Xây dựng văn hóa nhà trường – cơ sở phát triển nhà trường bền vững
lượt xem 6
download
Bài viết Xây dựng văn hóa nhà trường – cơ sở phát triển nhà trường bền vững trình bày vai trò và các yếu tố cơ bản của văn hóa nhà trường. Thông qua khảo sát và phân tích thực trạng văn hóa nhà trường một số trường phổ thông thuộc tỉnh Bình Dương, tác giả đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường nhằm phát triển nhà trường bền vững, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng văn hóa nhà trường – cơ sở phát triển nhà trường bền vững
- XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG – CƠ SỞ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƢỜNG BỀN VỮNG TS. Trần Thị Tuyết Mai Tóm tắt Nhà trƣờng là trái tim của cộng đồng, là trung tâm văn hóa của cộng đồng, có tác động quan trọng đến văn hóa của địa phƣơng. Trong quản lý nhà trƣờng, nếu nhƣ cấu trúc tổ chức vạch ra ranh giới của các bộ phận, qui định mối liên hệ giữa chúng, hiện ra nhƣ rƣờng cột, nhƣ ―xƣơng sống‖ của nhà trƣờng thì văn hóa nhà trƣờng là linh hồn của nhà trƣờng, định ra các đòn bẩy vô hình cho nhà trƣờng. Bài viết trình bày vai trò và các yếu tố cơ bản của văn hóa nhà trƣờng. Thông qua khảo sát và phân tích thực trạng văn hóa nhà trƣờng một số trƣờng phổ thông thuộc tỉnh Bình Dƣơng, tác giả đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trƣờng nhằm phát triển nhà trƣờng bền vững, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ khóa: văn hóa, văn hóa nhà trƣờng, phát triển nhà trƣờng bền vững 1. Tổng quan về văn hóa nhà trƣờng 1.1. Một số khái niệm ―Văn hóa‖ là một khái niệm đa nghĩa, đến nay ngƣời ta đã đƣa ra hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Điều đó cho thấy sự phong phú, đa dạng của văn hóa và sự bao trùm, chi phối mạnh mẽ của nó lên toàn bộ mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của xã hội, của mỗi cộng đồng, mỗi tổ chức, mỗi gia đình và mỗi cá nhân. Theo Từ điển tiếng Việt do nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1992, văn hóa đƣợc hiểu theo 2 nghĩa: - Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học. - Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra, là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh nhân loại. Theo cách hiểu này, văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo trong hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, các giá trị ấy nói lên mức độ phát triển của lịch sử loài ngƣời. Văn hóa luôn có tính lịch sử, bởi ở mỗi thời điểm lịch sử, giá trị của một hiện tƣợng văn hoá cũng nhƣ ảnh hƣớng của nó phụ thuộc vào những điều kiện khách quan và tƣơng quan các điều kiện khách quan ấy. Bao giờ cũng có những giá trị ―văn hoá‖ mới đang và sẽ sinh ra để thay thế những giá trị ―văn hoá‖ đã và đang lỗi thời. Văn hoá có nguồn gốc là lao động của con ngƣời. Sự phát triển của các phƣơng thức và kết quả của lao động tạo thành bộ mặt văn hoá trong từng giai đoạn lịch sử. Văn hoá đƣợc đặc trƣng bởi tính số đông trong một nhóm ngƣời, trong cộng đồng và bao giờ cũng mang tính xã hội. Vì vậy ngƣời ta ví văn hoá nhƣ một thế giới thứ hai 83
- do thành quả lao động của con ngƣời tạo ra đó là thế giới tinh thần. Nó bao quát cả quá khứ, hiện tại và tƣơng lai của xã hội loài ngƣời. Khi bƣớc vào một cơ quan, một doanh nghiệp, một nhà trƣờng hay bất kỳ một tổ chức nào ta cũng cảm nhận thấy đƣợc bầu không khí đặc trƣng của tổ chức đó qua hàng loạt các dấu hiệu hoặc hiển hiện dễ thấy, hoặc ngầm định khó thấy. Mỗi cơ quan, tổ chức đều tự mình biểu lộ ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thƣờng nào đó. Những điều đó hàm ý nói về văn hoá tổ chức (trong thực tiễn thƣờng đƣợc gọi tên phù hợp với các loại hình tổ chức khác nhau có tính truyền thống nhƣ văn hoá công ty, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá nhà trƣờng...). Hiểu theo nghĩa chung nhất, văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng qui định hành vi của các thành viên trong tổ chức và mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng. Văn hóa tổ chức không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian và ngày càng phong phú hơn. Từ khái niệm văn hóa tổ chức đã trình bày ở trên chúng ta có thể đƣa ra khái niệm về văn hóa nhà trƣờng là: Tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức, phương tiện và các mẫu hành vi qui định cách thức mà cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trƣờng tƣơng tác với nhau và đầu tƣ năng lực vào công việc của mình và vào việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trƣờng nói chung. Tác giả Pam Robbins Harvey B. Alvy (2004) cho rằng, văn hóa nhà trƣờng phản ánh thành viên tổ chức. Văn hóa là ―ý thức‖ mà cá nhân hình thành trong thế giới công việc của mình. Nhƣ vậy, văn hóa nhà trƣờng đƣợc biểu hiện thông qua nhận thức, hành vi và thái độ của các thành viên trong nhà trƣờng đối với học sinh, đồng nghiệp, các bên liên quan (cấp trên, chính quyền địa phƣơng, các trƣờng bạn…) và các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trƣờng nhƣ quan niệm về chất lƣợng giáo dục, quan niệm về hợp tác và cạnh tranh trong giáo dục... Văn hóa nhà trƣờng còn thể hiện ở sự ứng xử với môi trƣờng tự nhiên, xã hội. Một cảnh quan nhà trƣờng xanh, sạch, đẹp, không có các tệ nạn xã hội… là sự biểu hiện của văn hóa nhà trƣờng lành mạnh. Nhƣ vậy, văn hóa nhà trƣờng liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trƣờng. Nó biểu hiện trƣớc hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý… bầu không khí tâm lý. Văn hóa nhà trƣờng thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử… đƣợc xem là tốt đẹp và đƣợc mỗi ngƣời trong nhà trƣờng chấp nhận. Từ đó, tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sƣ phạm, thông qua đó mà các thành viên của nhà trƣờng đƣợc kết nối với nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung, trách nhiệm chung. 1.2. Một số nghiên cứu về văn h a nhà trường 84
- Văn hóa tổ chức nói chung, văn hóa nhà trƣờng nói riêng là một thành tố cơ bản, quan trọng tạo nên chất lƣợng giáo dục. Thời gian qua, vấn đề này đã đƣợc các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc bàn luận khá nhiều. Ở nhiều quốc gia trên thế giới từ đầu thế kỉ XX cho đến nay, đặc biệt ở các nƣớc phát triển. có nhiều tác giả nghiên cứu về văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trƣờng. Có thể kể đến các tác giả nhƣ: Edgar Henry Schein, (1985) với Organizational Culture and Leadership; James W. Keefe (1987) với Comprehensive Assessment and School Improvement, Masland, A.T. (1985) với Organisational culture in the study of higher education; T.E. and Peterson, K.D. (1990), The Principal’s Role in Shaping School Culture; Sporn, B. (1999). Managing university culture: an analysis of the relationship between institutional culture and management approaches; Valentino, C.L. (2004) The role of middle managers in the transmission and integration of organisational culture; Yenming Zhang, NIE Nanyang (2008), Shaping School culture … Ở nƣớc ta, - Vấn đề văn hóa và văn hóa tổ chức đã đƣợc nhiều tác giả tập trung nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả tiêu biểu nhƣ: Phạm Văn Đồng (1996), Văn hóa và đổi mới, Tác phẩm và bình luận do NXB Văn hóa thông tin ấn hành; Lê Nhƣ Hoa (chủ biên) (1993), Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay do NXB văn hóa thông tin, xuất bản; Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, trong đó dành một phần đề cập tới văn hóa nhà trƣờng… Văn hoá nhà trƣờng cũng đã đƣợc nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực quản lý giáo dục. Một số tác giả đã có bài đăng tạp chí, kỷ yếu đề cập đến nhiều khía cạnh về văn hóa nhà trƣờng. Có thể kể đến các tác giả nhƣ: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Công Khanh, Phạm Quang Huân, Chử Xuân Dũng, Vũ Dũng, Nguyễn Tùng Lâm… Các viện nghiên cứu nhƣ: Viện Khoa học xã hội và nhân văn, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Viện nghiên cứu giáo dục và một số trƣờng Đại học nhƣ: ĐH Thái Nguyên, ĐH Văn Hóa TP HCM, ĐH Tiền Giang, Sở GD và ĐT Lâm Đồng, Đại học sƣ phạm Hà Nội, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam …đã tổ chức các cuộc Hội thảo Khoa học về Văn hóa nhà trƣờng, Văn hóa ứng xử nhà trƣờng. Văn hóa giao tiếp trong nhà trƣờng. Đặc biệt năm 2007 – 2008, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã có công trình nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về văn h a nhà trường phổ thông”. Đề tài đã tìm hiểu một số quan niệm về văn hóa nhà trƣờng phổ thông trên thế giới, đƣa ra nhận định về văn hóa nhà trƣờng phổ thông trên thế giới và nêu đƣợc một số định hƣớng nghiên cứu văn hóa nhà trƣờng phổ thông Việt Nam. Học viện Báo chí và tuyên truyền cũng đã có đề tài nghiên cứu “ Xây dựng văn h a nhà trường, nhu cầu và giải pháp” tập trung nghiên cứu quá trình hình thành văn hóa nhà trƣờng ở Việt Nam, nêu kinh nghiệm tham khảo văn hóa nhà trƣờng ở nƣớc ngoài từ thực trạng văn hóa nhà trƣờng hiện nay… Có khá nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về văn hoá nhà trƣờng nhƣ: Lê Thị Ngoãn (2009) với luận văn thạc sĩ ―Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng Cao đẳng công nghiệp Nam Định‖; Lƣu Văn Mùi (2012) với luận văn thạc sĩ ―Xây 85
- dựng văn hóa nhà trƣờng tại các trƣờng THPT huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh‖; Lê Thị Ngọc Thúy (2012) với luận án tiến sĩ ―Quản lý nhà trƣờng tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức‖… Bên cạnh đó, một số dự án về quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng đã tổ chức các hội thảo khoa học về văn hóa nhà trƣờng. Một số trang web của các Sở/ Phòng giáo dục và đào tạo đã đề cập đến vai trò của văn hoá nhà trƣờng; một số nhà trƣờng phổ thông đã ban hành các quy tắc ứng xử, chỉ đạo xây dựng văn hoá nhà trƣờng. Nhƣ vậy, có thể nói văn hóa nhà trƣờng đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên xây dựng và phát triển văn hóa nhà trƣờng trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông ở nƣớc ta hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng. Cần xác định rõ thực trạng văn hóa nhà trƣờng ở mỗi nhà trƣờng, mỗi địa phƣơng và sử dụng các biện pháp lãnh đạo, quản lý hiệu quả để xây dựng văn hóa nhà trƣờng nhằm phát triển nhà trƣờng bền vững. 2. Văn hóa nhà trƣờng – vai trò và các yếu tố cơ bản Văn hóa quyết định sự trƣờng tồn của một tổ chức, nó có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển nhà trƣờng, nó chi phối mọi mặt của nhà trƣờng: cảnh quan nhà trƣờng, công tác giảng dạy, học tập, công tác quản lý, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trƣờng… tạo nên những phẩm chất đặc trƣng khác biệt cho tổ chức trƣờng học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, ―thƣơng hiệu‖ của nhà trƣờng, tạo đà cho các bƣớc phát triển trong nhà trƣờng đƣợc tốt hơn. Xét về bản chất, mỗi nhà trƣờng là một tổ chức hành chính - sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng. Do đó, văn hoá nhà trƣờng là văn hoá của một tổ chức hành chính - sƣ phạm. Với tƣ cách là một tổ chức, mỗi nhà trƣờng đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hoá nhất định. Nền văn hóa này đƣợc tạo nên bởi ngƣời dạy, ngƣời học, ngƣời quản lý trong nhà trƣờng, đƣợc chuyển tải và phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phƣơng và phụ huynh cũng nhƣ cộng đồng xã hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý và ngƣời sử dụng sản phẩm giáo dục - những đối tƣợng phản ảnh chất lƣợng sản phẩm giáo dục của nhà trƣờng một cách rõ nét và khách quan. Nhà trƣờng là một thiết chế trong hệ thống giáo dục quốc dân, một tổ chức văn hóa đặc biệt của xã hội. Để phát triển bền vững thì nhà trƣờng cần có một môi trƣờng văn hóa khuyến khích tất cả mọi ngƣời làm việc và học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho nhà trƣờng. Văn hoá nhà trƣờng tạo động lực làm việc, một động lực vô hình nhƣng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế. Văn hoá nhà trƣờng giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hƣớng và bản chất công việc mình làm; Văn hoá nhà trƣờng phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sƣ phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trƣờng làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Muốn tạo động lực cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chính đáng của mọi ngƣời. Khi khả năng đáp ứng nhu cầu thấp, động lực 86
- với ngƣời lao động sƣ phạm là đồng lƣơng, thu nhập và những giá trị vật chất. Khi nhu cầu vật chất thoả mãn một mức độ nào đó, ngƣời lao động nói chung, nhà sƣ phạm nói riêng sẵn sàng đánh đổi, chọn mức thu nhập thấp hơn để đƣợc làm việc ở một môi trƣờng hoà đồng, thân thiện, thoải mái, đƣợc cống hiến, sáng tạo và đƣợc thừa nhận và tôn trọng. Văn hóa nhà trƣờng hỗ trợ điều phối và kiểm soát; hạn chế tiêu cực và xung đột trong nhà trƣờng. Nó hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dƣ luận, truyền thuyết do những thế hệ con ngƣời trong tổ chức nhà trƣờng xây dựng lên. Khi nhà trƣờng phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa nhà trƣờng là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trƣờng học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn. Nó giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hƣớng và hành động. Nó tựa nhƣ chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dƣ luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thƣờng của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; khi xung đột là không thể tránh khỏi thì văn hóa nhà trƣờng tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trƣờng. Theo Edgar Henry Schein, văn hóa tổ chức bao gồm nhiều lớp tƣơng ứng với nhiều thành phần của một thể thống nhất. Lớp bề mặt là những đồ vật, phƣơng tiện do con ngƣời tạo ra và các mẫu hành vi. Lớp này gồm những giá trị có thể thấy đƣợc ở mức bề nổi nhƣ cách ăn mặc, bảng hiệu, khẩu hiệu, lễ hội, tập quán, thói quen, những giai thoại, nhân vật anh hùng, thần tƣợng… của tổ chức. Lớp tiếp theo bao gồm những giá trị cốt lõi, đƣợc diễn đạt cụ thể làm chuẩn mực và nền tảng đạo đức chi phối hành vi của các thành viên trong tổ chức. Lớp sâu nhất bên trong của văn hóa tổ chức bao gồm những giả định ngầm, những tiền đề trừu tƣợng về bản chất của con ngƣời, về bản chất của chân lý và hiện thực, về mối quan hệ liên nhân cách, về quan hệ với môi trƣờng… Cũng nhƣ văn hóa tổ chức nói chung, văn hóa nhà trƣờng đƣợc ví nhƣ mô hình tảng băng có phần nổi và phần chìm. Phần nổi của tảng băng văn hóa là những thành tố dễ nhìn thấy, dễ quan sát đƣợc và dễ thay đổi. Phần chìm của tảng băng khó quan sát đƣợc hoặc khó thay đổi. Phần nổi có thể nhìn thấy nhƣ khung cảnh trƣờng học, cảnh quan sƣ phạm, cách bài trí lớp học, logo, khẩu hiệu, biểu tƣợng, trang phục của thầy và trò, nghi lễ, tập quán, thói quen, những giai thoại, nhân vật anh hùng, thần tƣợng… của nhà trƣờng. Còn phần chìm gồm các giá trị, nhu cầu, cảm xúc mong muốn cá nhân, thƣơng hiệu, quyền lực và cách thức ảnh hƣởng, các giả định ngầm. Giá trị cốt lõi đƣợc coi nhƣ là thƣớc đo đúng và sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách hành xử chung và riêng của con ngƣời trong một tổ chức. Nói cách khác, giá trị làm chuẩn mực và nền tảng đạo đức chi phối hành vi của các thành viên trong tổ chức. Có nhà trƣờng đề cao các giá trị nhân văn, tình yêu thƣơng giữa những con ngƣời trong tập thể. Có 87
- nhà trƣờng đề cao tính cộng đồng trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc. Lại có nhà trƣờng đề cao các giá trị nhƣ sự trung thực, ý thức cầu thị, thái độ khiêm tốn, say mê công việc, tinh thần đồng đội, hợp tác, tính cởi mở, công khai, ý thức tổ chức kỷ luật…của các thành viên trong nhà trƣờng. Giá trị trong tổ chức nhà trƣờng đƣợc phân chia thành 2 loại. Loại thứ nhất là các giá trị mà nhà trƣờng đã hình thành và vun đắp trong cả quá trình xây dựng và trƣởng thành. Loại thứ hai là những giá trị mới mà cán bộ quản lý hoặc tập thể giáo viên, học sinh mong muốn nhà trƣờng mình có và tạo lập từng bƣớc nhằm đem đến sự phát triển mới phù hợp với yêu cầu của xã hội. Lớp sâu nhất trong văn hóa nhà trƣờng là những giả định ngầm (ngầm định). Các ngầm định nền tảng bao gồm niềm tin, niềm tự hào, những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và tạo thành nét chung trong tập thể nhà trƣờng. Những ngầm định khó thấy này đƣợc coi là những quy ƣớc có tính bất thành văn, có tính đƣơng nhiên và tạo nên một mạch ngầm tinh thần kết nối các thành viên trong nhà trƣờng và làm nền tảng cho các giá trị và suy nghĩ, hành động của họ. Văn hóa nhà trƣờng còn thể hiện ở phong cách ứng xử hàng ngày, phong cách làm việc, phƣơng pháp ra quyết định, phƣơng pháp truyền thông… Phong cách ứng xử là cách thể hiện của mỗi thành viên nhà trƣờng trong ứng xử hàng ngày. Tuỳ theo hệ giá trị đƣợc thừa nhận và những ngầm định nền tảng của mỗi tổ chức nhà trƣờng mà có những loại hình phong cách ứng xử đƣợc chọn lựa phù hợp. Chẳng hạn, mỗi tập thể giáo viên có một phong cách ứng xử khác nhau: niềm nở, thân mật hay giữ khoảng cách, nghiêm túc; xuề xoà, vui nhộn hay công thức, trang trọng; có nơi mọi ngƣời nhiệt tình, quan tâm nhƣng có nơi lạnh nhạt, bàng quan… Mỗi nhà trƣờng, dù có ý thức hay vô thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Có tập thể cán bộ giáo viên làm việc vì tinh thần trách nhiệm, lại có tập thể làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trƣớc mắt; có nơi cán bộ giáo viên tận dụng mọi thời gian để làm việc say mê, sáng tạo, lại có nơi làm việc qua loa ―sáng cắp ô đi, tối xách về‖; có đội ngũ cán bộ giáo viên làm việc với tinh thần đồng đội cao, hợp tác và chia sẻ, bên cạnh những tập thể làm việc trong sự ganh đua, đố kỵ. Việc ra quyết định trong hoạt động quản lý nhà trƣờng cũng thể hiện rất rõ tính chất và mức độ văn hoá của một tổ chức sƣ phạm. Có tổ chức mà ở đó ngƣời quản lý nhà trƣờng thiên về sử dụng phƣơng pháp độc đoán khi ra quyết định; có nhà trƣờng việc ra quyết định thƣờng dựa trên sự tham gia bàn bạc dân chủ của mọi thành viên trong tổ chức nhà trƣờng. Thái độ của nhà quản lý khi ra quyết định quản lý cũng bộc lộ rõ văn hoá, rõ ràng là, thái độ mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm sẽ thể hiện một văn hóa khác hẳn thái độ làm việc đƣợc chăng hay chớ, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm. Ra quyết định trên cơ sở khoa học với sự phân tích hệ thống thông tin toàn diện, đầy đủ và dựa trên các văn bản pháp lý có sự khác biệt về văn hoá so với cách ra quyết định dựa trên cảm tính, kinh nghiệm hoặc rất tuỳ tiện, ngẫu hứng của chủ thể quản lý… 88
- Cách thức truyền bá, phổ biến thông tin trong nội bộ nhà trƣờng hay từ nhà trƣờng ra bên ngoài và ngƣợc lại là một trong những dấu hiệu nhận biết quan trọng về văn hoá ở một tổ chức nhà trƣờng vì đó là cách thức giao tiếp giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa mọi ngƣời trong tổ chức nhà trƣờng với nhau. Chẳng hạn, thông tin đƣợc phổ biến một cách rộng rãi cho mọi thành viên hay chỉ thu hẹp trong một bộ phận, tự coi đó là một thứ ―đặc quyền‖; cách truyền thông trực tiếp hay gián tiếp, theo cách áp đặt từ trên xuống hay hai chiều, dân chủ đối thoại… Ngoài ra, ngƣời ta còn cho rằng, văn hóa nhà trƣờng bao gồm 3 bộ phận: - Cảnh quan sƣ phạm: Cảnh quan sƣ phạm là toàn bộ cách sắp xếp, bố trí phòng học, phòng làm việc, thƣ viện, phòng thí nghiệm, sân chơi, bãi tập, nhà xƣởng, nhà vệ sinh, nhà để xe... và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho hoạt động dạy học – giáo dục, nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng. - Môi trƣờng sƣ phạm Môi trƣờng sƣ phạm bao gồm cả môi trƣờng tự nhiên (môi trƣờng vật chất) và môi trƣờng xã hội. Môi trƣờng sƣ phạm của nhà trƣờng phải đạt yêu cầu cao về xanh - sạch - đẹp – an toàn. Môi trƣờng tự nhiên thể hiện qua độ chiếu sáng trong phòng học, phòng làm việc; thông gió, mát mẻ trong mùa hè, ấm áp trong mùa đông; sơn trần, sơn tƣờng; cây xanh, bóng mát; tiếng ồn, độ thông thoáng; vệ sinh môi trƣờng; qui cách bàn ghế; sự thuận lợi khi di chuyển giữa các khối công trình để liên hệ, phối hợp công tác; phƣơng tiện truyền thông v.v... Môi trƣờng xã hội thể hiện ở bầu không khí tâm lý trong tập thể, sự thân thiện, cởi mở, đoàn kết trong nội bộ, sự ảnh hƣởng hoặc không bị ảnh hƣởng bởi các tệ nạn xã hội, môi trƣờng an toàn... - Quan hệ giao tiếp, ứng xử: bao gồm quan hệ giữa con ngƣời với nhau; con ngƣời với công việc; con ngƣời với môi trƣờng và con ngƣời với chính mình. + Quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Đó là quan hệ giữa thầy cô giáo và học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục thể hiện trong văn hóa ứng xử giữa thầy và trò. Thầy cô giáo tôn trọng, khuyến khích sự tích cực sáng tạo của học sinh tham gia vào quá trình giáo dục và tự giáo dục. Học sinh kính trọng, lễ phép và thực hiện tốt sự hƣớng dẫn của thầy cô giáo. Đó là quan hệ giữa cán bộ, giáo viên với nhau. Đây là mối quan hệ hợp tác, tin cậy, giúp đỡ nhau trong chuyên môn, chia sẻ, cảm thông với những hoàn cảnh riêng tƣ của nhau, tôn trọng cá tính của nhau. Cùng nhau bàn bạc dân chủ, tạo ra sự đồng thuận cao trong tập thể để giải quyết những vấn đề về dạy học và giáo dục học sinh một cách có hiệu quả nhất. Đó là quan hệ giữa những ngƣời lãnh đạo với cấp dƣới (cán bộ, giáo viên, học sinh). Ngƣời lãnh đạo tôn trọng mọi ngƣời, khéo léo trong ứng xử, quan tâm đến cuộc sống, tâm tƣ tình cảm của cấp dƣới, khách quan, vô tƣ trong cƣ xử, không lạm dụng quyền lực, biết lắng nghe và thấu hiếu, biết phát huy tinh thần sáng tạo của cấp dƣới. Cấp dƣới tôn trọng, tin tƣởng sự điều hành, chỉ đạo của ngƣời lãnh đạo. Đó là quan hệ giữa học sinh với nhau. Cần xây dựng mối quan hệ đòan kết hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống... 89
- + Quan hệ giữa con ngƣời với công việc. Đó là quan hệ giữa ngƣời lãnh đạo với công tác quản lý, điều hành; ngƣời giáo viên với công việc giảng dạy, giáo dục học sinh; ngƣời cán bộ nhân viên với công việc chuyên môn nghiệp vụ của mình; ngƣời học sinh với nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Mối quan hệ giữa con ngƣời với công việc thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cá nhân với công việc của mình và hoàn thành công việc với chất lƣợng cao. + Quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng. Đó là ý thức sử dụng và bảo vệ môi trƣờng sống và làm việc: sử dụng cơ sở vật chất đúng mục đích, yêu cầu công việc; có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trƣờng; xây dựng môi trƣờng an toàn và tiết kiệm năng lƣợng. + Quan hệ giữa con ngƣời với chính mình. Mỗi ngƣời phải biết tự đánh giá mình, tự tin nhƣng không tự mãn. Mỗi ngƣời phải biết tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3. Công tác lãnh đạo, quản lý trong việc xây dựng và phát triển văn hoá nhà trƣờng Một trƣờng dạy học phát triển bền vững khi nhà trƣờng đó có một môi trƣờng văn hóa lành mạnh, khuyến khích tất cả mọi ngƣời làm việc và học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho nhà trƣờng. Song việc hình thành, phát triển văn hóa nhà trƣờng lành mạnh là một quá trình. Nuôi dƣỡng, vun trồng, phát triển văn hóa nhà trƣờng lành mạnh để cho nó đơm hoa, kết trái, phát huy tác dụng là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong nhà trƣờng, trong đó hiệu trƣởng đóng vai trò quyết định. Hiệu trƣởng đóng vai trò quyết định/chi phối đối với văn hóa nhà trƣờng vì các lý do sau: - Quan điểm, tƣ tƣởng của hiệu trƣởng về giáo dục, về chất lƣợng giáo dục ảnh hƣởng trực tiếp đến văn hóa nhà trƣờng; - Hiệu trƣởng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin. Phần chìm của tảng băng văn hóa nhà trƣờng là các chuẩn mực, giá trị cốt lõi, niềm tin… tạo thêm giá trị hay tạo thêm cái giá phải trả cho một ngƣời lãnh đạo. - Trên thực tế, sự quan tâm, chú ý của hiệu trƣởng đến cái gì trong hoạt động của nhà trƣờng (cơ sở vật chất hiện đại hay sự đoàn kết, hợp tác của đội ngũ; phong trào văn thể mỹ hay tập trung vào chất lƣợng dạy – học thực sự). Điều đó sẽ ảnh hƣởng chi phối văn hóa nhà trƣờng; - Hiệu trƣởng là ngƣời chủ trì xác định, tập hợp, tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trƣờng. Những cách ảnh hƣởng của hiệu trƣởng đến văn hóa nhà trƣờng là: 90
- - Hiệu trƣởng gƣơng mẫu, là tấm gƣơng cho cán bộ giáo viên và học sinh về đạo đức và sự tận tâm, kiến thức và kỹ năng, giao tiếp và sự hợp tác, sáng kiến và sự thích ứng. - Thông qua các hoạt động tƣơng tác hàng ngày với cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và cộng đồng, hiệu trƣởng thể hiện thái độ, suy nghĩ của mình về cảnh quan, cách bài trí, trang phục, các chuẩn mực, giá trị, niềm tin…của nhà trƣờng cần đƣợc khẳng định, nuôi dƣỡng, vun trồng. - Sự quan tâm của hiệu trƣởng đối với nhu cầu của cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh. Khả năng biết lắng nghe của hiệu trƣởng, phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cƣờng đối thoại sẽ nuôi dƣỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc. - Hiệu trƣởng tạo niềm tin trong đội ngũ bằng sự phản ứng linh hoạt và nhân văn đối với những biến động trong nhà trƣờng. - Quan điểm của hiệu trƣởng trong công tác thi đua, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh. Việc xác lập các tiêu chí đánh giá khách quan, chính xác và tổ chức thực hiện công tác đánh giá công tâm, khách quan, đúng ngƣời, đúng việc cũng có ảnh hƣởng rõ rệt đến văn hóa nhà trƣờng. - Phong cách lãnh đạo, thái độ, cử chỉ, hành vi của hiệu trƣởng đối với nhân viên dƣới quyền có ảnh hƣởng đến văn hóa nhà trƣờng. Hiệu trƣởng ―hâm nóng‖ bầu không khí của nhà trƣờng bằng những nụ cƣời, câu chào hỏi thân tình, tính hài hƣớc, sự chân thành, phong cách lãnh đạo dân chủ… làm cho mọi ngƣời cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, tin cậy khi làm việc trong trƣờng và ngƣợc lại, thái độ lạnh lùng, kênh kiệu hoặc quá nghiêm khắc, phong cách lãnh đạo độc đoán… làm cho cán bộ nhân viên làm việc trong bầu không khí căng thẳng, ngột ngạt, nghi kỵ… 4. Thực trạng văn hoá nhà trƣờng ở một số trƣờng phổ thông tỉnh Bình Dƣơng Sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng văn hóa nhà trƣờng ở một số trƣờng phổ thông của tỉnh Bình Dƣơng. Trong số 200 phiếu thu đƣợc hợp lệ, có thể nêu một số đặc điểm về đối tƣợng khảo sát nhƣ sau: + Về giới tính: có 76 nam (chiếm tỉ lệ 38%%) và 124 nữ (chiếm tỉ lệ 62%); + Về độ tuổi: Dƣới 30 tuổi là 19 ngƣời (chiếm tỉ lệ 9,5%), từ 30 đến 40 là 160 ngƣời (chiếm tỉ lệ 80%) , từ 40 đến 50 là 20 ngƣời (chiếm tỉ lệ 10,0%) , từ 50 trở lên là 1 ngƣời (chiếm tỉ lệ 0,5%); + Về trình độ đào tạo: Trong số 200 phiếu thu về, có 23 ngƣời trình độ sau đại học, chiếm tỉ lệ 11,5%; 177 ngƣời có trình độ đại học, chiếm 88,5%; + Về chức vụ: có 15 hiệu trƣởng trƣờng phổ thông (chiếm tỉ lệ 7,5%), 69 phó hiệu trƣởng (chiếm tỉ lệ 34,5%), tổ trƣởng chuyên môn 24 ngƣời (chiếm tỉ lệ 12%), 92 giáo viên và nhân viên văn phòng (chiếm tỉ lệ 46%). 91
- + Về đơn vị công tác: có 73 ngƣời (chiếm tỉ lệ 36,5%) công tác ở trƣờng tiểu học; có 70 cán bộ, giáo viên (chiếm tỉ lệ 35%) đang công tác trƣờng trung học cơ sở và 57 ngƣời (chiếm tỉ lệ 28,5%) là cán bộ giáo viên trƣờng trung học phổ thông. Nhƣ vậy, đối tƣợng hỏi ý kiến là khá đa dạng bao gồm cả cán bộ quản lý cấp trƣờng, tổ chuyên môn và giáo viên, nhân viên với độ tuổi, trình độ khác nhau ở các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông nên ý kiến của họ phản ánh đƣợc thực trạng văn hóa nhà trƣờng ở nhiều góc độ trong giai đoạn hiện tại. Kết quả khảo sát ý kiến về thực trạng văn hóa nhà trƣờng đƣợc phân tích trên góc độ các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trƣờng về cảnh quan sƣ phạm, môi trƣờng sƣ phạm và quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong nhà trƣờng cũng nhƣ giữa họ với môi trƣờng bên ngoài. 4.1. Thực trạng cảnh quan sư phạm Nhà trƣờng có cảnh quan sƣ phạm với đầy đủ cơ sở vật chất, phòng ốc khang trang, sắp xếp hợp lý sẽ góp phần tạo nên tâm lý tích cực cho các thành viên của nhà trƣờng. Khi bƣớc vào nhà trƣờng tâm trạng con ngƣời sẽ cảm thấy thƣ thái hơn, dịu đi những căng thẳng, những áp lực của công việc và cuộc sống, đồng thời tạo nên niềm cảm hứng cho mọi ngƣời làm việc và học tập khi nhà trƣờng có điều kiện làm việc tốt. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những triển khai rất cụ thể về xây dựng trƣờng lớp, bố trí phòng ốc, sắp xếp các khối công trình, trồng cây xanh đảm bảo khoa học, hợp lý, gọn gàng, ngăn nắp, trong các quy định ở Điều lệ nhà trƣờng, quy định về trƣờng chuẩn quốc gia, chủ trƣơng thực hiện trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực… Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên một số trƣờng phổ thông tỉnh Bình Dƣơng cho kết quả về cảnh quan sƣ phạm nhƣ sau: - Có 23% số ý kiến cho rằng, các trƣờng có cảnh quan sƣ phạm tốt; - Có 67,5% số ý kiến cho rằng, các trƣờng có cảnh quan sƣ phạm bình thƣờng; - Có 9,5% số ý kiến cho rằng, các trƣờng có cảnh quan sƣ phạm kém. Để có cảnh quan sƣ phạm tốt cần phải có kinh phí cho các hoạt động xây dựng, sửa chữa, mua sắm, sắp xếp. Song điều quan trọng là cần tăng cƣờng, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và học sinh trong quá trình sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. 4.2. Thực trạng môi trường sư phạm Môi trƣờng sƣ phạm là nơi diễn ra hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh. Môi trƣờng sƣ phạm bao gồm môi trƣờng vật chất và môi trƣờng xã hội. Môi trƣờng vật chất bao gồm không gian dạy – học với các đặc điểm về màu sắc, ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, sự lƣu chuyển không khí, vị trí học tập của học sinh, không gian làm việc của giáo viên. Tất cả những yếu tố đó nếu đƣợc quan tâm đúng mức và thiết kế phù hợp với đặc điểm của đối tƣợng hoạt động trong nhà trƣờng đều trực tiếp góp phần nâng cao sức làm việc của thày và trò, làm giảm sự mệt mỏi, loại trừ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn (trơn trƣợt, vấp ngã…) hoặc các căn bệnh học đƣờng trong học sinh (cong vẹo cột sống, cận thị…), từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, giáo dục. 92
- Phân tích ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về một số yếu tố của môi trƣờng vật chất trong nhà trƣờng phổ thông tỉnh Bình Dƣơng cho kết quả cụ thể ở bảng 1 sau: Bảng 1. Ý kiến của cán bộ giáo viên về một số yếu tố của môi trƣờng vật chất trong nhà trƣờng STT Nội dung Các mức độ Tốt Bình thƣờng Kém 1 Môi trƣờng xanh – sạch – đẹp 57,5% 31,5% 11% 2 Đảm bảo ánh sáng 51,3% 44,2% 4,5% 3 Tiếng ồn trong phạm vi cho phép 64,6% 25,8% 9,6% (Nguồn: Khảo sát ý kiến cán bộ giáo viên về thực trạng văn hóa nhà trƣờng) Bảng 1 cho thấy, môi trƣờng vật chất cần đƣợc các cấp quản lý quan tâm nhiều hơn từ khâu xác định vị trí, thiết kế, xây dựng đến công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn trong trƣờng học. Môi trƣờng vật chất và môi trƣờng xã hội có ảnh hƣởng và bổ sung lẫn nhau, tác động đến hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Chẳng hạn, trong môi trƣờng bạn bè thân thiện, học sinh sẽ có ý thức giữ gìn trƣờng lớp sạch đẹp hơn. Ngƣợc lại, có ngƣời nói: Ngƣời ta khó có thể làm điều gì xấu trong một môi trƣờng đẹp. 4.3. Thực trạng quan hệ giao tiếp ứng xử Quan hệ giao tiếp, ứng xử là một thành tố của văn hóa nhà trƣờng. Trong nhà trƣờng diễn ra nhiều mối quan hệ song thể hiện rõ rệt nhất là quan hệ thầy – trò, quan hệ bạn bè giữa các học sinh với nhau. Với vai trò là ngƣời đứng đầu nhà trƣờng, hiệu trƣởng đóng vai trò quyết định/chi phối văn hóa nhà trƣờng. Vì vậy, giao tiếp ứng xử giữa hiệu trƣởng với phó hiệu trƣởng và các thành viên trong nhà trƣờng cũng nhƣ giữa các thành viên trong nhà trƣờng với nhau có tác động tích cực hay tiêu cực đến quan hệ giao tiếp ứng xử giữa thầy và trò. Kết quả khảo sát quan hệ giao tiếp, ứng xử đƣợc trình bày ở bảng 2 dƣới đây: Bảng 2. Ý kiến của cán bộ giáo viên về quan hệ giao tiếp, ứng xử của các thành viên trong nhà trƣờng Các mức độ STT Các quan hệ giao tiếp, ứng xử Thân thiện Bình thƣờng Không thân thiện 1 Hiệu trƣởng và phó hiệu 85,5% 11,0% 3,5% trƣởng 2 Giữa các phó hiệu trƣởng 76,9% 22,6% 0,5% 3 Giáo viên và học sinh 75,0% 22,4% 2,6% 4 Giữa các học sinh với nhau 57,9% 41,6% 0,5% 5 Lãnh đạo trƣờng với cán bộ 69,5% 27,0% 3,5% 93
- giáo viên 6 Giữa cán bộ giáo viên với 77,5% 22,0% 0,5% nhau (Nguồn: Khảo sát ý kiến cán bộ giáo viên về thực trạng văn hóa nhà trƣờng) Nhìn vào bảng 2 cho thấy, cán bộ giáo viên đánh giá quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa hiệu trƣởng và phó hiệu trƣởng cao nhất (85,5% số ý kiến cho rằng, quan hệ này là thân thiện), tiếp đến là quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ nhân viên với nhau (77,5% số ý kiến cho rằng quan hệ này là thân thiện), thấp nhất là quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa các học sinh với nhau (57,9% số ý kiến cho rằng quan hệ này là thân thiện, 41,6% số ý kiến cho là bình thƣờng và 0,5% số ý kiến cho là không thân thiện). Điều này phản ánh tình hình thực tế hiện nay trong quan hệ giao tiếp giữa học sinh với nhau ở trƣờng phổ thông. Hiện tƣợng chia bè phái, mâu thuẫn với nhau dẫn đến đánh nhau xuất phát từ quan hệ giao tiếp, ứng xử chƣa thân thiện, hòa đồng. Thực tế đó đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn của nhà trƣờng và gia đình. Quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa giáo viên và học sinh mặc dù có 75% ý kiến cho rằng quan hệ này là thân thiện nhƣng có đến 22,4% số ý kiến cho rằng chỉ ở mức bình thƣờng và 2,6% số ý kiến cho rằng không thân thiện. Có thể nói rằng, do nhiều nguyên nhân khác nhau quan hệ tốt đẹp giữa thầy – trò đã bị suy giảm so với trƣớc đây. 5. Các biện pháp xây dựng văn hoá nhà trƣờng Nhà trƣờng là một tổ chức xã hội, trong đó có các chủ thể là nhà quản lý, cán bộ, giáo viên, học sinh. Trong các mối quan hệ khác nhau, họ đều là những ngƣời bị quản lý và là ngƣời tự quản lý công việc của mình đến sản phẩm cuối cùng. Hoạt động của nhà trƣờng thông qua các mối quan hệ hành chính, quan hệ tình cảm, trách nhiệm. Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trƣờng là trách nhiệm của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trƣờng, trong đó hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng nhà trƣờng đóng vai trò lãnh đạo, điều hành. Một số biện pháp cần đƣợc thực hiện để xây dựng văn hóa nhà trƣờng là: - Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về văn hóa nhà trƣờng, về xây dựng văn hóa nhà trƣờng; - Xây dựng cơ sở vật chất nhà trƣờng khang trang, sạch đẹp, an toàn: + Bảo đảm trƣờng an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. + Có đủ nhà vệ sinh đƣợc đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trƣờng học, đƣợc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ; + Giáo dục học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trƣờng, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trƣờng, lớp học và cá nhân. - Bố trí, sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, phát huy tiềm năng của mọi thành viên trong tổ chức; 94
- - Thúc đẩy sự đối thoại, trao đổi chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm; - Xác định hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trƣờng, từ đó xây dựng và quản lý một cách hiệu quả việc thực hiện các qui tắc ứng xử của các thành viên trong nhà trƣờng; - Khuyến khích tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm trong nhà trƣờng, từng nhóm lớp; - Phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng trong việc giáo dục lòng yêu nƣớc, ý thức trách nhiệm, lòng nhân ái, tính trung thực, siêng năng chăm chỉ và các phẩm chất tốt đẹp khác cho học sinh; - Tạo dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn; - Xây dựng tập thể sƣ phạm đoàn kết, tin cậy lẫn nhau; - Bản thân ngƣời hiệu trƣởng phải gƣơng mẫu, thực hiện phong cách lãnh đạo dân chủ, quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa hiệu trƣởng và phó hiệu trƣởng, giữa hiệu trƣởng và cán bộ giáo viên nhân viên, giữa thầy cô giáo và học sinh, giữa nhà trƣờng với gia đình học sinh cũng nhƣ với cộng đồng xã hội. Kết luận Văn hóa nhà trƣờng bao gồm nhiều nội dung phong phú, bao quát cả các yếu tố vật chất và phi vật chất. Văn hóa nhà trƣờng có ảnh hƣởng vô cùng to lớn đối với chất lƣợng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trƣờng. Phát triển văn hóa nhà trƣờng có ý nghĩa tích cực đối với học sinh, đối với giáo viên và cả đối với lãnh đạo nhà trƣờng. Có thể nói, văn hóa nhà trƣờng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với việc xây dựng thương hiệu của nhà trƣờng. Văn hóa nhà trƣờng tích cực, lành mạnh là điều kiện quyết định để nhà trƣờng phát triển bền vững song xây dựng và phát triển văn hóa nhà trƣờng là một quá trình lâu dài, vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính phát triển, đổi mới. Mỗi nhà trƣờng tùy theo đặc điểm vùng miền, kinh tế - xã hội của địa phƣơng và tình hình thực tế của nhà trƣờng để vận dụng sáng tạo các biện pháp, cách thức tác động trong xây dựng, nuôi dƣỡng, vun trồng, phát triển văn hóa nhà trƣờng tích cực, lành mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Pam Robbins Havey B.Alvy (2004), Cẩm nang dành cho hiệu trƣởng – NXB Chính trị Quốc gia. 2. Trần Kiểm (2006) - Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục – NXB Đại học sƣ phạm. 3. Trần Thị Tuyết Mai (chủ biên) và các tác giả (2013) – Tài liệu bồi dƣỡng cán bộ quản lý trƣờng phổ thông (Module 4 – Quản lý nhà trƣờng) - Trƣờng Cán bộ quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. VAI TRÒ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƢƠNG ĐỐI VỚI VIỆC 95
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 331 | 29
-
Xây dựng văn hoá nhà trường theo mô hình “tổ chức biết học hỏi” ở trường tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội
4 p | 248 | 18
-
Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập
8 p | 91 | 13
-
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 73 | 11
-
Xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh chuyển đổi số - vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lí trường học
6 p | 20 | 7
-
Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 14 | 5
-
Thực trạng quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 12 | 5
-
Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bình Thuận
6 p | 12 | 4
-
Tiếp cận mô hình trường học hiện đại vào xây dựng văn hóa nhà trường hạnh phúc ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
3 p | 14 | 4
-
Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
9 p | 9 | 3
-
Thực trạng quản lý các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Phú Yên
10 p | 6 | 3
-
Quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non công lập tại thành phố Thủ Đức
3 p | 12 | 3
-
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập
6 p | 10 | 3
-
Dân chủ hóa - Yếu tố căn bản trong xây dựng văn hóa nhà trường
3 p | 7 | 3
-
Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện Đồng Phú, Tỉnh Bình Phước
3 p | 9 | 2
-
Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cà Mau
14 p | 9 | 2
-
Nhận thức về xây dựng văn hóa nhà trường tại một số trường trung học phổ thông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn