Hoá học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
<br />
X¢Y DùNG CHØ Sè CHÊT L¦îNG N¦íC<br />
TRONG PH¢N VïNG CHÊT L¦îNG N¦íC C¸C S¤NG<br />
TR£N §ÞA BµN TØNH TH¸I NGUY£N<br />
NGUYỄN LÊ TÚ QUỲNH*, LÊ TRÌNH**<br />
<br />
Tóm tắt: Nghiên cứu trình bày phương pháp xây dựng chỉ số chất lượng nước bề<br />
mặt (WQI) phù hợp với điều kiện hiện trạng các nguồn thải và mức độ ô nhiễm các sông<br />
hồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và ý kiến các chuyên gia theo phương pháp Delphi.<br />
Phương pháp được phát triển dựa trên Mô hình chỉ số chất lượng nước của Quỹ vệ sinh<br />
Quốc gia Hoa Kỳ (NSF). Phương pháp WQI do tác giả cải tiến đã chọn 9 thông số đặc<br />
trưng chất lượng nước trong lưu vực và nhóm các chất có độc tính cao đặc thù cho các<br />
nguồn thải trong tỉnh. Các công thức tổng quát thể hiện WQI ở dạng tích, dạng tổng đã<br />
được đề xuất; các hàm chuyển đổi chỉ số phụ đã được xác định đối với từng thông số<br />
được chọn lọc.<br />
Từ khóa: chỉ số chất lượng nước, Thái Nguyên<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Hiện nay, một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã ứng dụng Chỉ số chất lượng<br />
nước (Water Quality Index - WQI) trong đánh giá chất lượng nước. Các phương pháp<br />
chính được sử dụng để xây dựng WQI như sau:<br />
- Phương pháp Chỉ số chất lượng nước của Quỹ vệ sinh quốc gia Mỹ (NSF-WQI) [1,2]<br />
có ưu điểm là cách tính không quá phức tạp. Tuy nhiên, mỗi địa bàn áp dụng phương pháp<br />
này phải lựa chọn các thông số, trọng số và hàm tương quan chỉ số phụ. NSF-WQI chưa<br />
đề cập đến các thông số có độc tính cao mà quy định các thông số này khi vượt tiêu chuẩn<br />
cho phép thì WQI = 0 [1-5].<br />
- Ở Việt Nam, Tổng Cục Môi trường [6] đã ban hành phương pháp tính toán chỉ số chất<br />
lượng nước. Đây là dạng kết hợp trung bình cộng và trung bình nhân theo nhóm các thông<br />
số có tương quan và không trọng số. Điều này có thể dẫn đến tính lu mờ giữa các thông số<br />
trong nhóm các thông số tính toán.<br />
Tỉnh Thái Nguyên nằm trong lưu vực sông Cầu với hai sông chính là sông Cầu và sông<br />
Công. Việc phân vùng chất lượng nước hai sông này có vai trò hết sức quan trọng trong<br />
bảo vệ môi trường nước lưu vực. Do vậy, cần thiết xây dựng chỉ số WQI phù hợp với điều<br />
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, có cơ sở khoa học và thực tiễn để phân vùng chất lượng<br />
nước các sông này.<br />
<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Phương pháp xây dựng mô hình WQI<br />
- Phương pháp Delphi [7]: phương pháp dự báo bằng trưng cầu ý kiến điển hình do hai<br />
nhà khoa học Mỹ là O.Helmer và D.Gordon đề xướng (theo Gene R. và George W.).<br />
Trong nghiên cứu này, phương pháp Delphi được sử dụng để xác định các thông số, trọng<br />
số và hàm chỉ số phụ của các thông số trong xây dựng WQI phù hợp với nước sông trên<br />
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.<br />
- Xây dựng mô hình WQI-NSF [2] được áp dụng để xây dựng chỉ số WQI cải tiến theo<br />
các bước sau: i) Phân tích lựa chọn các thông số phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế -<br />
xã hội (KT-XH) tỉnh Thái Nguyên ; ii) Xác định trọng số cho các thông số: được xác định<br />
thông qua tầm quan trọng của thông số đối với nguồn nước đa mục đích sử dụng. Trọng số<br />
<br />
<br />
136 Nguyễn Lê Tú Quỳnh, Lê Trình, “Xây dựng chỉ số…tỉnh Thái Nguyên”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
được đánh giá phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH tỉnh Thái Nguyên và theo ý kiến<br />
của các chuyên gia (phương pháp Delphi) ; iii) Chuyển đổi giá trị của các thông số về<br />
cùng một thang đo (chỉ số phụ qi) dựa trên việc cho điểm của các chuyên gia đối với các<br />
khoảng nồng độ khác nhau của từng thông số. Các khoảng nồng độ được đánh giá dựa trên<br />
QCVN 08:2008/BTNMT và đặc điểm chất lượng nước sông trên địa bàn tỉnh Thái<br />
Nguyên. Căn cứ vào điểm số thu được, tiến hành xây dựng các hàm tương quan chỉ số phụ<br />
(theo Brown R. M [4]).<br />
2.2. Phương pháp thực hiện<br />
Tổ chức các đợt tham vấn các chuyên gia về đánh giá chất lượng nước mặt tại khu vực<br />
sông Cầu và sông Công tỉnh Thái Nguyên. Chất lượng và các thông số đánh giá được dựa<br />
trên số liệu thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên theo các giai đoạc<br />
khác nhau.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Lựa chọn và đánh giá tầm quan trọng của các thông số trong chỉ số chất lượng<br />
nước<br />
3.1.1. Lựa chọn và đánh giá tầm quan trọng của các thông số chất lượng nước sông trên<br />
địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo phương pháp Delphi<br />
Thực hiện tham vấn 2 đợt: đợt 1 với 41 chuyên gia, đợt 2 với 60 chuyên gia. Kết quả<br />
tính phần trọng số đóng góp (wi) của 9 thông số được lựa chọn nhiều nhất trong tổng số 32<br />
thông số tham vấn ý kiến được nêu trong Bảng 1.<br />
Bảng 1. Thông số và trọng số các thông số được lựa chọn trong xây dựng<br />
chỉ số chất lượng nước các sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.<br />
Điểm xếp hạng Trọng số đóng góp Trọng số đóng Tầm quan<br />
TT Thông số<br />
thông số (mi) trung gian (wi’) góp chính (wi) trọng<br />
1 pH 4,75 6,25 0,12 4<br />
2 TSS 6,25 4,75 0,09 5<br />
3 DO 3,64 7,36 0,15 2<br />
4 BOD5 3,14 7,86 0,17 1<br />
5 Dầu mỡ 6,95 4,05 0,08 6<br />
6 T.Coliform 6,32 4,68 0,09 5<br />
7 COD 4,00 7,00 0,14 3<br />
-<br />
8 NO3 6,93 4,07 0,08 6<br />
3-<br />
9 PO4 6,94 4,06 0,08 6<br />
Như vậy từ kết quả tham vấn (theo phương pháp Delphi) đã lựa chọn ra 9 thông số: pH,<br />
TSS, DO, BOD5, COD, NO3- và PO43-, dầu mỡ, T.Coliform (trong Bảng 1) và nhóm các<br />
chất có độc tính cao (có trọng số bằng 1).<br />
Kết quả lựa chọn này cũng phù hợp với hiện trạng chất lượng nước sông trên địa bàn<br />
tỉnh Thái Nguyên [8].<br />
3.1.2. So sánh thông số lựa chọn với các thông số WQI của NSF và Tổng cục Môi trường<br />
Các thông số được lựa chọn trong nghiên cứu WQI-NSF thực hiện dựa trên phương<br />
pháp Delphi [1,2]. Kết quả mang tính khách quan và phù hợp với điều kiện thực tế khu<br />
vực nghiên cứu. Các nghiên cứu về WQI của Việt Nam, có nghiên cứu sử dụng các thông<br />
số của NSF, còn lại chủ yếu dựa trên phương pháp Delphi để lựa chọn các thông số [9].<br />
Nghiên cứu WQI của Tổng cục Môi trường [6] dựa trên một số thông số theo chương trình<br />
quan trắc hàng năm trên cả nước. Do vậy, trong phần này sẽ so sánh sự lựa chọn các thông<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 137<br />
Hoá học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
số của nghiên cứu này với 2 nghiên cứu điển hình trên. Để WQI được xây dựng phù hợp<br />
với điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Thái Nguyên thì các thông số được lựa chọn trong<br />
nghiên cứu này phải mang tính khoa học và đặc trưng cho khu vực nghiên cứu.<br />
Thông số trong hệ thống WQI-NFS, Tổng cục Môi trường và của nghiên cứu này được<br />
nêu ở bảng sau.<br />
Bảng 2. So sánh các nhóm thông số lựa chọn để xây dựng WQI.<br />
Theo lựa chọn của nghiên cứu<br />
Theo NFS Theo TCMT<br />
đối với Thái Nguyên<br />
1. DO 1. DO 1. DO<br />
2. pH 2. pH 2. pH<br />
3. BOD5 3. BOD5 3. BOD5<br />
4. NO3- 4. NH4+ 4. NO3-<br />
3- 3-<br />
5. PO4 5. PO4 5. PO43-<br />
6. Fecal coliform 6. T.coliform 6. T.coliform<br />
7. Tổng chất rắn (TS) 7. SS 7. SS<br />
8. Nhiệt độ 8. COD 8. COD<br />
9. Độ đục 9. Độ đục 9. Dầu mỡ<br />
10. Nhóm các thông số độc hại<br />
Với đặc điểm tự nhiên và KT-XH của khu vực cũng như các ngành nghề đặc thù của<br />
tỉnh Thái Nguyên, nước sông trên địa bàn tỉnh tiếp nhận các chất ô nhiễm đặc thù có thể<br />
tổng hợp như sau: thông số hóa lý (pH, SS, độ đục, màu...), ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD),<br />
ô nhiễm dinh dưỡng (NO3-, PO43-), ô nhiễm vi sinh (coliform), các chất ảnh hưởng đến đời<br />
sống thủy sinh (dầu mỡ) và một số chất có độc tính cao (kim loại nặng, hóa chất BVTV,<br />
phenol...). Đây là các thông số cần quan tâm trong đánh giá chất lượng nước trên địa bàn<br />
tỉnh Thái Nguyên.<br />
9 thông số và nhóm các chất độc tính cao được nghiên cứu lựa chọn đảm bảo được<br />
khuyến nghị: (i) Nhóm hàm lượng ôxy và nhu cầu ôxy: DO, BOD5 và COD ; (ii) Nhóm<br />
phú dưỡng: NO3- và PO43- ; (iii) Nhóm tác động đến sức khỏe: dầu mỡ và Coliform; (iv)<br />
Nhóm đặc tính vật lý: pH và TSS (v) Nhóm chất rắn trong nước: nhóm các chất có độc<br />
tính cao.<br />
Các thông số lựa chọn cũng đảm bảo 5 tiêu chí: i) Được đo đạc thường xuyên và<br />
thường được sử dụng: theo số liệu quan trắc hàng năm của Chi Cục Môi trường Thái<br />
Nguyên, đây là các thông số trong chương trình quan trắc hàng năm của tỉnh; ii) Có ảnh<br />
hưởng rõ rệt đến hệ thủy sinh hoặc hoạt động giải trí của con người: đây là các thông số<br />
có ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống thủy sinh và hoạt động giải trí; iii) Thông số có nguồn<br />
gốc từ hoạt động con người, gắn với các hoạt động xả thải: 9 thông số và nhóm các thông<br />
số có độc tính cao được đề xuất không những là thông số thuộc bản chất tự nhiên của<br />
nguồn nước mà còn gắn chặt với các hoạt động xả thải của con người. iv) Dễ dàng kiểm<br />
soát thông qua các chương trình giảm thiểu ô nhiễm; và v) Có khoảng giá trị phản ánh rõ<br />
ràng mức độ ô nhiễm, từ không ô nhiễm đến ô nhiễm nặng: các thông số được lựa chọn<br />
đều có trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.<br />
3.2. Kết quả xây dựng mô hình NSF-WQI cải tiến<br />
3.2.1. Công thức tính<br />
Công thức dạng tổng và dạng tích công thức WQI-cải tiến như sau:<br />
+ Dạng tổng và có tính đến trọng số đóng góp:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
138 Nguyễn Lê Tú Quỳnh, Lê Trình, “Xây dựng chỉ số…tỉnh Thái Nguyên”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
k<br />
qđh n <br />
WQIA - cải tiến = <br />
100 1<br />
qi.wi <br />
<br />
(1)<br />
<br />
+ Dạng tích và có tính đến trọng số đóng góp:<br />
k<br />
qđh n wi <br />
WQIM - cải tiến = qi <br />
100 1<br />
(2)<br />
<br />
trong đó, qi là chỉ số phụ của thông số iI, qđh là chỉ số phụ của nhóm các thông số độc hại,<br />
wi: trọng số của thông số i, n là số lượng các thông số tính, k là hệ số mũ, trong đó<br />
n<br />
k 1/ w j<br />
1 (3)<br />
jlà thông số thiếu số liệu, wj là trọng số của thông số thiếu số liệu.<br />
<br />
3.2.2. Xây dựng đồ thị tương quan giữa thông số lựa chọn và chỉ số phụ (qi)<br />
Chỉ số phụ của các thông số thông thường (9 thông số) (qi)<br />
Từ kết quả tổng kết bảng tham vấn ý kiến của các chuyên gia về chất lượng nước để<br />
xây dựng đồ thị tương quan giữa 9 thông số lựa chọn và chỉ số phụ (qi) cho sông trên địa<br />
bàn tỉnh Thái Nguyên, kết quả xây dựng đồ thị tương quan và hàm chỉ số phụ được trình<br />
bày dưới đây.<br />
(4)<br />
(5)<br />
(6)<br />
(7)<br />
(8)<br />
(9)<br />
(10)<br />
(11)<br />
(12)<br />
Ghi chú: x - chỉ số phụ của thông số lựa chọn<br />
Chỉ số phụ của nhóm các chất có độc tính cao<br />
Việc xây dựng giá trị chỉ số phụ của nhóm độc tính cao căn cứ vào: i) QCVN<br />
08:2008/BTNMT quy định 4 giới hạn chất lượng nước; ii) Quy định phân loại chất lượng<br />
nước theo giá trị WQI; và iii) Theo mô hình NSF, Bhargava và một số nghiên cứu: do độc<br />
tính cao, tác hại sức khỏe nên khi một trong các thông số độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép<br />
thì WQI bằng 0. Giá trị chỉ số phụ nhóm các chất độc tính cao theo Bảng 3.<br />
Bảng 3. Quy định giá trị (qđh) chỉ số phụ của các thông số độc tính cao.<br />
Nồng độ của thông số bất kỳ trong nhóm các<br />
Giá trị WQI qđh<br />
thông số độc tính cao (I)<br />
I < A1 100<br />
91 100<br />
I = A1 91<br />
A1 < I < A2 71 90 71<br />
A2 < I < B1 51 70 51<br />
B1 < I < B2 26 50 26<br />
I > B2 0 25 0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 139<br />
Hoá học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
3.2.3. Thang phân loại chất lượng nước<br />
Chất lượng nước được phân loại theo chỉ số WQI như sau.<br />
Bảng 4. Thang phân cấp chất lượng nước sử dụng.<br />
Loại WQI Chất lượng nước<br />
I 91 100 Rất tốt<br />
II 71 90 Tốt<br />
III 51 70 Trung bình (ô nhiễm trung bình)<br />
IV 26 50 Xấu (ô nhiễm nặng)<br />
V 0 25 Rất xấu (ô nhiễm rất nặng)<br />
Kết quả của nghiên cứu xác lập mô hình WQI cải tiến để phân loại chất lượng nước các<br />
sông suối trên địa bàn Thái Nguyên đã được áp dụng và được trình bày trong bài báo khác.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Từ kết quả nghiên cứu nêu trên có thể đưa ra một số kết luận:<br />
Nghiên cứu xây dựng mô hình WQI cải tiến đã lựa chọn 9 thông số và nhóm các thông<br />
số độc tính cao, đây là các thông số đặc trưng phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã<br />
hội tỉnh Thái Nguyên và ý kiến các chuyên gia theo phương pháp Delphi. Các thông số<br />
tính toán và trọng số: pH (0,12), TSS (0,09), DO (0,15), BOD5 (0,17), Dầu mỡ (0,08),<br />
T.Coliform (0,09), COD (0,14), NO3- (0,08), PO43- (0,08) và Nhóm các thông số độc tính<br />
cao (1). Các chỉ số phụ và giản đồ chỉ số phụ cho các thông số đặc trưng dựa trên Quy<br />
chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT và ý kiến chuyên gia. Công thức<br />
tổng quát bao gồm dạng tổng và dạng tích có tính toán trong trường hợp thiếu số liệu.<br />
Thang phân loại chất lượng nước theo WQI được chia làm 5 mức: rất tốt (91 100), tốt<br />
(71 90), trung bình (ô nhiễm trung bình) (51 70), Xấu (ô nhiễm nặng) (26 50) và Rất<br />
xấu (ô nhiễm rất nặng) (0 25).<br />
Công thức WQI cải tiến được đánh giá tính ảo, tính che khuất, kiểm tra độ nhạy và xem<br />
xét trường hợp thiếu số liệu quan trắc đều cho kết quả phù hợp (chi tiết về kết quả áp dụng<br />
thử nghiệm được nêu trong bài báo khác).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Center for Environmental Quality Environmental Engineering and Earth Sciences<br />
(2007), Calculating NSF Water Quality Index, United States of America.<br />
[2]. Ott W. R. (1978), Environmental indices theory and practice.<br />
[3]. Department of Environment (1994), WQI Applied to the Exploits River Watershed:<br />
New Foundlands.<br />
[4]. Brown R. M., McClelland N. I. và Deininger R. A. (1973), A water quality index for<br />
water quality management: Ann Arbor, Michigan: National Sanitation Foundation.<br />
[5]. Bhargava D. S. (1983), Use of a water quality index for river classification and<br />
zoning of Ganga River, Environmental Pollution (Series B), số 6, tr. 51-67.<br />
[6]. Tổng Cục Môi trường (2011), Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm<br />
2011, Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước.<br />
[7]. Gene R. và George W. (1999), The Delphi technique as a forecasting tool: issues<br />
and analysis, International Journal of Forecasting, số 15(4), tr. 353-378.<br />
[8]. Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh<br />
Thái Nguyên (2005-2012).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
140 Nguyễn Lê Tú Quỳnh, Lê Trình, “Xây dựng chỉ số…tỉnh Thái Nguyên”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[9]. Lê Trình (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước<br />
sông hồ vùng Hà Nội theo WQI và đề xuất khả năng sử dụng bảo vệ môi trường<br />
nước”, Sở KHCN Hà Nội.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DEVELOP OF WATER QUALITY INDEX IN THE RIVER ZONING<br />
IN THE THAI NGUYEN PROVINCE<br />
<br />
The study presents methods for developing indicators of river water<br />
quality in accordance with the natural conditions and waste generation<br />
sources in the teritory of Thai Nguyen province and the opinions of experts<br />
following Delphi method. The method is modified from the model of Water<br />
Quality Indicators of US National Sanitation Foundation (NSF). WQI<br />
method modified by the authors selected 9 parameters and groups of highly<br />
toxic substances, characterized for water pollution in Thainguyen; general<br />
formula and function sub-indices for the selected parameters were identified<br />
in this study.<br />
Keywords: Water Quality Index, Thai Nguyen province<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 12 năm 2014<br />
Hoàn thiện ngày 05 tháng 01 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 02 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
§Þa chØ: * ViÖn C«ng nghÖ míi, ViÖn Khoa häc vµ C«ng nghÖ qu©n sù;<br />
** ViÖn Khoa häc m«i trêng vµ Ph¸t triÓn (VESDEC),<br />
Email nguyenletuquynh@yahoo.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 141<br />