Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
lượt xem 1
download
Bài viết "Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đề cập đến yêu cầu xây dựng đội ngũ trí thức và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả vai trò, xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Nguyễn Minh Huyền Trang1 Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Abstract Building a team of Vietnamese intellectuals in the context of the fourth industrial revolution taking place and having a strong impact on all areas of political, economic, cultural and social life is both an opportunity, motivation, but also a challenge. The article mentions the requirements of building a team of intellectuals and proposes solutions to effectively promote the role and build a team of Vietnamese intellectuals in the current context. Keywords: Contingent of intellectuals, 4.0 revolution, management in the context of 4.0 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức ngày càng trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cuộc CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ, đội ngũ tri thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao ngang tầm trình độ với đội ngũ trí thức của các nước tiên tiến, có số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong tình hình mới. Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng trong việc góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, cần xác định cụ thể các yêu cầu xây dựng của đội ngũ trí thức Việt Nam, tác động của cuộc CMCN 4.0 trong bối cảnh hiện nay đặc biệt là đối với lĩnh vực nguồn lực con người, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam thực sự đáp ứng cả về quy mô, số lượng, chất lượng có đóng góp tích cực, đem lại hiệu quả hoạt động của tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và hội nhập quốc tế. 2. NỘI DUNG 2.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng được nâng cao và không ngừng được củng cố Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06-8-2008, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước” đã được xác định trong những năm trước mắt. Đó là hoàn thiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của đội ngũ trí thức; xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ trí thức với quan điểm chỉ đạo: (1) Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng và chất lượng hoạt động của hệ thống 1 nmhtrang@vnuhcm.edu.vn 305
- chính trị. Ðầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững. (2) Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Ðảng và nhà nước giữ vai trò quyết định. Đội ngũ này có vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc, không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. (3) Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước. Hơn mười năm qua, đội ngũ trí thức Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng và đã thực sự hình thành một đội ngũ trí thức mới...có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. Năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 (Tốc độ tăng GDP các năm 2011-2020 lần lượt là: 6,24%; 5,25%; 5,42%; 5,98%; 6,68%; 6,21%; 6,81%; 7,08%; 7,02%; 2,91%) nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới2. Dân số trung bình của nước ta năm 2020 ước tính khoảng 97,58 triệu người, trong đó ước tính cả nước có khoảng 15,27 triệu người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, tăng gần 4 lần so với năm 2009 (năm đầu tiên triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW). Ngoài ra còn có khoảng hơn 400.000 người trí thức Việt kiều (trong đó có hơn 6.000 tiến sĩ và hàng trăm trí thức tên tuổi được đánh giá cao) trên tổng số hơn bốn triệu người Việt Nam đang sinh sống ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay có đặc điểm là một tầng lớp gồm tập hợp các cá nhân có hoạt động chuyên môn nghề nghiệp chuyên nghiệp mà các hoạt động này chủ yếu là các hoạt động tư duy trí tuệ hay là hoạt động lao động trí óc, có trình độ học vấn nhất định, thường là học vấn cao, có hiểu biết sâu rộng, được đào tạo bài bản, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo để tìm kiếm, nghiên cứu, làm giàu và truyền bá tri thức cho người khác, trực tiếp tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội; là đội ngũ quan trọng trong tham mưu xây dựng và hoàn thiện đường lối phát triển, pháp luật, chính sách của các quốc gia; có tinh thần yêu nước, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng do Ðảng lãnh đạo. Đội ngũ trí thức làm nghiên cứu đã tạo ra nhiều sản phẩm là các nghiên cứu khoa học công nghệ được ứng dụng thành công trong thực tiễn, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho sản phẩm; đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội; từng bước nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của đất nước, vươn lên tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới; tham gia tích cực và có đóng góp quan trọng vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và nhà nước. Đồng thời, họ đã sáng tạo nhiều công trình có chất lượng, có giá trị về tư tưởng, văn hóa và nghệ thuật; tham gia công tác lãnh đạo, quản lý trên các lĩnh vực trong hệ thống chính trị các cấp và đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trên nhiều lĩnh vực; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng, trình độ quản lý của nhà nước; xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. 2 Niên giám thống kê Việt Nam năm 2020, Trang 187. 306
- Với quy mô và tác động sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cuộc CMCN 4.0) đội ngũ trí thức Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, dự báo sẽ không đồng đều đối với lực lượng trí thức có kỹ năng thấp, trung bình và cao. Người ta kỳ vọng rằng cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra triển vọng tốt hơn trong quá trình sản xuất đồng thời mang lại một số thay đổi trong hệ thống xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị; trong số những thay đổi đó, vấn đề việc làm và tương lai của công việc đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Với quá trình chuyển đổi sang cuộc CMCN 4.0, một số ý kiến cho rằng tự động hóa và rô-bốt có nhiều khả năng thay thế nhiều công việc do lao động thực hiện và dẫn đến tình trạng mất việc làm nghiêm trọng, những người khác cho rằng cuộc CMCN 4.0 sẽ giúp tăng việc làm ròng bằng cách tạo ra các công việc và lĩnh vực việc làm mới. Cuộc CMCN 4.0 sẽ có sự gia tăng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng mới, đồng thời sẽ kéo theo sự gia tăng của nền kinh tế biểu diễn bấp bênh, thiếu khả năng thương lượng và bảo vệ pháp lý, trong các hình thức làm việc phi tiêu chuẩn và rủi ro thất nghiệp và thiếu việc làm. Trên thực tế, các ngành công nghiệp, cũng như việc làm, liên tục bị biến đổi bởi những thay đổi của thị trường và tiến bộ công nghệ. Quá trình lưu thông thông thường trong các nền kinh tế thị trường được Schumpeter gọi là “sự hủy diệt sáng tạo” (Schumpeter, 1942: 82–85). Đối với quan điểm của Martin Ford (2009), phần lớn các công việc thường được thực hiện bởi sức lao động cuối cùng sẽ được hoàn thành bởi công nghệ tự động hóa và người máy. Ngoài ra, sự hủy diệt sáng tạo sẽ xóa bỏ các ngành công nghiệp cũ trong khi tạo ra những ngành mới và chúng có nhiều khả năng sử dụng nhiều công nghệ. Cuối cùng, với việc chuyển đổi sang nền sản xuất sử dụng nhiều công nghệ, nền kinh tế nói chung sẽ đạt đến “điểm bùng phát”. Ngoài thời điểm này, các công ty sẽ ưu tiên sử dụng nhiều tự động hóa và rô-bốt hơn trong sản xuất hơn là lực lượng lao động (Ford, 2009: 211). Theo nghĩa này, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ước tính rằng tổng số giờ nhiệm vụ được thực hiện bằng tự động hóa chiếm trung bình 29% trong 12 ngành vào năm 2018 sẽ tăng lên 58% vào năm 2022 (WEF, 2018: viii). Một lập luận cho rằng tiến bộ công nghệ trong robot và tự động hóa sẽ dẫn đến mất việc làm ròng hoặc lương thấp hơn khi lao động dần bị thay thế bởi tự động hóa và robot; tình trạng mất việc làm sẽ xảy ra nhiều hơn ở các công việc hành chính và công việc thường ngày có kỹ năng thấp và trung bình, chẳng hạn như kế toán, kiểm tra sản phẩm và vận hành máy móc (Ballester và Elsheikhi, 2018: 8-9). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Châu Âu Mannheim (ZEW), những người áp dụng phương pháp tiếp cận của Frey và Osborne cho Đức, đã kết luận rằng 42% công việc ở Đức có rủi ro cao do tự động hóa. Trong khi rủi ro tự động hóa tăng lên 80% đối với những người lao động có trình độ tiểu học, nguy cơ đó giảm xuống 18% trong số những người có bằng tiến sĩ. Trên thực tế, tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với công việc có liên quan chặt chẽ đến trình độ kỹ năng của người lao động và liệu công việc đó có thường xuyên hay không. Phần lớn các nghiên cứu thừa nhận rằng tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với người lao động có tay nghề cao sẽ ít hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lập luận rằng những người lao động có tay nghề thấp sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn trong khi những nghiên cứu khác cho rằng những người có tay nghề trung bình sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn (Choi, 2017). Mặc dù công nghệ trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 loại bỏ một số công việc trong một số lĩnh vực, nhưng với sự tăng trưởng kinh tế và đổi mới được cung cấp bởi công nghệ, các doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ mới được phát triển từ đó tạo ra nhiều việc làm mới. Một số chuyên 307
- gia tin rằng sẽ không xảy ra tình trạng mất việc làm, vì nhu cầu tăng đối với các sản phẩm chất lượng sẽ tác động tích cực đến việc tạo việc làm cho lao động có tay nghề cao. 2.2. Yêu cầu xây dựng đội ngũ trí thức mới trong bối cảnh hiện nay Xây dựng đội ngũ trí thức trong bối cảnh hiện nay cần vừa cải tạo và sử dụng những trí thức cũ, vừa xây dựng đồng thời phát triển lực lượng trí thức mới, để đề cao, coi trọng các biện pháp, chính sách động viên, khuyến khích đội ngũ trí thức tham gia vào sự nghiệp cách mạng; để xây dựng đội ngũ trí thức có phẩm chất khoa học, có đạo đức và năng lực thực tiễn cao. Đó là một trong những vấn đề then chốt cần được chú trọng. Cần chú trọng tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức, đặc biệt là lực lượng trí thức trẻ, trí thức kế cận. Trong quá trình xây dựng và đào tạo trí thức, bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khoa học - công nghệ, cần đặc biệt coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức, phong cách làm việc cho đội ngũ trí thức. Đào tạo xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam cần chú trọng thực hiện quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng và đào tạo đội ngũ trí thức. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người trí thức phải học trong sách vở, học người đi trước, học ngay chính nhân dân, bởi vì nhân dân có những cách giải quyết hết sức đơn giản đối với các vấn đề phức tạp mà người trí thức nghĩ mãi không ra; vì vậy, phải trân trọng và đề cao nhân dân. Đối với những trí thức hoạt động trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, phải xác định nhân dân chính là nguồn “nhựa sống” vô cùng quý báu cung cấp nhiều dữ liệu cho nhà văn, mà nếu rời xa nguồn “nhựa sống” đó thì nhà văn sẽ không thể nào sáng tác những tác phẩm hay được. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện “tài”, “đức” cho cán bộ, trong đó có đội ngũ trí thức. Người khẳng định, “có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người” 3. Tiêu chí đào tạo người trí thức trong chế độ mới được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định cụ thể, đó là phải đào tạo toàn diện cả đức và tài. Để có được tài, đức, đội ngũ trí thức cần phải không ngừng học tập, nắm vững khoa học, kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nắm vững khoa học, kỹ thuật sẽ giúp nâng cao năng suất và tiết kiệm sức lao động, đồng thời tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Người trí thức cũng cần phải có tinh thần lao động tích cực, khiêm tốn, học hỏi nhân dân. Bên cạnh việc khẳng định những cống hiến, hy sinh của đội ngũ trí thức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế và thiếu sót mà giới trí thức thường hay mắc phải, như bệnh kiêu căng, tự phụ, khinh thường người khác, khinh lao động chân tay, ngại khó nhọc…Từ đó, Người chân tình khuyên nhủ: “Trí thức là hiểu biết” nên “cần phải biết rõ cái khuyết điểm của mình. Phải khiêm tốn. Chớ kiêu ngạo. Phải ra sức làm các việc thực tế4. Ngoài ra, người trí thức phải khiêm tốn học hỏi 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 399. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 275. 308
- nhân dân, phải làm gương cho nhân dân, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. 2.3. Quản lý hiệu quả hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học phát triển trong bối cảnh CMCN 4.0 Sự gia tăng về tỉ lệ dân số học đại học là một hiện tượng toàn cầu. Theo đó, một báo cáo mới đây của UNESCO đã khẳng định rằng “trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, tỉ lệ dân số học đại học đã tăng khoảng 10 điểm phần trăm hoặc thậm chí cao hơn ở nhiều khu vực như châu Âu, châu Á, Mỹ Latinh và Caribbean”. Trên thực tế, việc phổ cập giáo dục đại học (GDĐH) có ý nghĩa định hình xã hội theo nhiều phương diện khác nhau. Người tốt nghiệp đại học sẽ có thu nhập cao hơn những người không đạt được trình độ này, ngay cả khi thực tế cho thấy “đặc quyền” thu nhập của đối tượng này đang có xu hướng giảm xuống. Với sự gia tăng tỉ lệ người dân học đại học và có bằng tốt nghiệp, có thể khẳng định các cơ sở GDĐH là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ giá trị của mỗi quốc gia. Theo chuyên gia về GDĐH của Ngân hàng thế giới Francisco Marmolejo cho biết, hệ thống các cơ sở GDĐH trên toàn thế giới sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, khi đó dự báo lượng kiến thức chúng ta có ngày nay chỉ đóng góp 1% trong 30 năm tới và thị trường việc làm sẽ tràn ngập những nhân viên có kỹ năng cao, sáng tạo và có tư duy phản biện, đồng thời sẽ đặt ra yêu cầu phát triển các cơ sở GDĐH, hệ thống các cơ sở này trên thế giới linh hoạt hơn, sẵn sàng đối mặt với bất kỳ thách thức nào để đem lại cơ hội học tập đại học cho mọi đối tượng, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là các đối tượng yếu thế. Cuộc CMCN 4.0 đã và đang đòi hỏi các nhà nước phải định hướng các cơ sở GDĐH phải chuyển sang mô hình dạy-học hoàn toàn mới. Mô hình mới này với trợ giúp của e- Learning và hệ thống quản lý học tập (Learning management system-LMS) để đánh giá trình độ kiến thức và kỹ năng hiện tại của người học, hỗ trợ thầy và trò xác định mục tiêu học phù hợp, chọn hướng dẫn thích nghi cho từng đối tượng. Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ, quản lý hiệu quả đối với các cơ sở GDĐH của mỗi nước có những đặc điểm đặc thù riêng nhưng đồng thời cũng có tính chất quốc tế chung, nhằm đáp ứng xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế của mọi nền giáo dục đại học thuộc mọi nơi trên thế giới. Trước tác động của cuộc CMCN 4.0, quản lý hiệu quả đối với các cơ sở GDĐH sẽ tạo ra thời cơ lớn để có thể phát triển và đối với các cơ sở GDĐH Việt Nam có thể phát triển ngang tầm khu vực và thế giới. Các cơ sở GDĐH sẽ có diện mạo mới nhờ sự đổi mới về nhận thức - tư duy, cơ chế quản lý, tự chủ của các cơ sở này, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, nhà khoa học, đội ngũ nghiên cứu viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở GDĐH. 2.4. Giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 Đại hội XIII của Đảng đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ trí thức và thu hút nhân tài, vì vậy cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau: - Tiếp tục hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức thông qua việc ban hành quy chế, quy định trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển đội ngũ trí thức, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Tạo hành lang pháp 309
- lý thuận lợi, xây dựng cơ chế hoạt động, tổ chức nhiều diễn đàn để khuyến khích và bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của trí thức khi tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện, giám định các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Phê phán và xóa bỏ sự coi nhẹ, thành kiến và quy chụp đối với những ý kiến phản biện mang tính xây dựng. - Nhà nước đầu tư xây dựng một số khu đô thị khoa học, khu công nghệ cao, tổ hợp khoa học - sản xuất, trường đại học trọng điểm, các trung tâm văn hóa hiện đại để thúc đẩy hoạt động sáng tạo của trí thức trong và ngoài nước. - Tăng cường mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và văn nghệ. - Ðổi mới công tác cán bộ, thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, khắc phục tình trạng hành chính hóa, thiếu công khai, minh bạch trong các khâu tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ quản lý, đặc biệt là chú trọng các hoạt động thu hút nhân tài trí thức trong và ngoài nước nhằm góp phần xây dựng và phát triển đất nước. - Có chính sách về lương, thu nhập và đãi ngộ hợp lý cho cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý tại các cơ sở GDĐH, thể hiện ưu đãi của nhà nước cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở GDĐH. - Hình thành hệ thống dự báo nguồn lực quốc gia (cho cả nhu cầu trong nước và nhu cầu hội nhập hợp tác quốc tế) để làm cơ sở phát triển hệ thống, điều chỉnh cơ cấu GDĐH, định hướng đào tạo nhân lực đón đầu cho quá trình phát triển đất nước. - Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước. - Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Gắn đào tạo đại học và sau đại học với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh. Xây dựng một số trường đại học ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. - Ðề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ trí thức; Xây dựng quy chế, cơ chế thông tin giúp trí thức kịp thời nắm vững các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước và tình hình thực tiễn của đất nước, địa phương. - Tôn vinh trí thức, nhà khoa học tiêu biểu có những đóng góp tích cực cho sự phát triển. Tạo môi trường làm việc thực sự phát huy dân chủ và khuyến khích trí thức tự do sáng tạo trong nghiên cứu, sáng tác; công bằng, liêm chính trong học thuật, nghiên cứu, sáng tạo, trong triển khai ứng dụng khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội. Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của cuộc CMCN 4.0 và những tác động mạnh mẽ của nó, đội ngũ trí thức vẫn sẽ tiếp tục là nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, ở đó vai trò của các cơ sở GDĐH Việt Nam thật sự vô cùng quan trọng. Để hoàn thành mục tiêu phát triển của Việt Nam trong thời gian tới đòi hỏi phải phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức. Chính vì vậy, cần tiếp tục thực hiện, triển khai các biện 310
- pháp để củng cố, nâng cao vai trò, khẳng định vị trí và trách nhiệm của đội ngũ trí thức Việt Nam đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. 3. KẾT LUẬN Đội ngũ trí thức Việt Nam luôn có vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khơi dậy mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, trí tuệ của dân tộc, nhất là đội ngũ trí thức ra sức cống hiến cho sự phát triển đất nước, trong đó, tận dụng tiềm năng, thế mạnh cũng những tác động tích cực của cuộc CMCN 4.0 để xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam, một trong những nguồn lực cơ bản, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước. Cần hiểu rõ, xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, trong đó Ðảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định, cùng với đó là trách nhiệm tham gia của các tổ chức trong xã hội. Việc triển khai sâu rộng các nội dung chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực trong đó có các chính sách hiệu quả xây dựng đội ngũ trí thức, qua đó đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước phồn vinh, vững mạnh, có năng lực hội nhập trong bối cảnh hiện nay, ngày càng khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. [2] Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (4/11/2013), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 29-NQ/TW. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo kết quả đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 77/NQ- CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017. [4] Chính phủ (2/11/2005), Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP. [5] Chính phủ (30/12/2019), Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học, Nghị định số 99/2019/NĐ-CP. [6] Chính phủ (21/6/2021), Quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. [7] Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (06/8/2008), “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”, Nghị quyết số 27-NQ/TW. [8] https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/815949/phat- trien%2C-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong- nghiep-lan-thu-tu.aspx [9] https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/51979 /xay-dung-va-phat- trien-doi-ngu-tri-thuc---muoi-nam-nhin-lai.aspx [10] PGS.TS Trần Quốc Toản (chủ biên) (2012), Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 311
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng đội ngũ trí thức thành phố hồ chí minh và giải pháp phát triển đội ngũ trí thức phục vụ sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế
10 p | 154 | 12
-
Quan điểm của V.I. Lênin về trí thức và vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay
9 p | 98 | 9
-
Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
9 p | 25 | 7
-
Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
7 p | 115 | 7
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức
6 p | 89 | 7
-
Những vấn đề cơ bản Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
6 p | 115 | 5
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và ý nghĩa trong việc sử dụng, đào tạo đội ngũ trí thức ở việt nam hiện nay
7 p | 64 | 5
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài và sự vận dụng tư tưởng đó ở Việt Nam hiện nay
7 p | 12 | 4
-
Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh
6 p | 41 | 4
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
6 p | 86 | 4
-
Xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Thủ đô Hà Nội
7 p | 76 | 4
-
Suy nghĩ về tiêu chuẩn để trở thành "đầy tớ trung thành của nhân dân" trong việc xây dựng đội ngũ đảng viên ở Bộ môn Lý luận chính trị, trường Đại học Đồng Nai
9 p | 82 | 4
-
Xây dựng hệ giá trị của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay
8 p | 8 | 3
-
Đội ngũ trí thức ngành giáo dục ở Việt Nam hiện nay
7 p | 73 | 2
-
Trí thức và nhân tài: Phần 1
111 p | 3 | 2
-
Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3 p | 4 | 1
-
Xây dựng hệ giá trị của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
7 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn