T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
<br />
XÂY DỰNG QUY TRÌNH GÂY VỠ PHỔI THỰC NGHIỆM<br />
ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC QUÂN SỰ<br />
Cao Hồng Phúc*; Nguyễn Minh Phương*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xây dựng quy trình gây bệnh vỡ phổi trên thực nghiệm. Đối tượng: 30 thỏ trọng<br />
lượng 2,0 - 2,2 kg. Phương pháp: nén thỏ tới áp suất cao từ 4 - 5,5 atm (tương đương với độ<br />
sâu 30 - 45 mét), sau đó quan sát các triệu chứng lâm sàng 30 phút giữa trước và sau thí<br />
nghiệm. Kết quả: tỷ lệ bệnh vỡ phổi thực nghiệm ở cả 3 quy trình 10/10. Tỷ lệ thỏ có nốt xuất<br />
huyết ở phổi trong 3 quy trình 10/10. Tỷ lệ khó thở, rối loạn thăng bằng ở quy trình 3 lần lượt là<br />
2/10, 2/10 so với quy trình 1 là 0/10 và 1/10, quy trình 2 là 1/10 và 1/10. Kích thước nốt xuất<br />
huyết ở phổi trong quy trình 3 là 30 mm, so với quy trình 1: 2 mm và quy trình 2: 5 mm.<br />
Kết luận: nghiên cứu đã xây dựng được quy trình gây bệnh vỡ phổi thực nghiệm có nội dung:<br />
nén tới áp lực 5,5 atm, tương đương với độ sâu 45 mét, thời gian duy trì 5 phút, tốc độ xả khí<br />
45 mét/phút (45 x 5 x 45).<br />
* Từ khóa: Vỡ phổi; Thỏ; Y học quân sự; Thực nghiệm.<br />
<br />
Establising the Experimental Pulmonary Barotrauma Protocol.<br />
Applying the Protocol in Military Medicine<br />
Summary<br />
Objectives: To establish the protocol of pulmonary barotrauma on rabbit. Objectives: Adult<br />
rabbits, weight 2.0 - 2.2 kg. Methods: Using the prospective study, observing and describing the<br />
symptoms between pre and post-experiment. Results: The rate of pulmonary barotrauma is<br />
10/10, appearing all 3 protocols but the incidence of symptoms is different in each protocol. In<br />
rd<br />
the 3 protocol (45 x 5 x 45), it causes much more physical symptoms: unbreathable, balance<br />
rd<br />
disorder. The 3 protocol also causes pathological signs more clearly: pulmonary heamorrage,<br />
aveolar heamorrage, aveolar hole. Conclusion: The pulmonary barotrauma protocol is 45 x 5 x<br />
45 (45 metre deep, 5 min time, 45 metre/min ascent).<br />
* Key words: Pulmonary barotrauma; Rabbit; Military medicine; Experiment.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vỡ phổi là vấn đề có thể gặp trong<br />
lâm sàng. Các báo cáo cho thấy, nhiều<br />
bệnh nhân (BN) phải thông khí nhân tạo<br />
hoặc thở máy bị vỡ phổi [10]. Việc can<br />
<br />
thiệp thông khí nhân tạo và thở máy đã<br />
làm căng giãn phế nang và gây biến<br />
chứng cho BN. Đặc biệt ở BN hen phế<br />
quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,<br />
hội chứng tắc nghẽn đường thở cấp tính.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Phương (phuongk21@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 06/05/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/06/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 27/07/2017<br />
<br />
19<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
Ngoài BN được thông khí nhân tạo, vỡ<br />
phổi còn là tai biến nghề nghiệp của thợ<br />
lặn và những người làm việc dưới nước<br />
[3, 5, 10]. Lafere (2009) thống kê cho thấy<br />
27,4% trong tổng số 124 thợ lặn bị mắc<br />
bệnh vỡ phổi. Trong số BN này, 58,8% BN<br />
bị biến chứng tắc mạch khí do bóng khí<br />
tràn từ phổi vào mạch máu [5]. Nguy cơ<br />
gây vỡ phổi trong đào tạo lặn cao hơn<br />
bình thường từ 100 - 400 lần. Những<br />
cuộc huấn luyện cấp cứu lặn ngoi lên<br />
nhanh không giới hạn có nguy cơ bị bệnh<br />
vỡ phổi cao hơn bình thường từ 500 1.500 lần [10]. Xuất phát từ cơ sở lý luận<br />
và yêu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành:<br />
Thiết lập mô hình gây vỡ phổi thực nghiệm<br />
trên thỏ.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu được tiến hành trên 30<br />
thỏ, trọng lượng 2,0 - 2,2 kg, không phân<br />
biệt đực cái, khỏe mạnh, không mắc bệnh<br />
hô hấp và vận động. Chia thỏ làm 3<br />
nhóm, mỗi nhóm 10 con: nhóm 1 thử<br />
nghiệm với quy trình 1; nhóm 2 thử<br />
nghiệm với quy trình 2 và nhóm 3 thử<br />
nghiệm với quy trình 3.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, quan<br />
sát triệu chứng trước và sau thí nghiệm<br />
30 phút.<br />
* Phương pháp gây bệnh vỡ phổi: ban<br />
đầu làm hẹp khí quản của thỏ bằng 1 dây<br />
thít một chiều. Thắt từ từ cho đến khi tần<br />
số thở của thỏ giảm chỉ còn 30 lần/phút.<br />
Sau đó gây vỡ phổi thực nghiệm theo<br />
1 trong 3 quy trình:<br />
20<br />
<br />
- Quy trình 1 (30 x 5 x 30): nén xuống<br />
độ sâu 30 mét, duy trì 5 phút, xả khí<br />
30 mét/phút.<br />
- Quy trình 2 (45 x 5 x 30): nén xuống<br />
độ sâu 45 mét, duy trì 5 phút, xả khí<br />
30 mét/phút.<br />
- Quy trình 3 (45 x 5 x 45): nén xuống<br />
độ sâu 45 mét, duy trì 5 phút, xả khí<br />
45 mét/phút.<br />
* Tiêu chuẩn chẩn đoán vỡ phổi: có ít<br />
nhất một trong các triệu chứng sau [1, 4]:<br />
- Triệu chứng lâm sàng: khó thở, liệt,<br />
bọt máu ở miệng, rối loạn thăng bằng.<br />
- Xét nghiệm giải phẫu bệnh đại thể và<br />
vi thể: tràn máu khoang màng phổi, tràn<br />
dịch máu khí phế quản, xuất huyết nhu<br />
mô phổi, bóng khí trong lòng mạch, lỗ<br />
thủng phế nang, tràn máu phế nang.<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp<br />
xác định:<br />
- Tỷ lệ thỏ bị bệnh vỡ phổi: xác định số<br />
thỏ bị vỡ phổi/tổng số thỏ thí nghiệm.<br />
Quan sát thỏ trong 30 phút sau gây bệnh.<br />
- Triệu chứng lâm sàng:<br />
+ Khó thở: xác định bằng tần số thở,<br />
mức độ cử động thành bụng, góc đầu cổ.<br />
Xác định khó thở khi thỏ thở mạnh, thành<br />
bụng cử động mạnh, thỏ ngửa đầu lên<br />
trên và ra sau để thở.<br />
+ Liệt: xác định bằng mức độ vận động<br />
của chân sau. Xác định liệt khi cơ thể<br />
lệch vẹo về một bên và/hoặc chân không<br />
co duỗi bình thường.<br />
+ Bọt máu ở miệng: có bọt máu ở<br />
miệng, mũi hoặc 2 bên mép.<br />
+ Rối loạn thăng bằng: xác định bằng<br />
mất cân đối khi bò, đi lại, người nghiêng<br />
ngả về 1 bên.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
- Triệu chứng giải phẫu bệnh đại thể<br />
và vi thể: để quan sát giải phẫu bệnh đại<br />
thể, chúng tôi tiến hành phẫu tích thỏ tại<br />
thời điểm thỏ chết hoặc 30 phút sau gây<br />
bệnh nếu thỏ sống đến thời điểm 30 phút.<br />
Tiến hành quan sát các triệu chứng:<br />
+ Tràn máu màng phổi: có máu trong<br />
khoang màng phổi.<br />
+ Dịch máu trong phế quản: có dịch,<br />
máu trong khí phế quản khi mở ra.<br />
+ Xuất huyết phổi: thấy nốt xuất huyết<br />
trên bề mặt phổi.<br />
+ Bóng khí tĩnh mạch: thấy bóng khí<br />
trong tĩnh mạch chủ, gan, thận, mạc treo.<br />
+ Kích thước nốt xuất huyết: đo đường<br />
kính nốt xuất huyết (mm).<br />
+ Xét nghiệm mô bệnh học: quan sát<br />
cấu trúc phế, màng phế nang, có/không<br />
có tế bào hồng cầu trong lòng phế nang<br />
dưới kính hiển vi quang học và điện tử.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm Excel<br />
2013. So sánh sự khác biệt giữa các quy<br />
trình sử dụng Chi - square test.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Kết quả gây bệnh vỡ phổi và đặc<br />
điểm triệu chứng lâm sàng.<br />
Bảng 1: Số thỏ bị vỡ phổi sau thí<br />
nghiệm.<br />
Tình trạng vỡ<br />
phổi<br />
<br />
Quy<br />
trình 1<br />
<br />
Quy<br />
trình 2<br />
<br />
Quy<br />
trình 3<br />
<br />
Số thỏ bị vỡ phổi<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
Số thỏ không bị<br />
vỡ phổi<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
Tỷ lệ thỏ bị bệnh vỡ phổi ở cả 3 quy<br />
trình bằng nhau (10/10). Bệnh vỡ phổi<br />
xuất hiện ngay từ quy trình đầu tiên với<br />
độ sâu 30 mét và tốc độ xả khí<br />
30 mét/phút. Với tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
“có nốt xuất huyết ở phổi”, tỷ lệ bệnh vỡ<br />
phổi là 10/10.<br />
Kết quả của chúng tôi tương đồng với<br />
nghiên cứu của Siermontoski (2015) [9]<br />
khi gây vỡ phổi bằng nén khí với tốc độ<br />
10 mét/phút tới áp suất tương đương<br />
30 mét, xả khí với tốc độ 30 mét/phút.<br />
Trong quy trình này, Siermontoski cũng<br />
thu được tỷ lệ thỏ bị bệnh vỡ phổi thực<br />
nghiệm 100%.<br />
Ở quy trình 2 và quy trình 3 với độ sâu<br />
sâu hơn (45 mét) và tốc độ xả khí lớn<br />
hơn (45 mét/phút), tỷ lệ thỏ bị bệnh được<br />
duy trì và còn xuất hiện thêm nhiều triệu<br />
chứng lâm sàng (biểu đồ 2 và biểu đồ 3).<br />
Tuy nhiên, cách làm của chúng tôi<br />
khác với Siermontoski. Siermontoski thực<br />
hiện gây vỡ phổi thực nghiệm bằng cách<br />
gây mê động vật, sau đó bơm khí áp lực<br />
lớn vào trong phổi nhằm tạo ra chênh<br />
lệch áp lực chủ ý giữa trong và ngoài phế<br />
nang gây vỡ phổi. Nghiên cứu này, chúng<br />
tôi không thực hiện trên động vật gây mê,<br />
thay vào đó sử dụng động vật sống và<br />
không can thiệp vào cơ thể, để thỏ thở tự<br />
nhiên. Phương pháp của chúng tôi nhằm<br />
quan sát triệu chứng lâm sàng xuất hiện<br />
sau đó nếu có. Tuy 2 phương pháp thực<br />
hiện khác nhau, nhưng kết quả đạt được<br />
như nhau, tỷ lệ vỡ phổi đều đạt 100%.<br />
Cơ chế gây vỡ phổi của 3 quy trình có<br />
thể là do chênh lệch áp lực chủ ý được<br />
tạo ra. Trước thí nghiệm, khí quản thỏ<br />
được chít hẹp từ bên ngoài da (không<br />
21<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
bộc lộ khí quản) để làm giảm tần số thở<br />
của thỏ còn 30 - 35 lần/phút. Sau đó, tiến<br />
hành xả khí nhanh từ áp lực 4 atm<br />
(30 mét) xuống còn 1 atm (0 mét) trong<br />
1 phút. Áp lực chênh lệch tương đương<br />
áp lực 3 x 760 mmHg. Như vậy, tính ra<br />
mỗi nhịp thở có sự chênh lệch giữa trong<br />
và ngoài phế nang là 76 mmHg, đủ lớn<br />
gây rách và vỡ phế nang [1]. Kết quả này<br />
phù hợp với nghiên cứu của Adkins<br />
(1991) khi thực hiện gây vỡ phổi trên thỏ<br />
với áp lực chênh lệch 55 cmH2O [2].<br />
Để đánh giá bệnh vỡ phổi cũng như<br />
theo dõi tiến triển của bệnh trên lâm sàng,<br />
chúng tôi quan sát triệu chứng lâm sàng<br />
trên động vật không gây mê. Các triệu<br />
chứng lâm sàng được theo dõi gồm khó<br />
thở, liệt, bọt máu ở miệng và rối loạn<br />
thăng bằng. Kết quả trình bày trong biểu<br />
đồ 1 cho thấy, ở mỗi quy trình gây bệnh,<br />
thỏ đều có triệu chứng lâm sàng, nhưng<br />
mức độ và tỷ lệ khác nhau. Trước hết,<br />
triệu chứng bọt máu trong miệng không<br />
xuất hiện ở trường hợp nào. Các tài liệu<br />
đều ghi nhận có bọt máu ở miệng trào ra<br />
trên BN bị vỡ phổi. Nhưng tỷ lệ chúng tôi<br />
thu được là 0/10, có lẽ mức độ bệnh<br />
chưa đủ nặng hoặc số lượng thỏ nghiên<br />
cứu còn ít, chưa đủ làm bộc phát hết các<br />
triệu chứng.<br />
Biểu đồ 1 còn cho thấy tình trạng khó<br />
thở xuất hiện sau gây bệnh với tỷ lệ tăng<br />
lên ở các quy trình 2 và 3. Ở quy trình 1,<br />
tỷ lệ khó thở là 0/10 (không có thỏ nào bị<br />
khó thở), nhưng ở quy trình 2 và 3, tỷ lệ<br />
này lần lượt 1/10 (10%) và 2/10 (20%).<br />
Cơ chế gây ra khó thở có thể do màng<br />
phế nang bị đứt rách, dịch và máu tràn<br />
vào trong phế quản và phế nang (hình 1B<br />
và 1C). Dịch và máu chiếm chỗ đã làm bít<br />
22<br />
<br />
tắc đường thở, gây khó thở trên lâm<br />
sàng. Ngoài ra, có thể do máu tràn vào<br />
phế nang (hình 2B và 2C) làm phế nang<br />
đông đặc lại, không có giá trị trao đổi khí,<br />
thỏ bị thiếu oxy và xuất hiện khó thở trên<br />
lâm sàng. Nguyên nhân gây tỷ lệ khó thở<br />
tăng là do tốc độ xả khí tăng đã làm số<br />
lượng và mức độ phế nang bị vỡ tăng, số<br />
lượng phế nang bình thường giảm, dẫn<br />
tới khó thỏ tăng [4].<br />
<br />
Biểu đồ 1: Các triệu chứng lâm sàng xuất<br />
hiện ở thỏ thuộc 3 quy trình nghiên cứu.<br />
Tỷ lệ thỏ liệt xuất hiện như nhau ở cả<br />
3 quy trình (20%). Tất cả thỏ có triệu<br />
chứng liệt đều có các đặc điểm sau: liệt<br />
2 chân sau, liệt mềm, phản xạ mất và<br />
cảm giác đau mất. Đây là triệu chứng liệt<br />
của tủy sống, có lẽ do cơ chế tắc mạch<br />
khí gây ra [1, 3]. Khi vỡ phổi, không khí từ<br />
phế nang tràn vào mạch máu và gây tắc<br />
mạch thứ phát (não, tủy sống) [3]. Tắc<br />
mạch khí làm suy giảm đột ngột nuôi<br />
dưỡng ở não và tủy sống, gây liệt cấp<br />
tính trên lâm sàng.<br />
Số liệu còn cho thấy tỷ lệ thỏ bị rối<br />
loạn thăng bằng tăng dần từ 1/10 (quy<br />
trình 1 và 2) đến 2/10 (quy trình 3). Sau<br />
thí nghiệm, thỏ được thả vào chuồng lưu<br />
động vật để theo dõi khả năng thăng<br />
bằng khi đi lại. Quan sát thấy một số thỏ<br />
có triệu chứng đi lảo đảo, thậm chí mất<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
định hướng di chuyển, một số khác tương<br />
đối bình thường và không có triệu chứng<br />
rối loạn thăng bằng. Tỷ lệ thỏ có rối loạn<br />
thăng bằng tăng từ quy trình 1 đến quy<br />
trình 3. Nguyên nhân rối loạn thăng bằng<br />
có lẽ do thiếu oxy tiền đình cấp tính. Khi<br />
vỡ phổi, một lượng nhất định phế nang bị<br />
đông đặc, dẫn tới thiếu oxy đột ngột (hình<br />
2C). Thiếu oxy ảnh hưởng cấp tính đến<br />
tiền đình của thỏ, làm thỏ mất thăng<br />
bằng. Ngoài ra, có thể do bóng khí nhỏ di<br />
chuyển theo mạch máu đến vùng tai trong<br />
và thiếu tuần hoàn tai trong. Cơ chế này<br />
cần được nghiên cứu thêm.<br />
2. Kết quả mô bệnh học.<br />
* Kết quả mô bệnh học đại thể:<br />
<br />
Biểu đồ 2: Các triệu chứng giải phẫu<br />
bệnh đại thể.<br />
Hiện tượng tràn máu màng phổi không<br />
xuất hiện. Trong tất cả các lô thỏ nghiên<br />
cứu, chúng tôi không thu nhận được ca<br />
bệnh nào có hiện tượng tràn máu màng<br />
phổi. Có lẽ sự chênh lệch áp lực ở phần<br />
trung tâm phổi ít gây co kéo màng phổi<br />
[1], vì thế màng phổi không bị đứt rách,<br />
không có hiện tượng tràn máu màng phổi.<br />
Quan sát tình trạng dịch trong lòng phế<br />
quản, chúng tôi thu được tỷ lệ có dịch<br />
trong phế quản ở quy trình 1 là 2/10, các<br />
<br />
dịch này đầy bọt khí (hình 1B). Tuy nhiên,<br />
tỷ lệ dịch phế quản ở quy trình 2 là 0/10<br />
mặc dù quy trình 2 có áp lực nén lớn hơn<br />
quy trình 1. Nguyên nhân có thể do phổi<br />
bị xẹp (vì máu tràn vào phế nang và gây<br />
bít tắc đường hô hấp), phổi thỏ không đủ<br />
khả năng đẩy dịch ra ngoài. Ở quy trình 3<br />
gặp 2/10 ca bệnh có triệu chứng này.<br />
Quan sát bề mặt phổi ở trạng thái bình<br />
thường, bề mặt phổi hồng hào, xốp,<br />
không có các vết bất thường. Khi quan<br />
sát thỏ ở các lô thí nghiệm, kết quả hình<br />
3B và 3C cho thấy, trên bề mặt phổi có<br />
nhiều nốt xuất huyết với kích thước khác<br />
nhau. Kích thước nốt xuất huyết phổ biến<br />
1 - 2 mm (quy trình 1), 3 - 5 mm (quy trình<br />
2) và 20 - 30 mm (quy trình 3) (bảng 2). Tỷ<br />
lệ xuất huyết phổi của cả 3 mô hình đều<br />
bằng nhau đạt 10/10, nhưng mức độ xuất<br />
huyết (thể hiện qua kích thước nốt xuất<br />
huyết) khác nhau. Sự khác biệt về kích<br />
thước là do chênh lệch áp lực khác nhau.<br />
Ở quy trình 1, chênh lệch áp lực trong và<br />
ngoài phế nang 76 mmHg. Nhưng quy<br />
trình 2 và 3, chênh lệch áp lực 114<br />
mmHg. Sự chênh lệch áp lực này đã đủ<br />
mạnh để gây ra ổ xuất huyết rộng.<br />
Kết quả hình 1 cho thấy, so với lúc<br />
bình thường, thỏ bị vỡ phổi có hiện tượng<br />
tràn ngập dịch và máu trong lòng phế<br />
quản. Dịch có đặc điểm nhiều bọt khí và<br />
cục máu đông. Viêc tràn dịch này đã làm<br />
tắc khí quản, làm đông đặc phổi và gây<br />
các triệu chứng khác nhau trên thỏ. Cục<br />
máu đông xuất hiện trong lòng phế quản<br />
chứng tỏ mạch máu của phổi bị vỡ, máu<br />
tràn vào trong đường thở. Tuy nhiên, cục<br />
máu bị đông ngay, kích thước còn khá<br />
nhỏ. Vì thế, không xuất hiện triệu chứng<br />
bọt máu ở miệng thỏ.<br />
23<br />
<br />