Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tổ trưởng chuyên môn trường trung học cơ sở
lượt xem 3
download
Một trong những nhiệm vụ quản lí quan trọng của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở là đánh giá phẩm chất, năng lực, hiệu quả công việc của tổ trưởng chuyên môn. Hoạt động này giúp Hiệu trưởng “nắm bắt” được tình hình đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, từ đó có sự điều chỉnh kế hoạch nhân sự phù hợp. Dựa vào mô hình nhân cách nghề nghiệp của tổ trưởng chuyên môn trường trung học cơ sở, tác giả xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp của họ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tổ trưởng chuyên môn trường trung học cơ sở
- NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n10.22 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 10, pp. 22-26 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Phạm Phú Quốc Khánh1 Tóm tắt. Một trong những nhiệm vụ quản lí quan trọng của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở là đánh giá phẩm chất, năng lực, hiệu quả công việc của tổ trưởng chuyên môn. Hoạt động này giúp Hiệu trưởng “nắm bắt” được tình hình đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, từ đó có sự điều chỉnh kế hoạch nhân sự phù hợp. Dựa vào mô hình nhân cách nghề nghiệp của tổ trưởng chuyên môn trường trung học cơ sở, tác giả xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp của họ. Từ khóa: Mô hình nhân cách nghề nghiệp, tổ trưởng chuyên môn, trung học cơ sở. 1. Đặt vấn đề Trong trường trung học cơ sở (THCS), có một số tổ chuyên môn. Mỗi tổ chuyên môn quản lí một hoặc một nhóm môn học cùng lĩnh vực. Tổ chuyên môn có tổ trưởng được xem là “cánh tay nối dài của lãnh đạo nhà trường” trực tiếp điều hành các hoạt động dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn. Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THCS có chức năng, nhiệm vụ “kép”; vừa là giáo viên đứng lớp; vừa là “cán bộ quản lý cấp cơ sở của cơ sở”. Chức năng, nhiệm vụ “kép” này đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn trường THCS những phẩm chất, năng lực không chỉ của người cán bộ quản lý (CBQL) mà còn của người giáo viên. Để phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THCS một cách vững chắc, đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cần quan tâm đúng mức đến đánh giá đội ngũ này. Thực tế hiện nay cho thấy, đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THCS chưa được đánh giá một cách thường xuyên, khách quan để làm cơ sở cho phát triển đội ngũ này. Nguyên nhân của sự hạn chế trên là do chưa xây dựng được bộ tiêu chí để đánh giá nưng lực nghề nghiệp của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THCS. Vì thế, xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá tổ trưởng chuyên môn trường THCS trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề có tính cấp thiết. 2. Mô hình nhân cách nghề nghiệp người tổ trưởng chuyên môn trường trung học cơ sở Mô hình nhân cách nghề nghiệp người tổ trưởng chuyên môn trường THCS được xem xét trên các khía cạnh: Trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ mà người tổ trưởng chuyên môn cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục, năng lực quản trị tổ chuyên môn. Nội dung cụ thể như sau: 2.1. Về trình độ đào tạo Bảng 1. Bộ tiêu chí đánh giá tổ trưởng chuyên môn trường trung học cơ sở Tiêu chí Mức chuẩn Nội dung mức chuẩn Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo Tuân thủ các qui định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo. Ngày nhận bài: 08/09/2022. Ngày nhận đăng: 26/10/2022. 1 Trường Trung học cơ sở Phan Văn Trị, Thành phố Hồ Chí Minh e-mail: quockhanh173@yahoo.com 22
- NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 14 (2022), No. 10. Đạt Thực hiện nghiêm túc các qui định về đạo đức nhà giáo. Tiêu chí 1: Đạo đức nhà Khá Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. giáo Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp Tốt trong rèn luyện đạo đức nhà giáo. Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của GV cơ sở giáo dục Đạt phổ thông. Tiêu chí 2 : Phong cách Khá Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến HS. nhà giáo Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp Tốt hình thành phong cách nhà giáo. Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến Đạt thức chuyên môn theo qui định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát Tiêu chí 3: Phát triển triển chuyên môn bản thân. chuyên môn bản thân Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; Khá vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của Tốt bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đạt Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục. Tiêu chí 4: Xây dựng kế Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của hoạch dạy học và giáo dục Khá nhà trường và địa phương. theo hướng phát triển Tốt Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục. phẩm chất, năng lực HS Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực Tiêu chí 5: Sử dụng Đạt cho HS. phương pháp dạy học và Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo giáo dục theo hướng phát Khá dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế. triển phẩm chất, năng lực Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những HS Tốt phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Đạt Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS. Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra giá theo hướng phát triển Khá đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. phẩm chất, năng lực HS Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh Tốt giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS. Hiểu các đối tượng HS và nắm vững qui định về công tác tư vấn và hỗ trợ HS; thực Đạt hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ HS trong hoạt động dạy học và giáo dục. Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng HS trợ HS Khá trong hoạt động dạy học và giáo dục. Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và Tốt hỗ trợ HS trong hoạt động dạy học và giáo dục. Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường. Đạt Thực hiện đầy đủ nội qui, qui tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo qui định. Tiêu chí 8: Xây dựng văn Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội qui, qui tắc văn hóa ứng xử của nhà trường hóa nhà trường Khá theo qui định; có giải pháp xử lí kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội qui, qui tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ trách. Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa Tốt lành mạnh trong nhà trường. Thực hiện đầy đủ các qui định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức HS thực Đạt Tiêu chí 9: Thực hiện hiện quyền dân chủ trong nhà trường. quyền dân chủ trong nhà Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của HS, của bản thân, cha mẹ HS hoặc trường Khá người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm qui chế dân chủ của HS. Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của Tốt HS, của bản thân, cha mẹ HS hoặc người giám hộ và đồng nghiệp. Thực hiện đầy đủ các qui định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống Tiêu chí 10: Thực hiện và Đạt bạo lực học đường. xây dựng trường học an Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; toàn, phòng chống bạo lực Khá phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm qui định về học đường trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường. 23
- Phạm Phú Quốc Khánh JEM., Vol. 14 (2022), No. 10. Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo Tốt lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường. Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho HS. Thực hiện đầy đủ các qui định hiện hành đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của HS Tiêu chí 11: Tạo dựng mối Đạt và các bên liên quan. quan hệ hợp tác với cha Tạo dựng mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ hoặc người giám hộ của HS mẹ hoặc người giám hộ Khá và các bên liên quan. của HS và các bên liên Đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ quan Tốt hoặc người giám hộ của HS và các bên liên quan. Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của HS ở trên lớp; thông tin về chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục cho cha Tiêu chí 12: Phối hợp giữa Đạt mẹ hoặc người giám hộ của HS và các bên có liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ nhà trường, gia đình, xã hoặc người giám hộ của HS và các bên có liên quan về tình hình học tập, rèn luyện hội để thực hiện hoạt động của HS. dạy học cho HS Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và các bên Khá liên quan trong việc thực hiện các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ và động viên HS học tập, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục. Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và Tốt các bên liên quan về quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục của HS. Tham gia tổ chức, cung cấp thông tin về nội qui, qui tắc văn hóa ứng xử của nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và các bên liên quan; tiếp nhận thông Tiêu chí 13: Phối hợp giữa Đạt tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và các bên liên quan về đạo đức, lối sống nhà trường, gia đình, xã của HS. hội để thực hiện giáo dục Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và các bên đạo đức, lối sống cho HS Khá liên quan trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho HS. Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và Tốt các bên liên quan về giáo dục đạo đức, lối sống cho HS. Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục Sử dụng được ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) Đạt hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với GV dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những Tiêu chí 14: Sử dụng vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc. ngoại ngữ Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Khá Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với GV dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc. Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động Tốt dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với GV dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc. Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo Tiêu chí 15: Ứng dụng Đạt dục và quản lí HS; hoàn thành các khoá đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin, khai công nghệ thông tin và các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo qui định. thác và sử dụng thiết bị Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong hoạt động dạy học, giáo dục; cập công nghệ trong dạy học, Khá nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ giáo dục trong hoạt động dạy học, giáo dục. Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; Tốt khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục. Tiêu chuẩn 6: Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và quản lí thực hiện chương trình giáo dục Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường và quản lí thực hiện chương trình giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn được hội đồng Đạt Tiêu chí 16: Xây dựng kế trường phê duyệt. hoạch giáo dục của tổ Chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện Khá chuyên môn thực tế của nhà trường. Hướng dẫn, hỗ trợ các thành viên trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ Tốt chuyên môn; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. 24
- NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 14 (2022), No. 10. Quản lí việc thực hiện chương trình giáo dục của tổ chuyên môn theo định hướng phát Đạt triển phẩm chất, năng lực của HS. Tiêu chí 17: Quản lí thực Chủ động đế xuất các biện pháp hiệu quả trong việc thực hiện chương trình giáo dục hiện chương trình giáo dục Khá phát huy phẩm chất, năng lực của HS. Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện chương trình giáo dục, tổ chức Tốt hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường hiệu quả. Tiêu chuẩn 7: Quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và triển khai kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả. Xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của tổ theo yêu cầu môn học nhằm Đạt bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cho GV, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục Tiêu chí 18: Xây dựng kế phổ thông 2018. hoạch bồi dưỡng chuyên Chủ động lựa chọn nội dung ưu tiên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn môn của tổ chuyên môn Khá của tổ; điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và điều kiện thực tế của nhà trường. Hướng dẫn, hỗ trợ các thành viên trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên Tốt môn của tổ chuyên môn và bản thân. Điều hành các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV theo kế hoạch Tiêu chí 19: Triển khai Đạt bồi dưỡng chuyên môn của tổ. thực hiện kế hoạch bồi Chủ động đề xuất, đa dạng hoá hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ dưỡng chuyên môn của tổ nhằm thu hút GV trong tổ tham gia, nội dung đảm bảo yêu cầu môn học nhằm bồi chuyên môn Khá dưỡng kiến thức, kĩ năng cho GV, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Là tấm gương tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hướng dẫn các thành Tốt viên trong tổ phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân, đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tiêu chuẩn 8: Đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên Đánh giá, xếp loại GV theo đúng qui trình và Chuẩn nghề nghiệp GV, đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV đảm bảo tính công bằng, chính xác và hợp lí. Thực hiện đúng qui trình đánh giá, tính điểm và xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp Đạt GV cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GV tự đánh giá, xếp loại; Tiêu chí 20: Đánh giá, xếp Tổ chuyên môn góp ý kiến cho GV; Hiệu trưởng trực tiếp đánh giá, xếp loại). loại GV theo Chuẩn nghề Chủ động tổ chức, hướng dẫn GV hệ thống, cập nhật các minh chứng trong đánh giá, nghiệp xếp loại Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông; giải đáp những thắc mắc Khá của tổ viên trong đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông. Tham mưu với Hiệu trưởng về công tác bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực Tốt chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV dựa trên kết quả đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục Đạt phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề xuất hình thức khen thưởng, kỉ luật GV Tiêu chí 21: Đề xuất khen đúng qui định. thưởng, kỉ luật GV Trao đổi thông tin, lắng nghe và giải đáp thắc mắc về các đề xuất khen thưởng, kỉ luật Khá GV trong tổ chuyên môn. Gương mẫu, công bằng, khéo léo trong khen thưởng, kỉ luật GV, có khả năng tập hợp Tốt GV và tạo sự đoàn kết trong tổ chuyên môn, có năng lực kiểm tra, đánh giá chuyên môn GV, đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV của tổ chuyên môn một cách hợp lí. 3. Kết luận Đánh giá đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THCS là một hoạt động quản lí của người Hiệu trưởng trường THCS được thực hiện cuối mỗi năm học nhằm xác định mức độ đạt được của người tổ trưởng chuyên môn về các tiêu chí qui định trong chuẩn năng lực nghề nghiệp của người tổ trưởng chuyên môn trường THCS. Việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tổ trưởng chuyên môn trường THCS trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giúp cho hoạt động đánh giá luôn hướng đến sự công bằng, khoa học, đảm bảo đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và hiệu quả công việc của người tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường. 25
- Phạm Phú Quốc Khánh JEM., Vol. 14 (2022), No. 10. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009). Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành kèm Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về Ban hành qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. [5] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2019). Luật giáo dục 2019. Nxb Chính trị Quốc gia. ABSTRACT Building a set of criteria for assessing subject head at junior high schools One of the important management tasks of a principal of a junior high school is the evaluation of the quality, capacity, and work efficiency of subject head. This activity helps the principal “capture” the reality of a team of subject head, thereby he adjusts the personnel plan accordingly. Based on the professional personality model of the subject head of junior high schools, the author builds a set of criteria for assessing their professional competence. Keywords: Junior high school, professional personality model, subject head. 26
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng bộ tiêu chí và khung phát triển văn hóa chất lượng trường đại học
9 p | 184 | 23
-
Bài giảng Giới thiệu bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học
25 p | 121 | 14
-
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non
8 p | 127 | 13
-
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực phản biện cho học sinh trong dạy học đọc hiểu văn bản ở chương trình ngữ văn THPT
10 p | 55 | 7
-
Bộ tiêu chí đại học bền vững (Sustainable campus): Kinh nghiệm quốc tế và định hướng xây dựng bộ tiêu chí trường đại học bền vững ở Việt Nam
15 p | 77 | 6
-
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng phục vụ của các phòng ban trong các trường đại học qua ý kiến của giảng viên và sinh viên
3 p | 21 | 5
-
Cơ sở lí luận xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phẩm chất học sinh trung học phổ thông Việt Nam
4 p | 73 | 3
-
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến nghiên cứu trường hợp tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội
7 p | 9 | 3
-
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở
6 p | 24 | 3
-
Các phần mềm ứng dụng trong hoạt động thông tin - thư viện và yêu cầu xây dựng các tiêu chí đánh giá
10 p | 172 | 3
-
Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá nhân cách học sinh trung học phổ thông theo quan điểm giáo dục toàn diện
7 p | 67 | 3
-
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra tại trường cao đẳng Sư phạm Hà Nam
7 p | 55 | 2
-
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển con người cấp tỉnh qua thực tế tỉnh Thái Nguyên
5 p | 67 | 2
-
Năng lực thực hành và bộ tiêu chí đánh giá năng lực thực hành cho học sinh trung học phổ thông
8 p | 62 | 2
-
Đề xuất bộ tiêu chí về nguồn lực và xây dựng chính sách đánh giá mức độ chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học
3 p | 13 | 2
-
Đánh giá mức độ “xanh” của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội theo bộ tiêu chí trường đại học xanh
3 p | 7 | 2
-
Bộ tiêu chí đánh giá trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên
5 p | 15 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn