Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay
lượt xem 2
download
Bài viết bàn về việc tổ chức và phát triển học liệu mở cũng như các nguồn tài nguyên giáo dục mở tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay
- XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY ThS. Lê Đức Thọ1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên giáo dục mở và truy cập mở đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp nói chung và tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng nói riêng. Tài nguyên giáo dục mở ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong trường cao đẳng giáo dục nghề nghiệp cũng như có mối quan hệ chặt chẽ với giảng viên, sinh viên. Đã có rất nhiều trường đại học, cao đẳng ở khắp nơi trên thế giới thành công với mô hình truy cập mở đến các tài nguyên giáo dục mở. Nắm bắt được xu thế chủ đạo đó, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam nói chung và Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng nói riêng cần có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để hoà vào dòng chảy tri thức của nhân loại và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc tổ chức và phát triển học liệu mở cũng như các nguồn tài nguyên giáo dục mở tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Để phục vụ nội dung nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến bằng cách phỏng vấn trực tiếp 112 giảng viên và sinh viên; trong đó, 44 giảng viên (28 giảng viên nam và 16 giảng viên nữ), 68 sinh viên 1 Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng.
- PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 577 (35 sinh viên nữ và 33 sinh viên nam). Thời gian khảo sát từ 14 tháng 06 đến 11 tháng 07 năm 2019 tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về tài nguyên giáo dục mở Tài nguyên giáo dục mở là “các tư liệu dạy, học và nghiên cứu trong bất kỳ phương tiện nào, dù là số hay không, nằm trong miền công cộng hoặc đã được phát hành theo một giấy phép mở cho phép những người khác truy cập, sử dụng, tuỳ biến thích nghi và phân phối lại không mất phí, không có các giới hạn hoặc có các giới hạn được hạn chế. Việc cấp phép mở được xây dựng trong khuôn khổ các quyền sở hữu trí tuệ hiện hành như được các quy ước quốc tế thích hợp xác định và tôn trọng vị thế tác giả của tác phẩm” [7]. Đồng thời, UNESCO kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới công khai giấy phép tài liệu giáo dục, công khai tài trợ cho công chúng sử dụng. Tuyên bố này được coi là một bước ngoặt lịch sử của phong trào phát triển tài nguyên giáo dục mở [2]. Tài nguyên giáo dục mở có thể được hiểu là bất kỳ tài nguyên nào được thiết kế để sử dụng trong việc dạy và học (bao gồm các chương trình giảng dạy, các tư liệu của khoá học, các sách giáo khoa, các ứng dụng đa phương tiện…) sẵn có, cho phép các giảng viên và sinh viên sử dụng mà không đòi hỏi phải trả các khoản phí bản quyền hoặc giấy phép [3]. Nguồn tài nguyên, học liệu là một phần không thể thiếu trong giáo dục nghề nghiệp. OER đã xuất hiện như một khái niệm mới khơi dậy tiềm năng to lớn để thay đổi giáo dục, đặc biệt là giáo dục hiện đại [4]. Tính chất truy cập dễ dàng của các tài nguyên giáo dục mở đã trở thành một trong số những yếu tố tối quan trọng. Tài nguyên giáo dục mở thường tồn tại ở dạng số hoá và có thể được chia sẻ dễ dàng qua Internet. Điểm khác biệt quan trọng giữa một tài nguyên giáo dục mở và bất kỳ tài nguyên giáo dục nào khác là ở giấy phép của nó. Vì thế, một tài nguyên giáo dục mở đơn giản là một nguồn tài nguyên giáo dục kết hợp với một giấy phép, tạo thuận lợi cho sử dụng lại và tiềm tàng cho sự tuỳ biến thích nghi, không cần phải có sự cho phép trước từ người nắm giữ bản quyền.
- 578 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Trong bản kế hoạch hành động quốc gia của Mỹ về chính phủ mở có nêu: “Tài nguyên giáo dục mở là một sự đầu tư cho phát triển con người một cách bền vững. Tài nguyên giáo dục mở giúp tăng cường khả năng tiếp cận đến giáo dục chất lượng cao và làm giảm giá thành của giáo dục trên toàn thế giới” [5]. Tài nguyên giáo dục mở đang được xem là một nguồn tài nguyên thông tin khoa học hữu hiệu để hỗ trợ cho việc phổ cập giáo dục. Tài nguyên giáo dục mở tạo ra sự bình đẳng cho người học và người dạy trong việc tiếp cận nguồn học liệu giáo dục chất lượng cao và miễn phí với giấy phép mở, ở mức cao hơn, tài nguyên giáo dục mở góp phần tạo ra sự bình đẳng trong giáo dục. Bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng có thể chia sẻ, sử dụng và tái sử dụng tri thức [6]. Tài nguyên giáo dục mở tạo cơ hội để các nước đang phát triển tiếp cận đến nguồn tài liệu khoa học chất lượng cao. UNESCO là tổ chức cổ vũ cho việc phát triển tài nguyên giáo dục mở trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển [7]. Trên thế giới, sự ra đời Khóa học trực tuyến “mở” đại chúng ở hầu hết các quốc gia đã đánh dấu bước phát triển quan trọng của tài nguyên giáo dục mở. Đó là khóa học thực và miễn phí trên mạng, với sự dẫn dắt trực tiếp của giảng viên, cùng sự tham dự và tương tác của hàng trăm nghìn người học ở khắp nơi trên thế giới. Điều đặc biệt quan trọng, giảng viên của những khóa học này là các nhà khoa học danh tiếng của các trường đại học hàng đầu. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới giáo dục, trong đó có giáo dục nghề nghiệp, rất cần nguồn học liệu trên cả phương diện số lượng lẫn chất lượng. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, các thư viện trong các trường cao đẳng giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng tốt nhu cầu về học liệu của giảng viên, sinh viên và nhà nghiên cứu [1]. Việc thiếu hụt các tài nguyên học tập đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu của hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Trong điều kiện không đủ kinh phí để mua các nguồn học liệu cần thiết, nguồn tài nguyên giáo dục mở và miễn phí trên thế giới còn hạn chế, cũng như việc bản địa hoá nguồn học liệu này không thực sự dễ dàng, thì việc các trường cao đẳng giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cùng hợp tác xây dựng tài nguyên giáo dục mở nội sinh có thể coi là một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này.
- PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 579 2.2. Thực trạng xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay Xu hướng chung của các quốc gia trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa và tiếp cận với Cách mạng công nghiệp 4.0 là phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề - tạo việc làm. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở và linh hoạt đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kỹ năng, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao từng bước đáp ứng được yêu cầu việc làm của thị trường lao động. Thích ứng với hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở chính là việc xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở phục vụ hoạt động dạy học và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong nhà trường. Hiện nay, mức độ tích cực của việc sử dụng tài nguyên giáo dục mở cho mục đích đào tạo và học tập là khá cao. Giảng viên, sinh viên đã khai thác tài nguyên giáo dục mở như một trong những nguồn học liệu quan trọng. Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng luôn tích cực trong xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho việc nghiên cứu của giảng viên cũng như việc học tập của sinh viên nhà trường. Hệ thống tra cứu thông tin của nhà trường đang từng bước được nâng lên với hệ thống máy tính hiện đại, nhà trường có hệ thống máy tính bố trí ở các tiền sảnh có kết nối mạng internet phục vụ việc truy cập tìm kiếm tài liệu học tập và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên. Ngoài ra, hệ thống thư viện của nhà trường cũng đang từng bước được số hóa, các giáo trình, bài giảng, các tài liệu liên quan cũng được cập nhật trên hệ thống thư viện số của nhà trường. Thư viện online của nhà trường đã có sự liên kết với các thư viện số trong cả nước và một số thư viện của khu vực. Hệ thống internet của nhà trường cũng đã từng bước được cải thiện, ngoài hệ thống internet có dây, thì hệ thống wifi hiện nay đã được phủ sóng tất cả các khu giảng đường, thư viện phục vụ cho giảng viên và sinh viên. Các kết quả nghiên cứu mới nhất của cán bộ, giảng viên được cập nhật thường xuyên, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho các nguồn tài
- 580 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ liệu phục vụ hoạt động dạy – học. Tuy nhiên, vấn đề nhận thức về tài nguyên giáo dục mở còn hạn chế, chính sách của trường về phát triển tài nguyên giáo dục mở, e ngại vi phạm bản quyền, thiếu các trang thiết bị và kỹ năng cần thiết về công nghệ... Việc sử dụng tài nguyên giáo dục mở của giảng viên và sinh viên còn thấp. Kết quả khảo sát 112 giảng viên và sinh viên cho thấy (bảng 1) mức độ sử dụng tài nguyên giáo dục mở của giảng viên và sinh viên nhà trường như sau: Bảng 1: Mức độ sử dụng tài nguyên giáo dục mở của giảng viên và sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Không Mức độ sử dụng tài Rất thường xuyên Thường xuyên thường xuyên nguyên giáo dục mở SL (%) SL (%) SL (%) Giảng viên 11 25 24 54.5 9 20.5 Sinh viên 23 33.8 31 45.6 14 20.6 (Nguồn: Kết quả điều tra, tổng hợp do tác giả thực hiện) Từ bảng 1, cho thấy, chỉ có 25% giảng viên và 33.8% sinh viên rất thường xuyên sử dụng tài nguyên giáo dục mở hoặc tham gia các dự án liên quan đến học liệu mở. Mức độ thường xuyên sử dụng tài nguyên giáo dục mở là cao nhất, 54.5% giảng viên và 45.6% sinh viên thường xuyên sử dụng. Nhìn chung giảng viên đã bắt đầu sử dụng tài nguyên giáo dục mở với tỷ lệ sử dụng và giới thiệu tài nguyên giáo dục mở của giảng viên là rất tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn 20.5% giảng viên và 20.6% sinh viên là không thường xuyên sử dụng và trong đó có những giảng viên và sinh viên chưa bao giờ sử dụng hoặc là không biết đến các nguồn tài nguyên giáo dục mở. Mục đích sử dụng tài nguyên giáo dục mở của giảng viên cũng rất đa dạng (bảng 2), kết quả khảo sát mục đích sử dụng tài nguyên giáo dục mở của giảng viên rất thường xuyên (25%) và thường xuyên (54/5%) sử dụng tài nguyên giáo dục mở như sau:
- PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 581 Bảng 2: Mục đích sử dụng tài nguyên giáo dục mở của giảng viên và sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Không Mục đích sử dụng Rất đồng ý Đồng ý đồng ý tài nguyên giáo dục mở SL % SL % SL % Đối với giảng viên Biên soạn giáo trình, bài giảng 14 40 21 60 0 0 Khuyến khích sinh viên khai thác phục vụ 7 20 26 74.3 2 5.7 học tập của họ Khai thác từ một số dự án tài nguyên giáo dục mở quốc tế như: Open Course Ware; 1 2.8 22 62.9 12 34.3 Commonwealth of Learning (COL)... Khai thác tài nguyên giáo dục mở từ những dự án Vietnam Open Education resources 9 25.7 26 74.3 0 0 (VOER, địa chỉ trang website tại http://voer. edu.net) Giới thiệu/chia sẻ một số nguồn tài nguyên giáo dục mở cho đồng nghiệp hoặc sinh 13 37.1 18 51.4 4 11.5 viên Mở rộng và cập nhật kiến thức làm phong 16 45.7 19 54.3 0 0 phú thêm cho những tiết giảng Phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học 3 8.6 9 25.7 23 65.7 Học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp 6 17.1 28 82.9 0 0 hoặc các chuyên gia đầu ngành Đối với sinh viên Phục vụ hoạt động học tập 15 44.1 19 55.9 0 0 Tham gia các diễn đàn học tập trực tuyến 9 26.5 21 61.7 4 11.8 Mở rộng và cập nhật những kiến thức mới 14 41.2 18 52.9 2 5.9 Phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học 13 38.2 6 17.6 15 44.2 (Nguồn: Kết quả điều tra, tổng hợp do tác giả thực hiện) Kết quả bảng 2 cho thấy, các giảng viên đều có mối quan tâm cao và cam kết sử dụng và chia sẻ nguồn học liệu này. 100% giảng viên được khảo sát sử dụng tài nguyên giáo dục mở cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng. Ngoài ra, những mục đích được giảng viên đánh giá cao là sử dụng tài nguyên giáo dục mở nhằm khuyến khích sinh viên khai thác nhằm phục vụ hoạt động học tập, chia sẻ và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp và khai thác các nguồn tài liệu từ các dự án giáo dục mở trong nước. Tuy nhiên, mục đích giảng viên sử dụng tài
- 582 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ nguyên giáo dục mở cho các hoạt động nghiên cứu khoa học còn rất khiêm tốn với 8.6% rất đồng ý và 25.7% giảng viên đồng ý. Trong khi đó, 65.7% giảng viên được khảo sát không đồng ý với việc sử dụng tài nguyên giáo dục mở phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên nhà trường. Như vậy, có những tín hiệu tích cực trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên giáo dục mở của giảng viên nhà trường. Họ sẵn sàng chia sẻ và khuyến khích cộng đồng sử dụng học liệu mà mình khai thác được. Họ đã rất sáng tạo trong việc tái sử dụng tài liệu hoặc tùy biến để sử dụng các tài liệu này nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm trí tuệ do mình tạo ra, một số giảng viên vẫn ngại chia sẻ với đồng nghiệp, với sinh viên. Tuy không đồng nhất tài nguyên giáo dục mở với tài nguyên số, nhưng với đặc tính dễ dàng chia sẻ và dễ dàng truy cập của tài nguyên số thì tài nguyên giáo dục mở được khuyến khích xuất bản dưới dạng số để phát huy lợi ích tối đa: sử dụng bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào. Hiện nay giảng viên và sinh viên đang có xu thế sử dụng tài liệu dưới dạng số ngày càng nhiều. Kết quả khảo sát cho thấy, có 70.3% giảng viên khẳng định họ thường giới thiệu các tài liệu trực tuyến/ gửi tài liệu tham khảo dạng điện tử cho sinh viên. Số giảng viên dùng các máy tìm tin trực tuyến để phục vụ tìm tài liệu số cũng rất ấn tượng (77.8%). Tuy nhiên, quá trình xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở vẫn còn nhiều hạn chế: Thư viện của nhà trường hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu bạn đọc, số lượng đầu sách tuy nhiều nhưng không phong phú, thiếu các đầu sách phục vụ các môn học xã hội, các môn chung, chậm cập nhật các đầu sách mới. Kết quả khảo sát 68 sinh viên nhà trường cho thấy, 35.8% bạn đọc phản hồi thư viện đáp ứng rất ít hoặc hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, 44.1% chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu, và chỉ có 19.1% bạn đọc khẳng định thư viện cung cấp gần đầy đủ nhu cầu tài liệu của họ. Kinh phí bổ sung tài liệu cho thư viện nhà trường rất hạn hẹp trong khi nhu cầu bạn đọc ngày càng tăng và đa dạng. Phát triển bài giảng,
- PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 583 giáo trình và tài liệu tham khảo cũng như xuất bản các kết quả nghiên cứu tại nhà trường còn hạn chế. Kinh phí hàng năm cho hoạt động này không nhỏ, tuy nhiên tình trạng thiếu tài liệu nội sinh cho học tập và giảng dạy vẫn còn tồn tại, các kết quả nghiên cứu ít được sử dụng vào đào tạo. Tình trạng dạy chay và học chay vẫn tồn tại. Mặc dù nhà trường đã tích cực đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, phát huy tính sáng tạo và tự học của sinh viên, tuy nhiên vấn đề tồn tại là sinh viên không có các nguồn học liệu phong phú để tự tìm tòi, tự nghiên cứu. Do vậy sự đổi mới trong nhà trường chưa triệt để và không thực sự có đột biến. Năng lực ngoại ngữ của sinh viên và giảng viên còn rất hạn chế. Đối với giảng viên, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong đọc tài liệu, nghiên cứu cũng còn hạn chế. Khắc phục hạn chế về ngoại ngữ của giảng viên và sinh viên là một công việc dài hạn, không thể giải quyết trong thời gian ngắn. 2.3. Một số đề xuất giải pháp nhằm phát triển tài nguyên giáo dục mở trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay Về phía nhà trường Nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ đội ngũ giảng viên tạo lập môi trường học tập và giảng dạy hiệu quả, đồng thời cung cấp cho họ cơ hội phát triển chuyên môn của mình. Xây dựng và phát triển tài nguyên học tập đều là những phần không thể thiếu của quá trình này. Nhà trường cần chủ động tạo ra tài nguyên giáo dục mở, đồng thời tích cực sử dụng tài nguyên bên ngoài. Thực tế cho thấy rằng, khi nhà trường có các khoá học/ tài liệu có chất lượng được đăng tải trực tuyến, có thể thu hút sinh viên mới, mở rộng thương hiệu, danh tiếng và nâng cao vai trò dịch vụ công của mình. Nhà trường cần có các chiến lược và chính sách khuyến khích phát triển và sử dụng tài nguyên giáo dục mở, công nhận chính thức nguồn học liệu này, xem xét đưa ra các chính sách bản quyền linh hoạt với các tài liệu nội sinh, và đảm bảo cơ sở hạ tầng cần thiết để giảng viên và sinh viên khai thác tài nguyên giáo dục mở thuận lợi.
- 584 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Về phía giảng viên Đội ngũ giảng viên là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập cho sinh viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung và Cao đẳng Nghề Đà Nẵng nói riêng. Giảng viên trực tiếp tạo ra tài nguyên giáo dục mở. Giảng viên lựa chọn, hướng dẫn, đưa ra những quy định cho sinh viên về việc đọc tài liệu/ giáo trình, gợi ý những tài liệu tham khảo. Vì vậy, chất lượng của tài nguyên giáo dục mở chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên nào giảng viên chọn để sử dụng, họ điều chỉnh chúng thế nào cho phù hợp với bối cảnh cụ thể và họ tích hợp chúng thế nào vào các hoạt động giảng dạy, đào tạo và học tập. Giảng viên hợp tác với đồng nghiệp (bao gồm cả việc đánh giá đồng nghiệp) để công bố công khai nguồn tài nguyên do mình tạo ra và khai thác các tài liệu hiện đang được soạn thảo cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Việc giảng viên chấp nhận chia sẻ nguồn học liệu của họ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tài nguyên giáo dục mở. Về phía sinh viên Trong cộng đồng người dùng của tài nguyên giáo dục mở, sinh viên sẽ là nhóm sử dụng chính, vì vậy vai trò của họ là rất quan trọng. Nhà trường, giảng viên cần có hướng dẫn cụ thể cho việc sinh viên tham gia sử dụng, đánh giá và đóng góp cho tài nguyên giáo dục mở. Sinh viên cần được yêu cầu sử dụng nguồn học liệu này vào việc nâng cao hiểu biết, làm các bài nghiên cứu, cũng như hoàn thành các bài tập trong từng môn học. Đồng thời họ cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản về việc đánh giá các nguồn tài liệu, các kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ, bản quyền và giấy phép, họ cần tôn trọng tri thức của sáng tạo và ý thức được việc cần phải tránh đạo văn. Về phía thư viện Thư viện trong các nhà trường là đơn vị quản lý và cung cấp tài nguyên giáo dục mở. Với chức năng cơ bản của mình là cung cấp học liệu cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu, thư viện là nơi tốt nhất cho việc thu thập, lưu trữ, phân phối và chia sẻ nguồn tài nguyên giáo dục mở của nhà trường.
- PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 585 Với nghiệp vụ và cơ sở hạ tầng của mình, các thư viện sẽ tổ chức nguồn học liệu, kết nối và cung cấp nguồn học liệu cho cộng đồng sử dụng. Thư viện làm việc với giảng viên và nhà nghiên cứu trong nhà trường để khuyến khích họ công bố mở, bên cạnh đó tích cực tìm kiếm các nguồn học liệu mở bên ngoài để giới thiệu cho người dùng. Xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở, tạo lập cộng đồng người dùng và hướng dẫn sử dụng là những nhiệm vụ chính của các thư viện nhà trường. 3. KẾT LUẬN Trong xu thế đổi mới giáo dục – đào tạo nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng thì vấn đề xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở mang ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Trong thời gian tới, Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và khai thác tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, học tập của nhà trường, giảng viên và sinh viên. Đây cũng là công việc nhằm thực hiện Nghị quyết 29 về việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục nghề nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Ánh Tuyết, Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thư viện các trường đại học Hà Nội: Luận văn ngành Thông tin - Thư viện. H.: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2015. 2. “OER và ứng dụng trong giáo dục”. http://huc.edu.vn 3. “Học liệu mở và các khái niệm cơ bản”, http://wwwvnn.vietnamnet.vn. 4. “Những khái niệm cơ bản liên quan tới tài nguyên giáo dục mở”, http:// edu.net.vn 5. The US Government, The open government partnership - The third open government national action plan for the Unitated States of America. Truy cập từ https://www.whitehouse.gov 6. Hewlett Foundation, Open Educational Resources. Truy cập từ http:// www.hewlett.org 7. UNESCO, What are Open Educational Resources (OERs)?. Truy cập từ http://www.unesco.org
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng E-learning (tài liệu tập huấn xây dựng bài giảng điện tử theo chuẩn e-learning): Phần 1
25 p | 412 | 42
-
Thư viện điện tử Trường Đại học Tổng hợp Amsterdam và vấn đề xây dựng thư viện điện tử Việt Nam
7 p | 147 | 16
-
Xây dựng mô hình đo lường sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại cảng hàng không - sân bay Pleiku
8 p | 155 | 8
-
Tài liệu số trong công tác phục vụ bạn đọc - Thực trạng và giải pháp tại Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 54 | 7
-
Xây dựng từ điển số hỗ trợ nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong môi trường học thuật số tại Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 15 | 6
-
Khai thác dữ liệu giáo dục
3 p | 15 | 5
-
Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở DSPACE 5.4 trong xây dựng và quản lý tài nguyên số
6 p | 44 | 3
-
Khai thác ưu thế tài nguyên giáo dục mở trong dạy học theo chương trình mới
8 p | 21 | 3
-
Xây dựng và khai thác học liệu số tại thư viện Đại học RMIT Việt Nam
9 p | 30 | 3
-
Xây dựng Thư viện hiện đại bằng dịch vụ Web và XML
8 p | 66 | 3
-
Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
3 p | 7 | 3
-
Luật giáo dục song hành cùng quá trình xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở
9 p | 26 | 2
-
Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở trong hoạt động giáo dục đại học
12 p | 32 | 2
-
Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở trong bối cảnh của giáo dục mở và chuyển đổi số
6 p | 39 | 1
-
Năng lực đóng góp của thư viện đại học trong việc phát triển tài nguyên giáo dục mở cấp quốc gia
7 p | 34 | 1
-
Từ manuscriptorium đến giải pháp quản lý và khai thác tài liệu cổ trong các thư viện Việt Nam
11 p | 49 | 1
-
Vai trò của hệ thống cảng biển ở vùng duyên hải Bắc kỳ đối với thương mại khoáng sản thời kỳ thuộc địa (1884-1945)
8 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn