JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 138-145<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0015<br />
<br />
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ KĨ NĂNG<br />
GIÚP TRẺ BẠI NÃO CÓ THỂ HOÀ NHẬP TRONG TRƯỜNG MẦM NON<br />
Đặng Lộc Thọ<br />
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương<br />
Tóm tắt. Bại não là một khuyết tật về vận động, do hậu quả của sự tổn thương hoặc sự bất<br />
thường của não không tiến triển xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển não bộ.<br />
Bại não gây bất thường về tư thế, bất thường về các mẫu hoạt động, chậm phát triển các<br />
mốc chức năng vận động. Bài viết đề cập đến các vấn đề cơ bản sau: (i) Đặc điểm và những<br />
khó khăn của trẻ bại não về kĩ năng cơ bản; (ii) Xây dựng một số bài tập hỗ trợ rèn luyện<br />
và phát triển kĩ năng giúp trẻ bại não có thể hoà nhập tại các trường mầm non như: kĩ năng<br />
nghe – nhìn, vận động tinh, kĩ năng sinh hoạt hàng ngày, kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ.<br />
Từ khóa: Trẻ khuyết tật, bại não, rèn luyện kĩ năng, giáo dục mầm non, giáo dục hoà nhập.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Bại não là các rối loạn vận động do tổn thương não không tiến triển xảy ra vào giai đoạn<br />
trước khi sinh, trong khi sinh, sau khi sinh đến 5 tuổi biểu hiện bằng các khó khăn về vận động, trí<br />
tuệ, giác quan, giao tiếp và hành vi [1]. Tại Việt Nam, cả nước có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật<br />
(TKT) độ tuổi từ 0 đến 17 (chiếm 1,18% dân số), khuyết tật phổ biến nhất của trẻ trong điều trị tại<br />
cộng đồng là khuyết tật vận động chiếm 22,4%, trong số này thì nhóm trẻ bại não chiếm khoảng<br />
50%, tương đương 134.400 trường hợp (theo báo cáo của tổng cục thống kê và UNICEF giai đọan<br />
1998 đến 2004); số lượng TKT đi học chỉ chiếm 24,22%, khoảng 700.000 trẻ khuyết tật chưa từng<br />
được đến trường (theo báo cáo thống kê của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam).<br />
Nghiên cứu về trị liệu hoạt động, phục hồi chức năng có: “Nghiên cứu một số đặc điểm<br />
dịch tễ học, lâm sàng và nhu cầu phục hồi chức năng ở trẻ bại não” của Trần Thị Thu Hà (2002)<br />
[1], Phục hồi chức năng cho trẻ bại não của Hà Hoàng Kiệm (2005) [2], Nghiên cứu thực trạng trẻ<br />
bại não từ 0 - 60 tháng tuổi tại khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Nhi Trung ương của Phạm Thị<br />
Nhuyên (2013) [3]. Nghiên cứu về vấn đề kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ của TKT, trong đó có trẻ bại<br />
não đã được đưa ra các hướng chính như: giao tiếp ngôn ngữ với trẻ em của Tara Winterton (1997)<br />
[7]; đại cương giáo dục trẻ KTTT của Nguyễn Thị Hoàng Yến, Đỗ Thị Thảo (2010) [6]; các tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán từ DSM - 5 của Hiệp hội Tâm thần Mỹ (2013) [8]; nghiên cứu về lời nói và rối<br />
loạn ngôn ngữ ở trẻ em khuyết tật trí tuệ ở Bosnia và Herzegovina của tác giả Haris Memisevic,<br />
Selmer Hadzic (2013) [9]; Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học tiểu học<br />
hoà nhập của Đinh Nguyễn Trang Thu (2015) [5]. . .<br />
Cơ hội để trẻ bại não có thể học tập và hòa nhập cuộc sống, cộng đồng là phải có sự hỗ trợ<br />
rèn luyện một số kĩ năng để giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ. Để thực hiện được điều này cần<br />
Ngày nhận bài: 18/10/2016. Ngày nhận đăng: 5/1/2017.<br />
Liên hệ: Đặng Lộc Thọ, e-mail: tho1962@gmail.com<br />
<br />
138<br />
<br />
Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển một số kĩ năng giúp trẻ bại não có thể...<br />
<br />
có sự hỗ trợ của các nhà làm công tác can thiệp sớm, các giáo viên và cha mẹ trẻ. Bài viết đề cập<br />
đến các vấn đề nghiên cứu sau: (i) Đặc điểm và những khó khăn của trẻ bại não về kĩ năng cơ bản;<br />
(ii) Xây dựng một số bài tập hỗ trợ rèn luyện và phát triển kĩ năng giúp trẻ bại não có thể hoà nhập<br />
tại các trường mầm non như: kĩ năng nghe – nhìn, vận động tinh, kĩ năng sinh hoạt hàng ngày, kĩ<br />
năng giao tiếp, ngôn ngữ.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Đặc điểm và những khó khăn của trẻ bại não<br />
<br />
2.1.1. Đặc điểm các dạng bại não<br />
Bại não là một khuyết tật về vận động do hậu quả của sự tổn thương hoặc sự bất thường của<br />
não không tiến triển xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển não bộ: Bại não gây bất<br />
thường về tư thế, về các mẫu hoạt động, chậm phát triển các mốc chức năng vận động; bại não liên<br />
quan đến khiếm khuyết về thần kinh, chức năng vận động và một số các khiếm khuyết khác như:<br />
nghe, nhìn, hệ cơ xương và khả năng học [1-3]. Có ba thể Bại não:<br />
Bại não thể liệt cứng (Spastic cerebral palsy). Trong tổng số những trẻ bị mắc bệnh bại não<br />
thì có đến 70 - 80% số trẻ bị mắc bệnh bại não thể liệt cứng với các cơ co cứng, cử động khó khăn.<br />
Khi cả hai chân đều bị liệt (liệt cứng hai chi dưới), đứa trẻ có thể gặp khó khăn khi đi bởi vì các cơ<br />
bó sát trong hông và chân làm cho hai chân chụm vào nhau và giao nhau tại đầu gối (còn được gọi<br />
là cắt kéo). Trong những trường hợp khác, chỉ một bên cơ thể bị liệt (liệt cứng nửa người) và cánh<br />
tay thường bị liệt nghiêm trọng hơn chân. Trường hợp nghiêm trọng nhất là liệt cứng tứ chi, trong<br />
đó cả bốn chi và thân người bị liệt và thường thì cả các cơ điều khiển mồm và lưỡi cũng bị liệt. Trẻ<br />
em bị liệt cứng tứ chi bị chậm trí tuệ và có những vấn đề khác.<br />
Bại não thể múa vờn (Dyskinetic cerebral palsy). Trong tổng số những trẻ mắc bệnh bại não<br />
thì có khoảng 10 – 20% số trẻ mắc bệnh bại não thể múa vờn, gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể.<br />
Đây là thể bệnh được đặc trưng bằng sự thay đổi thất thường của trương lực cơ (lúc tăng, lúc giảm)<br />
và thỉnh thoảng có những cử động không kiểm soát được (có thể là những cử động chậm và đau<br />
hoặc nhanh và giật giật). Trẻ mắc bệnh này thường khó có tư thế ngồi hoặc dáng đi bình thường.<br />
Do các cơ điều khiển nét mặt và lưỡi cũng bị ảnh hưởng cho nên người bệnh cũng gặp khó khăn<br />
khi bú, nuốt và nói.<br />
Bại não thể thất điều (Ataxic cerebral palsy). Trong tổng số những trẻ mắc bệnh bại não thì<br />
có khoảng 5 - 10% số trẻ mắc bệnh bại não thể thất điều, căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng cân<br />
bằng tư thế và phối hợp động tác. Trẻ thường đi nhưng với một dáng điệu không vững và gặp khó<br />
khăn với những cử động cần phải có sự phối hợp chính xác như viết.<br />
<br />
2.1.2. Một số khó khăn ở trẻ bại não<br />
Trẻ bại não có thể bị liệt cứng nửa người (tay và chân một bên người bị tổn thương), liệt<br />
cứng hai chân (hai chân bị tổn thương), liệt cứng tứ chi (tứ chi bị tổn thương), liệt một chi (một<br />
chi bị tổn thương). Điều này đã dẫn đến những hạn chế về một số kĩ năng cơ bản như [1], [2],<br />
[3]: (i) Chậm phát triển kĩ năng giao tiếp sớm (trong 12 tháng đầu) như: Kĩ năng tập trung (không<br />
quay đầu đáp ứng với âm thanh, đồ chơi có màu sắc, nhìn vào mặt mẹ, người thân); kĩ năng bắt<br />
chước-lần lượt (không hóng chuyện, không biểu lộ tình cảm, không quay đầu theo tiếng động); kĩ<br />
năng chơi (cầm đồ vật, phối hợp tay - mắt, sự thích thú với trò chơi có tính xã hội); kĩ năng giao<br />
tiếp cử chỉ (thể hiện nét mặt, dùng mắt để thể hiện vui thích...); (ii) Chậm phát triển kĩ năng ngôn<br />
ngữ: kĩ năng hiểu ngôn ngữ, phát âm, dùng ngôn ngữ để giao tiếp...; (iii) Khuyết tật trí tuệ (Một số<br />
trẻ kèm theo khuyết tật trí tuệ có khó khăn về ghi nhớ, chậm tiếp thu, lĩnh hội kiến thức); (iv) Rối<br />
139<br />
<br />
Đặng Lộc Thọ<br />
<br />
loạn điều hòa cảm giác: Khi ta sờ nhẹ vào má, chạm tóc búp bê... vào người trẻ khiến trẻ phản ứng<br />
dữ dội, giật mình, co cứng toàn thân, khóc thét... Trẻ bại não thường kèm theo liệt các dây thần<br />
kinh sọ não (lác mắt, sụp mí, mù, điếc, méo miệng...).<br />
Ngoài ra, trẻ bại não còn có những khó khăn về: (i) Vấn đề về ăn uống: Khó khăn khi mút<br />
bú, nhai, nuốt do kiểm soát đầu cổ, vận động của miệng - lưỡi và cơ nhai kém; khả năng tự ăn<br />
uống khó khăn do vận động cầm nắm của hai tay kém; (ii) Vấn đề tự chăm sóc: Trẻ gặp khó khăn<br />
trong việc tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn - uống, cởi - mặc quần áo, chải<br />
đầu, đi vệ sinh, vệ sinh thân thể và di chuyển; (iii) Vấn đề học hành: Một số trẻ bại não kèm theo<br />
khuyết tật trí tuệ nhưng nhiều trẻ trẻ bại não có trí thông minh bình thường nên trẻ không gặp khó<br />
khăn về việc học, trẻ gặp khó khăn hoặc hạn chế về chơi cùng các bạn do vận động tay chân khó<br />
khăn và gặp khó khăn về khả năng thích nghi với môi trường, trường học [1-3].<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Bài tập hỗ trợ phát triển các kĩ năng cho trẻ bại não<br />
<br />
Dù là thể bại não liệt cứng, múa vờn hay thất điều, nhu cầu hỗ trợ cần tập trung cho nhóm<br />
trẻ này thường tập trung vào các vấn đề: (i) Hỗ trợ phát triển tri giác thị giác, thính giác; (ii) Hỗ<br />
trợ kĩ năng vận động; (iii) Hỗ trợ kĩ năng tự phục vụ; (iv) Hỗ trợ kĩ năng giao tiếp; (v) Hỗ trợ nhận<br />
thức và khả năng học tập [1-3]. Dưới đây là một số bài tập luyện tập đã được sắp xếp tương ứng<br />
các nhóm kể trên.<br />
<br />
2.2.1. Bài tập hỗ trợ phát triển tri giác thị giác, thính giác<br />
- Bài tập 1. Kích thích nhận thức về nghe - nhìn:<br />
+ Mục đích: Phát triển khả năng nghe và khả năng nhìn cho trẻ<br />
+ Nội dung: Bài tập can thiệp cá nhân giúp trẻ nhìn thẳng, nhìn hai bên, nhìn theo vật di<br />
chuyển, kết hợp nhìn vật di chuyển có âm thanh.<br />
+ Cách thức tiến hành: Cho trẻ ngồi trên ghế, đặt trẻ nằm ngửa trên đùi, đầu ở vị trí trung<br />
gian, khen ngợi trẻ khi mắt trẻ nhìn thẳng vào mặt người cùng chơi, dụi mặt vào mặt trẻ rồi đưa<br />
mặt ra xa trong lúc trẻ đang nhìn theo; ngồi trên ghế, đặt trẻ nửa nằm nửa ngồi trên đùi, đầu dựa<br />
vào bàn ở vị trí trung gian; di chuyển một đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có tiếng nhạc vui tai (như<br />
xúc xắc, chút chít...) cho trẻ dõi theo.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Bài tập hỗ trợ phát triển kĩ năng vận động tinh của bàn tay<br />
<br />
Chức năng vận động tinh của hai bàn tay (cầm nắm, thả đồ vật, với cầm đồ vật, phối hợp<br />
hai tay) đóng vai trò rất quan trọng trước khi trẻ có thể tự lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng<br />
ngày. Chức năng vận động tinh của hai bàn tay ở trẻ bại não thường bị ảnh hưởng ngay sau khi bị<br />
tổn thương não và về sau này nên huấn luyện vận động tinh phải được tiến hành càng sớm càng<br />
tốt, ngay sau khi phát hiện và chẩn đoán trẻ bại não. Phải phối hợp huấn luyện kĩ năng vận động<br />
tinh của tay song song với các biện pháp phục hồi chức năng khác.<br />
- Bài tập 2. Kích thích khả năng của bàn tay<br />
+ Mục đích: Phát triển khả năng vận động tinh của đôi bàn tay<br />
+ Nội dung: Bài tập cầm, nắm, thả (bài tập đơn và bài tập phối hợp).<br />
+ Cách thức tiến hành: Cho trẻ cầm đồ chơi có tay cầm vừa với đôi tay của trẻ để trẻ tập<br />
dượt khả năng cầm đồ vật, trẻ có thể vung vẩy đồ chơi hoặc là đưa lên đưa xuống. Cho trẻ cầm hạt<br />
gỗ hoặc đồ chơi nhỏ đưa lên và thả vào hộp. Nếu trẻ chưa thực hiện có thể cầm tay trợ giúp trẻ lúc<br />
đầu (làm mẫu cho trẻ xem).<br />
- Bài tập 3. Phát triển kĩ năng sớm của bàn tay:<br />
140<br />
<br />
Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển một số kĩ năng giúp trẻ bại não có thể...<br />
<br />
+ Mục đích: Rèn luyện kĩ năng sớm của đôi bàn tay<br />
+ Nội dung: Bài tập cầm, nắm, thả phối hợp tay mắt khi thực hiện vận động<br />
+ Cách thức tiến hành: Cho trẻ cầm, nắm đồ chơi hoặc đồ vật bằng một tay hoặc hai tay có<br />
sự kết hợp nhặt lên, thả vào theo yêu cầu của cô và mẹ. Có thể làm mẫu và gợi ý bằng lời nói cho<br />
trẻ hiểu về việc trẻ cần làm; trong khi tập tay này thì tay kia của trẻ phải đặt trên mặt bàn, luôn<br />
luôn chỉnh lại tư thế ngồi cho trẻ, yêu cầu trẻ phối hợp tay - mắt; khen ngợi kịp thời sau mỗi động<br />
tác tốt, khi trẻ đã tiến bộ hơn thì giảm bớt sự trợ giúp.<br />
- Bài tập 4. Kích thích trẻ với cầm và phối hợp tay - mắt:<br />
+ Mục đích: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng cầm và phối hợp tay mắt<br />
+ Nội dung: Bài tập can thiệp cá nhân phối hợp nhìn với cầm, nắm của bàn tay<br />
+ Cách thức tiến hành: Cho trẻ nằm trên giường hoặc cho trẻ nằm ngửa trên bụng, đầu ở vị<br />
trí trung gian, cầm tay trẻ chạm mặt mình trong khi mắt trẻ nhìn thẳng vào mặt người cùng chơi;<br />
bế trẻ trước ngực để tay trẻ chạm vào vòng đeo cổ và cầm chân trẻ đưa ra phía trước mặt trẻ để trẻ<br />
chạm tay vào hai chân người cùng chơi; cho trẻ nằm sấp trên đùi, hai tay đưa ra phía trước mặt để<br />
trẻ chạm tay vào đồ chơi.<br />
- Bài tập 5. Tập cầm nắm bằng hai tay:<br />
+ Mục đích: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng cầm nắm bằng hai tay<br />
+ Nội dung: Bài tập can thiệp cá nhân rèn khả năng cầm, nắm bằng tay<br />
+ Cách thức tiến hành: Cho trẻ ngồi trên đùi, dùng hai tay duỗi khuỷu, tách hai tay trẻ ra<br />
khỏi người đưa ra trước mặt, hỗ trợ trẻ cầm quả táo cho vào miệng. Khi hai tay trẻ cầm nắm tốt<br />
hơn, dùng hai tay dạng háng, đẩy hai vai trẻ ra trước trong lúc trẻ cầm quả táo đưa vào miệng trẻ,<br />
hỗ trợ trẻ ăn táo bằng cách giữ và nâng tay trẻ.<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Bài tập hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày<br />
<br />
Kĩ năng sinh hoạt hàng ngày bao gồm: ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, mặc quần áo... của trẻ<br />
bại não thường bị ảnh hưởng. Hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày được<br />
tiến hành càng sớm càng tốt, ngay sau khi phát hiện và chẩn đoán trẻ bại não, nếu được huấn luyện<br />
sớm, đúng và kiên trì nhiều trẻ bại não có thể tự lập trong cuộc sống hàng ngày.<br />
Việc hỗ trợ phát triển kĩ năng sinh hoạt hàng ngày phải chia một hoạt động cần dạy trẻ ra<br />
thành từng bước nhỏ, giải thích và làm mẫu các bước của hoạt động đó, sau đó dạy trẻ từng bước<br />
một từ đầu đến cuối hoặc từ cuối lên đầu. Để trẻ tham gia bước mà nó thích nhất, ta làm nốt các<br />
bước khác, khen trẻ sau mỗi bước trẻ tự làm hoặc tham gia làm. Khi trẻ làm tốt một bước, dạy trẻ<br />
làm thêm một bước nữa, giảm dần sự trợ giúp và tăng dần sự tự lập của trẻ.<br />
a. Kĩ năng tự ăn<br />
- Một số điểm chú ý về kĩ thuật kiểm soát miệng khi cho trẻ ăn uống: Khi thức ăn đã được<br />
cho vào trong miệng trẻ, dùng các ngón tay nâng hàm dưới của trẻ lên giúp trẻ ngậm môi giữ thức<br />
ăn và nhai nuốt tốt hơn. Không để trẻ đưa thức ăn từ trên xuống vào miệng, trẻ sẽ phải ưỡn đầu ra<br />
sau, toàn thân trở nên co cứng làm trẻ rất khó mút, nhai, nuốt.<br />
- Bài tập 6. Tập cho trẻ ăn, uống ở tư thế ngồi:<br />
+ Mục đích: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng ăn, uống ở tư thế ngồi<br />
+ Nội dung: Bài tập giúp trẻ tự ăn<br />
+ Cách thức tiến hành: Trẻ ngồi trên ghế đầu ở vị trí trung gian và hơi gập, một tay ta cố<br />
định một bên vai trẻ, tay kia hỗ trợ tại khớp cổ tay giúp trẻ đưa thức ăn từ dưới lên vào miệng.<br />
- Đối với một số trường hợp cá biệt, trước tiên cần tập cho trẻ ăn uống ở tư thế nằm: Cho trẻ<br />
141<br />
<br />
Đặng Lộc Thọ<br />
<br />
ngồi trên ghế, đặt trẻ nằm ngửa trên đùi, đầu ở vị trí trung gian và hơi gập, đưa bình sữa/ thìa thức<br />
ăn từ dưới lên vào miệng trẻ.<br />
b. Kĩ năng vệ sinh<br />
- Bài tập 7. Tập cho trẻ đi vệ sinh:<br />
+ Mục đích: Rèn luyện cho trẻ khả năng đi vệ sinh<br />
+ Nội dung: Bài tập luyện kĩ năng tự đi vệ sinh<br />
+ Cách thức tiến hành: Đặt bô lên ghế, hai tay giữ bô ở tư thế gập háng, đưa người ra trước,<br />
hai chân tách rời. Thiết lập hệ thống hỗ trợ trẻ bám tay khi đi vệ sinh.<br />
c. Kĩ năng cởi - mặc quần áo<br />
- Chọn tư thế cho trẻ: Tư thế ngồi tốt giúp trẻ ổn định tư thế khi thay quần áo. Khi trẻ đã<br />
biết ngồi, hai tay ta cố định hông hoặc đùi giúp trẻ tự xỏ bít tất. Trẻ bại não chưa tự ngồi có thể<br />
học cách mặc quần ở tư thế nằm, khi đó xoay người trẻ sang phía người hỗ trợ để có thể dễ dàng<br />
hỗ trợ trẻ thay quần áo và có thể giao tiếp với trẻ (nếu ta đứng ở một bên, trẻ quay mặt sang bên<br />
kia sẽ khiến ta gặp khó khăn khi hỗ trợ trẻ duỗi khuỷu tay để cởi áo).<br />
- Bài tập 8. Phát triển trẻ kĩ năng thay quần áo:<br />
+ Mục đích: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng thay quần áo<br />
+ Nội dung: Bài tập rèn kĩ năng tập các động tác giúp trẻ tự thay quần, thay áo<br />
+ Cách thức tiến hành: Trẻ nằm sấp/ ngồi hai tay cầm 1 cái vòng xỏ vào chân, tháo ra khỏi<br />
chân; trẻ ngồi trên ghế, hai tay cầm vòng xỏ vào đầu, tuột dần xuống chân (đây là kĩ năng vận động<br />
trẻ phải làm khi thay hoặc mặc quần, áo).<br />
<br />
2.5.<br />
<br />
Bài tập hỗ trợ kĩ năng về giao tiếp, ngôn ngữ để hỗ trợ trẻ học tập<br />
<br />
- Một số điểm lưu ý khi hỗ trợ kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ cho trẻ bại não<br />
+ Trẻ bại não do ảnh hưởng về điều hòa cảm giác - vận động nên ảnh hưởng đến việc phát<br />
âm của trẻ chứ không phải do chậm phát triển trí tuệ. Vì vậy, đặt trẻ ngồi đúng tư thế trên ghế tạo<br />
thuận cho trẻ giao tiếp, phát âm tốt hơn. Tư thế ngồi đúng, kiểm soát đầu cổ và thân mình tốt có<br />
thể giúp trẻ tăng âm lượng khi học phát âm. Người dạy trẻ ngồi ngang tầm mắt với trẻ.<br />
+ Phải thực hiện bài tập vận động cơ miệng (đóng, mở miệng) trong các sinh hoạt hàng<br />
ngày như ăn, uống, ngủ... Không nên yêu cầu trẻ đóng, mở miệng như một bài tập độc lập. Các bài<br />
tập tăng cường điều hòa cảm giác ở miệng, răng, lợi có thế giúp trẻ phát âm tốt hơn. Nếu trẻ phát<br />
âm kém do vấn đề hô hấp không thể khắc phục được bằng tập thổi bóng vì thổi bóng có thể gây<br />
co cứng tăng thêm; nếu trẻ phát âm yếu không nên bắt trẻ nói to hơn vì có thể làm cho trẻ tăng co<br />
cứng.<br />
+ Để giúp cho trẻ gia tăng kĩ năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ, cần thực hiện một số<br />
phương pháp khuyến khích lời nói cho trẻ, các phương pháp này nên được xây dựng thành thói<br />
quen hàng ngày và được thực hiện khi mặc quần áo cho trẻ, ăn uống, vui chơi, đi tắm, trước khi đi<br />
ngủ. . .<br />
a. Kĩ năng giao tiếp sớm<br />
Mục tiêu của huấn luyện về giao tiếp là giúp trẻ xây dựng mối quan hệ xã hội; giúp trẻ học,<br />
thông tin tới người đang giao tiếp; giúp trẻ tự kiểm soát và xử trí các sự việc. Đây là kĩ năng để trẻ<br />
xây dựng mối quan hệ với mọi người.<br />
- Bài tập 9. Phát triển trẻ kĩ năng giao tiếp sớm<br />
+ Mục đích: Rèn luyện cho trẻ khả năng giao tiếp sớm<br />
142<br />
<br />