intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng và lan tỏa những việc làm thiện nguyện về công tác an sinh xã hội của giáo hội Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích làm rõ khái niệm về ASXH, quan điểm ASXH trong triết lý của Phật giáo cũng như của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó làm rõ vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc bảo đảm ASXH từ đó đề ra các biện pháp góp phần xây dựng và lan tỏa những việc làm thiện nguyện của nhà Phật về công tác ASXH trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng và lan tỏa những việc làm thiện nguyện về công tác an sinh xã hội của giáo hội Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

  1. XÂY DỰNG VÀ LAN TỎA NHỮNG VIỆC LÀM THIỆN NGUYỆN VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA ThS. LƯU HOÀNG TÙNG* ThS. KHUẤT TRỌNG NAM1** Tóm tắt: Trong những năm qua, đảm bảo anh sinh xã hội (ASXH) luôn được coi là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phản ánh rõ nét chức năng xã hội của Phật giáo, qua đó, truyền bá thông điệp từ bi, nhân ái của đạo Phật vào đời sống xã hội. Với mục tiêu đó, trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vận động ngày càng nhiều tăng, ni, Phật tử, các nhà hảo tâm, người dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đóng góp, ủng hộ cả vật chất, tinh thần vào các phong trào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo ASXH, hướng về cội nguồn do Đảng, Nhà nước phát động với số kinh phí, vật chất năm sau luôn cao hơn năm trước. Bài viết tập trung phân tích làm rõ khái niệm về ASXH, quan điểm ASXH trong triết lý của Phật giáo cũng như của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó làm rõ vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc bảo đảm ASXH từ đó đề ra các biện pháp góp phần xây dựng và lan tỏa những việc làm thiện nguyện của nhà Phật về công tác ASXH trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Từ khóa: an sinh xã hội, toàn cầu hóa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam… Đặt vấn đề Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu đời và đã trở thành một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam. Trải qua tiến trình lịch sử hơn 2000 năm, Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội, góp phần tạo nên bản sắc, cốt cách văn hóa, đóng góp to lớn vào công cuộc dựng nước và giữ nước. * Nghiên cứu sinh, Hệ sau đại học, Học viện Chính trị.
  2. 770 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Phật giáo tiếp tục có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước thông qua các hoạt động phật sự và hoạt động xã hội hướng đến con người, vì con người, trong đó các hoạt động ASXH là điểm sáng, thể hiện rõ tinh thần “nhập thế giúp đời” của Phật giáo Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết thông qua phân tích, tổng hợp các tài liệu, bài viết về công tác ASXH của Đảng, Nhà nước Việt Nam và hệ thống hóa, khái quát hóa các báo cáo tổng kết về công tác từ thiện, ASXH của Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua các năm để phân tích số liệu, luận giải những vấn đề thực tiễn, rút ra những nhận xét, đánh giá làm căn cứ cho bài viết ở phần kết quả phân tích và thảo luận. Nghiên cứu định tính là phỏng vấn, trao đổi với các nhà khoa học, các chức sắc, tăng, ni, tín đồ phật tử về những nội dung liên quan đến công tác ASXH của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để thu thập thông tin cần thiết cho việc đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này trong tương lai. 1. Quan điểm an sinh xã hội trong triết lý của Phật giáo Từ trong bản chất, các tôn giáo chân chính đều chứa đựng giá trị nhân bản, nhân đạo và tinh thần hướng thiện. Với Phật giáo, ngay từ khi hình thành đã đề cao tinh thần từ bi, nhân ái, vì cuộc sống hạnh phúc và an lạc của con người, vì trách nhiệm xã hội với con người. Phật giáo là một tôn giáo của lòng từ bi và trí tuệ, luôn đề cao tư tưởng nhân ái, hướng đến một đời sống hòa đồng, tương trợ. Trong mối tương quan tương duyên mật thiết giữa người với người, đạo lý cuộc sống mà Phật giáo mang lại chính là đề cao lòng yêu thương: người khác đau khổ tức là mình đau khổ, người khác hạnh phúc chính là mình hạnh phúc, không chà đạp lên hạnh phúc của người khác để xây dựng hạnh phúc của riêng mình. Đặt con người vào vị trí trung tâm, nên các hoạt động ASXH của Phật giáo ra đời là để đáp ứng nhu cầu cấp thiết cần nhận hỗ trợ của những con người cụ thể để vượt qua khó khăn hiện tại của chính họ. Theo triết lý Phật giáo, mục tiêu của tu hành là “giác ngộ” và “giải thoát”, nhưng giải thoát không có nghĩa là tu hành xuất thế lánh đời, mà ngược lại để thực hiện mục tiêu đó thì đạo phải gắn với đời, định hướng bởi “Đạo pháp bất ly thế gian giác”1, phải lấy lòng từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha để cứu người và giúp đời, khuyên 1 Thích Trí Quảng (2008), Phật pháp nhập thế và phát triển, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 771 con người sống có trách nhiệm với cộng đồng, thể hiện lòng nhân ái của mình với người khác. Giáo lý của nhà Phật là giải thoát sinh tử, đưa con người thoát khổ. Song, giải thoát chính là sự hoàn thành đầy đủ, tận tâm tận lực thực hiện mọi nghĩa vụ và bổn phận của một công dân trong xã hội, chứ không phải là trốn tránh xã hội. Có lẽ vì thế hai mệnh đề “hoằng dương Phạt pháp” và “lợi lạc quần sinh” gắn liền với nhau trong giáo lý Phật giáo. Trong kinh điển Phật giáo không có khái niệm “trách nhiệm xã hội”, song tinh thần trách nhiệm xã hội đã thấm đẫm trong tư tưởng của nhà Phật. Trách nhiệm xã hội của Phật giáo chính là trách nhiệm đạo đức, là tinh thần luôn xả thân vì người khác, quan tâm tới người khác. Nhiều giáo lý căn bản của nhà Phật cũng là các đức hạnh căn bản và các đức hạnh đó cũng thể hiện trách nhiệm với người khác, đối với bản thân, đối với xã hội. Do đó, trách nhiệm xã hội của Phật giáo cũng có thể hiểu chính là ngũ giới (sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu), là tứ vô lượng (từ, bi, hỉ, xả), là lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ), là tứ nhiếp (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự)1. Phật giáo luôn kêu gọi bình đẳng giữa người với người, thúc đẩy sự hòa hợp trong xã hội. Chủ trương chúng sinh bình đẳng, các nước hòa bình, kêu gọi từ bi tế thế, đây là sự thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội của Phật giáo. Do đó, trong quá trình thực hiện công tác bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội nói riêng và công tác ASXH nói chung Phật giáo không ngừng tuyên truyền nâng cao đạo đức qua những phương thức khác nhau, đó là hoạt động từ thiện, là công tác xã hội, tham gia tích cực vào công tác xã hội, vào sự nghiệp giáo dục, chăm sóc y tế cho tất cả mọi người, tích cực bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái, v.v. Quan niệm về trách nhiệm xã hội của Phật giáo còn thể hiện qua tình cảm, sự quan hoài của Phật giáo đối với xã hội và nhân sinh, cụ thể là triết lý “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”. Ý nguyện cứu độ những người không có duyên chính là thể hiện một tình cảm vô điều kiện, không vì bất cứ một lý do gì, cũng không phải vì thỏa mãn cái tôi, mà thuần tuý là một hành động thiện tự nhiên. Có được động lực như vậy thì mới có thể “đồng thể đại bi”, nghĩa là coi người khác như chính bản thân mình, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ người khác trên cơ sở bình đẳng, ngang hàng, không vụ lợi. Như vậy, trong quan niệm của Phật giáo, việc giúp mình, giúp người trở thành lẽ tự nhiên trên con đường giác ngộ. Đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, định hướng hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con 1 Lê Văn Lợi (2017), “Phật giáo góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7 - 2017.
  4. 772 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... người. Những việc tu phước, làm việc thiện chính là con đường để giúp con người có được một cuộc sống an bình. Chính vì vậy mà hoạt động từ thiện, bảo đảm ASXH không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là một chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo. 2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác an sinh xã hội Ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Đảng và Nhà nước ta đặt quyết tâm phát triển hệ thống ASXH bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân, phù hợp với trình độ phát triển KT-XH của đất nước và tiếp cận dần với chuẩn mức quốc tế. Từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị - xã hội, phát triển bền vững. ASXH được xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, nằm trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước. Bảo đảm ASXH là điều kiện để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Điều 34 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “công dân có quyền được bảo đảm ASXH”, và để bảo đảm việc thực hiện quyền này, khoản 2 điều 29 Hiến pháp ghi rõ: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội” và điều này cũng đã được cụ thể hoá trong nhiều văn bản pháp luật khác như: Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật… Trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Bảo đảm ASXH... trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương”1, Bên canh đó, Nghị quyết số 15 của Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đề ra yêu cầu “coi bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” và “Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ”. Cụ thể hóa quan điểm đó, Chính phủ đã xây dựng Chương trình hành động với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống ASXH bao phủ toàn dân nhằm bảo đảm việc làm, thu nhập tối thiểu của mỗi người dân; tăng số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội; trợ giúp cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bảo đảm để người dân 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 773 tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu. Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách ASXH phù hợp với quá trình phát triển KT-XH”1, đồng thời đề ra nhiều chủ trương mới trong lĩnh vực bảo đảm ASXH, như: Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống ASXH đến mọi người dân; chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền ASXH của công dân; đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đánh giá theo chuẩn nghèo đa chiều nhằm bảo đảm ASXH và dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người yếu thế. Như vây, việc bảo đảm ASXH là yêu cầu, điều kiện cần thiết của sự ổn định, phát triển đất nước. Với việc ghi nhận công dân có quyền được đảm bảo ASXH trong Hiến pháp năm 2013 cơ sở hiến định để công dân bảo đảm có được thu nhập tối thiểu nhằm thoát khỏi tình trạng nghèo đói khi không có việc làm hoặc không có thu nhập. Đây cũng là cơ sở để Nhà nước xây dựng hệ thống duy trì thu nhập do Nhà nước quản lý, bảo đảm cho công dân được hưởng quyền về ASXH. Thực hiện chính sách ASXH là sự cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế của Nhà nước hoặc tập thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp. Bảo ASXH là yêu cầu và điều kiện cần thiết của sự ổn định, phát triển đất nước, góp phần hiện thực hóa các quyền xã hội của mọi người dân. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, hoạt động bảo đảm ASXH ngày càng được triển khai có hiệu quả, trở thành một điểm sáng trong thực hiện nhân quyền ở Việt Nam. Việt Nam coi việc phát triển bảo đảm ASXH, bảo đảm chất lượng sống cho người dân ngày càng được an toàn và cải thiện là nội dung, cách thức thiết thực nhất thực hiện các quyền xã hội của mọi người dân; đồng thời, cũng là động lực và mục tiêu xuyên suốt của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chủ trương, chính sách ASXH của Đảng rất phù hợp với tinh thần từ bi, hướng thiện, vì chúng sinh của của Phật giáo2. Sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng, là cơ duyên để Phật giáo phát triển, đồng hành cùng dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần nhập thế hành đạo, thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội, hòa quyện cùng những triết lý sống của người dân “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”,… Đặc biệt, chủ trương chính sách ASXH của Đảng đã tạo điều kiện rất thuận lợi để Phật giáo tham gia vào các nội dung của công tác này. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2 Nguyễn Thanh Xuân (2015), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
  6. 774 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 3. Bối cảnh toàn cầu hóa và vai trò của Phật giáo với công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay Một trong những xu hướng chủ đạo và tất yếu của thế kỷ XXI là toàn cầu hóa (globalization). Hiện nay, toàn cầu hóa đang tác động và chi phối sâu sắc đến các quốc gia và dân tộc trên thế giới trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trường, xã hội,… Vì vậy, như một hệ quả tất yếu, toàn cầu hóa làm cho biên giới giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng mờ đi trong thế giới hiện đại. Cho nên, thế giới chúng ta ngày càng gần với nhau hơn và đi đến xu thế tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, và cũng tất nhiên, mối “tương quan xã hội” (tương tác giữa con người, giữa các quốc gia, dân tộc) ngày một sâu sắc hơn, phụ thuộc lẫn nhau hết sức chặt chẽ. Tương quan xã hội có nội hàm rất rộng bao gồm nhiều vấn đề trong xã hội khác nhau. Tôn giáo là một trong tương quan xã hội và văn hóa đặc biệt của con người. Vì vậy, tôn giáo không thể nào tách rời khỏi cơn lốc toàn cầu hóa và hiển nhiên nó cũng bị tác động mạnh mẽ từ điều đó. Tôn giáo là một mối quan hệ phổ biến cơ bản và xuyên suốt mọi tiến trình văn hóa, xã hội, lịch sử xủa mọi dân tộc và thời đại, là phần thiết yếu và không thể thiếu được trong cuộc sống của con người hiện nay. Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế là lĩnh vực đi trước thì chắc chắn sẽ kéo theo văn hóa và tôn giáo đi theo sau như hình với bóng. Việt Nam là một quốc gia đang trong tiến trình hội nhập sâu và rộng vào quá trình toàn cầu hóa, trong đó tôn giáo là một phương diện quan trọng và không thể không đề cập đến. Trong đời sống tôn giáo nước ta, Phật giáo luôn giữ một vị trí quan trọng, gắn liền với lịch sử, văn hóa và xã hội con người Việt qua hơn hai ngàn năm lịch sử. Hiện nay, do tác động của quá trình toàn cầu hóa, Phật giáo Việt Nam không ngừng hội nhập, gắn kết với nhiều hoạt động mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã phát động, trong đó có hoạt động nhân đạo, từ thiện, xã hội. Phát huy truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, với phương châm “nhập thế giúp đời”, Phật giáo Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các hoạt động ASXH. Sự tham gia của Phật giáo vào ASXH ngày càng sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, đạt hiệu quả cao. Về phạm vi, Phật giáo tham gia vào tất cả các nội dung chính của ASXH ở những mức độ khác nhau, bao gồm: bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; trợ giúp xã hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phát triển bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm y tế) và tiếp cận dịch vụ xã hội ở mức tối thiểu (dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở tối thiểu; dịch vụ nước sạch và dịch vụ thông tin). Trước đây, Phật giáo chủ yếu tham gia vào nội dung nhân đạo, từ thiện và hình
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 775 thức chủ yếu là quyên góp kinh phí để trợ giúp cho đồng bào bị thiên tai, lũ lụt. Việc trợ giúp thường xuyên chủ yếu dành cho một số cơ sở từ thiện (trung tâm bảo trợ, Tuệ Tĩnh đường). Hiện nay, Phật giáo đã mở rộng ra các hoạt động tăng cường giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền vững; tổ chức trợ giúp cơ bản về giáo dục, y tế và chỗ ở cho người dân [1]. Về quy mô, huy động nguồn lực, mức độ huy động nguồn lực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội không ngừng gia tăng. Về hình thức, hoạt động từ thiện, ASXH của Phật giáo này càng đa dạng phong phú. Về bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững, Phật giáo tham gia vào các hoạt động như: xây cầu, đào giếng, làm đường nông thôn, hỗ trợ gia đình chính sách, chiến sĩ biên phòng, nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; tham gia ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, chương trình nghĩa tình biển đảo, ủng hộ quỹ Cựu chiến binh, quỹ nạn nhân chất độc da cam, quỹ người mù, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ hỗ trợ ngư dân, v.v... Nhiều tự viện, tăng ni, phật tử đã có sáng kiến tặng thẻ bảo hiểm y tế và đóng bảo hiểm xã hội cho người già cô đơn không nơi nương tựa, người nghèo, trẻ mồ côi... Về hoạt động trợ giúp xã hội được đẩy mạnh cả với trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên. Với trợ giúp đột xuất, Phật giáo tập trung vào các hoạt động cứu trợ đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc; thăm và tặng quà cho bệnh nhân trại phong, trại tâm thần, nhà dưỡng lão, người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam; tặng xe đạp cho học sinh nghèo; tổ chức bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương cho bệnh nhân nghèo, v.v [4]. Có thể khẳng định các hoạt động ASXH của Phật giáo ngày càng tăng về quy mô, mở rộng về đối tượng thụ hưởng, phong phú, đa dạng về hình thức thể hiện và linh hoạt, sáng tạo trong cách thức tiến hành. Quá trình hoạt động đã có sự phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đặc biệt, đã thu hút được sự tham gia không chỉ của tăng, ni, phật tử mà còn của đông đảo người dân, doanh nghiệp, góp phần chia sẻ gánh nặng với Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề ASXH; cùng Nhà nước và xã hội chung tay vì một xã hội tốt đẹp, mọi người dân có cuộc sống hạnh phúc. Những hoạt động hành thiện, giúp người, cứu đời của Phật giáo Việt Nam mang một ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng nhau nỗ lực thực hiện ASXH vì sự phát triển cộng đồng, thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa đạo với đời, phản ánh rõ nét chức năng xã hội của Phật giáo. Tinh thần nhập thế hành đạo của Phật giáo Việt Nam được thể hiện thường xuyên qua các hoạt động ASXH. Chính là sự trợ giúp và đồng hành cùng với những mảnh đời thiếu thiếu may mắn, khó khăn và bất hạnh trong xã hội góp phần an ủi
  8. 776 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... và tạo niềm tin, động lực cho họ vươn lên trong cuộc sống, tỏa ngát giữa hương đời. Các hoạt động ASXH của Phật giáo không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của những người con Phật mà dưới góc độ nghiên cứu Tôn giáo học thì đó chính là những biểu hiện quan trọng thể hiện chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo. Đó là sự hỗ trợ vật chất cho con người trong lúc cần thiết, đồng thời cũng là một niềm an ủi tinh thần lớn lao cho những ai được tiếp cận, thụ hưởng. Cũng có thể xem hoạt động ASXH của Phật giáo là một trong những nguồn vốn xã hội, vốn cộng đồng quan trọng. Chủ nghĩa nhân văn nhân đạo của dân tộc Việt Nam và tinh thần Phật giáo cùng hướng đến những con người yếu thế, gặp bất hạnh trong xã hội. Những hoạt động này không chỉ mang một ý nghĩa quan trọng, góp phần nỗ lực thực hiện ASXH vì sự phát triển cộng đồng, mà còn thể hiện mối thiện duyên tốt đẹp giữa đạo với đời. Vì lẽ đó, trong bối cảnh phát triển bền vững của đất nước hiện nay, cần thiết phải phát huy vai trò của Phật giáo tham gia ASXH. Phát huy nguồn lực này của Phật giáo đáp ứng nhu cầu xã hội và chủ trương của Nhà nước ta hiện nay không chỉ đòi hỏi phải có sự phát triển về số lượng mà cả về chất nhằm tạo cơ hội để cùng với chủ trương xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện và các chính sách xã hội của Việt Nam thực sự mang lại những lợi ích và niềm tin, niềm hạnh phúc chân chính cho mọi người dân. 4. Những đóng góp về công tác an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế Phật giáo, một tổ chức xã hội lớn và có uy tín ở Việt Nam, trước nay đã là lực lượng xã hội quan trọng, đồng hành cùng Nhà nước và các tổ chức khác trong các hoạt động từ thiện, ASXH để hỗ trợ người dân, góp phần xây dựng hệ thống ASXH của nước ta, phản ánh rõ nét chức năng xã hội của Phật giáo. Trong những năm qua, đảm bảo ASXH luôn được coi là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qua đó truyền bá thông điệp từ bi, nhân ái của đạo Phật vào đời sống xã hội. Với mục tiêu đó, trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vận động ngày càng nhiều tăng, ni, phật tử, các nhà hảo tâm, người dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đóng góp, ủng hộ cả vật chất, tinh thần vào các phong trào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo ASXH, hướng về cội nguồn do Đảng, Nhà nước ta phát động với số kinh phí, vật chất năm sau luôn cao hơn năm trước. Chính vì những lý tưởng cao đẹp đó, Phật giáo hiện diện ở Việt Nam đã luôn đồng hành và gắn bó với dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử. Phật giáo với tinh thần “hộ quốc an dân” từ trong quá khứ, đến hiện tại và tương lai nước Việt.
  9. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 777 Đặc biệt, trong bối cảnh ngày nay, Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, văn hóa dân tộc mang lại nhiều thành tựu trong quá trình đổi mới đất nước nhưng đồng thời cũng để lại những khó khăn, thử thách và vấn đề xã hội nan giải thách thức quá trình phát triển đất nước, đó là những vấn đề phức tạp như: nhập cư ồ ạt tại các đô thị lớn, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, nghèo đói và thất nghiệp ngày một gia tăng, bệnh dịch tái diễn liên tục, tệ nạn xã hội phát triển mạnh, sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội… Đứng trước tình hình trên, là một tôn giáo chiếm số lượng tín đồ không nhỏ, Phật giáo đã khẳng định rõ tính nhập thế và sự dấn thân của mình, thể hiện vai trò hoạt động ASXH, góp phần cùng với Nhà nước, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp từ đảm bảo tốt an sinh, công bằng xã hội trên nhiều lĩnh vực bảo trợ, giáo dục mầm non, dạy nghề, khám chữa bệnh và chăm lo sức khỏe cho người nghèo, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV/AIDS, các trung tâm nuôi dưỡng người già cô đơn không nơi nương tựa, tích cực ủng hộ đồng bào chịu hậu quả của thiên tai, lũ lụt… Hoạt động ASXH của Phật giáo Việt Nam là một bức tranh đa màu sắc với nhiều đường nét khác nhau, cụ thể là hoạt động đa dạng từ các phong trào từ thiện xã hội ở các tự viện vào những dịp tết Nguyên đán, lễ Vu Lan, lễ Phật đản,… cho đến đi cứu trợ các địa phương bị thiên tai, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới và hải đảo. Tại một số chùa, những cơ sở bảo trợ xã hội được thành lập để cưu mang trẻ mồ côi, người già neo đơn và cũng là địa điểm của các lớp học, trường học dạy kiến thức cho các em học sinh nghèo. Đồng thời, các phòng khám bệnh Đông y, Tây y ra đời dưới mái chùa làm nơi chữa bệnh cho người dân nghèo vượt qua lúc khốn khó. Bằng những hoạt động tiêu biểu này, Phật giáo Việt Nam đã đem đến những hỗ trợ cần thiết, rất có giá trị và ý nghĩa cho người dân trước những rủi ro từ cuộc sống, nhất là đem lại sự bình an, niềm tin tưởng cuộc sống cho họ. Nhưng hơn hết, thông qua những hoạt động tích cực và hữu hiệu này đã tôn vinh tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của nhà Phật, đồng thời còn cho thấy đặc điểm “hộ quốc an dân”, “nhập thế” và sự linh hoạt của người đệ tử Phật dù ở bất kỳ thời đại nào. Đó còn là nét đẹp về lối sống nhân ái nghĩa tình của con người Việt Nam được giữ gìn và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử. Đây chính là một trong những nguyên do lý giải cho sức sống lâu bền và mạnh mẽ của Phật giáo bất kể thăng trầm trong lịch sử. Bởi Phật giáo đã hình thành một hệ thống các giá trị và được cộng đồng tiếp nhận, dung dưỡng và bồi đắp. Các giá trị ấy được thể hiện khá rõ trong hoạt động truyền bá, thực hành các giáo lý và đặc biệt là các nguyên tắc trong hành xử đạo đức của Phật giáo. Chính qua các việc kiến tạo và liên tục làm giàu thêm các giá
  10. 778 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... trị của mình, Phật giáo đã có những ảnh hưởng thậm chí vượt ra khỏi cả phạm vi cộng đồng tôn giáo. Có thể khẳng định, phát huy tinh thần “Phụng đạo, yêu nước”, thiết thân cùng xã hội, hiện hữu trong lòng dân tộc, trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp cùng tăng ni, phật tử cả nước đã tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, các hoạt động từ thiện xã hội, đảm bảo ASXH, phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp, độc lập dân tộc, tích cực tham gia vào phòng trào toàn dân, bảo vệ Tổ quốc; góp phần xây dựng xã hội Việt Nam văn minh, tiến bộ, giàu mạnh. 5. Biện pháp xây dựng, lan tỏa những việc làm thiện nguyện về công tác an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa Nhiều năm qua, hoạt động ASXH của Phật giáo Việt Nam đã được lan tỏa bằng nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao và rất ủng hộ. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, để những việc làm thiện nguyện tốt đẹp ấy ngày một bay xa, lan tỏa trong xã hội thì các hoạt động ASXH của Phật giáo Việt Nam cần phải được quan tâm đầu tư theo chiều sâu và nhất là hướng đến tính chuyên nghiệp để phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời để đáp ứng nhu cầu của người dân, khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Để làm được điều này Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau: Một là, cần nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác ASXH từ đó hoàn hiện các quy định pháp lý theo hướng đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát huy vai trò của Phật giáo tham gia hoạt động ASXH. Cụ thể là cụ thể hóa Điều 55 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định việc cá nhân, tổ chức tôn giáo tham gia hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo vừa phù hợp với pháp luật, vừa đáp ứng yêu cầu thực tế về phát huy vai trò của Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác tác xã hội, nhân đạo, từ thiện hiện nay. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước cách đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở trong việc rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh, hỗ trợ các hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội do các cá nhân, tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, thực hiện nhằm củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động ASXH của Phật giáo, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ASXH trên phạm vi toàn quốc. Hai là, tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ, ngành của Nhà nước, Giáo hội PGVN với chính quyền các cấp trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động
  11. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 779 của các cơ sở trợ giúp xã hội của Phật giáo để kịp thời hướng dẫn, thực hiện các biện pháp tháo gỡ những vướng mắc về thành lập hoặc hoàn thiện thủ tục thành lập theo đúng quy định; công tác hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn, thực hiện chính sách của Nhà nước đối với các đối tượng đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở. Tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình cơ sở trợ giúp xã hội điển hình của Phật giáo ra các địa phương và các cấp của Giáo hội; kịp thời phát hiện, biểu dương cá nhân, tập thể đã làm tốt công tác xã hội hóa, góp phần phát triển hệ thống trợ giúp xã hội. Định kỳ và thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội theo từng lĩnh vực cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong các cơ sở trợ giúp xã hội, giáo dục mầm non của Giáo hội. Ba là, có biện pháp nâng cao chất lượng nguồn lực tham gia vào hoạt động ASXH của Giáo hội Phật giáo hiện nay. Nguồn nhân lực tham gia lĩnh vực ASXH của Phật giáo các tỉnh, thành và tự viện cần phải được đào tạo một cách bài bản, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng của ngành công tác xã hội, phát triển cộng đồng. Cần khuyến khích các vị tăng ni trẻ và Phật tử có tâm nguyện tham gia tập huấn bằng các khóa huấn luyện bởi các chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm do Ban Từ thiện Xã hội Trung ương đứng ra tổ chức trong thời gian tới. Đồng thời, nên có chính sách ưu tiên và vận động tăng ni theo học ngành công tác xã hội ở các trường trong cả nước. Nếu làm thành công mục tiêu này thì trong tương lai hoạt động ASXH của Phật giáo cho cộng đồng chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành tựu khả quan và mang lại hiệu quả xã hội nhiều hơn nữa. Thiết nghĩ, nếu làm được điều này sẽ là một bước đi chắc chắn, có tính bền vững, đồng thời khắc phục được nhiều hạn chế trong các hoạt động ASXH của Phật giáo, nhất là lĩnh vực nuôi dạy trẻ mồ côi, nuôi dưỡng người cao tuổi, chăm sóc người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS,… Bốn là, đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về những tập thể, cá nhân tích cực, điển hình khi tham gia vào các hoạt động ASXH của Giáo hội Phật giáo. Việc tuyên truyền tấm gương tích cực điển hình tránh hình thức và phải kịp thời truyền tải qua phương tiện tuyền thông (báo chí, internet; phát thanh, truyền hình…) hoặc tổ chức gặp mặt nói chuyện về kinh nghiệm hiệu quả những hoạt động tham gia của tăng, ni, phật tử. Bên cạnh đó công tác quản lý, điều hành, hoạt động chuyên môn của các cơ sở; phương thức liên hệ, phối hợp giữa người điều hành cơ sở với chính quyền và các ngành chức năng liên quan ở địa phương cũng phải có sự nhuần nhuyễn bảo đảm cho cơ sở hoạt động đúng quy định của pháp
  12. 780 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... luật, kịp thời giải quyết những vướng mắc xảy ra. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức tài trợ cho hoạt động ASXH; công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật và phục vụ công việc hiệu quả. Cùng với những đợt cứu trợ, giúp đỡ giải quyết những khó khăn đột xuất của người dân như thiên tai, đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong sinh hoạt hằng ngày của người nghèo... Ban Từ thiện xã hội của Giáo hội cần nghiên cứu quy hoạch mạng lưới trung tâm hoạt động xã hội của Nhà nước để xây dựng kế hoạch, quy hoạch xây dựng các trung tâm công tác xã hội theo từng lĩnh vực để tránh sự thiếu đồng bộ, chồng chéo, đồng thời nâng cao hiệu quả tham gia hoạt động ASXH của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Có thể nói rằng, ASXH vừa hiệu quả vừa có tính bền vững cho người dân là mục tiêu quan trọng của Việt Nam trên bước đường hội nhập và phát triển, góp phần đem lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân. Vì thế, với mục tiêu rất ý nghĩa này, Phật giáo Việt Nam cần nỗ lực, đồng thời phát huy những thành tựu đã đạt được, từng bước triển khai những giải pháp nêu trên chắc chắn sẽ góp phần tô đậm tinh thần hộ quốc an dân, phụng sự chúng sanh tức cúng dường chư Phật, làm cho đạo pháp và dân tộc ngày càng gắn bó sâu sắc, góp phần thiết thực vào công cuộc hoằng dương chánh pháp trên đất nước Việt Nam lẫn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình hiện nay. 6. Kết luận ASXH chỉ là một trong muôn việc mà Phật giáo đóng góp cho cộng đồng nhưng nó đã góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện chính sách bảo đảm ASXH, hướng về cội nguồn do Đảng, Nhà nước phát động. Trong những năm qua, Phật giáo Việt Nam đã để hiện rõ vai trò của mình với dân tộc, đất nước và có nhiều đóng góp trong hoạt động ASXH. Đây là hoạt động thường xuyên, hàng ngày của Phật môn, là hoạt động thầm lặng, không phô trương nhưng đầy vinh quang và cao quý bởi nó đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đông đảo tăng ni, phật tử trên cả nước nên đã tạo thành phong trào có sức sống mãnh liệt, là nguồn cổ cũ cho phong trào “đại đoàn kết” của dân tộc. Tích cực triển khai và nhân rộng các hoạt động này sẽ góp phần bảo đảm ASXH, tạo nét đẹp văn hóa, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam và chính thành tựu từ hoạt động “thế tục” này còn góp phần làm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc.
  13. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 781 T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Nguyễn Hồng Dương, Đỗ Thị Minh Thúy (2017), Phát huy vai trò của Phật giáo trong việc tham gia công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay, Hội thảo Quốc gia “Phát huy vai trò của Phật giáo tham giao tham gia công tác xã hội từ thiện”, Kiên Giang. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020, Nxb Deutsche Gesllschaft for Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH. 5. Lê Văn Lợi (2017), “Phật giáo góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7, 2017. 6. Thích Trí Quảng (2008), Phật pháp nhập thế và phát triển, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 7. Nguyễn Thanh Xuân (2015), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2