YOMEDIA
ADSENSE
Xảo thuật che giấu nợ xấu của các ngân hàng
65
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu Xảo thuật che giấu nợ xấu của các ngân hàng giới thiệu tới các bạn những nội dung về xảo thuật kế toán trong xử lý nợ xấu; xảo thuật kế toán trong cho vay vượt trần lãi suất; xảo thuật kế toán trong kinh doanh ngoại hối.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xảo thuật che giấu nợ xấu của các ngân hàng
- CÁC XẢO THUẬT TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG 1. Xảo thuật kế toán trong xử lý nợ xấu. a. “Thủ thuật” hạch toán và đánh giá nợ Trong những năm trước, để có thể đẩy mạnh được hoạt động tăng trưởng tín dụng và lách các quy định của NHNN, nhiều ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh hoạt động cho vay nhưng lại không hạch toán vào mục Cho vay với khách hàng. Thay vào đó, nhiều khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán lại “phình to ra” do các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể đã lách các hoạt động cho vay vào các khoản mục này như mục Các tài sản có khác (trong đó có khoản phải thu, tài sản có khác), Chứng khoán đầu tư (trong đó có chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế phát hành), Uỷ thác đầu tư… Nhiều tài sản trong nhóm này có tính chất tương tự như tín dụng nhưng không được các NHTM trích dự phòng hay phân loại nhóm nợ do không có quy định cụ thể. Điều này đã làm giảm bớt các khoản nợ quá hạn và nợ xấu của các NHTM do các NHTM chỉ thực hiện phân loại nợ với các khoản cho vay trên mục Cho vay khách hàng. Ngoài ra, để không phải điều chỉnh nhóm nợ với các khoản cho vay, nhiều NHTM có thể đã chuyển từ việc cho vay sang mua trái phiếu do các tổ chức kinh tế phát hành. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã phát hành thành công 850 tỉ đồng trái phiếu vào ngày 17.8.2012. Số trái phiếu phát hành lần này để cơ cấu lại các khoản nợ ở các ngân hàng. Trong thương vụ này, BIDV và công ty chứng khoán BIDV thu xếp phát hành, còn đối tượng mua là các NHTM nơi HAG có các khoản nợ. Ví dụ sai phạm của ACB về 464,7 tỷ đồng cho vay một tổng công ty nhà nước cùng với 500 tỷ đồng trái phiếu phát hành bởi tổng công ty này và gần 136 tỷ đồng lãi trái phiếu phải thu được phân loại là nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) mà không chuyển sang nhóm nợ có chất lượng thấp hơn theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng trong Quyết định phê duyệt Đề án cơ cấu tổng công ty này giai đoạn 2012 – 2015. ACB cho biết, số tiền 464,7 tỷ đồng đã được gia hạn. Khoản vay này được sử dụng với mục đích mua, đóng tàu biển. b. Ủ nợ xấu bằng công ty quản lý nợ và khai thác tài sản AMC
- Mặc dù pháp luật không cho phép mua bán nợ giữa ngân hàng với các công ty con trực thuộc thế nhưng để giảm tỷ lệ nợ xấu thì hiện nay các ngân hàng vẫn có thể lách luật dưới hình thức: công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) trực thuộc ngân hàng sẽ nhận uỷ thác thu hồi nợ thay cho ngân hàng dưới hình thức hợp đồng uỷ thác, nhưng sau đó công ty AMC này sẽ thực hiện trả nợ thay cho khách hàng rồi sau đó tiến hành thủ tục thu hồi nợ theo uỷ thác sau (một biến tướng của việc mua bán nợ giữa ngân hàng và công ty con). Nhưng đồng thời việc hạch toán này khách hàng sẽ không biết và vì thế khách hàng vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Về mặt nghiệp vụ hạch toán, phía ngân hàng nhận được tiền trả của AMC và hạch toán bù trừ vào khoản dự thu, trong khi AMC thì chi số tiền này ở khoản mục tạm ứng cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác và treo vào khoản phải thu. Như vậy, trong nhất thời thì ngân hàng có thể thoát khỏi khoản nợ xấu này, còn AMC thì có một hợp đồng uỷ thác đang thực hiện với một khoản tạm ứng tương ứng với giá trị uỷ thác của ngân hàng mẹ. c. Sở hữu chéo. Thủ thuật kế toán nằm ở chỗ, ngân hàng này đã chuyển nợ xấu sang các ngân hàng khác, các công ty khác có cổ phần chi phối, sau đó hạch toán các khoản này thành các khoản phải thu trên báo cáo tài chính của mình. Như vậy, các khoản phải thu đó nhẽ ra là nợ xấu nhưng lại xuất hiện dưới dạng các tài sản khác. “Về mặt kế toán là hoàn toàn có thể làm được, không có gì là vi phạm nhưng làm được điều này là nhờ vào cơ cấu sở hữu. Nói cách khác, sở hữu chéo giúp vô hiệu hoá các quy định an toàn” Ngoài ra, sở hữu chéo cũng vô hiệu hoá các quy định về vốn pháp định của các NHTM thông qua tăng vốn ảo; khiến đánh giá không đúng tài sản “có” rủi ro, từ đó làm tăng hệ số đủ vốn CAR không thực chất; vô hiệu hoá quy định về giới hạn tín dụng thông qua cho vay người liên quan; vô hiệu hoá về giới hạn đầu tư, góp vốn thông qua đầu tư chứng khoán. 2. Xảo thuật kế toán trong cho vay vượt trần lãi suất Theo đúng quy định thì NH chỉ được trả lãi cho khách hàng ở mức lãi suất trần theo quy định của NHNN. Nếu trả lãi cao hơn thì sai quy định, không được chấp nhận. Do đó, khi NH hứa hẹn lãi 16%17% thì trên hợp đồng chỉ ghi 12% theo đúng
- quy định. Khách hàng được nhận thêm khoản tiền khác tương ứng với 4%5%.Làm cách nào để ra 4%5%. a. Tự phạt Nếu trả thêm cho khách hàng các khoản tiền khác ngoài lãi suất thì NH phải có lý do hợp lý mới được chấp nhận, mới được đưa vào chi phí hợp lý. Lấy lý do gì?. Chi phí khuyến mãi, quảng cáo… phải tuân thủ đúng mức khống chế nên NH không thể tùy tiện mà vung tiền khuyến mãi. Dùng thủ thuật “tự phạt mình”. Cụ thể, NH tự lùi thời hạn trả lãi cho khách, xem như NH vi phạm nghĩa vụ trả lãi và bị phạt vì chậm trả lãi. Theo đó, NH bù cho khách phần tiền phạt này tương ứng với lãi suất vượt. Xét về mặt sổ sách, chứng từ thì chuyện bị phạt là chuyện hợp pháp! Vì vậy mà các NH không bị xem là vi phạm, dù tổng các khoản tiền trả cho khách đã cao hơn mức lãi trần. b. KH vừa vay vừa gởi tiết kiệm. Họ dùng thủ thuật vừa vay vừa gửi tiết kiệm, hoặc ký quỹ lại. Ví dụ, khách hàng có nhu cầu vay 1000 tỉ đồng, lãi suất trần là 15%/năm. Thế nhưng một khi NH đã huy động tiền gửi vào với lãi suất cao thì không thể cho vay với lãi suất thấp hơn được. Thế nên NH sẽ cho vay ở mức 18%/năm, nôm na vay 1000 tỉ đồng phải trả lãi 180 tỉ đồng. NH không thể ghi trên hợp đồng là 18% được. Do đó, NH làm hợp đồng cho khách vay 1500 tỉ đồng, ghi lãi suất 15%/năm. Nghĩa là khách phải trả lãi là 225 tỉ đồng (150 tỉ đồng x 15%). Kế đến, NH làm thủ thuật cho khách hàng gửi tiết kiệm lại 500 tỉ đồng với lãi suất 9%/năm. Tiền lãi tiết kiệm là 45 tỉ đồng. Lấy 45 tỉ đồng này trả nợ cho phần 225 tỉ đồng lãi vay. Như vậy, khách hàng thực nhận tiền vay 1000 tỉ đồng và thực trả lãi là 18 tỉ đồng (225 tỉ45 tỉ). Sẽ rất mâu thuẫn khi một người vừa gửi tiết kiệm lấy lãi thấp, lại vừa đi vay trả lãi cao. Ai cũng thấy bất thường cả nhưng không có quy định nào cấm một người vừa gửi tiết kiệm mà lại vừa đi vay. Thế nên hiện tượng này tồn tại. Giả sử chúng ta đặt quy định cấm thì sao? Người ta sẽ tìm một ông A, bà B, ông chú, đứa cháu… nào đó rồi cho đứng tên trên hợp đồng gửi tiết kiệm thì cũng vậy thôi! c. Đỡ đầu chạy hạng
- NH thích cho nhau vay chứ không cho DN vay.Trở lại thời điểm 56 năm trước, có những hồ sơ vay mà trong đó, tài sản thế chấp đã được nâng giá lên hàng chục lần, sau đó được cho vay thế chấp. Cho ai vay? Là cho chính những công ty con, nhóm công ty gia đình của những ông chủ NH đó vay. Họ vay làm gì? Để đổ tiền vào bất động sản. Thế nhưng rủi thay bất động sản hai năm nay bị đình trệ. Vì vậy đến hạn trả tiền NH mà bên vay không có tiền để trả. Khi NH không được người vay trả tiền thì cũng không có tiền để trả cho người dân từng gửi tiền. Cái này gọi là thanh khoản kém. Nếu thanh khoản kém, NH đó có thể bị xếp vào nhóm 4 (là nhóm phải bị sáp nhập), sẽ bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Ai cũng biết bị kiểm soát thì rất khó làm ăn! Thế nên NH phải tìm cách “chạy” xếp hạng. NH sẽ đi vay trên thị trường liên NH để có tiền trả cho khách đúng hạn. Món nợ vay liên NH chưa đến kỳ hạn phải trả. Nhờ đó, NH không bị xếp vào diện phải kiểm soát đặc biệt nữa. Thế nhưng đâu phải dễ vay trên thị trường liên NH, muốn vay được thì phải có “đỡ đầu”. Cách mà các NH hiện dùng là tìm một NH lớn, có uy tín, đứng ra đỡ đầu cho khoản vay. Thực tế, có NH thực chất là ở nhóm 4 nhưng đã “chạy” và được xếp vào nhóm 2 (nhóm được tiếp tục tăng trưởng tín dụng). Điều này sẽ tạo ra nguy cơ tiềm ẩn rất xấu cho nền kinh tế.Tại sao NH lớn lại muốn “đỡ đầu” cho NH kia, nếu NH kia cứ yếu kém thì sẽ khiến NH lớn bị “lây nợ”Họ cũng có những lợi ích riêng.. Thế nhưng con diều hâu không biết có một anh thợ săn trong bụi rậm đang rình mình. 3. Xảo thuật kế toán trong kinh doanh ngoại hối Hợp thức hóa lách lãi suất Nhiều NHTM vẫn cho doanh nghiệp mua USD vượt trần và tỷ lệ vượt trần được tính vào các loại phí khác nhau. Như vậy dù các NHTM báo cáo lỗ trong kinh doanh ngoại hối nhưng chỉ là lỗ kỹ thuật tính theo tỷ giá do NHNN quy định. Còn thực tế hoạt động này đang là kênh kiếm lợi của các NHTM. Một lãnh đạo NH tiết lộ, 9 tháng năm 2011 chi phí huy động vốn thực tế của các NHTM trong khoảng 1719%/năm, thậm chí có NHTM lên đến 20%/năm. Nhưng từ cuối quý III năm 2100 khi NHNN siết trần lãi suất huy động và “soi kỹ” các khoản hạch toán ngoại bảng lẫn ủy thác đầu tư trong báo cáo tài chính của các NHTM. Do vậy, các NHTM đã hạch toán chi phí huy động lãi suất vượt
- trần qua mảng kinh doanh ngoại hối và vàng, dẫn đến hoạt động kinh doanh ở 2 mảng này bị lỗ. Đặc biệt, gần đây một số NHTM bắt đầu lách trần lãi suất huy động bằng việc mua hợp đồng vàng có kỳ hạn với khách hàng. Về lý thuyết khi mua hợp đồng kỳ hạn vàng với giá cao hơn giá hiện hữu, NHTM sẽ phải chấp nhận một khoản lỗ trong kinh doanh mua bán vàng. Và như vậy việc lách trần lãi suất đã được hợp thức hóa. 4. Xảo thuật kế toán trong kinh doanh liên ngân hàng. a. Xảo thuật trong cho vay liên ngân hàng Do NHNN hạn chế cho vay tín dụng liên ngân hàng để tránh tình trạng nguồn vốn được bơm ra chạy lòng vòng giữa ngân hàng khiến nguồn vốn không chảy vào nền kinh tế, các ngân hàng đã dùng những xảo thuật để kiếm lời hoặc giải quyết vấn đề thanh khoản như sau; Không hạch toán khoản tiền cho vay lẫn nhau vào khoản mục “ cho vay các TCTD khác”. Ví dụ như tại ngân hàng ACB khoản tiền này được hạch toán vào mục “tiền gửi có kì hạn tại các TCTD khác” Ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng. Điển hình là sai phạm của ACB: Tại báo cáo tài chính bán niên có soát xét của ACB, kiểm toán lưu ý ACB về khoản tiền 718,9 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn mà ngân hàng đã ủy thác cho nhân viên gửi tại một ngân hàng thương mại cổ phần và 36,5 tỷ đồng các khoản lãi phải thu liên quan đã bị quá hạn. Về vấn đề này, ACB cho biết đã ủy thác cho nhân viên gửi tại một ngân hàng và 36,5 tỷ đồng tiền lãi phải thu quá hạn. Đây là khoản tiền mà ngân hàng đã ủy thác cho 19 nhân viên của ACB thực hiện việc gửi tiền có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. b. Xảo thuật với hệ số an toàn vốn Không chỉ là nơi ăn đong thanh khoản của các NH yếu kém, thị trường LNH còn là nơi các NH sử dụng để biến báo hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Tại thông tư 13 được NHNN ban hành ngày 20/05/2010, CAR của các ngân hàng được nâng từ 8% lên 9%. Công thức tính CAR = [(Vốn cấp I + vốn cấp II) / (tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%. Để tăng CAR thì có nhiều cách, hoặc tăng tử số hoặc giảm mẫu số trong công thức hoặc điều chỉnh cả tử số và mẫu số. Cách dễ dàng mà các NH sử dụng là tăng cả tử và mẫu số thêm cùng 1 lượng thì giá trị phân số sẽ tăng lên.
- Ví dụ một ngân hàng A để tăng vốn tự có cấp II sẽ làm hợp đồng vay 20 ngàn tỉ đồng thời hạn 10 năm trên liên ngân hàng đối với ngân hàng B. Sau đó ngân hàng B cũng thực hiện hợp đồng tương tự với ngân hàng A với ngày khác so với hợp đồng ban đầu. Như vậy, với thủ thuật cho vay chéo, không vi phạm quy định của NHNN tại bảng cân đối của cả 2 NH tài sản có và tài sản nợ đều tăng 20 ngàn tỉ đồng. Với thời hạn hợp đồng vay là 10 năm thì rủi ro hiện tại là bằng 0. Theo cách tính hệ số an toàn vốn tối thiểu chắc chắn cả 2 NH đều tăng. Tuy nhiên sau ngày 01/09/2012 khi thông tư 21 chính thức có hiệu lực thì thủ thuật này sẽ khó thực hiện hơn khi mà Điều 10 của thông tư quy định thời gian tối đa cho vay LNH dưới 1 năm.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn