Xây dựng quan hệ giữa tần suất và thiệt hại do lũ lụt phục vụ xây dựng chiến lược quản lý rủi ro lũ lụt ở vùng ngập lũ châu thổ sông Mê Kông
lượt xem 2
download
Nghiên cứu này xây dựng các mối quan hệ giữa tần suất lũ và thiệt hại cho vùng đồng bằng ngập lũ xuyên biên giới của Việt Nam và Campuchia để đánh giá các rủi ro do hiện trạng lũ lụt, cũng như trong tương lai (gồm các kịch bản phát triển trên lưu vực và biến đổi khí hậu) làm cơ sở để xây dựng các định hướng chiến lược để quản lý những rủi ro lũ lụt nêu trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng quan hệ giữa tần suất và thiệt hại do lũ lụt phục vụ xây dựng chiến lược quản lý rủi ro lũ lụt ở vùng ngập lũ châu thổ sông Mê Kông
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Doi: 10.15625/vap.2021.0124 XÂY DỰNG QUAN HỆ GIỮA TẦN SUẤT VÀ THIỆT HẠI DO LŨ LỤT PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC QUẢN LÝ RỦI RO LŨ LỤT Ở VÙNG NGẬP LŨ CHÂU THỔ SÔNG MÊ KÔNG Nguyễn Huy Phương, Phạm Tường, Nguyễn Đình Đạt Văn phòng thường trực Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam Tóm tắt Hàng năm, lũ lụt xảy ra ở hạ lưu vực sông Mê Kông mang lại cả những tác động tích cực và tiêu cực. Lũ về đem theo cả nguồn lợi thủy sản, tải thêm một lượng lớn phù sa màu mỡ cho cả vùng châu thổ sông Mê Kông. Tuy nhiên, lũ ở trên lưu vực sông Mê Kông cũng tiềm ẩn nhiểu rủi ro đến đời sống dân sinh và hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó vùng ngập lũ xuyên biên giới Việt Nam và Campuchia là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của tình hình lũ lụt trên sông Mê Kông. Đây là một vùng có vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế - xã hội, môi trường - sinh thái của cả Việt Nam và Campchia. Việc xây dựng một định hướng chiến lược nhằm quản lý những rủi ro do lũ lụt gây ra là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh tác động hiện hữu của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nghiên cứu này xây dựng các mối quan hệ giữa tần suất lũ và thiệt hại cho vùng đồng bằng ngập lũ xuyên biên giới của Việt Nam và Campuchia để đánh giá các rủi ro do hiện trạng lũ lụt, cũng như trong tương lai (gồm các kịch bản phát triển trên lưu vực và biến đổi khí hậu) làm cơ sở để xây dựng các định hướng chiến lược để quản lý những rủi ro lũ lụt nêu trên. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp luận “từ trên xuống”, theo đó việc ước tính thiệt hại lũ lụt trung bình hàng năm bằng cách kết hợp các mối quan hệ ước tính thiệt hại do lũ lụt khu vực với các phân tích tần suất cấp độ lũ để tạo ra các đường cong xác suất thiệt hại lũ lụt, từ đó có thể tính toán thiệt hại trung bình hàng năm của khu vực và rủi ro lũ lụt. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 185
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: (i) Các vùng ngập lụt của Việt Nam - Campuchia đối mặt với nguy cơ lũ lụt có khả năng gia tăng lớn trong tương lai, với kịch bản cực đoan nhất nguy cơ ngập lũ của phần Campuchia có thể tăng gần 40 lần, trong khi của Việt Nam có thể tăng gấp 20 lần. (ii) Trên toàn bộ vùng ngập lũ, mức độ rủi ro gia tăng liên quan đến tăng trưởng kinh tế - xã hội trong tương lai khi hàng loạt các công trình hạ tầng được xây dựng. (iii) Dự báo mực nước biển dâng, cùng với lượng mưa trong tương lai do BĐKH gây ra, đã tăng gấp đôi rủi ro trong tương lai ở vùng ngập lũ của Campuchia và gấp 3 lần của Việt Nam. Từ khóa: Lũ lụt, tần suất lũ, thiệt hại, rủi ro do lũ lụt, vùng ngập lũ xuyên biên giới Việt Nam và Campuchia. 1. Giới thiệu Sông Mê Kông dài 4.880 km bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Hải (Trung Quốc), chảy dài theo suốt tỉnh Vân Nam, qua các nước Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông. Mê Kông là dòng sông dài thứ 10 trên thế giới và lớn thứ 12 về tổng lượng dòng chảy hàng năm. Việt Nam có hai vùng chính thuộc lưu vực sông Mê Kông đó là lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San - Sêrêpôk. Hàng năm, lũ lụt xảy ra ở hạ lưu vực sông Mê Kông mang lại cả những tác động tích cực và tiêu cực. Lũ về đem theo cả nguồn lợi thủy sản, tải thêm một lượng lớn phù sa màu mỡ cho cả vùng châu thổ sông Mê Kông. Giá trị trung bình hàng năm của lợi ích do lũ lụt đem lại là khoảng 8 - 10 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, lũ ở trên lưu vực sông Mê Kông cũng tiềm ẩn nhiểu rủi ro đến đời sống dân sinh và hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội. Ở hạ lưu vực sông Mê Kông có 3 khu vực có rủi ro ngập lũ lớn là: (1) Vùng đồng bằng ngập lũ thấp hơn của lưu vực Xê Bang Phai (XBF) ở CHDCND Lào, (2) Vùng đồng bằng ngập lũ thấp hơn của lưu vực Nam Mai Kok (NMK) phía Đông Bắc Thái Lan và (3) Vùng đồng bằng ngập lũ xuyên biên giới (TB) rộng lớn của hạ lưu sông Mê Kông ở Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Trong đó vùng ngập lũ xuyên biên giới Việt Nam và Campuchia là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của tình hình lũ lụt trên sông Mê Kông. Đây là một vùng có vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế - xã hội, môi trường-sinh thái của cả Việt Nam và Campchia. Việc xây 186 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” dựng một định hướng chiến lược nhằm quản lý những rủi ro do lũ lụt gây ra là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh tác động hiện hữu của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cùng với đó là sự phát triển cơ sở hạ tầng trên vùng ngập lũ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã làm thay đổi hiện trạng địa hình các tuyến thoát lũ làm gia tăng mức độ ngập lũ ở một số địa phương. Để đánh giá các rủi ro do hiện trạng lũ lụt, cũng như trong tương lai (gồm các kịch bản phát triển trên lưu vực và biến đổi khí hậu) làm cơ sở để xây dựng các Định hướng chiến lược để quản lý những rủi ro này cần xây dựng các mối quan hệ giữa tần suất lũ và thiệt hại cho vùng đồng bằng ngập lũ xuyên biên giới của Việt Nam và Campuchia. 2. Phƣơng pháp luận Phương pháp luận “từ trên xuống” đã được áp dụng theo đó việc ước tính thiệt hại lũ lụt trung bình hàng năm bằng cách kết hợp các mối quan hệ ước tính thiệt hại do lũ lụt khu vực với các phân tích tần suất cấp độ lũ để tạo ra các đường cong xác suất thiệt hại lũ lụt, từ đó có thể tính toán thiệt hại trung bình hàng năm của khu vực và rủi ro lũ lụt. 3. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu chọn năm 2014 làm năm hiện trạng và dự kiến phân tích bao gồm cả biến đổi khí hậu và các kịch bản phát triển trong tương lai. Ở phía Việt Nam, chọn một số huyện của tỉnh Đồng Tháp để xây dựng đường quan hệ thiệt hại lũ. Phía Campuchia chọn một số huyện thuộc tỉnh Kandal giáp với Việt Nam để nghiên cứu. Bảng 1. Danh sách các kịch bản phát triển được xây dựng BDS Hydro. Tonle Flood- Flood Flood Gate Widen Floodways SLR CC Designation Dams Sap plain Infrast. Ops. VT ways Loss Canal CVB-2014 2014 0% 0% - 2014 EFC - - - - DAMS- 2060 0% 0% - 2014 EFC - - - - 2060 C-TLS2 2014 25 % 0% - 2014 EFC - - - - VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 187
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” C-OFP 2014 0% 50 % - 2014 EFC - - - - C-TLS2- 2014 25 % 50 % - 2014 EFC - - - - OFP C-25 % 2014 25 % 25 % - 2014 EFC - - - - C-50 % 2014 50 % 50 % - 2014 EFC - - - - C-75 % 2014 75 % 75 % - 2014 EFC - - - - CV-2060 2060 25 % 50 % - 2060 EFC 2060 VN-FPI 2014 0% 0% - 2060 EFC - - - - 2060 V-VTC 2060 25 % 50 % - 2060 EFC VTC - - - 2060 V-NFW 2060 25 % 50 % - 2060 EFC - NFW - - 2060 CV-RFW 2060 25 % 50 % RFW 2060 EFC - RFW - - 2060 SLR-2060 2060 25 % 50 % RFW 2060 EFC - RFW SLR - 2060 SLR-CC- 2060 25 % 50 % RFW 2060 EFC - RFW SLR CC 2060 2060 Trên cơ sở tài liệu về thiệt hại do lũ lụt được thu thập xây dựng thiệt hại lũ lụt hàng năm của một số ngành kinh tế trong vùng để xây dựng các đường cong thiệt hại do lũ lụt của từng ngành. Ba lĩnh vực đã được xem xét gồm: Nhà ở, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp. Các đường cong này được xây dựng dưới dạng các đoạn tuyến tính từng đoạn được xác định bởi mức bắt đầu thiệt hại và mức ngưỡng thiệt hại mà trên đó không có thiệt hại nào khác có thể xảy ra. Các đường cong này được kết hợp với các đường cong tần suất mực nước lũ để chuẩn bị các đường cong xác suất thiệt hại do lũ lụt, từ đó có thể ước tính thiệt hại của ngành cho từng huyện. Tiếp theo sẽ xây dựng một công cụ để ước tính thiệt hại để ước tính cho mỗi lĩnh vực cho mỗi huyện một đường cong xác suất thiệt hại, cho phép ước tính: (a) Thiệt hại theo các tần suất lũ khác nhau khác nhau (b) Thiệt hại giảm rủi ro hàng năm với cùng một tần suất lũ và (c) Trung bình thiệt hại hàng năm. Các tần suất lũ 50 %, 20 %, 10 %, 5 %, 2 % và 1 % đã được sử dụng để xác định thiệt hại cho từng huyện. 188 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” 4. Kết quả của nghiên cứu Bảng 2. Các kết quả đầu ra Đường tần suất lũ tương Thiệt hại đối với Đường tần suất lũ ứng mức ngập lũ cho ngành trong các điều tương ứng mức ngập Châu Phú theo các kịch kiện cho Châu Phú lũ cho Châu Phú theo bản theo các kịch bản phát các kịch bản triển 2014, 2060 Đường tần suất lũ tương Thiệt hại đối với Đường tần suất lũ ứng mức ngập lũ cho ngành cho Châu Phú tương ứng mức ngập Châu Phú theo các kịch trong các điều kiện lũ cho Châu Phú theo bản theo kịch bản phát các kịch bản triển 2060 Xác suất ước tính thiệt Xác suất ước tính thiệt hại cho Châu Phú hại cho Châu Phú (%) VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 189
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” 5. Kết luận Việc xây dựng đường cong quan hệ giữa thiệt hai và tần suất lũ lụt giúp nghiên cứu đánh giá được rủi ro do lũ ở đồng bằng ngập lũ ở Campuchia và Việt Nam. Nghiên cứu về rủi ro lũ đã chỉ ra: Các vùng ngập lụt của Việt Nam - Campuchia đối mặt với nguy cơ lũ lụt có khả năng gia tăng lớn trong tương lai. Theo kịch bản vùng ngập lũ lưu vực năm 2060 của ISP (CVB-2060), nguy cơ ngập lũ của phần Campuchia có thể tăng gần 40 lần, trong khi của Việt Nam có thể tăng gấp 20 lần. Sự phát triển của các vùng đồng bằng ngập lũ, đặc biệt là của Campuchia, cần được quản lý cẩn thận và hiệu quả để tránh nguy cơ gia tăng thiệt hại và rủi ro lũ lụt trong tương lai. Trên toàn bộ vùng ngập lũ, mức độ rủi ro gia tăng liên quan đến tăng trưởng kinh tế xã hội trong tương lai khi hàng loạt các công trình hạ tầng được xây dựng. Những vấn đề của lũ lụt trong tương lai chủ yếu là do mất các khu trữ lũ và lòng dẫn lũ qua các vùng ngập lụt. Việc sử dụng đất trong tương lai trên vùng đồng bằng ngập lũ sẽ cần được quản lý cẩn thận và hiệu quả để hạn các tác động bất lợi của lũ lụt. Về nước biển dâng và biến đổi khí hậu: - Dự báo mực nước biển dâng 0,34 m làm tăng tỷ lệ rủi ro lũ trong tương lai của vùng ngập lũ phía Việt Nam lên 62 % và trên toàn bộ vùng ngập lũ của Campuchia là 6 %. - Dự báo mực nước biển dâng, cùng với lượng mưa trong tương lai do BĐKH gây ra, đã tăng gấp đôi rủi ro trong tương lai ở vùng ngập lũ của Campuchia và gấp 3 lần của Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Assess existing, Future, and residual flood risks in three flood focal areas of the lower Mekong Basin, leading to the formulation of strategic directions to manage these risks through demonstration of the integrated flood risk management process, MRC, 2019 2. Initial studies to demonstrate the formulation of strategic directions to manage existing, future & residual flood risks in the lower Mekong basin, FMMP 2014-2015: Outputs 1.2, 3.4 and 3.1, Draft (re-updated) Mekong River Commission, 3rd November 2014. 190 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” 3. CamDi Database found at http://www.kh.undp.org/content/cambodia/en/home/presscenter/article s/2013/10/18/cambodia_s-first-disaster-database-system-unveiled.html, Oct 2013. 4. Flood damage assessment and flood risk assessment, Appendix 2 of “Integrated flood risk management plan for the West Bassac area in Cambodia”, Final report, vol. 6C, May 2017. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 191
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng mối quan hệ lượng mưa thời gian mưa tần suất (DDF) để tính toán mưa tiêu thiết kế cho vùng đồng bằng Bắc Bộ - TS. Nguyễn Tuấn Anh
7 p | 122 | 8
-
Ảnh hưởng của đập thượng nguồn đến diễn biến mặn vùng cửa sông Mekong
7 p | 64 | 3
-
Đặc điểm sinh vật dưới đất tán rừng thực nghiệm núi Luốt, trường Đại học Lâm Nghiệp
0 p | 31 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng bản đồ chỉ số độ ẩm khu vực tỉnh Bến Tre từ ảnh vệ tinh Sentinel-1
6 p | 27 | 3
-
Mối quan hệ giữa năng suất quả với các chỉ tiêu sinh trưởng của loài Sở (Camellia sp)
10 p | 45 | 2
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS) với độ dẫn điện (EC) của nước trong các tầng chứa nước thuộc tỉnh Cà Mau
9 p | 75 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn