intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng khuôn khổ pháp lý tiền mã hóa kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu "Xây dựng khuôn khổ pháp lý tiền mã hóa kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam" là tìm hiểu và phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho tiền mã hóa. Từ đó đưa ra một vài phương pháp tiếp cận cho Việt Nam trong việc quản lý tiền mã hóa. Từ kinh nghiệm quốc tế có thể thấy rằng, khuôn khổ pháp lý cho tiền mã hóa giữa các quốc gia là rất khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng khuôn khổ pháp lý tiền mã hóa kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 XÂY DỰNG KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ TIỀN MÃ HÓA KINH NGHIỆM QUỐC TẾ CHO VIỆT NAM CRYTOCURRENCY REGULATION – INTERNATIONAL EXPERIENCE FOR VIETNAM PhD. Phạm Ngọc Quang, Nguyễn Hoa Trà My, Nguyễn Thảo My Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu và phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho tiền mã hóa. Từ đó đưa ra một vài phương pháp tiếp cận cho Việt Nam trong việc quản lý tiền mã hóa. Từ kinh nghiệm quốc tế có thể thấy rằng, khuôn khổ pháp lý cho tiền mã hóa giữa các quốc gia là rất khác nhau. Tại một số quốc gia, tiền mã hóa (như Bitcoin) được công nhận như phương tiện thanh toán, trong khi tại một số các quốc gia khác thì Bitcoin được công nhận là đồng tiền chính thức, và các giao dịch phải đóng thuế. Một số quốc gia khác thì giao dịch tiền mã hóa được coi như giao dịch ngoại hối nhưng chỉ được phép đối với cá nhân, nhưng bị cấm đối với tổ chức tín dụng. Tuy có những điểm khác nhau, nhưng việc xây dựng khung pháp lý cho tiền mã hóa thường dựa trên các luật lệ và quy định về chứng khoán và đầu tư, trao đổi, ngân hàng, đào tiền, chống rửa tiền, thuế…Tuy nhiên, các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp tiền mã hóa thường tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao và quản trị tốt. Với Việt Nam, cần lựa chọn cách tiếp cận phù hợp để xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc lưu hành tiền mã hóa, thúc đẩy phát triển như một lĩnh vực kinh tế, hướng tới tương lai, đồng thời bảo vệ hệ thống tài chính và phòng chống tội phạm rửa tiền. Từ khóa: Tiền mã hóa, tài sản mã hóa, Bitcon, khuôn khổ pháp lý. ABSTRACT The purpose of research is to analyze international experience in formulating the legal framework for cryptocurrency, proposing several approaches for Vietnam to manage cryptocurrency. From international experience, it can be seen that the legal framework for inter- country cryptocurrency is very different. In some countries, cryptocurrency (such as Bitcoin) is recognized as a means of payment, while in others Bitcoin is recognized as an official currency and transactions are subject to taxation. In other countries, transactions of cryptographic currency are treated as foreign exchange transactions, only permitted by individuals, but prohibited by credit institutions. Despite the differences, the development of a legal framework for cryptocurrencies is often based on laws and regulations on securities and investment, exchange, banking, mining, anti-money laundering, tax...In addition, favorable conditions for the development of the pre-coding industry are often found in highly developed and well- governed countries. In Viet Nam, it is necessary to select an appropriate approach to develop a legal framework for the circulation of crypto-currency, promote development as an economic sector, move towards the future, and protect the financial system and prevent money laundering. Keywords: Cryptoasset, Cryptocureency, Bitcon, Regulation framwwork. 1651
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã tác động đến hoạt động của hầu hết các lĩnh vực xã hội. Trong đó sự bùng nổ của tiền mã hóa làm cho cơ quan quản lý của nhiều nước gặp khó khăn trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cũng như cách thức quản lý. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tiến tới áp đặt các quy định quản lý tiền mã hóa, với mục đích đưa tiền mã hóa trở thành phương tiện thanh toán hợp pháp. Điển hình như United Kingdom, Singapore, Indonesia và Canada là những quốc gia đã đưa ra những quy định quản lý tiền mã hóa. Mặc dù quy định quản lý tiền mã hóa đã được nhiều quốc gia ban hành, Pravdiuk M (2021) cho rằng các cơ quan quản lý của các quốc gia hàng đầu thế giới, bao gồm cả Liên minh Châu Âu, chưa đưa ra được khái niệm và khuôn khổ pháp lý thống nhất của các loại tiền mã hóa, đặc biệt là các loại tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum và Litecoin với số lượng đang tăng lên. Trong khi giao dịch và sử dụng tiền mã hóa ngày càng phổ biến trên toàn cầu, luật pháp Việt Nam không đề cập đến tiền mã hóa như một phương tiện thanh toán hợp pháp và cũng không công nhận chúng là tài sản hay ngoại tệ. Nhiều chuyên gia nhận định tiền mã hóa sẽ vượt qua nền tài chính truyền thống bởi những tiện ích hấp dẫn như khả năng thanh toán xuyên biên giới nhanh chóng, chi phí thấp và sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong 10 năm tới. Tại Việt Nam ước tính có khoảng một triệu người đang sử dụng tiền mã hóa và con số này dự kiến sẽ tăng gấp 30 lần vào năm 2030. Cùng với việc sử dụng tiền mã hóa, tội phạm tiền mã hóa cũng không ngừng tang lên. Ví dụ như, công ty Modern Tech của Việt Nam năm 2018 đã ra tòa sau khi lừa đảo khoảng 30.000 nhà đầu tư thông qua việc huy động vốn đối với các loại tiền mã hóa (Initial Coin Offering -ICO). Việc này dẫn đến các nhà đầu tư mất khoảng 660 triệu đô la Mỹ. Nhận thấy sự phát triển và tầm quan trọng trong việc quản lý tiền mã hóa, Bộ Tài chính Việt Nam thành lập một nhóm nghiên cứu theo quyết định ngày 24 tháng 4 năm 2020, để nghiên cứu chuyên sâu về tiền mã hóa, nhằm đạt được mục tiêu xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý tài sản mã hóa trên thị trường chứng khoán. Do khái niệm cũng như khuôn khổ pháp lý của tiền mã hóa còn chưa thống nhất giữa các quốc gia, nên nhiệm vụ này là thách thức đối với chính phủ Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu Xây dựng khuôn khổ pháp lý tiền mã hóa – kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam. Nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm hiểu kinh nghiệm trong việc xây dựng quy định quản lý tiền mã hóa của một số quốc gia. Từ đó, rút ra những bài học trong định hướng cũng như xây dựng khuôn khổ pháp lý về tiền mã hóa phù hợp với thị trường Việt Nam. 2. Tiền mã hóa Tiền mã hóa là một dạng tiền kỹ thuật số có chức năng kết hợp với một kỹ thuật được gọi là mật mã. Mật mã đề cập đến một quá trình chuyển thông tin rõ ràng thành các mã không thể bị phá vỡ (Milutinoviu, 2018). Theo Deloitte (2018), tiền mã hóa là một loại giá trị hoàn toàn mới và phương thức thanh toán khác hẳn so với tiền pháp định (fiat money) như Đô la Mỹ và ngoại tệ. Tính đến thời điểm tháng 7/2021, có đến hơn 10,000 loại tiền mã hóa khác nhau như Bitcoin, Ethereum, Tether, Binance Coin... Năm 2021, các loại mã hóa này có mức vốn hóa thị trường đạt mức kỷ lục hơn 2,000 tỷ USD (CoinMarketCap,2021). Hiện nay, Bitcoin vẫn là tiền mã hóa có phần trăm vốn hóa thị trường cao nhất trong 12 năm kể từ khi được tạo ra. Theo ngay sau đó là Ethreum, Tether, Binance Coin… Vốn hóa thị trường của các loại tiền mã hóa được thể hiện trong hình 1. 1652
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hình 1: Tỷ lệ vốn hóa thị trường của tiền mã hóa Nguồn: CoinMarketCap (2021) Satoshi Nakamoto được coi là nhà phát minh chính của Bitcoin vào cuối năm 2008. Nakamoto đã chứng minh việc không cần thiết phải có một máy chủ trung tâm bằng cách áp dụng Peer-to-Peer (P2P). Cách tiếp cận này cho phép mỗi máy tính duy trì liên tục các hoạt động cân bằng, và không tiếp tục cho đến khi mỗi thiết bị P2P đồng ý với nhau; một khi mọi thiết bị đồng ý, giao dịch sẽ được xác minh và ghi lại. Phương pháp mới này đã tạo ra một cuộc cách mạng toàn cầu về kế toán và tài chính của thế kỷ 21 đối với các loại tiền mã hóa. Đó là khả năng ghi nhận, phân tích và lưu trữ tất cả các giao dịch mà không cần máy chủ xử lý tập trung. Mặc dù blockchain được tạo ra để tạo điều kiện cho Bitcoin phát triển, công nghệ blockchain đã mở rộng ra xa hơn thế giới của tiền mã hóa. Một khía cạnh quan trọng của công nghệ blockchain là được phân cấp. Do đó loại bỏ những trung gian như ngân hàng, cơ quan đăng ký chính phủ và các tổ chức trung gian khác. Thay vì lưu trữ dữ liệu ở một vị trí, công nghệ blockchain chia sẻ dữ liệu trên một mạng lưới P2P khổng lồ. (Vetter, 2018). Hình 2 mô tả cách thức hoạt động của tiền mã hóa. 1653
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hình 2: Cách thức hoạt động của tiền mã hóa Nguồn: Blockgeeks (2019) 3. Quản lý tiền mã hóa Tiền mã hóa đã trở thành một trong những công cụ quan trọng trên con đường tiến hóa trong thế kỷ 21. Việc cố gắng đưa ra quy định pháp lý cho tiền mã hóa đã chỉ ra những vấn đề mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt không chỉ trong việc xây dựng một nền tảng pháp lý cho hoạt động kinh doanh tiền mã hóa nói riêng, mà còn trong việc xác định và hiểu hệ thống phi tập trung nói chung. Sự xuất hiện của tiền mã hóa trên thế giới trong thời gian đầu đã bị nhiều quốc gia nhìn nhận một cách tiêu cực. Một phần là do chính phủ các nước đó nhận thấy lợi ích của họ bị ảnh hưởng liên quan đến việc phát hành tiền. Do đó, một số quốc gia đã đưa ra lệnh cấm đối với tiền mã hóa ở cấp độ lập pháp. Ngày nay, tình hình liên quan đến quy định pháp lý của tiền mã hóa đã thay đổi hoàn toàn, vì một số cơ quan quản lý quốc tế có xu hướng coi tiền mã hóa là một hướng đi mới đầy hứa hẹn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan quản lý tài chính ở các quốc gia khác đều thận trọng trong việc đưa ra các sáng kiến lập pháp, giám sát chặt chẽ sự phát triển của công nghệ và hiện tượng mới này để phát triển cách tiếp cận hiệu quả nhất trong việc xây dựng quy định hoạt động của tài sản ảo. Vấn đề xác định nội dung và bản chất pháp lý của tài sản ảo trong khoa học pháp lý hầu như chưa có cơ sở. Không chỉ riêng Việt Nam mà cả trên thế giới, hiện nay việc phân tích các ấn phẩm khoa học hiện đại và nghiên cứu về tài sản ảo cho thấy rằng rất khó để phân tích bản chất của tài sản ảo với tư cách là một thành tố của quan hệ pháp luật. Theo PricewaterCoopers (2018), các loại tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum và Litecoin với số lượng đang tăng lên. Nó thay đổi từ nhận dạng với các khái niệm “hàng hóa”, “phương tiện thanh toán”, “đơn vị tài khoản” đến các khái niệm “tài sản kỹ thuật số vô hình”, “tài sản đầu tư”, “tài sản tài chính”, “một loại chứng khoán cụ thể”. Chúng còn được gọi là “tài sản ảo”, “tiền ảo” và “tiền kỹ thuật số”. Tuy nhiên, hiện nay những thuật ngữ này không thể được coi là từ đồng nghĩa tuyệt đối của tiền mã hóa. 1654
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thông lệ quốc tế đang không có cách tiếp cận thống nhất để xác định nội dung của các công cụ và cơ chế đối với các quy định quản lý tiền mã hóa. Cho tới thời điểm hiện tại, các quy định pháp luật về tài sản ảo chủ yếu tập trung vào việc ngăn chặn việc sử dụng tài sản ảo để hợp pháp hóa tiền thu được từ tội phạm (rửa tiền), tài trợ khủng bố và sản xuất vũ khí hủy diệt, lừa đảo bằng tài sản ảo. Các quốc gia khác nhau, cách tiếp cận tình trạng pháp lý của tiền mã hóa cũng có sự khác biệt đáng kể. Trong khi những quốc gia khác cấm sử dụng tiền mã hóa, một số quốc gia lại công nhận tính khả thi của việc sử dụng chúng và đang nỗ lực để đưa ra khuôn khổ pháp lý nhằm củng cố tình trạng pháp lý của tiền mã hóa (như tiền điện tử, như một sự trao đổi, như một loại tiền cụ thể, v.v.). Tại các quốc gia với quy định cấm tài sản ảo, tài sản ảo vẫn được lưu hành trên không gian mạng và ngày càng tiếp tục phát triển. Do đó lệnh cấm hợp pháp hóa việc sử dụng tiền mã hóa không ảnh hưởng đến các quá trình áp dụng. Năm 2016, Nghị viện Châu Âu đã không xem xét sự cần thiết phải điều tiết tiền mã hóa. Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tiền tệ (ECON) sau đó đã đưa ra một báo cáo đề xuất tự giới hạn trách nhiệm công việc để thành lập một lực lượng đặc biệt toàn châu Âu về tiền kỹ thuật số. Mục đích là theo dõi và điều chỉnh những đổi mới trong lĩnh vực tiền mã hóa ở EU. Vào tháng 12 năm 2018, các thành viên của Nghị viện Châu Âu đã ban hành một nghị quyết “Blockchain: một chính sách thương mại hướng tới tương lai”, trong đó kêu gọi đẩy nhanh sự tích hợp của blockchain trong thương mại giữa các nước EU. Theo nghị quyết, công nghệ blockchain sẽ tăng hiệu quả của các hoạt động thương mại, đảm bảo tính minh bạch và bảo mật ở mức độ cao (European Parliament, 2018) Năm 2020, Nghị viện Châu Âu bắt đầu tích cực hoạt động để cải thiện quy định pháp lý của thị trường tài sản tiền mã hóa. Đó là sự cần thiết phải có định nghĩa pháp lý về tài sản tiền mã hóa, quy định pháp lý đối với tất cả các loại tài sản tiền mã hóa (không chỉ riêng những loại tiền được quy định bởi luật dịch vụ tài chính), đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư và sự ổn định tài chính của các nước EU (European Parliament, 2020) 4. Kinh nghiệm quốc tế Liên minh Châu Âu (EU) Ủy ban Châu Âu (2020) đã đưa ra đề xuất khuôn khổ cho khối Liên minh Châu Âu (EU) về quy định thị trường của tài sản mã hóa. Đề xuất này bao gồm bốn mục tiêu chung: ▪ Thứ nhất là cung cấp một hệ thống pháp lý rõ ràng để thúc đẩy sự phát triển an toàn của tiền mã hóa và việc sử dụng Công nghệ sổ cái phân tán (Distrubuted Ledger Technology - DLT) trong các dịch vụ tài chính. ▪ Thứ hai là nhằm hỗ trợ đổi mới và cạnh tranh công bằng, bằng cách tạo ra một khuôn khổ cho việc phát hành và cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền mã hóa. ▪ Thứ ba là nhằm đảm bảo tối đa cho người tiêu dung, nhà đầu tư và sự minh bạch của thị trường. ▪ Cuối cùng là đề cập và đưa ra giải pháp cho sự ổn định tài chính và những rủi ro chính sách tiền tệ ảnh hưởng từ việc phát triển tài sản ảo và DLT. Các mục tiêu cụ thể của đề xuất này bao gồm: ▪ Loại bỏ các trở ngại về quy định đối với việc phát hành, giao dịch và sau giao dịch đối với các tài sản mã hóa mà đủ điều kiện là công cụ tài chính, đồng thời tôn trọng nguyên tắc trung lập về công nghệ; 1655
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ▪ Tăng các nguồn tài trợ cho các công ty thông qua việc tăng huy động phát hành Coin (Initial Coin Offering – ICO) và huy động Token chứng khoán (Securities Token Offering - STO); ▪ Hạn chế rủi ro gian lận và các hoạt động bất hợp pháp trong thị trường tài sản mã hóa; ▪ Cho phép người tiêu dùng và nhà đầu tư ở EU tiếp cận các cơ hội đầu tư mới hoặc các công cụ thanh toán mới giữa các quốc gia. Các đề xuất dự kiến sẽ cung cấp một khuôn khổ hoàn toàn hài hòa cho tiền mã hóa hiện nằm ngoài luật dịch vụ tài chính hiện hành và cho phép thử nghiệm với việc sử dụng DLT và các công cụ tài chính ở dạng tiền mã hóa. Khuôn khổ pháp lý dành riêng cho tiền mã hóa nhằm đảm bảo sự an toàn ở mức độ cao đối với người tiêu dùng, nhà đầu tư và minh bạch của thị trường, bằng quy định cho các hoạt động chính liên quan đến tiền mã hóa (chẳng hạn như phát hành tiền mã hóa, cung cấp ví, sàn giao dịch và trao đổi). Bằng cách áp đặt các yêu cầu (chẳng hạn như quản trị, yêu cầu hoạt động) đối với các nhà cung cấp và phát hành dịch vụ tài sản mã hóa chính hoạt động ở EU, đề xuất này có khả năng giảm số lượng gian lận và trộm cắp tài sản tiền mã hóa. Bên cạnh đó, khuôn khổ sẽ đưa ra các yêu cầu cụ thể về mã thông báo tiền mã hóa (e-money tokens), mã thông báo tiền mã hóa quan trọng, mã thông báo tham chiếu tài sản (asset-referenced tokens) và mã thông báo tham chiếu tài sản quan trọng để giải quyết những rủi ro tiềm tàng đối với sự ổn định tài chính. Cuối cùng, sẽ giải quyết các vấn đề phân mảnh thị trường phát sinh từ các phương pháp tiếp cận khác nhau trên khắp các nước khối EU. Nhật Bản Nhật Bản hiện đang có một trong những thị trường tiền mã hóa lớn nhất trên thế giới và là một trong những quốc gia đầu tiên phát triển khuôn khổ quy định cho tiền mã hóa. Tại Nhật Bản, công nghệ Blockchain và tiền mã hóa là một phần trong chiến lược của chính phủ nhằm phát triển tài chính kỹ thuật số và xây dựng một “xã hội không tiền mặt”. Vào tháng 4 năm 2017, Nhật Bản đã công nhận tiền mã hóa là đồng tiền pháp định và được thông qua luật về các dịch vụ thanh toán. Điều này có nghĩa là luật pháp Nhật Bản cho phép mua, bán và trao đổi tiền mã hóa với một số tài sản tiền mã hóa khác. Giao dịch tiền mã hóa với tiền định danh (fiat money) được kiểm soát bởi các cơ quan chính phủ. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo bắt buộc phải đăng ký với Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA). Các công ty tiền mã hóa đã đăng ký phải trả thuế tiêu thụ đối với việc bán tiền mã hóa. Cơ quan Thuế Quốc gia Nhật Bản đã thông qua một đạo luật mà theo đó thu nhập từ tiền mã hóa được phân loại là “thu nhập không rõ ràng - miscellaneous income”. Cơ quan quản lý Nhật Bản đã xây dựng các yêu cầu nghiêm ngặt về an ninh mạng và tuân thủ các yêu cầu giám sát tài chính (AML/CFT), với nhiệm vụ chính là ngăn chặn và kiểm soát rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ cho vũ khí hủy diệt hàng loạt. Khung quy định đối với tiền mã hóa ở Nhật Bản đã góp phần vào sự phát triển của thị trường tiền mã hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, sự phát triển này đã bị phá vỡ vào tháng 1 năm 2018, khi một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất ở Nhật Bản thông báo thiệt hại khoảng 530 triệu USD từ một cuộc tấn công mạng, điều này làm dấy lên lo ngại về tính đầy đủ của khuôn khổ pháp lý (Ken Kawai và cộng sự, 2020). Sự việc trên đã dẫn đến việc sửa đổi luật về tài sản tiền mã hóa, bao gồm Đạo luật Dịch vụ Thanh toán (PSA) và Đạo luật Công cụ và Trao đổi Tài chính (FIEA). Các quy định chính của 1656
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 FIEA như sau: thiết lập các quyền được chuyển giao và các quy định pháp lý được đăng ký dưới dạng mã hóa, đưa ra các quy định về giao dịch đối với các tài sản mã hóa, thông qua các quy định về các hành vi gian lận trong các giao dịch với tài sản tiền mã hóa hoặc tương đương tài sản mã hóa (Ken Kawai và cộng sự, 2020). Hoa Kỳ Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về số lượng Bitcoin và số lượng tiền mã hóa. Hoa Kỳ đã tiếp cận tương đối nhanh trong việc đưa ra các công cụ tài chính mới nhất, tuy nhiên các nhà quản lý có thái độ khác nhau đối với tiền mã hóa. Năm 2013, Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính (FinCEN) cho rằng tiền mã hóa nên được coi là tiền tệ thông thường và được quy định tương tự. Tất cả các loại tiền mã hóa và sàn giao dịch đều phải đăng ký làm nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), cơ quan quản lý các tài sản kỹ thuật số có các đặc điểm của chứng khoán, phân loại tiền mã hóa như một loại tài sản. Việc phân loại này làm cho tiền mã hóa gần hơn về tình trạng pháp lý đối với cổ phiếu và các chứng khoán khác so với tiền truyền thống. Do đó, ở cấp độ lập pháp, quy định được thực hiện tương tự như đối với tài sản cổ phiếu. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) thì coi tiền mã hóa như một loại hàng hóa. Vào năm 2018, luật thuế cập nhật có hiệu lực. Luật đưa ra rằng tất cả các giao dịch tiền mã hóa để bán, mua và trả lương đều phải chịu phí theo các quy tắc tính thuế. Vào tháng 7 năm 2020, CFTC thông báo rằng Hoa Kỳ có kế hoạch điều tiết toàn bộ thị trường tiền mã hóa, dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2024. Do đó, Quốc hội Hoa Kỳ đã đưa ra dự luật nhằm làm rõ các quy định về tiền mã hóa. Dự luật có tên là Đạo luật tiền mã hóa 2020, xác định các cơ quan quản lý tài chính của Hoa Kỳ nên đưa ra quy định cho ngành công nghiệp tiền mã hóa. Dự luật này chia tài sản tiền mã hóa thành ba loại, cụ thể là “hàng hóa mã hóa”, “bảo mật mã hóa” và “tiền mã hóa”. Dự luật đề xuất "cơ quan quản lý liên bang" cho mỗi danh mục, bao gồm Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) sẽ ra quy định cho loại đầu tiên, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cho loại thứ hai và Mạng lưới Tội phạm Tài chính (FinCEN) cho loại thứ ba. Dự luật cũng định nghĩa ba loại tài sản mã hóa, bao gồm “hàng hóa mã hóa” là “hàng hóa hoặc dịch vụ kinh tế”; tiền mã hóa là đại diện của đô la Mỹ (stablecoin) hoặc "tài sản phái sinh tổng hợp trên Blockchain"; “Bảo mật mã hóa” được coi là “tất cả nợ, vốn chủ sở hữu và các công cụ phái sinh trên Blockchain”. Vào năm 2020, Quốc hội Hoa Kỳ đưa ra dự luật xác định tình trạng pháp lý của tiền mã hóa ở Hoa Kỳ. Và gần đây, các cơ quan quản lý tài chính của Hoa Kỳ đã ban hành một tuyên bố chung cho rằng tiền mã hóa nên hoạt động tương tự như hoạt động ngân hàng và tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ về các dịch vụ tài chính. Vương Quốc Anh Ở Vương quốc Anh, thuật ngữ “tài sản mã hóa” được định nghĩa trong Quy định về rửa tiền, Tài trợ khủng bố và Quy định chuyển tiền (MLR) 2017. Đó là “đại diện kỹ thuật số được bảo đảm bằng mật mã của giá trị hay quyền hợp đồng sử dụng công nghệ sổ cái phân tán và có thể được truyền đi, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử” (Douglas L. 2020). Tại Anh, cũng quy định rằng: trong các tài liệu thuế liên quan đến tiền mã hóa thì phải bao gồm cả giá trị tương đương của tiền quốc gia. Thu nhập từ tiền mã hóa phải chịu thuế trên thặng dư vốn. 1657
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) của Vương quốc Anh xuất bản tài liệu hướng dẫn phân chia tài sản mã hóa thành các loại và giải thích loại nào phải tuân theo quy định và loại nào không. Hướng dẫn này áp dụng cho các cá nhân phát hành hoặc tạo tài sản mã hóa; người bán hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến tài sản mã hóa, các cá nhân mua hoặc bán tài sản mã hóa, cá nhân sở hữu hoặc lưu trữ tài sản mã hóa, tư vấn tài chính, quản lý đầu tư, trao đổi đầu tư, bất kỳ bên liên quan nào khác (FCA 2019). Thị trường tiền mã hóa đang phát triển rất nhanh và những người tham gia thị trường phải hiểu rõ liệu hoạt động của họ có thuộc phạm vi điều chỉnh của FCA hay không và liệu họ có cần xin giấy phép để hoạt động hay không. Thực hiện các hoạt động được quy định mà không có giấy phép thích hợp có thể được coi là tội phạm hình sự. Do đó, mặc dù tài sản tiền mã hóa có thể được sử dụng như một phương tiện trao đổi, tương tự như các loại tiền tệ truyền thống, hiện nay chúng không được công nhận là đồng tiền pháp định ở Anh và không được coi là tiền tệ. 5. Bài học cho việt nam Tại Việt Nam, tiền mã hóa không được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp nhưng được phép mua, nắm giữ và giao dịch. Theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Trong đó cấm Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác cho việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Mặc dù các cơ quan quản lý chính phủ đã đánh giá lại cách tiếp cận đối với tiền mã hóa. Tới thời điểm hiện tại, Ngân hàng Trung Ương Việt Nam tuyên bố rõ ràng rằng tiền mã hóa không được coi là đồng tiền pháp định. Cũng vì lý do đó mà cơ quan thuế không thể thu thuế đối với các giao dịch tiền mã hóa tại Việt Nam. Do tiền mã hóa không được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp nên việc đào tiền mã hóa cũng bị cấm. Nhận thấy sự phát triển của tiền mã hóa cũng như việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho tiền mã hóa liên tục được nhiều quốc gia thực hiện, Bộ Tài chính Việt Nam thành lập một nhóm nghiên cứu theo quyết định ngày 24 tháng 4 năm 2020, để nghiên cứu chuyên sâu về tiền mã hóa, nhằm đạt được mục tiêu xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý tài sản mã hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ kinh nghiệm quốc tế có thể thấy rằng, khuôn khổ pháp lý cho tiền mã hóa giữa các quốc gia là rất khác nhau. Tại một số quốc gia, tiền mã hóa (như bitcoin) được công nhận như phương tiện thanh toán, trong khi tại một số các quốc gia khác thì bitcoin được công nhận là đồng tiền chính thức, và các giao dịch phải đóng thuế. Một số quốc gia khác thì giao dịch tiền mã hóa được coi như giao dịch ngoại hối nhưng chỉ được phép đối với cá nhân, nhưng bị cấm đối với tổ chức tín dụng. Các nhà hoạch định tài chính tại mỗi quốc gia có các phương pháp tiếp cận riêng để đưa ra khuôn khổ pháp lý cho tiền mã hóa. Tuy nhiên, nhìn chung việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho tiền mã hóa sẽ bao gồm các nội dung chính sau: ▪ Luật chứng khoán và đầu tư: ✓ Quyền chuyển nhượng và chứng khoán “token” hóa. ✓ Giao dịch tiền mã hóa phái sinh ✓ Các giao dịch không được phép về tiền mã hóa ✓ Yêu cầu về công bố thông tin 1658
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ▪ Quy định đối với ngân hàng và chuyển tiền: ✓ Vai trò phát hành của ngân hàng ✓ Quy định đối với ngân hàng trong việc chuyển tiền ▪ Quy định về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. ▪ Quy định về trao đổi: ✓ Quy định cho các thành phần cung cấp dịch vụ ✓ Quy định bảo vệ cho các thành phần tham gia trao đổi ▪ Quy định về đào tiền mã hóa. ▪ Quy định đối với đơn vị phát hành và bảo lãnh: ✓ Quy định về phát hành huy động coin (ICO) và đơn vị phát hành ✓ Quy định về đơn vị bảo lãnh ▪ Luật dân sự và hình sự cho các thành phần cung cấp và tham gia giao dịch. ▪ Thuế Tuy nhiên, có thể thấy, các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp tiền mã hóa thường tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao và quản trị tốt. Cũng có một xu hướng rõ ràng tại các nước phát triển là hướng tới quy định tốt hơn về quản lý tiền mã hóa. Cùng với đó là việc xem xét các cảnh báo của các cơ quan quản lý tài chính liên quan đến việc phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Blockgeeks (2019). What is cryptocurrency: Everything You Must Need To Know. https://blockgeeks.com/guides/what-is-cryptocurrency/. Truy cập ngày 1/8/2021. [2] Capital Market Cap (2021). Top 100 Cryptocurrencies by Market Capitalization. https://coinmarketcap.com/. Truy cập ngày 31/7/3021. [3] Deloitte. (2018). Classification of cryptocurrency holding. https://www2.deloitte.com/us/en/pages/audit/articles/fra-classification-of- cryptocurrencyholdings.html. Truy cập ngày 30/7/2021. [4] Douglas L. (2020). The Virtual Currency Regulation Review. United Kingdom. September 2020. https://thelawreviews.co.uk/edition/the-virtual-currency-regulation-review-edition- 3/1230210/unitedkingdom. Truy cập ngày 25/7/2021 [5] European Parliament (2018). Blockchain: a forward-looking trade policy. https://www.europarl.europa.eu/doceo/document/TA-8-2018-0528_EN.pdf?redirect. Truy cập ngày 1/8/2021 [6] European Parliament (2020). Proposal for a regulation of the European Parlament and of the Council on Markets in Crypto-assets. https://www.politico.eu/wpcontent/uploads/2020/09/CLEAN-COM-DraftRegulation- Markets-in-Crypto-Assets.pdf. Truy cập ngày 3/8/2021 [7] European Commission (2020). Proposal for a Regulation of European Parliament and of the Council on Markets in Crypto Assets, and amending Directive (EU) 2019/1937. [8] FCA (2019). Guidance on Cryptoassets: Consultation Paper CP19/3. https://www.fca.org.uk/ publications/policy-statements/ps19-22-guidance-cryptoassets. Truy cập ngày 29/7/2021 1659
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [9] Ken Kawai, Takeshi Nagase and Huan Lee Tan (2020). The virtual currency regulation review Japan. https://thelawreviews.co.uk/edition/the-virtual-currency-regulation-review- edition-3/1230193/japan. Truy cập ngày 20/7/2021 [10] Milutinoviü, M. (2018). Cryptocurrency. Economika, 64(1), 105-122 [11] PricewaterhouseCoopers. (2018). Cryptocurrency: Time to consider plan B. https://www.pwc.com/us/en/cfodirect/publications/point-of-view/cryptocurrency-bitcoin- accounting.html. Truy cập ngày 3/8/2021 [12] Vetter, A. (2018). Blockchain, machine learning, and a future accounting. https://www.journalofaccountancy.com/newsletters/2018/aug/blockchain- machinelearning- futureaccounting.html?utm_source=mnl:cpainsider&utm_medium=email&utm_campaig n=20Aug2018. Truy cập ngày 31/7/2021. 1660
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2