intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0" sẽ chỉ ra những yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và đề xuất một số giải pháp để xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu đó nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà một cách bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0

  1. XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ths. Phạm Thị Thu Hương1 Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của mọi nền kinh tế, trong đó thị trường lao động là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng khá lớn. Cuộc cách mạng này làm thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm, đặt ra những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực của các quốc gia. Việt Nam là một quốc gia vốn trước giờ được biết đến với lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Nhưng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, lợi thế này về nguồn nhân lực sẽ dần mất đi, thậm chí, nếu không cảnh giác, lại trở thành lực cản trong phát triển kinh tế đất nước. Vì thế việc nhìn nhận một cách thấu đáo những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực của quốc gia trong thời kỳ mới – thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0; từ đó xây dựng và thực thi các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và đề xuất một số giải pháp để xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu đó nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà một cách bền vững. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân lực chất lượng cao. Mở đầu Việt Nam là một quốc gia có lực lượng lao động dồi dào, đang ở trong thời kỳ “dân số vàng” – đây vốn là một trong những lợi thế lớn để phát triển các ngành, các lĩnh vực thâm dụng lao động. Lao động Việt Nam được đánh giá là cần cù, chịu khó, giá rẻ; nhưng về cơ bản, chất lượng chưa cao. Việt Nam vốn luôn trong tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng, có tay nghề. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu về chất lượng lao động càng khắt khe hơn. Người lao động cần có thêm nhiều kỹ năng mới, không chỉ kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật mà còn cả những kỹ năng mềm. Chính vì vậy, về cơ bản, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay còn chưa đáp ứng được. Trong tình hình đó, việc tìm ra các giải pháp để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm phát 1 Khoa Kế toán kiểm toán, Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh 1104
  2. triển nhanh và bền vững nền kinh tế, bắt kịp được với xu thế phát triển của thế giới là việc làm cần thiết và hết sức có ý nghĩa. 1. Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu về nhân lực trong phát triển kinh tế thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 Cho đến nay, có khá nhiều khái niệm về cách mạng công nghiệp 4.0. Theo Garner, cách mạng công nghiệp 4.0 là “kết nối các hệ thống nhúng và các cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh và các chức năng, quy trình nội bộ”. Theo Klaus Schwab – nhà sáng lập, chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, cách mạng công nghiệp 4.0 “nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ ba, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”. Tựu chung lại có thể hiểu, cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên nền tảng tích hợp tất cả các công nghệ thông minh, kết hợp các hệ thống thực và ảo nhằm tối ưu hóa phương thức, quy trình sản xuất, kinh doanh. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có thị trường lao động, và theo một số chuyên gia, cuộc cách mạng này có thể phá vỡ thị trường lao động hiện tại. Cuộc cách mạng này dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế theo hướng làm giảm bớt và mất dần đi những ngành truyền thống sử dụng nhiều lao động và làm xuất hiện những ngành mới, cần có những lao động chất lượng cao, bởi thế các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển, trong đó Việt Nam là một ví dụ điển hình sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa lao động trên thị trường; sự phân hóa mạnh mẽ và sâu sắc giữa lao động có kỹ năng cao và lao động có kỹ năng thấp hoặc trung bình. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã, đang và sẽ làm thay đổi mạnh trong phương thức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặt ra những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế. Trong thời kỳ này, nguồn nhân lực không chỉ cần có các kiến thức, kỹ năng cứng, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật số, về công nghệ, về lập trình, về tương tác giữa người với người máy; mà cần phải có đủ kiến thức, kỹ năng mềm. Những kỹ năng mềm sẽ giúp người lao động giải quyết được những tình huống phức tạp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả làm việc, thích ứng nhanh với sự biến đổi nhanh chóng của môi trường làm việc, từ đó đạt được những kết quả, thành quả to lớn hơn. Những kỹ năng được đề cao hàng đầu, được xem là kỹ năng quan trọng nhất trong thời kỳ này bao gồm: Kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp, tư duy phản biện, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng quản lý con người, kỹ năng làm việc nhóm, trí thông minh cảm xúc, kỹ năng đánh 1105
  3. giá và ra quyết định, kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng thương lượng và kỹ năng nhận thức linh hoạt1. Nhìn chung các kỹ năng liên quan đến việc tương tác giữa con người với con người được đặc biệt đề cao hơn so với các kỹ năng khác vì điều này khó có thể tự động hóa dễ dàng như những công việc khác. 2. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 Nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn vừa qua nhìn chung có xu hướng tăng cùng với sự mở rộng quy mô dân số. Tính đến hết năm 2020, tổng dân số Việt Nam là 98,51 triệu người2 – thuộc top 3 nước đông dân nhất của khu vực Đông Nam Á. Thêm vào đó, hiện Việt Nam được đánh giá là đang ở trong giai đoạn “dân số vàng” – với tỷ lệ lao động trong độ tuổi từ 15 – 64 cao (từ 66 – 70%)3. Đây là lợi thế lớn trong việc phát triển kinh tế. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2021 của Việt Nam trung bình là 50,5 triệu người4, khá dồi dào, và có xu hướng tăng trong gia đoạn 2015 – 2021 Bảng 1. Dân số và lực lượng lao động của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2021 Đơn vị tính: nghìn người Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Chỉ tiêu Tổng dân số 92228,6 93250,7 94286 95385,2 96484 97582,69 98510 Lực lượng lao động từ 15 tuổi 54266 54482,8 54819,6 55388 55767,4 54842,94 50500 trở lên (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ là một trong những lợi thế của Việt Nam trong phát triển kinh tế truyền thống, tuy nhiên, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 thì điều này không còn chắc chắn nữa. Lực lượng lao động của nước ta tuy dồi dào song lại chủ yếu là lao động tay nghề thấp, nhiều trong số đó chưa qua đào tạo, chủ yếu làm các công việc đơn giản, mang tính chất rập khuôn. Bởi thế, những lao động này sẽ dễ dàng bị thay thế bằng máy móc trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này cũng đồng nghĩa là lợi thế lao động dồi dào, giá rẻ không còn nhiều ý nghĩa trong việc phục vụ phát triển kinh tế thời kỳ 4.0. Trong thời kỳ này, lao động tại các ngành sản xuất thâm dụng lao động sẽ có nguy cơ cao bị mất việc làm. Theo ước tính của Tổ chức lao động quốc tế, lao động trong 1 https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-10-skills-you-need-to-thrive-in-the-fourth-industrial-revolution/ 2 https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/infographic-dan-so-lao-dong-va-viec-lam-nam-2021/ 3 https://baodantoc.vn/thang-thanh-nien-nhung-so-lieu-vang-ve-thanh-nien-viet-nam-1648193523251.htm 4 https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/infographic-dan-so-lao-dong-va-viec-lam-nam-2021/ 1106
  4. ngành dệt may và giày dép của nước ta có nguy cơ mất việc đến 86%1. Theo logic các lao động này sẽ dịch chuyển sang những ngành nghề khác, đặc biệt là những ngành nghề mới, song những ngành nghề được phát triển và hưng thịnh trong cách mạng công nghiệp 4.0 lại thường là những ngành đòi hỏi nhiều tri thức, đòi hỏi lao động chất lượng cao, vì vậy logic trên sẽ khó có thể thực hiện trong thực tế. Trong giai đoạn 2016 – 2021, mặc dù tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có xu hướng tăng lên nhưng mức độ tăng không nhiều; năng suất lao động của Việt Nam cũng tăng theo thời gian nhưng vẫn còn kém xa so với khu vực và thế giới. Bảng 2. Chất lượng lực lượng lao động của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2021 Đơn vị tính: % Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Chỉ tiêu Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào 20,4 20,9 21,6 22 22,8 25,3 26,1 tạo Năng suất lao động Việt Nam theo 78,95 84,41 93,21 102,10 110,45 117,39 171,3 giá hiện hành (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên dù tăng lên theo thời gian nhưng vẫn dưới 27%, có nghĩa là có trên 70% lao động trong nền kinh tế chưa qua đào tạo. Những năm gần đây, việc đào tạo lực lượng lao động ở nước ta đã có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng đào tạo vẫn chưa được như kỳ vọng, do đó việc doanh nghiệp phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung sau khi tuyển dụng lao động là phổ biến. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng tỏ thái độ không hài lòng kể cả về ý thức của người lao động trong thực hiện công việc. Năng suất lao động của nước ta tuy đã được cải thiện (bình quân giai đoạn 2016 – 2020, năng suất lao động Việt Nam tăng 5,8%, cao hơn mức 4,3% của giai đoạn 2011 – 2015 và vượt mục tiêu 5% đã đề ra); đóng góp của nhân tố tổng hợp – TFP bình quân giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 45,2%, vượt mục tiêu 30 – 35%2 đã đề ra trước đó, tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa đủ để có thể thu hẹp khoảng cách với các nước khác trong khu vực, trên thế giới. Theo ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), năng suất lao động của nước ta năm 2020 thấp hơn Singapore 26 lần, thấp hơn Malaysia 7 lần, thấp hơn Trung Quốc 4 lần, thấp hơn Thái Lan 3 lần và thấp hơn Philippines 2 lần; còn theo APO 1 http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/phat-trien-nguon-nhan-luc-viet-nam-dap-ung-yeu-cau-cua- cach-mang-cong-nghiep-4-0-6294 2 https://dangcongsan.vn/kinh-te/viet-nam-no-luc-cai-thien-nang-suat-lao-dong- 579443.html#:~:text=TS%20V%C5%A9%20Ti%E1%BA%BFn%20L%E1%BB%99c%20th%C3%B4ng,5.081%20 USD%2Flao%20%C4%91%E1%BB%99ng). 1107
  5. (Tổ chức Năng suất Châu Á), năng suất lao động của Việt Nam tụt hậu 60 năm so với Nhật Bản, 40 năm so với Malaysia và 10 năm so với Thái Lan. Thêm vào đó, trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều cải thiện trong hoạt động giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế trong thời kỳ mới, và đã có 68% số cơ sở đào tạo báo cáo rằng đã được trang bị tốt để đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, song so với nhiều nước trong khu vực ASEAN thì tỷ lệ này vẫn còn rất khiêm tốn (tỷ lệ này ở Campuchia, Philipines và Indonexia lần lượt là 73%, 81% và 95% 1). Số cơ sở đào tạo ở Việt Nam báo cáo có sử dụng các công cụ thực tế ảo và thực tế tăng cường cho việc giảng dạy chỉ ở mức 18%. Số trường đại học ở Việt Nam có giảng viên được trang bị kiến thức giảng dạy bằng phương pháp STEM (trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực kỹ thuật, toán học, khoa học và công nghệ) còn ít, thêm vào đó không phải trường nào cũng đào tạo đúng quy trình để có được nguồn nhân lực chuẩn hóa, có chất lượng. Về phía các doanh nghiệp, theo khảo sát của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam rất chậm chân trong việc chuẩn bị lực lượng lao động đáp ứng đòi hỏi của cách mạng 4.0. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 6% số doanh nghiệp được khảo sát có kế hoạch và đang triển khai có kết quả việc phát triển nguồn nhân lực 4.0; 39,4% số doanh nghiệp được khảo sát mới dừng ở việc xây dựng kế hoạch, còn lại là chưa có sự chuẩn bị về lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0. Theo khảo sát trong của Manpower Group Việt Nam và Viện Khoa học – Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện trên 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo thì 70% số đó cho rằng kỹ năng chuyên môn của các ứng viên không đáp ứng được yêu cầu. Những phân tích trên đây cho thấy rõ ràng một thực tế rằng, cho đến nay, nguồn nhân lực của Việt Nam tuy dồi dào nhưng đại bộ phận không đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ cách mạng 4.0. 3. Giải pháp xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ cách mạng 4.0 Để phục vụ phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản như sau: Về phía Nhà nước: 1 https://www.adb.org/vi/news/viet-nam-deepen-skills-development-transition-industry-4-0-adb 1108
  6. Một là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc phát triển giáo dục nghề phát triển nhân lực có kỹ năng nghề. Từ đó huy động sự tham gia cũng như huy động nguồn lực của toàn xã hội, đặc biệt là sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Hai là, cần hoàn thiện chiến lược tổng thể cũng như hệ thống chính sách và các cơ chế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện những kế hoạch, chương trình, dự án phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động ở các địa phương, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp… Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc phát triển các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới, những ngành nghề, lĩnh vực tất yếu nảy sinh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 Ba là, cần tiếp tục đổi mới toàn diện trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo – đặc biệt là giáo dục đại học, khoa học và công nghệ. Cần tiếp tục đổi mới tư duy phát triển giáo dục, đào tạo; đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo; đổi mới hình thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo; gắn đào tạo với sử dụng lao động; chuyển từ đào tạo kiến thức sang đào tạo kiến thức và kỹ năng; tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp; mối liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước; xây dựng mô hình giáo dục 4.0. Đổi mới hoạt động quản lý khoa học công nghệ; gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn, nghiên cứu để phục vụ thực tiễn; thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các vườn ươm khởi nghiệp, đặc biệt các vườn ươm trong các cơ sở giáo dục đại học; hoàn thiện các chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo; xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại; phát triển thị trường khoa học công nghệ… Bốn là, đầu tư phát triển các ngành, các lĩnh vực mới như công nghệ thông tin, kỹ thuật số, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới … Xây dựng, hoàn thiện và thực thi các chính sách thu hút đầu tư vào những ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Hỗ trợ doanh nghiệp và các địa phương trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ phát triển kinh tế trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Năm là, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong giáo dục và đào tạo cũng như trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ nhằm học hỏi, rút kinh nghiệm cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia phát triển hơn, các quốc gia đã thành công trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Sáu là, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách thu hút, nuôi dưỡng và đãi ngộ nhân tài, đặc biệt là các nhà khoa học trong nước, các nhà khoa học nước 1109
  7. ngoài, các du học sinh có năng lực; thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các nước phát triển đến Việt Nam làm việc. Bảy là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung lao động và cầu lao động trên thị trường; tiếp tục cải cách thể chế; tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Về phía các doanh nghiệp: Bản thân các doanh nghiệp cần phải nhận thức được một cách sâu sắc rằng nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực cạnh tranh bền vững và hiệu quả của doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có chiến lược, kế hoạch, dự án cụ thể đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mình từ lao động trực tiếp sản xuất đến đội ngũ cán bộ quản lý theo yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Doanh nghiệp cần từng bước thực hiện chuyển đổi số, đổi mới phương pháp, quy trình sản xuất, quản lý trong mọi chu trình hoạt động theo hướng hiện đại để thích ứng với thời kỳ mới và không bị tụt hậu, không bị đào thải trên thị trường. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng các chính sách thu hút và giữ chân nhân tài, bao gồm cả những biện pháp về kinh tế và những biện pháp phi kinh tế. Khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề; tiếp cận với những tri thức mới; khuyến khích người lao động luôn tìm tòi, sáng tạo và cải tiến, đổi mới trong quá trình làm việc. Doanh nghiệp cần phối hợp, tham gia đóng góp ý kiến với các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện chương trình đào tạo, trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Doanh nghiệp cũng cần gia tăng đầu tư cho hoạt động R&D và đổi mới sáng tạo – coi đây là hoạt động cốt lõi để đảm bảo sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Về phía người lao động: Người lao động cần nhận thức được những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường lao động, nắm bắt được xu thế thay đổi của thị trường lao động và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để từ đó tự hoạch định được chiến lược phát triển cho bản thân. Người lao động cần hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề và các kỹ năng mềm khác trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Người lao động cũng cần nhận thức được các kỹ năng cần trang bị cho mình trong thời đại 4.0. Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực, bản thân người lao động cần chủ động tham gia các chương trình đào tạo, tranh thủ, tận dụng mọi cơ hội để nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm khác nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bản thân người lao động cần không ngừng tự rèn luyện, tìm tòi, sáng tạo và có kỷ luật trong công việc. 1110
  8. Kết luận Nguồn nhân lực ở bất cứ giai đoạn nào cũng được coi là nguồn lực có vai trò quyết định đối với việc phát triển nền kinh tế. Việt Nam vốn là quốc gia có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, giá rẻ, trước nay vẫn được coi là lợi thế trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, với sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của khoa học công nghệ, với việc thế giới chuyển sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì nguồn nhân lực giá rẻ, dồi dào dường như không còn là lợi thế cạnh tranh lớn của chúng ta; và nếu không cẩn trọng, đây cũng có thể biến thành lực cản trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đặt ra yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong thời kỳ này, ở thời điểm hiện tại nguồn nhân lực Việt Nam về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính vì thế, cần thiết phải tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia. Trong khung khổ bài viết này, tác giả đã đề cập đến ba nhóm giải pháp dành cho ba nhóm đối tượng là Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động và việc thực hiện các giải pháp này trên cơ sở huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân, theo tác giả sẽ mang lại kết quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Kiến Thường, Phạm Thị Thúy (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề cung, cầu lao động của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Kỷ yếu “Quản trị nhân sự trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Câu trả lời cho phát triển doanh nghiệp”. 2. Bùi Sỹ Lợi (2018), Hoàn thiện pháp luật về phát triển thị trường lao động phù hợp với yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu “Quản trị nhân sự trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Câu trả lời cho phát triển doanh nghiệp”. 3. Hồ Tú Bảo (2018), Nhân lực lao động thời chuyển đổi số, Kỷ yếu “Quản trị nhân sự trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Câu trả lời cho phát triển doanh nghiệp”. 4. Phạm Đức Toàn (2018), Kinh nghiệm quản lí nguồn nhân lực của Ô-xtrây-li-a trong bối cảnh công nghiệp 4.0, Kỷ yếu “Quản trị nhân sự trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Câu trả lời cho phát triển doanh nghiệp”. 5. https://www.gartner.com/en/newsroom/press-releases/2015-05-18-what-is-industrie- 4-and-what-should-cios-do-about-it, truy cập 12h00’ ngày 26/4/2022 1111
  9. 4.3. 6.https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/giai-phap-phat-trien-nhan-luc-co-ky- nang-nghe-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-40-343686.html, truy cập 8h40’ ngày 25/4/2022 4.4. 7.http://itd.org.vn/tin-tuc/dao-ta-o-nhan-la-c-cho-cach-ma-ng-cong-nghia-p-4-0.html, truy cập 8h45’ ngày 25/4/2022 8. https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/cach-mang-cong- nghiep-40-o-chau-au-tac-dong-den-ba-lan-va-ham-y-cho-viet-nam-45, truy cập 10h15’ ngày 27/4/2022 4.5. 9.https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo- hanoi/documents/publication/wcms_630855.pdf, truy cập 11h35’ ngày 27/4/2022 4.6. 10.https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-10-skills-you-need-to-thrive-in- the-fourth-industrial-revolution/, truy cập 11h40’ ngày 27/4/2022 4.7. 11.https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/infographic-dan-so- lao-dong-va-viec-lam-nam-2021/, truy cập 22h00 ngày 27/4/2022 4.8. 12.https://baodantoc.vn/thang-thanh-nien-nhung-so-lieu-vang-ve-thanh-nien-viet- nam-1648193523251.htm, truy cập 22h00 ngày 27/4/2022 4.9. 13.https://www.adb.org/vi/news/viet-nam-deepen-skills-development-transition- industry-4-0-adb, truy cập 7h45’ ngày 28/4/2022 4.10. 14.http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/phat-trien-nguon-nhan- luc-viet-nam-dap-ung-yeu-cau-cua-cach-mang-cong-nghiep-4-0-6294, truy cập 8h15’ ngày 28/4/2022 4.11. 15.https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet- tin?dDocName=MOFUCM212408, truy cập 11h20’ ngày 28/4/2022 4.12. 16.https://dangcongsan.vn/kinh-te/viet-nam-no-luc-cai-thien-nang-suat-lao-dong- 579443.html#:~:text=TS%20V%C5%A9%20Ti%E1%BA%BFn%20L%E1%BB%9 9c%20th%C3%B4ng,5.081%20USD%2Flao%20%C4%91%E1%BB%99ng), truy cập 11h55’ ngày 28/4/2022 4.13. 17.https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo- hanoi/documents/publication/wcms_630854.pdf, truy cập 22h25’ ngày 28/4/2022 1112
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2