JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0222<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 37-44<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC<br />
THEO PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC HÒA NHẬP<br />
<br />
Trịnh Ngọc Toàn<br />
Trường Trung cấp Chuyên nghiệp Hải Phòng<br />
<br />
Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích vai trò và các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường, bài viết<br />
đề xuất những nội dung xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương<br />
thức giáo dục hòa nhập, gồm: (1) Xây dựng quy chế văn hóa nhà trường theo mô hình văn<br />
hóa tích cực, tạo phong cách riêng, làm nền tảng định hướng cho mọi hoạt động chung của<br />
nhà trường cũng như công tác giáo dục hòa nhập; (2) Định hình các giá trị cốt lõi của cơ sở<br />
giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập; (3) nâng cao nhận thức văn hóa nhà trường<br />
đối với đội ngũ nhà giáo, các bậc phụ huynh và học sinh; (4) đầu tư cơ sở vật chất phù<br />
hợp với mô hình văn hóa nhà trường; (5) Xây dựng bầu không khí, môi trường thân thiện;<br />
(6) Lãnh đạo phát triển văn hóa nhà trường của Hiệu trưởng đối với cơ sở giáo dục theo<br />
phương thức giáo dục hòa nhập.<br />
Từ khóa:Văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường, giáo dục hòa nhập.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người. Đối với nhân loại, giáo dục là phương thức bảo tồn<br />
và bảo vệ kho tàng tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và<br />
một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kì lịch sử, cộng đồng người Việt đã tiếp thu và chọn<br />
lọc, hình thành nên đạo đức, tư tưởng văn hóa Việt Nam. Nền tảng văn hóa ấy đã tạo nên bản sắc<br />
về nhân cách con người Việt Nam [8;15].<br />
Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có loài người, có xã hội. Văn hoá<br />
tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong nó. Nếu môi trường tự nhiên là cái nôi<br />
đầu tiên nuôi sống con người, để loài người hình thành và sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai<br />
giúp con người trở thành “Người” theo đúng nghĩa, hoàn thiện con người, hướng con người khát<br />
vọng vươn tới chân - thiện - mỹ [8;15].<br />
Trước hết, văn hóa không phải là một vật. Không có một vật gì chỉ là văn hóa mà không<br />
đồng thời không là cái gì khác nữa. Thứ hai, không có cái gì lại không có cái mặt văn hóa có nó<br />
[5;16]. Trong một tổ chức nói chung cũng như một nhà trường, văn hóa luôn tồn tại trong mọi hoạt<br />
động tổ chức đó. Lí luận và thực tiễn đã cho thấy, văn hóa là một nguồn lực nội sinh của một tổ<br />
chức; đồng thời, dung nạp nguồn lực ngoại sinh để tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp cho một tổ<br />
chức tồn tại bền vững và hoàn thành sứ mệnh của mình. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã<br />
<br />
Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015<br />
Liên hệ: Trịnh Ngọc Toàn, e-mail: trinhtoanhp@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
37<br />
Trịnh Ngọc Toàn<br />
<br />
<br />
hội, nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để<br />
tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội [8;15].<br />
Đối với các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập, văn hóa nhà trường sẽ tạo<br />
ra một môi trường giáo dục tích cực - môi trường tôn trọng và khích lệ sự tự do sáng tạo, phát triển<br />
trí tuệ và lòng nhân ái, xóa bỏ đi những rào cản trong hoạt động giáo dục hòa nhập để các cơ sở<br />
giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập hoàn thành nhiệm vụ của mình với xã hội.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Các khái niệm cơ bản<br />
* Văn hóa:<br />
Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Bản thân văn hóa rất đa dạng và phức tạp, nó<br />
là một khái niệm có ngoại diên rất rộng. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ<br />
dẫn đến có nhiều quan niệm về thuật ngữ văn hóa.<br />
Theo hình thức biểu hiện, văn hóa được phân loại thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh<br />
thần, hay nói cách khác là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Ví như trong không gian văn hóa<br />
cồng chiêng Tây nguyên, văn hóa vật thể mà ta nhìn thấy là: cồng, chiêng, nhà sàn, con người, núi<br />
rừng Tây Nguyên. Nhưng ẩn sau cái vật thể hữu hình đó là cái vô hình (văn hóa phi vật thể) như:<br />
âm hưởng, phong cách, quy tắc chơi nhạc mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên, là cái hồn của<br />
thời gian, không gian và giá trị lịch sử. Như vậy, khái niệm văn hóa rất rộng, trong đó có giá trị vật<br />
chất và giá trị tinh thần làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lí, tâm hồn và hành động của<br />
con người. Từ đó, chúng ta đưa ra khái niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị<br />
vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch sử” [1;10].<br />
* Văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trường:<br />
Văn hóa tổ chức có thể được định nghĩa như một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết,<br />
chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ [3;63].<br />
Có nhiều loại tổ chức khác nhau, như tổ chức kinh tế, tổ chức y tế, tổ chức giáo dục. . . trong<br />
đó, nhà trường là một dạng tổ chức, do vậy, có thể hiểu văn hóa nhà trường (VHNT) là một dạng<br />
của văn hóa tổ chức. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra khái niệm VHNT như sau: VHNT là một tập<br />
hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong nhà trường cùng<br />
chia sẻ và tạo nên bản sắc của nhà trường đó.<br />
* Giáo dục hòa nhập:<br />
Luật Người khuyết tật đã định nghĩa giáo dục hòa nhập (GDHN) “là phương thức giáo dục<br />
chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục” [6;1].<br />
GDHN xuất phát từ quan điểm xã hội về giáo dục - coi nhà trường như một xã hội thu nhỏ<br />
và phản ảnh tính chất đa dạng của xã hội. GDHN là hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật,<br />
cơ hội bình đẳng tiếp cận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong các hoạt động học tập,<br />
sinh hoạt, vui chơi và tham gia các hoạt động khác nhằm chuẩn bị cho trẻ trở thành những thành<br />
viên đầy đủ của xã hội. [2;99].<br />
GDHN không chỉ là phương thức giáo dục để “hòa nhập trẻ khuyết tật” mà là hòa nhập lẫn<br />
nhau giữa các trẻ để các em cùng được giáo dục và phát triển về mọi mặt. Bởi thông qua hoạt động<br />
hòa nhập, chính cả những trẻ bình thường đã được trẻ khuyết tật tác động và hình thành nên nhận<br />
thức và kĩ năng xã hội tích cực. Hay nói cách khác, những trẻ bình thường đã được “hòa nhập” bởi<br />
những trẻ khuyết tật trong môi trường GDHN. Như vậy, thông qua hoạt động GDHN mà mọi trẻ<br />
<br />
38<br />
Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập<br />
<br />
<br />
em được phát triển toàn diện để sẵn sàng thích nghi với cuộc sống thực tiễn đa dạng.<br />
* Cơ sở giáo dục theo phương thức GDHN:<br />
Trên cơ sở định nghĩa về GDHN là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người<br />
không khuyết tật trong cơ sở giáo dục [6;1], có thể hiểu khái niệm cơ sở giáo dục theo phương<br />
thức GDHN như sau: Cơ sở giáo dục theo phương thức GDHN là cơ sở giáo dục có tổ chức hoạt<br />
động giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục đó.<br />
<br />
2.2. Vai trò của văn hóa nhà trường đối với hoạt động giáo giáo dục hòa nhập<br />
- VHNT có vai trò tạo nên môi trường giáo dục tích cực trong hoạt động GDHN - yếu tố<br />
quan trọng đóng vai trò là nguồn gốc để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của đứa trẻ,<br />
và nó đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ khuyết tật. Bởi lẽ, trẻ khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động<br />
của môi trường bên ngoài, dù là những ứng xử thiếu sót nhỏ của những người xung quanh cũng có<br />
thể gây ra những chấn thương tâm lí, cô lập trẻ và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các em.<br />
Môi trường giáo dục thân thiện được hình thành từ một nền văn hóa tích cực sẽ xóa bỏ đi<br />
những rào cản hòa nhập để trẻ phát triển tiềm năng của mình cả về thể chất và tinh thần. Nó không<br />
những giúp cho trẻ khuyết tật lĩnh hội được kinh nghiệm trong môi trường hòa nhập đó mà còn<br />
giúp cho trẻ bình thường cơ hội học tập và phát triển rất nhiều thông qua việc học hỏi từ các bạn,<br />
trong đó có trẻ khuyết tật. Đơn cử như chỉ là một hành động nhỏ giúp đỡ một bạn khuyết tật trong<br />
lớp gặp khó khăn trong công việc nào đó, điều đó đã giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm, sống thân<br />
ái trong quan hệ với cộng đồng, xây dựng lòng nhân hậu và vị tha. Cũng từ hoạt động giúp đỡ các<br />
bạn khuyết tật một cách tự nhiên, trẻ sẽ dần hình thành nên văn hóa biết tôn trọng sự khác biệt,<br />
học cách thích nghi với cuộc sống đa dạng. . . Với quan điểm “nhà trường là một xã hội thu nhỏ”<br />
thì môi trường văn hóa hòa nhập chính là nơi các em thực hành cuộc sống, hướng tới văn hóa tôn<br />
trọng, bình đẳng và bác ái.<br />
VHNT được coi như một mẫu thức cơ bản, giúp cho nhà trường thích nghi với môi trường<br />
bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp ở môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ<br />
được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. VHNT sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm<br />
văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan<br />
trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện [8;15].<br />
- Đối với trẻ em nói chung cũng như trẻ khuyết tật, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai<br />
trò điều chỉnh hành vi. Một nhà trường có một nền văn hóa tích cực, luôn đề cao giá trị nhân văn,<br />
giáo dục cho các em hiểu về tinh thần tương thân tương ái, tôn trọng sự khác biệt, sống khiêm tốn<br />
và độ lượng. . . là những phẩm chất tốt đẹp con người. Và khi các em hiểu được những giá trị đó<br />
và biết rung cảm trước những hành vi đẹp thì chính các em luôn có nhu cầu được hành động theo<br />
những điều tốt đẹp. Khi nhà trường xác định cho mình một hệ thống giá trị văn hóa chuẩn mực<br />
thì việc điều chỉnh hành vi của cả trẻ khuyết tật và trẻ bình thường đều hướng tới hành vi văn hóa<br />
chuẩn mực, phù hợp với mục tiêu giáo dục đạo đức của nhà trường. Mặt khác, văn hóa còn giúp<br />
trẻ điều chỉnh hành vi phù hợp với hoàn cảnh. Một con người có văn hóa thì trong con người đó<br />
luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con<br />
người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát<br />
sinh, dù là những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để<br />
điều tiết hành vi, các em có thể ứng xử một cách hài hòa, hợp lẽ trong những hoàn cảnh khác nhau<br />
[8;16].<br />
- VHNT có vai trò khích lệ sự tự do sáng tạo và phát huy năng lực trí tuệ cá nhân. Điều đó<br />
vô cùng giá trị với mọi đứa trẻ sống trong môi trường giáo dục hòa nhập, giúp các em phát huy<br />
<br />
39<br />
Trịnh Ngọc Toàn<br />
<br />
<br />
được tối đa khả năng của mình. Trong môi trường GDHN, mỗi đứa trẻ sẽ có những điểm mạnh<br />
riêng dù là trẻ bình thường hay khuyết tật với những khác biệt đa dạng. Theo quan điểm Howard<br />
Gardner về thuyết đa năng lực xuất phát từ quan điểm cho rằng, trí thông minh là một đơn vị có thể<br />
đo được, cho rằng mỗi cá nhân lại sở hữu những loại năng lực khác nhau như toán học, âm nhạc,<br />
thiên nhiên, hướng nội, hướng ngoại, vận động, không gian - hình ảnh, ngôn ngữ [7;58]. Một nhà<br />
trường văn hóa tôn trọng sự khác biệt từng cá nhân trẻ và thừa nhận mọi giá trị cá nhân mang lại,<br />
sẽ tạo động lực lớn cho mọi cá nhân sáng tạo tri thức, phát huy được tối đa khả năng phát triển của<br />
mình. Tất cả các em đều tự hào với những thành quả sáng tạo tri thức của mình và tự tin sống hòa<br />
nhập với cộng đồng để không ngừng có những cống hiến ý nghĩa cho xã hội.<br />
<br />
2.3. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường<br />
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về cấu trúc văn hóa tổ chức nói chung cũng như VHNT,<br />
song trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến cách tiếp cận các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức<br />
của Edgar H. Schein bao gồm: (1) Cấu trúc hữu hình; (2) Hệ thống giá trị được tuyên bố; và (3)<br />
Những quan niệm chung [1;260].<br />
* Cấu trúc hữu hình: Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn,<br />
nghe và cảm nhận thấy khi tiếp xúc với một nhà trường như: kiến trúc bài trí, logo, khẩu hiệu,<br />
trang thiết bị giảng dạy, trang phục, hành vi giao tiếp, ứng xử của cán bộ, giáo viên, học sinh nhà<br />
trường. . . Cấu trúc hữu hình có thể dễ dàng nhận thấy ngay khi tiếp xúc bởi tính trực quan của nó,<br />
được biểu hiện ra bên ngoài. Yếu tố văn hóa này có đặc điểm là dễ tác động đến sự cảm nhận của<br />
con người, nhất là trong những tiếp xúc ban đầu.<br />
* Hệ thống giá trị được tuyên bố: Các nội quy, quy định, nguyên tắc, triết lí, chiến lược,<br />
mục tiêu. . . của nhà trường. Hệ thống giá trị được tuyên bố có chức năng hướng dẫn hành vi, mô tả<br />
về các quy phạm của một nhà trường, làm nền tảng định hướng cho mọi hoạt động của nhà trường.<br />
* Những quan niệm chung: Niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức mặc<br />
nhiên được công nhận trong nhà trường. Những quan niệm chung là yếu tố văn hóa không thể nhìn<br />
thấy được. Để hình thành được các quan niệm chung thì một cộng đồng văn hóa phải trải qua quá<br />
trình hoạt động lâu dài. Chính vì vậy, khi đã hình thành quan niệm chung sẽ rất khó bị thay đổi.<br />
Các giá trị văn hóa đó đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân sống trong một tổ chức, họ mặc nhiên<br />
thừa nhận, chia sẻ và hành động theo quan niệm chung đó và sẽ rất khó chấp nhận những hành vi<br />
đi ngược lại giá trị của tổ chức mình [1;263]. Shein cho rằng, bản chất của văn hóa một tổ chức là<br />
nằm ở những quan niệm chung của chúng. Nếu như nhận biết văn hóa ở lớp văn hóa thứ nhất (cấu<br />
trúc hữu hình) và lớp văn hóa thứ hai (hệ thống giá trị được tuyên bố), chúng ta mới tiếp cận nó ở<br />
bề nổi, tức là suy đoán các thành viên của tổ chức đó “nói gì” trong một tình huống nào đó. Chỉ<br />
khi nào nắm được lớp văn hóa thứ ba (những quan niệm chung) thì chúng ta mới có khả năng dự<br />
báo họ sẽ “làm gì” khi vận dụng những giá trị này vào thực tiễn [4;234].<br />
<br />
2.4. Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức<br />
giáo dục hòa nhập<br />
- Xây dựng quy chế VHNT theo mô hình văn hóa tích cực, tạo phong cách riêng, làm nền<br />
tảng định hướng cho mọi hoạt động chung của nhà trường cũng như công tác GDHN.<br />
Kết cấu nội dung quy chế văn hóa nhà trường thường gồm có ba phần cơ bản: (1) Phần sứ<br />
mệnh - mục tiêu: là lời tuyên bố sứ mệnh của nhà trường tồn tại vì mục đích gì và sẽ làm những gì;<br />
(2) Phần hệ thống các giá trị: là phương thức hành động của nhà trường thực hiện mục tiêu bằng<br />
những giá trị nào, gồm các giá trị cốt lõi chuẩn mực mà nhà trường đã xác định, như: các giá trị<br />
<br />
40<br />
Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập<br />
<br />
<br />
đạo đức căn bản, phong cách quản lí, các nguyên tắc tổ chức, niềm tin và sự cam kết; (3) Các biện<br />
pháp đảm bảo thực hiện: gồm những quy định hướng dẫn hành vi thực hiện theo chuẩn mực đã<br />
được xác định; các biện pháp khen thưởng và kỉ luật.<br />
Quy chế VHNT thuộc lớp văn hóa thứ hai (hệ thống giá trị được tuyên bố). Nó có chức năng<br />
hướng dẫn hành vi và được coi như một “chất keo” gắn kết giữa lớp văn hóa thứ nhất (cấu trúc hữu<br />
hình) và lớp văn hóa thứ ba (những quan niệm chung) trong tổ chức.<br />
Trong ba phần trên của quy chế VHNT, phần hệ thống các giá trị có ý nghĩa quan trọng và<br />
tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động GDHN. Bởi những giá trị văn hóa được xác định sẽ có<br />
chức năng điều chỉnh hành vi của trẻ phù hợp với mục tiêu giáo dục trong các cơ sở giáo dục theo<br />
phương thức GDHN. Theo đó, nhà trường phải xác định được giá trị văn hóa cốt lõi mang tính đặc<br />
thù riêng của tổ chức mình làm chuẩn mực chung, định hướng cho mọi hoạt động của tất cả các<br />
thành viên trong nhà trường.<br />
- Định hình các giá trị cốt lõi của cơ sở giáo dục theo phương GDHN.<br />
Khái niệm giá trị ở đây được hiểu là những phẩm chất, năng lực tốt đẹp có tính chuẩn mực<br />
mà cả Thầy và trò cũng như mọi thành viên khác trong một nhà trường cần phấn đấu để đạt được<br />
và bảo vệ, giữ gìn. Các giá trị vừa có tính pháp quy, vừa có tính giáo quy, song tính giáo quy - định<br />
hướng và giáo dục bằng văn hóa có vai trò quan trọng hơn.<br />
Giá trị phổ quát được chấp nhận là những giá trị văn hóa cơ bản: Chân - Thiện - Mĩ. Trên<br />
cơ sở vận dụng cụ thể những giá trị phổ quát đó, mỗi tổ chức lựa chọn để định hình cho mình các<br />
giá trị cốt lõi đặc thù riêng, mà tập hợp các giá trị đó trở thành một triết lí hành động của tổ chức.<br />
Triết lí đó là nền tảng, kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động của tổ chức.<br />
Khi một tổ chức đã định hình nên các giá trị cốt lõi thì nó sẽ là những giá trị rất khó thay<br />
đổi, phản ánh ý thức của tổ chức đó ở trình độ bản chất. Nó trở thành hệ tư tưởng chung của tổ<br />
chức và là cơ sở để khẳng định phong cách và bản sắc của tổ chức đó.<br />
Đối với một cơ sở giáo dục theo phương thức GDHN, việc xác định những giá trị văn hóa<br />
cốt lõi nào làm chủ đạo là “quyền” lựa chọn mỗi đơn vị, nhưng những giá trị đó không những<br />
phải có giá trị nhân văn cao, luôn hướng tới con người, mà phải có khả năng định hướng hành vi<br />
cá nhân mang tính đặc thù, phù hợp với mục tiêu của hoạt động GDHN. Những giá trị mà cơ sở<br />
giáo dục theo phương thức GDHN nên hướng tới như: tinh thần tương thân tương ái, khiêm tốn, độ<br />
lượng, tôn trọng sự khác biệt, công bằng và sáng tạo đổi mới. . . Và khi những giá trị đó được mọi<br />
đứa trẻ và các thành viên trong nhà trường thừa nhận, cùng hướng tới thực hiện thì khi đó VHNT<br />
đã thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu GDHN.<br />
- Nâng cao nhận thức VHNT đối với đội ngũ nhà giáo, các bậc phụ huynh và học sinh.<br />
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục bằng những giá trị văn hóa của cơ sở giáo dục theo<br />
phương thức GDHN, đòi hỏi phải có sự thống nhất về quan niệm chung của các lực lượng giáo dục<br />
tác động trực tiếp thường xuyên tới đứa trẻ, đó là đội ngũ cán bộ, giáo viên ở nhà trường và các<br />
bậc phụ huynh. Nhà trường phải chủ động trong việc tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về<br />
VHNT đối với cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh bằng nhiều hình thức như: học tập quy chế<br />
văn hóa nhà trường, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, lồng ghép trong các hoạt động sự kiện,<br />
lễ hội. . .<br />
Đồng thời, bản thân mỗi đứa trẻ trong cơ sở giáo dục theo phương thức GDHN phải được<br />
thực hành các giá trị văn hóa thông qua các hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày, từ đó hình<br />
thành nên những hành vi văn hóa và tình cảm tích cực. Những tấm gương điển hình thực hiện tốt<br />
những giá trị văn hóa phải được trân trọng, vinh danh để khích lệ cá nhân và tạo sức lan tỏa mạnh<br />
<br />
<br />
41<br />
Trịnh Ngọc Toàn<br />
<br />
<br />
mẽ tới cộng đồng. Những giá trị được tuyên bố khi đã ăn sâu, bén rễ trong tiềm thức của đội ngũ<br />
nhà giáo, học sinh và các bậc phụ huynh thì nó sẽ trở thành những giá trị chung và là nền tảng<br />
vững chắc cho văn hóa nhà trường.<br />
- Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình VHNT.<br />
Mặc dù cơ sở vật chất là yếu tố thuộc về lớp bề nổi của văn hóa tổ chức (lớp văn hóa thứ<br />
nhất - cấu trúc hữu hình), nhưng nó không kém phần quan trọng trong việc hình thành nên VHNT.<br />
Yếu tố vật chất và ý thức trong mỗi con người luôn tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau, hay nói<br />
cách khác là chính yếu tố vật chất cũng góp phần tạo nên ý thức con người, như chế độ lương<br />
thưởng, trang phục, trang thiết bị dạy - học, khu vui chơi... sẽ giúp con người dễ cảm nhận vì tính<br />
hữu hình của nó, khiến họ tin tưởng và gắn bó hơn với tổ chức. Mặt khác, việc đầu tư cơ sở vật<br />
chất của một nhà trường cho một không gian thân thiện với những nét riêng, độc đáo, tạo nên một<br />
biểu tượng văn hóa, sẽ nâng cao niềm tự hào của mọi người về nhà trường.<br />
Ngoài ra, cần phải hiểu việc đầu tư cơ sở vật chất là để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành<br />
viên trong nhà trường thực hiện hành vi văn hóa. Ví dụ như một nhà trường quy định việc sắp xếp<br />
tài liệu làm việc phải gọn gàng trong khi không bố trí đầy đủ tủ đựng tài liệu thì rất khó thực hiện<br />
được quy định đó; hay một cơ sở giáo dục theo phương thức GDHN luôn đề cao giá trị văn hóa về<br />
sự tôn trọng và bình đẳng trong khi trẻ khuyết tật lại khó khăn trong việc tiếp cận với những hoạt<br />
động nào đó của nhà trường như: thể thao, thư viện, công nghệ thông tin. . . thì chắc chắn những<br />
giá trị văn hóa đó không thể trở thành niềm tin của những trẻ khuyết tật đó và càng không thể trở<br />
thành những quan niệm chung của một tập thể nhà trường.<br />
Như vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục theo phương thức GDHN phải tạo<br />
điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật tiếp cận với mọi hoạt động của nhà trường. Tùy vào loại và<br />
mức độ khuyết tật của trẻ mà nhà trường cần có những đầu tư, bố trí điều kiện hỗ trợ phù hợp cho<br />
các em. Điều đó không những giúp các em học tập và sinh hoạt tốt hơn mà còn giúp các em cảm<br />
thấy sự bình đẳng khi tham gia các hoạt động hòa nhập với các bạn và thực sự tin tưởng vào những<br />
giá trị văn hóa của nhà trường.<br />
- Xây dựng bầu không khí, môi trường thân thiện.<br />
Bầu không khí làm việc và học tập thân thiện, cởi mở trong một cơ sở giáo dục theo phương<br />
thức GDHN sẽ là môi trường lí tưởng nuôi dưỡng và phát triển VHNT. Nó tạo ra một đời sống tinh<br />
thần tích cực, thoải mái đối với tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường. Không khí cởi<br />
mở, chân thành làm cho con người gần gũi, yêu thương nhau hơn, trở thành một tập thể đoàn kết,<br />
gắn bó trong tổ chức. Tất cả mọi người đều cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc và học tập trong<br />
môi trường giáo dục đó, họ tự hào và trân trọng những giá trị văn hóa của tổ chức mình và mong<br />
muốn được cống hiến tất cả sức lực, trí tuệ của mình cho mục tiêu chung của nhà trường.<br />
Trong hoạt động GDHN, bầu không khí và môi trường thân thiện của nhà trường không<br />
những tạo ra một đời sống tinh thần làm việc và học tập tích cực cho thầy và trò, mà nó còn là nền<br />
tảng cho sự sáng tạo và đổi mới - yếu tố quan trọng để phát huy tối đa năng lực cá nhân, đặc biệt<br />
là phát triển năng lực cá nhân giữa các trẻ trong môi trường hòa nhập. Các em tự tin, tích cực tham<br />
gia các hoạt động của nhà trường, tăng cường tính hòa nhập trong hoạt động giáo dục.<br />
Để xây dựng được bầu không khí và môi trường thân thiện trong cơ sở giáo dục theo phương<br />
thức GDHN, trước hết phải xác định phong cách thể hiện của người lãnh đạo, bởi phong cách tích<br />
cực của người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn tới mọi thành viên trong trường. Vì vậy, người lãnh<br />
đạo phải xây dựng cho mình một phong cách cởi mở, thân thiện, tăng cường tiếp xúc giữa nhà lãnh<br />
đạo với cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường, tạo không khí vui vẻ, gần gũi để mọi người cảm<br />
thấy thoải mái chia sẻ một cách chân thành.<br />
<br />
42<br />
Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập<br />
<br />
<br />
Cùng với việc xây dựng phong cách cởi mở, thận thiện của bản thân người lãnh đạo, nhà<br />
trường cần ưu tiên đầu tư cho một nhóm người đóng vai trò là “nhóm người tiên phong” của phong<br />
trào xây dựng văn hóa nhà trường, điều đó sẽ tạo nên sức cộng hưởng rất lớn của một bầu không<br />
khí thân thiện, ấm áp trong nhà trường.<br />
Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức các buổi lễ hội, lễ kỉ niệm, buổi gặp mặt phù hợp với<br />
các chủ đề giáo dục với sự tham gia của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Ngoài<br />
mục đích truyền đạt các giá trị văn hóa, thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện đó, sẽ giúp mọi<br />
thành viên trong và ngoài trường tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng mối quan hệ tình cảm<br />
tốt đẹp và bầu không khí cởi mở, chia sẻ. Từ đó, tạo ra sợi dây vô hình gắn kết các thành viên phụ<br />
thuộc lẫn nhau trên cơ sở tinh thần đoàn kết, thương yêu để cùng nhau xây dựng nhà trường với<br />
một truyền thống văn hóa tốt đẹp.<br />
- Lãnh đạo phát triển văn hóa nhà trường của Hiệu trưởng đối với cơ sở giáo dục theo<br />
phương thức giáo dục hòa nhập.<br />
Trách nhiệm của người Hiệu trưởng trong việc lãnh đạo phát triển văn VHNT đối với cơ sở<br />
giáo dục theo phương thức GDHN thể hiện ở những vai trò sau:<br />
Thứ nhất, Hiệu trưởng phải là người xác định hệ thống giá trị văn hóa cốt lõi nhà trường; là<br />
người ghi dấu ấn đậm nét nhất tạo nên nét văn hóa đặc thù nhà trường. Đây là yếu tố tiền đề quan<br />
trọng quyết định hình thành nên cả một nền văn hóa của nhà trường. Hệ thống giá trị văn hóa được<br />
xác định phải phù hợp với chiến lược phát triển và mục tiêu GDHN của nhà trường. Với vai trò<br />
này, người Hiệu trưởng phải thể hiện được bản lĩnh, kinh nghiệm và tài năng của mình để khẳng<br />
định con đường mà mình lựa chọn là đúng đắn và sáng suốt để đưa đơn vị mình đi đến thành công.<br />
Thứ hai, người Hiệu trưởng phải thực hiện vai trò điều khiển, dẫn dắt mọi thành viên trong<br />
nhà trường tin tưởng đi theo con đường đã lựa chọn, thực hiện các mục tiêu, chiến lược đã đề ra<br />
bằng triết lí riêng của tổ chức mình. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, người Hiệu trưởng phải có kế<br />
hoạch rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển văn hóa, chứng minh được việc phát triển những giá<br />
trị văn hóa đó gắn liền với lợi ích thiết thực của mọi thành viên, bao gồm cả những giá trị vật chất<br />
và giá trị tinh thần, trong đó, giá trị tinh thần cần được coi là mục tiêu cao hơn bởi nó kiến tạo nên<br />
quan niệm chung làm nền tảng cơ bản của văn hóa nhà trường.<br />
Trải qua các giai đoạn thực hiện thành công các mục tiêu trong kế hoạch hành động, người<br />
Hiệu trưởng cũng chứng minh cho mọi thành viên thấy được, chính VHNT đã góp phần quan trọng<br />
vào việc xây dựng tầm nhìn chiến lược cho sự lớn mạnh chung của tổ chức.<br />
Thứ ba, người Hiệu trưởng phải thực hiện xuất sắc vai trò là tấm gương tiêu biểu, điển hình<br />
trong việc thực hiện VHNT để toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường noi theo. Bởi hình<br />
ảnh của người Hiệu trưởng sẽ tác động trực tiếp tới tư tưởng, tình cảm và hành động của các thành<br />
viên nhà trường. Vì vậy, người Hiệu trưởng phải luôn đi đầu trong việc thực hiện những mục tiêu<br />
đã đề ra để tạo nên niềm tin và là động lực gắn kết các thành viên trong nhà trường cùng đi theo<br />
một lí tưởng chung. Đó chính là cơ sở cho một nền văn hóa vững chắc của nhà trường.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Văn hóa nhà trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục hòa nhập, giúp nhà<br />
trường trở thành một biểu tượng văn hóa đặc trưng mang phong cách riêng, tạo ra môi trường giáo<br />
dục hòa nhập thân thiện, đầy tính nhân văn. Môi trường giáo dục mà ở đó, cả trẻ khuyết tật và trẻ<br />
bình thường đều được bình đẳng phát huy hết năng lực trí tuệ cá nhân, các em có cơ hội để thể<br />
hiện lòng nhân ái, được thực hành những kĩ năng sống cần thiết để thích nghi với cuộc sống thực<br />
<br />
<br />
43<br />
Trịnh Ngọc Toàn<br />
<br />
<br />
tiễn phong phú, đa dạng. Vì vậy, văn hóa nhà trường đã xóa bỏ đi những rào cản hòa nhập, giúp xã<br />
hội thay đổi nhận thức và hiểu đúng bản chất hoạt động giáo dục hòa nhập.<br />
Mỗi cơ sở giáo dục theo phương thức GDHN cần xác định được tầm quan trọng của văn<br />
hóa nhà trường, xây dựng cho mình một nền văn hóa nhà trường tích cực, phù hợp với chiến lược,<br />
mục tiêu phát triển của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hòa nhập của đơn<br />
vị mình.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Dương Thị Liễu, 2008. Bài giảng văn hóa kinh doanh. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà<br />
Nội.<br />
[2] Đỗ Thị Thanh Thủy, 2015. Kì thị đối với người khuyết tật - rào cản trong thực hiện giáo dục<br />
hòa nhập. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 60 (6BC), tr.97-101.<br />
[3] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2010. Đại cương Khoa học quản lí. Nxb Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội.<br />
[4] Nguyễn Viết Lộc, 2009. Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới và<br />
hội nhập. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25, tr.230-238.<br />
[5] Phan Ngọc, 2001. Bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Văn học, Hà Nội.<br />
[6] Quốc hội, 2010. Luật Người khuyết tật. Hà Nội.<br />
[7] Trần Thị Bích Ngọc, 2015. Tìm hiểu một số vấn đề về dạy học phân hóa nhằm đáp ứng sự khác<br />
biệt và đa dạng của học sinh trong lớp học hòa nhập của Hoa Kỳ. Tạp chí Khoa học, Trường<br />
Đại học Sư phạm Hà Nội, số 60 (6BC), tr.56-63.<br />
[8] Trịnh Ngọc Toàn, 2012. Văn hóa nhà trường trong bối cảnh hiện nay. Bản tin Tâm lí giáo dục<br />
học ứng dụng - Sở Thông tin truyền thông Hải Phòng, số 02, tr.15-17.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
the contents of school culture building in the educational institutions<br />
Based on an analysis of role and school culture components, the author proposes school<br />
culture building in educational institutions according to the mode of integration education,<br />
including: (1) building school culture regulations which will lead to a positive culture and<br />
particular manner, acting as the orienting foundation for the school’s common activities as well<br />
as the implementation of integrated education; (2) determining the key values of educational<br />
institutions as per the mode of integration education; (3) promoting awareness of school culture<br />
among teachers, parents and students; (4) investing in facilities so that they will conform with<br />
the mode of school culture; (5) establishing a friendly atmosphere and environment and (6) the<br />
Principal’s leadership that will develop school culture in educational institutions according to the<br />
mode of integration education.<br />
Keywords: Culture, organizational culture, school culture, integration education.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
44<br />