sinh ra thấp. - Đặc tính kỹ thuật cơ bản của thuốc nổ Nhũ tương EE 31, quy cách bao gói sản phẩm lần lượt được giới thiệu cụ thể trong bảng 2 và bảng 3 như sau: Bảng 2 Các chỉ tiêu Đơn vị Giá trị STT g/cm3 Tỷ trọng 1 1-1.25 Khả năng chịu nước 2 h 24 Tốc độ nổ 3 m/s > 4500 Khoảng cách truyền nổ 4 cm 5-8 Lượng khí độc ≤ 55 5 l/kg cm3 Khả năng sinh công 6 > 320 Sức công phá 7 mm > 16 Thời hạn bảo đảm 8 tháng 4-6
  3. Bảng 3 Kích thước, đường kính x chiều dài, mm Trọng lượng, gam STT 1 32 x 200 180 ± 05 2 35 x 150 180 ± 05 3 60 x 320 1000 ± 25 4 80 x 360 2000 ± 25 5 100 x 380 3000 ± 25 6 180 x 180 5000 ± 50 1.1.2.2. Đặc tính kỹ thuật của các phương tiện nổ sử dụng Máy nổ mìn tụ điện M-524 Đặc tính kỹ thuật của máy nổ mìn tụ điện M-525: Bảng 5 Khối Kích thước, Điện Khắc phục điện Khă năng gây nổ, cái Tên lượng,kg trở ngoài, ohm máy d x r x c, cm áp, V Nối tiếp Song song 280 100 M-524 2.5 12x8.5x14.5 1500 5 10 Kíp nổ điện tức thời ED-8J Đặc tính kỹ thuật của kíp nổ điện tức thời ED-8J do công ty Hóa chất mỏ cung ứng được giới thiệu trong bảng 6: Bảng 6 Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị STT Chiều dài của kíp 1 mm 70 Đường kính ngoài 2 mm 7.2 Cường độ nổ Số 3 8 Dòng điện an toàn 4 Ampe 0.18 Dòng điện đảm bảo nổ 5 Ampe 1.0 Dây điện dẫn 6 m 2 Mồi nổ VE.05 Khối mồi nổ VE-05 là một dạng mồi nổ có năng lượng cao, nó được chế tạo trên nền thuốc nổ mạnh, nên có tốc độ nổ cao và sóng xung kích mạnh. Sử dụng khối mồi nổ VE-05 làm kích nổ trung gian chỉ cần một tỷ lệ rất nhỏ. Khối mồi nổ VE-05 được đúc dưới dạng hình trụ, có hai lỗ thông suốt chiều dọc khối thuốc. Trọng lượng của khối là 400g. Khối mồi nổ VE-05 được phép sản xuất và sử dụng theo quyết định số 449/QĐ-PTCN ngày 25 tháng 07 năm 1994 của Bộ khoa học công nghệ và môi trường. Hướng dẫn sử dụng: khối mồi nổ VE-05 dùng để kích nổ trung gian cho các loại thuốc nổ công nghiệp thông dụng như: TNT cốm, Zecno, các loại thuốc Watergel,... Khối mồi nổ VE-05 khống sử dụng tại các mỏ hầm lò có nguy hiểm về khí và bụi nổ. Khối mồi nổ VE-05 có kết cấu nhỏ gọn, độ bền cơ học cao, chịu nước tốt, kích nổ trực tiếp bằng kíp nổ số 8 hoặc dây nổ, thao tác nạp mồi đơn giản, thuận tiện, an toàn. Thành phần, đặc tính kỹ thuật của mồi nổ VE.05 được giới thiệu trong bảng 7 như sau: Bảng 7 Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị STT Thành phần I 1 Hexozen % 58 ± 1.0 2 Trôtyl % 32 ± 1.0 3 Nitrat Bari % 6.6 ± 0.2 4 Cêrêzin % 3.4 ± 0.2 Đặc tính kỹ thuật II g/cm3 Tỷ trọng 1 1.59-1.62 Tốc độ nổ 2 km/s 6.8-7.1 Mãnh lực 3 mm 22-23
  4. Dây truyền tín hiệu nổ sơ cấp LIL Đặc tính kỹ thuật của dây truyền tín hiệu nổ sơ cấp LIL được giới thiệu trong bảng 8: Bảng 8 Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị STT Tốc độ truyền tín hiệu 1 km/s 2.0 Thời hạn sử dụng 2 tháng 24 Chiều dài tiêu chuẩn 3 m 60, 150, 300 Dây truyền tín hiệu nổ trên mặt Primadet TLD Đặc tính kỹ thuật của dây truyền tín hiệu nổ trên mặt Primadet TLD được giới thiệu trong bảng 9: Bảng 9 Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị STT Cường độ nổ Số 1 8 Chiều dài tiêu chuẩn 2 m 3.6; 4.9; 6.1; 9; 12; 15; 18 Thời gian nổ chậm 3 mm 5, 7, 9, 17, 42, 100 Độ bền kéo 4 N 130 48 tháng đối với đủ bao gói, Thời hạn sử dụng 5 Tháng 12 tháng đối với mở bao gói. Dây truyền tín hiệu nổ xuống lỗ khoan Primadet LLHD Đặc tính kỹ thuật của dây truyền tín hiệu nổ xuống lỗ khoan Primadet LLHD được giới thiệu trong bảng 10: Bảng 10 Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị STT Cường độ nổ Số 1 8 Chiều dài tiêu chuẩn 2 m 9, 12, 15, 18, 24, 30, 36, 45, 60 Số gian nổ chậm Số 3 1-30 Độ bền kéo 4 N 180 48 tháng đối với đủ bao gói, Thời hạn sử dụng 5 Tháng 12 tháng đối với mở bao gói. Thiết bị kiểm tra điện trở kíp P 3043 Đặc tính kỹ thuật của thiết bị kiểm tra điện trở kíp P 0343 được giới thiệu trong bảng 11 như sau: Bảng 11 Chỉ tiêu Đ.vị Giá trị TT Nguồn nạp đv 2 pin loại 373 1 Kích thước dài x rộng x cao 2 mm 135 x 65 x 40 Khối lượng ≤ 1.6 3 kg Trị số tối đa của dòng vào mạng ở chế độ bình thường 4 mA 7 Trị số tối đa của dòng vào mạng theo sơ đồ 5 mA 50 Giới hạn đo ở chế độ bình thường 6 Ù 0.3-30 Giới hạn đo theo sơ đồ 7 Ù 30-3000 Sai số 8 % ±5 1.2. Phương pháp nổ mìn mỏ đang áp dụng 1.2.1. Phương pháp nổ mìn đang áp dụng tại mỏ Hiện nay, công tác nổ mìn chuẩn bị đá phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Hải Dương tại mỏ đá khu B núi Áng Dâu đang sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện. Trình tự nổ mìn được thể hiện như hình vẽ sau như sau:
  5. M ¸y næ m×n D©y ®iÖn KÝp ®iÖn hiÖu s¬ cÊp D©y truyÒn tÝn 400ms 400ms 42ms 7ms 400ms 42ms 400ms 7ms 400ms 42ms 400ms 400ms hiÖu thø cÊp 7ms 42ms 400ms D©y truyÒn tÝn 7ms 400ms 42ms 400ms 7ms 400ms 42ms 400ms 7ms 400ms 42ms 400ms 7ms 400ms 42ms 400ms 7ms 400ms 42ms 400ms Hình 2: trình tự nổ mìn tại mỏ Máy nổ mìn tụ điện kích nổ kíp nổ, truyền tín hiệu nổ tới dây sơ cấp. Dây nổ sơ cấp truyền tín hiệu đến lỗ khoan đầu tiên. Tại lỗ khoan đầu tiên tín hiệu nổ được truyền đồng thời tới lỗ khoan và tới lỗ kế cũng như tới hàng kế. Cứ như vậy tín hiệu được truyền tới tất cả các lỗ khoan trong mạng nổ. Tùy vào điều kiện cụ thể trong quá trình khai thác có một hoặc hai mặt thoáng, mỏ áp dụng các sơ đồ nổ vi sai khác nhau (hình 3).
  6. s¬ ®å næ vi sai k hi cã mét mÆt tho¸ng 400ms 400ms 7ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 400ms 7ms 7ms 7ms 7ms 7ms 7ms 7ms 7ms 7ms 7ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 1.3. Thông số nổ mìn mỏ đang áp dụng s¬ ®å næ vi sai k hi cã hai mÆt tho¸ng 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms Các thông số nổ mìn được thể hiện trên hình 4 và bảng 12 như sau: 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms Hình 3: Các sơ đồ nổ vi sai mỏ đang áp dụng 7ms 7ms 7ms 7ms 7ms 7ms 7ms 7ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms
  7. A-A C Lb Lk H Lt Lkt b Wct a A A Hình 4: thông số mạng nổ Bảng 12 Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị TT Chiều cao tầng 1 H m 8 10 Đường kính lỗ khoan 2 d mm 102 102 Đường cản chân tầng 3 W m 3,5 (4,0) 3,5 (4,0) Chiều sâu khoan thêm 4 lth m 1,0 1,0 Chiều sâu lỗ khoan 5 Lk m 9,0 11,0 Khoảng cách giữa các lỗ 6 a m 3,5 (4,0) 3,5 (4,0) Khoảng cách giữa các hàng 7 b m 3,0 (3,5) 3,0 (3,5) kg/m3 Chỉ tiêu thuốc nổ 8 q 0,30 0,30 Lượng thuốc LK hàng ngoài 9 Q1 kg 38,4 48,0 Lượng thuốc LK hàng trong 10 Q2 kg 33,6 42,0 Lượng thuốc trong năm 11 Qnăm kg 58.118 Chiều cao cột thuốc hàng ngoài 12 Lthn m 5 6,2 Chiều cao cột bua hàng ngoài 13 Lbtn m 4,0 4,8 1.4. Đánh giá Ưu nhược điểm của công tác nổ mìn tại mỏ đá vôi khu B núi Áng Dâu 1.4.1. Ưu điểm Công tác nổ mìn tại mỏ có các ưu điểm nổi bật sau: - Sử dụng thuốc nổ phù hợp với điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình của mỏ. - Phương tiện nổ tiên tiến hiện đại, đảm bảo quá trình kích nổ lượng thuốc tốt, hạn chế hiện tượng mìn câm. - Bên cạnh đó, việc nạp thuốc và mồi nổ linh hoạt phù hợp với từng điều kiện lỗ khoan có nước hay không có nước (đối với lỗ khoan có nước nạp lượng thuốc nổ chịu nước nhũ tương EE 31 phía dưới, thuốc nổ Anfo bên trên, với lỗ khoan có chiều sâu lớn nạp 2 mồi nổ VE-05 như đã giới thiệu trong hình 1) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác nổ mìn tại mỏ. 1.4.2. Nhược điểm
  8. Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác nổ mìn của mỏ còn có một số tồn tại trong việc lựa chọn tính toán các thông số nổ mìn. 1.4.3. Đánh giá Với yêu cầu sản lượng ngày một tăng để góp phần cung cấp nhiên liệu cho dây chuyền 3 của nhà máy. Mặt khác hiệu quả công tác nổ mìn có ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất đến hiệu quả chung của quá trình khai thác. Vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả công công tác nổ mìn là mục tiêu chiến lược đối với mỏ đá công ty xi măng Hoàng Thạch. Với những ưu điểm và nhược điểm đã phân tích trên, yêu cầu cấp bách là nghiên cứu lựa chọn thông số nổ mìn hợp lý cho mỏ. Đây cũng là đề tài mà tác giả đi sâu nghiên cứu. Chương 2 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác nổ mìn của mỏ Hiệu quả công tác nổ mìn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cũng khác nhau. Để thuận tiện cho việc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác nổ mìn tác giả chia các yếu tố ảnh hưởng ra thành các nhóm yếu tố sau: - Yếu tố tự nhiên: bao gồm điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, tính chất cơ lý của đất đá vùng mỏ. - Yếu tố về công nghệ, kỹ thuật: bao gồm: hệ thống khai thác sử dụng cũng như các thông số của nó, chất nổ và phương tiện nổ sử dụng, phương pháp khởi nổ lượng thuốc đang áp dụng tại mỏ. - Yếu tố kinh tế, tổ chức. 2.1. Yếu tố tự nhiên 2.1.1. Điều kiện địa chất mỏ, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình - Điều kiện địa chất mỏ: Trong diện tích khu mỏ thăm dò đã khảo sát thấy khu mỏ chỉ có tập đá vôi đolomit hoá gồm 2 lớp đá vôi đolomit hoá I và II đạt chỉ tiêu chuẩn làm nguyên liệu xi măng. Kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất thạch học ở khu mỏ cho thấy các nham thạch trong mỏ thường bị nứt nẻ hoặc có khả năng tách chẻ theo 2 hệ thống: một song song với bề mặt phân lớp và một chéo gần vuông góc với mặt lớp. Phần trên bề mặt địa hình nham thạch bị nứt nẻ nhiều, độ mở khe nứt phổ biến từ 1-5cm, số ít khe nứt có độ nở tới 15- 20cm. Các khe nứt đều có dạng hình chữ “ V” đáy vát nhọn khe nứt thường nằm ở độ sâu 2-3m và thường bị lấp nhét bởi đất sét. Quá trình karst hóa diễn ra chủ yếu trên bề mặt tạo thành các khe rãnh, hang hốc trên bề mặt, chúng chiếm khoảng 20%,ở dưới sâu các hang hốc cáctơ không nhiều. Nhìn chung t ỷ lệ hang hốc trong toàn mỏ là bé, sự có mặt của hang hốc cáctơ và khe nứt cũng góp phần làm cho cấu tạo của thân đá vôi thêm phức tạp. Khu vực thiết kế được cấu thành chủ yếu do đá vôi với hàm lượng MgO ≤ 3,5% chúng phân bố đều khắp thân nguyên liệu, tuy nhiên trong thân vẫn tồn tại một số thấu kính đá vôi với hàm lượng MgO từ 3,5 đến 4,8% và thấu kính đá vôi đolomit với hàm lượng MgO lớn hơn 4,8%. Các thấu kính đá vôi với hàm lượng từ 3,5 đến 4,8% có nhiều bề dày bé (6-12m). Nếu loại bỏ những vỉa và thấu kính lớn đá dolomit và đá vôi đolomit hoá, thân đá vôi trở nên ổn định về thành phần hoá học và có thể xem như là đá vôi khá tinh khiết, đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng trong lĩnh vực làm nguyên liệu xi măng. Như vậy với điều kiện địa chất mỏ đá khu B núi áng Dâu nhìn chung là rất thuận lợi cho công tác nổ mìn. - Điều kiện địa chất thủy văn: Khu mỏ bị bao bọc bởi các sông ngòi, kênh rạch, đầm ao. Phía Đông Nam cách mỏ 1 km là sông Kinh Thầy, phía Bắc cách mỏ khoảng 3 km là sông Đá Vách, các dòng sông đều chịu ảnh hưởng của thuỷ triều với mức dâng cao nhất là 2,7m. Theo số liệu quan sát thì nếu khai thác ở mức +2.8m trở lên thì không bị ảnh hưởng của nước mặt. Đối với nước dưới đất theo kết quả thăm dò tỷ mỉ mỏ đá vôi Áng Dâu cho thấy mỏ bao gồm các loại đá cacbonat chặt sít, kiến trúc vi hạt đến hạt nhỏ, cấu tạo khối, đá ít bị nứt nẻ. Qua khảo sát hiện trường không phát hiện thấy các mạch nước ngầm xuất lộ Như vậy công tác nổ mìn chịu ảnh hưởng đối với nước mặt là nước mưa, và chịu ảnh hưởng rất nhỏ từ nước ngầm. - Điều kiện địa chất công trình: Các hiện tượng địa chất động lực trên bề mặt các núi đá vôi, các khe nứt phát triển rất mạnh mẽ nhưng phân bố không đồng đều và phát triển không theo một quy luật nhất định, độ mở khe nứt phổ biến từ 1-5cm, số ít khe nứt có độ nở tới 15- 20cm. Mặt cắt ngang của các khe nứt đều có dạng hình chữ “ V” đáy
  9. vát nhọn khe nứt thường nằm ở độ sâu 2- 3m và thường bị lấp nhét bởi đất sét. Do đó, các khe nứt chỉ phát triển mạnh trên bề mặt, khi chuyển xuống sâu, mật độ và kích thước các khe nứt giảm rất nhanh. Cùng với hiện tượng nứt nẻ đá trên bề mặt, trong các khối núi đá vôi cũng phát triển khá nhiều các hang castơ có hình thù, kích thước rất đa dạng và tập trung chủ yếu ở các chân các núi đá vôi. Các hang hốc cactơ chứa nước hoặc đáy hang ẩm ướt đều nằm ở độ cao tương đương với mức xâm thực địa phương các hang hốc khô nằm ở vị trí cao hơn. Nhìn chung tỷ lệ hang hốc trong toàn mỏ là bé. Mặc dù các lớp đá có góc cắm trung bình 17-800, vách các núi đá vôi có độ cao hàng trăm mét, nhưng các hiện tượng trượt, lở ít xảy ra trong vùng mỏ. Tại khu mỏ chưa có hiện tượng trượt, đổ do hoạt động nội lực. Như vậy qua phân tích cho thấy: Mỏ đá vôi Áng Dâu là một thân khoáng đồng nhất, không có lớp phủ l ớp kẹp phi nguyên liệu ít, nổi cao trên mực xâm thực và mặt bằng địa phương. Phương pháp khai thác lộ thiên với chiều sâu kết thúc khai thác dự kiến là +5,0 m, cao hơn cao độ xâm thực địa phương (mức nước dâng cao nhất là +2,7m) nên điều kiện địa chất thuỷ văn không ảnh hưởng đến quá trình khai thác nói chung và công tác khoan nổ mìn nói riêng. 2.1.2. Tính chất cơ lý của đất đá Về tính chất cơ lý, đá vôi Tràng Kênh có độ ẩm thấp (w < 1,0%) nhưng cường độ kháng nén khá cao, cường độ kháng nén trung bình từ 1193 đến 1261 kG/cm2. Đá vôi áng Dâu có lớp phủ không đáng kể. Đá vôi có cấu tạo dạng khối, phân lớp dầy, chủ yếu là loại đá vôi sạch, hạt mịn, đôi nơi có xen kẹp dưới dạng ổ, thấu kính của các loại đá vôi dolomit, các mạch thạch anh, canxit. Đá cứng chắc, vỡ sắc cạnh, tính chất cơ lí ít biến đổi theo đường phương cũng như theo độ sâu. Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đá cho kết luận này các chỉ tiêu dung trọng (δ) tỉ trọng (∆) cường độ kháng nén (σn) của đá biến đổi không đáng kể. Xét điều kiện tính chất cơ lý mỏ đá vôi Áng Dâu từ các đặc điểm nêu trên mỏ đá tương đối thuận lợi trong công tác khai thác và khoan nổ. 2.2. Yếu tố công nghệ, kỹ thuật 2.2.1. Hệ thống khai thác áp dụng và các thông số nổ mìn b a lb h lt Lkt Wct Hình 2.1: Thông số nổ mìn 2.2.1.1. Chiều cao tầng (H) Chiều cao tầng là một thông số quan trọng của hệ thống khai thác mỏ, khi chiều cao tầng hợp lý sẽ làm tăng năng suất của máy khoan, tăng suất phá đá của 1m lỗ khoan, tăng vùng đập vỡ của lượng thuốc, giảm chiều sâu khoan thêm… Nhờ vậy có thể giảm được chiều sâu thuốc, giảm chi phí khoan nổ mà chất lượng nổ vẫn tốt.
  10. Thông thường chiều cao tầng có liên quan đến công suất, chiều cao xúc cho phép của máy xúc, đường kính lỗ khoan và tính chất cơ lý của đất đá mỏ. Theo thiết kế mỏ đá vôi áng Dâu sử dụng hai hệ thống khai thác là: hệ thống khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp và hệ thống khai thác theo lớp đứng xúc chuyển qua sườn núi. Chiều cao tầng là 8m hoặc 11 m tùy vào cốt cao khai thác như đã thiết kế ở phần chung. 2.2.1.2 Số hàng mìn Số hàng mìn hợp lý sẽ tăng chất lượng đập vỡ đất đá. Khi số hàng mìn quá nhỏ (n=1) thì số lượng đá quá cỡ sẽ phát sinh nhiều, tạo ra mô chân tầng và làm giảm năng suất khoan bởi vì hàng ngoài bao giờ cũng chịu lực hậu xung do bãi nổ tạo ra trước, không sử dụng được sự giao thoa giữa các hàng mìn. 2.2.1.3 Đường cản chân tầng (Wct) Lựa chọn đường cản chân tầng quá lớn hay quá nhỏ đều không hợp lý, bởi vì đến khi nổ nó sẽ không phát huy hết được sóng ứng suất, dễ để lại mô chân tầng hoặc sóng nổ quá lớn khi Wct nhỏ sẽ làm giảm sự tác động tương hỗ giữa các lỗ nổ, độ văng của đất đá sẽ không điều chỉnh được. Vì vậy cần phải tính toán lựa chọn đường cản chân tầng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác nổ mìn. 2.2.1.4 Chỉ tiêu thuốc nổ (q) Chỉ tiêu thuốc nổ là lượng thuốc nổ cần thiết để đập vỡ 1m3 đất đá thành các cục có kích thước yêu cầu. Nó phụ thuộc vào tính chất cơ lý của đất đá (hệ số kiên cố, mức độ nứt nẻ), cỡ cục yêu cầu, phương pháp nổ (lỗ khoan lớn, lỗ khoan con, mìn buồng) và mục đích nổ (đập vỡ hay văng xa),... Đây là một thông số nổ quan trọng bởi nó quyết định đến mức độ đập vỡ đất đá, giá thành và hiệu quả của công tác nổ mìn nói chung. Để xác định chỉ tiêu thuốc nổ phải dựa vào sự tiêu phí năng lượng của thuốc nổ để khắc phục độ bền nén, kéo, cắt của đất đá và khắc phục lực trọng trường, đồng thời truyền cho đất đá một động năng nhất định, đó là ảnh hưởng của trọng lượng thể tích. 2.2.1.5 Chiều sâu khoan thêm (Lkt) Chiều sâu khoan thêm nhằm tăng cường lượng thuốc nổ để khắc phục sức kháng lớn ở nền tầng. Chất lượng nổ mìn phụ thuộc rất nhiều vào chiều sâu khoan thêm, nếu chiều sâu khoan thêm không đủ sẽ để lại mô chân tầng gây khó khăn cho công tác xúc bốc. Lựa chọn chiều sâu khoan thêm phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho đợt khoan nổ sau, tiết kiệm công khoan. Để lựa chọn chiều sâu khoan thêm hợp lý dựa vào tính chất cơ lý của đất đá, độ nứt nẻ, phân vỉa và thế nằm của vỉa đá, các thông số mạng nổ, cấu tạo lượng thuốc và đặc tính chất nổ. 2.2.1.6 Chiều cao cột bua (Lb) Chiều cao bua hợp lý sẽ nâng cao được chất lượng đập vỡ đất đá khi nổ mìn, giảm được chi phí thuốc nổ do việc ngăn chặn năng lượng nổ thất thoát ra ngoài, thúc đẩy kích nổ hoàn toàn và giải phóng năng lượng tối đa. Khi chiều cao bua quá nhỏ sẽ gây ra hiện tượng phụt bua và tạo thành hố nổ. Nếu chiều sâu bua dài quá thì ta không sử dụng được tối đa hệ số sử dụng lỗ khoan, dẫn đến làm tăng chi phí và đá quá cỡ phát sinh. Do vậy, phải chọn chiều dài cột bua theo điều kiện tối thiểu không phụt bua tùy theo tính chất của đất đá. 2.2.1.7 Chiều cao cột thuốc (Lt) Là một thông số kết cấu quan trọng của lượng thuốc nổ. Khi nổ mìn lỗ khoan lớn thì chiều cao cột thuốc thể hiện mức độ phân bố đồng đều năng lượng nổ trong khối đá. Khi tăng chiều cao cột thuốc thì bán kính vùng đập vỡ sẽ tăng lên, giảm vùng đập vỡ không điều khiển. Vì thế nên tính toán sao cho chiều cao cột thuốc là tối đa. Tuy nhiên trị số tối ưu của chiều cao cột thuốc còn phụ thuộc vào đặc tính của thuốc nổ, tính chất cơ lý và cấu trúc của đất đá. 2.2.1.8 Hệ số làm gần (m) Giá trị m có ảnh hưởng tới sự bố trí mạng lưới lỗ khoan và do đó nó ảnh hưởng tới chất lượng đập vỡ đất đá. ở vùng đất đá nằm giữa hai lượng thuốc nổ về phía mặt tự do xảy ra sự bù trừ ứng suất và ở trạng thái đó ứng suất bị yếu đi so với lượng thuốc nổ đơn độc. Vùng này gọi là vùng ứng suất giảm, đất đá ở đây bị vỡ kém. Có thể giảm hoặc loại trừ vùng này bằng cách thay đổi tỷ số khoảng cách giữa các lượng thuốc nổ và đường kháng nhỏ nhất (a/W), tỷ số này được gọi là hệ số làm gần m. Khi m>1 thì có thể giảm hoặc loại trừ được vùng ứng suất giảm. Tuy nhiên khi tăng hệ số khoảng cách m đối với đất đá có thể nằm không đồng nhất và nghiêng thì dễ để lại mô chân tầng và cho mặt tầng không phẳng. Do đó ta cần phải xác định khoảng cách giữa hai lượng thuốc cho phù hợp để có kết quả đập vỡ đất đá được tốt hơn. 2.2.2 Loại thuốc nổ, phương tiện nổ sử dụng
  11. 2.2.2.1 Thuốc nổ Thuốc nổ được sử dụng hợp lý sẽ mang lại hiệu quả khi nổ mìn, ngược lại khi sử dụng thuốc nổ không hợp lý sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng hoặc không đủ năng lượng để phá vỡ. Thuốc nổ được gọi là hợp lý trước hết phải đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật sau đó là tối ưu về kinh tế. Thông thường thuốc nổ công suất lớn được sử dụng trong đất đá kiên cố, ít nứt nẻ. Thuốc nổ có công suất trung bình và thấp sử dụng với đất đá nứt nẻ, độ kiên cố trung bình. 2.2.2.2 Phương tiện nổ Tổng hợp tất cả các vật dụng để khởi nổ lượng thuốc nổ công nghiệp gọi là phương tiện nổ. Căn cứ vào phương pháp khởi nổ lượng thuốc người ta chia phương tiện nổ thành các nhóm sau đây: - Phương tiện nổ mìn điện. - Phương tiện nổ mìn đốt. - Phương tiện nổ mìn bằng dây nổ. - Phương tiện nổ mìn phi điện. Việc lựa chọn phương tiện nổ phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả công tác nổ mìn cũng như hiệu quả kinh tế chung của quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện tại mỏ đang sử dụng phương tiện nổ tiên tiến hiện đại (phương tiện nổ phi điện) do hãng ORICA (ICI) Australia sản xuất. 2.2.3 Phương pháp khởi nổ lượng thuốc Phương pháp khởi nổ lượng thuốc quyết định trực tiếp đến hiệu quả công tác nổ mìn. Hiện nay có các phương pháp khởi nổ lượng thuốc như sau: - Phương pháp nổ mìn điện. - Phương pháp nổ mìn đốt. - Phương pháp nổ mìn bằng dây nổ. - Phương pháp nổ mìn phi điện. Hiện nay mỏ đang áp dụng phương pháp nổ mìn tiên tiến đó là phương pháp nổ mìn vi sai phi điện. Ưu điểm của phương pháp nổ mìn vi sai phi điện: - Đơn giản, chắc chắn khi thi công. - Bảo đảm độ chắc nổ bởi hệ thống khống chế vi sai trên mặt và trong lỗ khoan. - Khống chế vi sai theo sơ đồ bất kỳ. - Chất lượng đập vỡ tốt. Nhược điểm của phương pháp này: - Không kiểm tra được tình trạng mạng nổ trước khi nổ. - Giá thành phụ kiện cao. 2.3 ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, tổ chức 2.3.1 Yếu tố kinh tế Mục đích cuối cùng của các đơn vị sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp nhận được bằng thu nhập trừ đi chi phí sản xuất kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Để tối ưu hóa lợi nhuận yêu cầu đặt ra là giảm chi phí cho từng khâu và toàn bộ dây chuyền sản xuất. Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh khai thác đá vôi sản xuất xi măng nói chung hiệu quả kinh tế phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả công tác nổ mìn. Việc lựa chọn thông số, chọn loại thuốc nổ, phương tiện nổ, cơ giới hóa công tác nổ mìn hay thủ công căn cứ vào đơn giá của chúng. Quá trình tính toán kinh tế sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho từng khâu và cho cả dây chuyền sản xuất của mỏ. 2.3.2 Yếu tố tổ chức Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công tác khai thác mỏ nói chung và công tác nổ mìn nói riêng. Quy mô bãi nổ càng lớn thì sẽ giảm các chi phí phụ, nhưng nó cũng bị hạn chế bởi khả năng thi công và thời gian cho phép nạp nổ. Quy mô bãi nổ hợp lý sẽ đảm bảo đồng bộ các thiết bị làm việc nhịp nhàng năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giải pháp để có thể tổ chức quy mô bãi nổ lớn hơn đó là cơ giới hóa công tác nạp mìn, nạp bua. Công tác chuẩn bị mồi nổ, thuốc nổ và bua thực hiện theo đúng quy phạm an toàn và quy chuẩn Việt Nam về vận chuyển và bảo quản vật liệu nổ công nghiệp. Phải kiểm tra các quy trình thi công đảm bảo theo đúng hộ chiếu khoan nổ mìn đã lập.
  12. Chương 3 Xác định thông số nổ mìn hợp lý cho mỏ 3.1 Lựa chọn thuốc nổ Với điều kiện đất đá mỏ (hệ số kiên cố, mức độ nứt nẻ, điều kiện địa chất mỏ, điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình) tác giả lựa chọn thuốc nổ Anfo là thuốc nổ chính sử dụng để chuẩn bị đất đá. ở những nơi lỗ khoan chứa nước sử dụng nạp thuốc nổ nhũ tương EE-31 bên dưới và Anfo bên trên. Đặc tính kỹ thuật của các loại thuốc nổ sử dụng cũng như cách nạp lượng thuốc trong lỗ khoan được giới thiệu trong chương 1. 3.2 Lựa chọn phương tiện nổ Kinh nghiệm cho thấy công ty xi măng Hoàng Thạch đang áp dụng phương pháp nổ mìn tiên tiến và đem lại hiệu quả cao. Tác giả lựa chọn phương tiện nổ tương tự như những phương tiện mà công ty đang áp dụng đã được giới thiệu trong chương1. 3.3 Lựa chọn phương pháp khởi nổ lượng thuốc Sử dụng phương pháp khởi nổ vi sai phi điện, mạng nổ tam giác đều, sơ đồ nổ vi sai qua từng lỗ (các sơ đồ đấu ghép mạng nổ vi sai qua từng lỗ tùy vào số mặt thoáng được thể hiện trong chương 1). 3.4 Xác định thông số nổ mìn hợp lý cho mỏ Để nâng cao hiệu quả công tác nổ mìn trong các mỏ khai thác vật liệu xây dựng nói chung và khai thác đá làm xi măng nói riêng có rất nhiều biện pháp: - Lựa chọn thuốc nổ hợp lý. - Lựa chọn phương tiện nổ hợp lý. - Lựa chọn hình thức khởi nổ lượng thuốc hợp lý. - Lựa chọn sơ đồ nổ hợp lý. - Xác định các thông số nổ mìn hợp lý. - Kết hợp các biện pháp trên. Thực trạng cho thấy, công ty xi măng Hoàng Thạch đã lựa chọn thuốc nổ, phương tiện nổ, phương pháp điều khiển nổ, áp dụng các sơ đồ nổ là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của mỏ. Do vậy tác giả đi sâu vào xác định thông số nổ hợp lý để nâng cao hiệu quả công tác nổ mìn của mỏ. Hai yếu tố chủ yếu của thông số nổ mìn chi phối trực tiếp đến hiệu quả công tác nổ mìn đó là chỉ tiêu thuốc nổ và đường kính lỗ khoan. Bởi đây là hai yếu tố cơ bản xác định các thông số khoan nổ mìn khác. Khi tăng chỉ tiêu thuốc nổ thì tỷ lệ đá quá cỡ giảm, đường kính lỗ khoan càng nhỏ thì thể tích vùng đập vỡ không điều chỉnh càng nhỏ. Như vậy khi cần tăng mức độ đập vỡ cần tăng chỉ tiêu thuốc nổ và giảm đường kính lỗ khoan. Nhưng thực tế chỉ tiêu thuốc nổ hợp lý cần sử dụng chỉ tiêu thuốc nổ hợp lý có nghĩa là tổng chi phí các khâu khoan nổ-xúc bốc-vận chuyển-thải đá (nói chung là chi phí sản xuất kinh doanh) là nhỏ nhất. Hiện tại đường kính lỗ khoan đã được xác định (do các thiết bị khoan đã được đầu tư từ trước). Do vậy, việc xác định thông số hợp lý xuất phát từ đường kính lỗ khoan, tính chất cơ lý của đất đá, các yếu tố của hệ thống khai thác, mức độ đập vỡ hợp lý. Xác định chỉ tiêu thuốc nổ hợp lý căn cứ vào tính chất cơ lý của đất đá, phương pháp nổ và loại thuốc nổ sử dụng, đường kính lỗ khoan và đặc biệt là kích thước cục đá yêu cầu. 3.4.1 Chỉ tiêu thuốc nổ Theo điều kiện địa chất, địa chất mỏ, địa chất thuỷ văn khu B núi đá Áng Dâu tác giả lựa chọn loại thuốc nổ thông dụng dùng trong mỏ không có nước đó là thuốc nổ Anfo. Chỉ tiêu thuốc nổ q được tính theo công thức: 2 q = 0,13 × γ × 4 f × (0,6 + 3,3 × 10 − 3 × d c × d 0 ) × ( ) 5 × k 0,5 dk d γ - Mật độ đất đá, T/m3 γ = 2,71 T/m3 d d f - Hệ số độ bền của đất đá : f = 8 d0 - Kích thước trung bình của các khối nứt trong đá nguyên khối: d0 = 0,05m dc- đường kính lượng thuốc,mm (dc=102mm) dk - Kích thước cỡ hạt hợp quy cách
  13. d ≤ (0,75 ÷ 0,8)3 E,m k 3 E = 3,1 m - Dung tích gầu xúc ⇒ dk≤ (1,09 ÷ 1,17) m, chọn dk = 1,1 m k - Hệ số tính đổi khi sử dụng lượng thuốc khác với thuốc tiêu chuẩn. QTC k = QTN - Hệ số thuốc nổ QTC = 1000 Cal/kg - Nhiệt lượng nổ của thuốc nổ chuẩn QTN = 890 Cal/kg - Nhiệt lượng nổ của thuốc nổ AD1 ⇒ K = 1,12 Thay các giá trị vào công thức trên ta được 2/5  0,5  −3 q = 0,13 × 2,71× 8 ×  0,6 + 3,3 × 0,05 ×10 × 102    ×1,12 = 0.3kg / m 3   4    1,1  3 Vậy: q = 0,30 kg/m 3.4.2 Đường kính lỗ khoan Đường kính lỗ khoan sử dụng: d = 89mm và d = 102mm. 3.4.3 Đường cản chân tầng Đường cản chân tầng được xác định theo công thức: W = (25 - 40)d Trong đó: d: đường kính lỗ khoan, m; Máy khoan ROC - 742, d = 0,102m, W = 40 x 0,102 = 4,0m Dựa vào điều kiện khai thác Mỏ đá vôi khu B Áng Dâu và tuỳ theo độ kiên cố đá vôi từng khu vực chọn W = 4,0m. 3.4.4 Chiều sâu khoan thêm lkt = (0,1÷0,2)Ht Kết hợp với chiều cao tầng chọn lkt = 1,0 m. 3.4.5 Chiều sâu lỗ khoan Chiều sâu lỗ khoan được xác định theo công thức: Lk = Ht + lkt Như vậy: Khi Ht = 8m, Lk = 9m; Khi Ht = 10m, Lk = 11m; 3.4.6 Khoảng cách giữa các lỗ khoan a = mW ,m Trong đó: m: hệ số làm gần giữa các lỗ khoan, nổ vi sai chọn m = 1,0 Máy khoan ROC - 742, a = 4,0m 3.4.7 Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan Chọn mạng nổ là mạng tam giác đều nên khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan được tính theo công thức: b = 0,86a ,m Máy khoan ROC - 742, b = 3,5m 3.4.8 Lượng thuốc nổ cho một lỗ khoan 3.4.8.1 Khai thác tầng 8m - Lượng thuốc nổ cho lỗ khoan hàng ngoài Q1 = q.a.W.h = 38,4 kg. - Lượng thuốc nổ cho lỗ khoan hàng trong Q2 = q.a.b.h = 33,6 kg. Như vậy, lượng thuốc nổ trung bình cho một lỗ khoan theo chủng loại máy khoan sử dụng (mạng nổ 2 hàng mìn) như sau: Q742 = (38,4 + 33,6)/2 = 36 kg.
  14. 3.4.8.2 Khai thác lớp bằng tầng 10m Lượng thuốc nổ cho lỗ khoan hàng ngoài được xác định theo công thức sau: Q1 = q.a.W.h = 48 kg. Lượng thuốc nổ cho lỗ khoan hàng trong được xác định theo công thức sau: Q2 = q.a.b.h = 42 kg. Như vậy, lượng thuốc nổ trung bình cho một lỗ khoan theo chủng loại máy khoan sử dụng (mạng nổ 2 hàng mìn) như sau: Q742 = (48 + 42)/2 = 45 kg. 3.4.9 Chiều dài lượng thuốc trong lỗ khoan Chiều dài lượng thuốc trong lỗ khoan được xác định theo công thức: Q lt1 = p Q- Lượng thuốc nạp trong lỗ khoan, kg p - Lượng thuốc nạp trong 1 mét chiều dài lỗ khoan p = 7,85 d 0 .∆ = 7,76 kg/m 2 ∆ = 0,95 T/m - Mật độ nạp thuốc mìn 3 d = 102mm- Đường kính lỗ khoan. Chiều dài lượng thuốc trong lỗ khoan chỉ tính cho hàng ngoài (vì hàng ngoài có lượng thuốc lớn) • Khi khai thác lớp xiên tính theo tầng 8m: 5m • Khi khai thác tầng 10m: 6,2m 3.4.10 Chiều dài cột bua Chiều dài cột bua chỉ tính cho hàng ngoài (vì hàng ngoài có lượng thuốc lớn). Các lỗ khoan được khoan thẳng đứng so với mặt phăng nằm ngang. Chiều dài lỗ khoan: khi khai thác với chiều cao tầng 8m, Lk = 9m; khi khai với chiều cao tầng 10m, Lk = 11m. Khai thác tầng cao 8m: lb = Lkx – lt = 9,0 – 5,0 = 4,0m . Khai thác tầng cao 10m: lb = Lkx – lt = 11,0– 6,2 = 4,8m • Chiều dài cột bua phải đủ lớn để tránh phụt bua khi nổ mìn: lb ≥ 0,75 x Wct = 0,75 x 4,0 = 3,0 m Chiều dài cột bua nhỏ nhất lbmin = 4,0 m >3,0m, đảm bảo điều kiện an toàn. 3.5 Tổng hợp thông số nổ mìn Các thông số khoan nổ mìn được tổng hợp dưới bảng 3.1 như sau: Bảng 3.1: Tổng hợp các thông số khoan nổ mìn Chỉ tiêu Đ ơ n vị Giá trị TT Đường cản chân tầng 1 m 4,0 Chiều sâu lỗ khoan 2 m 9; 11 Chiều sâu khoan thêm 3 m 1 Khoảng cách giữa các lỗ khoan trong hàng 4 m 4,0 Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan 5 m 3,5 kg/m3 Chỉ tiêu thuốc nổ 6 0,30 Chiều dài lượng thuốc trong lỗ khoan tầng 8m 7 m 5 Chiều dài lượng thuốc trong lỗ khoan tầng 10m 8 m 6,2 Chiều dài cột bua tầng 8m 9 m 4,0 Chiều dài cột bua tầng 10m 10 m 4,8 Lượng thuốc nổ sử dụng hàng năm 11 kg 58.118 Sơ đồ bố trí lỗ khoan trên tầng và đấu ghép mạng nổ được thể hiện trên các hình vẽ sau:
  15. a A A A -A C Lb Lk H Lt L kt W ct b Hình 3.1: Sơ đồ bố trí lỗ khoan trên tầng
  16. s¬ ®å næ vi sai k hi cã mét mÆt tho¸ng A 400ms 17ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 400ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms A s¬ ®å næ vi sai k hi cã hai mÆt tho¸ng A 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms Hình 3.2: Các sơ đồ nổ vi sai áp dụng 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms A
  17. M ¸y næ m×n D©y ®iÖn KÝp ®iÖn D©y truyÒn tÝn hiÖu s¬ cÊp D©y truyÒn tÝn 400ms hiÖu thø cÊp 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 42ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 17ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms 400ms Hình 3.3: Trình tự khởi nổ
  18. Kết luận Sau một thời gian tập trung, nghiêm túc cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Thầy giáo GS.TS.NGƯT. Nhữ Văn Bách tôi đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp với hai phần: “Thiết kế khai thác mở rộng khu B mỏ đá vôi Áng Dâu” và phần chuyên đề: “Xác định thông số nổ mìn hợp lý cho mỏ đá vôi khu B núi Áng Dâu”. Qua đó tôi đã hiểu và nắm rõ hơn được công tác thiết kế mỏ lộ thiên và hiểu sâu hơn về công tác khoan nổ mìn trong thực tế. Việc làm đồ án cũng đã giúp tôi tổng hợp được tất cả các kiến thức đã được học và liên hệ với thực tế sản xuất. Tuy nhiên do kinh nghiệm cho công tác thiết kế chưa được nhiều, và thời gian thực tập có hạn nên kinh nghiệm trong thực tế sản xuất vẫn chưa được phong phú nên bản đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và sự góp ý của các bạn đồng nghiệp. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm các thầy cô giáo trường Đại học Mỏ- Địa chất, các thầy cô trong bộ môn khai thác lộ thiên, đặc biệt là thầy giáo GS.TS.NGƯT. Nhữ Văn Bách đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tôi hoàn thành bản đồ án này. Qua đây cũng cho tôi được gửi lời cảm ơn tới công ty xi măng Hoàng Thạch đặc biệt là các cán bộ và công nhân viên, kỹ thuật viên của xưởng Khai Thác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập nhờ đó tôi đã hoàn thành bản đồ án này ./. Tài liệu tham khảo Nhữ Văn Bách - Giáo trình: Phá vỡ đất đá bằng phương pháp khoan nổ mìn. Hà Nội, 1990. 1. Lê Văn Quyển - Bài giảng: Phá vỡ đất đá bằng phương pháp khoan nổ mìn. Hà Nội, 2001. 2. Nhữ Văn Bách - áp dụng phương phương pháp khoan nổ mìn văng định hướng để khai thác 3. đá ở Việt Nam. Tuyển tập các công trình khoa học Đại học Mỏ - Địa chất, tập XVI, 1990. Hồ Sĩ Giao, Nguyễn Sỹ Hội, Trần Mạnh Xuân - Khai thác mỏ vật liệu xây dựng. Nhà xuất 4. bản Giáo dục, 1990. Hồ Sĩ Giao - Cơ sở công nghệ khai thác đá. Nhà xuất bản Giáo dục, 1996. 5. Trần Mạnh Xuân - Các bài giảng khai thác mỏ vật liệu xây dựng ở trường Đại học Mỏ Địa 6. chất Hà Nội. Hồ Sĩ Giao - Thiết kế mỏ lộ thiên. Nhà xuất bản giáo dục, 1999. 7. Trần Mạnh Xuân - Các quá trình sản xuất trên mỏ lộ thiên. Hà Nội, 1997. 8. Trần Mạnh Xuân - Công nghệ khai thác mỏ lộ thiên. Hà Nội, 2005. 9. Nguyễn Sỹ Hội - Kỹ thuật an toàn khai thác mỏ lộ thiên. Hà Nội, 2001. 10. Nguyễn Đình Ấu, Nhữ Văn Bách, Lê Văn Quyển, Nguyễn Đình An - Nổ mìn và kỹ thuật an 11. toàn sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2008. Nguyễn Sỹ Hội - Khai thác mỏ bằng phương pháp đặc biệt. Hà Nội, 2003. 12. Trần Mạnh Xuân - Nâng cao hiệu quả khai thác mỏ bằng phương pháp lộ thiên. Hà Nội, 13. 1999. Trần Mạnh Xuân - Khai thác mỏ quặng bằng phương pháp lộ thiên. Hà Nội, 2000. 14. Nguyễn Đình Ấu - Nổ mìn và biện pháp kỹ thuật an toàn. Hà Nội, 2006. 15. Nguyễn Đình Ấu, Nhữ Văn Bách - Phá vỡ đất đá bằng phương pháp khoan nổ mìn. Nhà xuất 16. bản giáo dục, 1998. N hữ Văn Bách - Phương pháp mới phân loại đất đá theo độ nổ. Thông báo khoa học của các 17. trường Đại học N03, 1992. Nhữ Văn Bách - Nâng cao hiệu quả phá vỡ đất đá bằng nổ mìn trong những điều kiện khác 18. nhau, bài giảng cho cao học ngành Khai thác mỏ. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, 1994. Nhữ Văn Bách, Lê Văn Quyển - Xác định các thông số nổ mìn hợp lý nhằm nâng cao hiệu 19. quả sản xuất trong điều kiện thực tế mỏ Đèo Nai. Tuyển tập các công trình khoa học Đại học Mỏ - Địa chất tập XV, 1990. Lê Văn Quyển - Nghiên cứu hoàn thiện các thông số nổ mìn ở các mỏ lộ thiên vùng Quảng 20. Ninh, luận văn thạc sĩ kỹ thuật. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, 2000. Nguyễn Đình An - Nghiên cứu phương pháp xác định chỉ tiêu thuốc nổ hợp lý khi nổ mìn 21. cho mỏ lộ thiên Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, 2003. Công ty hóa chất mỏ, Công ty vật tư công nghiệp Quốc phòng - Giới thiệu vật liệu nổ công 22. nghiệp sản xuất trong nước, 2002.
  19. Trường Đại học Mỏ - Địa chất - Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học của sinh 23. viên, 2008. Nghiêm Hữu Hạnh - Cơ học đá. Nhà xuất bản Giáo dục, 2001. 24. Nguyễn Văn Chữ - Địa chất khoáng sản. Nhà xuất bản giao thông vận tải, 1998. 25. Tô Xuân Vu - Địa chất công trình. Hà Nội, 2003. 26. Lê Trọng Thắng - Các phương pháp nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình. Nhà xuất 27. bản Giao thông vận tải, 2003. Đặng Văn Bát- Địa chất đệ tứ- tân kiến tạo chuyển động kiến tạo hiện đại Việt Nam. Hà 28. Nội, 1998. Hoàng Kim Phụng - Địa chất thủy văn và tháo khô các mỏ khoáng sản cứng. Nhà xuất bản 29. Giao thông vận tải, 2000. Nguyễn Đình Hoàng - Địa chất khai thác mỏ khoáng. Hà Nội, 2000. 30. Vũ Ngọc Kỷ và nnk - Địa chất thủy văn đại cương. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2001. 31. Đoàn Văn Cánh và nnk - Các phương pháp điều tra địa chất thủy văn. Nhà xuất bản giao 32. thông vận tải, 2002. Nguyễn Quang Luật, Phạm Văn Trường - Sinh khoáng học. Hà Nội, 2001. 33. Cao Trọng Khuông - Vận tải mỏ. Hà Nội, 2003. 34. Nguyễn Văn Kháng- Máy và tổ hợp thiết bị vận tải mỏ. Nhà xuất bản KH và kỹ thuật, 2005. 35. Trần Mạnh Xuân - Giáo trình: ổn định bờ mỏ, tầng và bãi thải mỏ lộ thiên. Hà Nội, 2003. 36. Nguyễn Công Trịnh - Giáo trình: Quy hoạch mặt mỏ. Hà Nội, 2000. 37. Võ Chí Mỹ - Trắc địa mỏ. Nhà xuất bản xây dựng, 2002. 38. Nguyễn Trọng Sang và nnk - Trắc địa cơ sở tập I. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2004. 39. Nguyễn Bơi - Tuyển nổi. Nhà xuất bản giao thông vận tải, 1998. 40. Phạm Hữu Giang, Ninh Thị Mai - Giáo trình tuyển trọng lực. Hà Nội, 2003. 41. Trương Cao Suyền, Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Thiết kế xưởng tuyển khoáng và an toàn. Nhà 42. xuất bản Giao thông vận tải, 2000. Trần Văn Lùng - Tuyển từ, tuyển điện và các phương pháp tuyển khác. Nhà xuất bản Giao 43. thông vận tải, 2000. Nguyễn Bơi và nnk - Cơ sở tuyển khoáng. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2004. 44. Ngô Thế Bình - Giáo trình: Kinh tế tổ chức sản xuất trong công nghiệp mỏ. Hà Nội, 2004. 45. Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy - Giáo trình Kế toán tài chính. Nhà xuất bản tài chính, 2008. 46. Nguyễn Đăng Phúc- Giáo trình: Phân tích báo cáo tài chính. Đại học kinh tế quốc dân, 2008. 47. Ngô Thị Cúc và nnk - Phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản thanh niên, 2000. 48.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2