intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xem Pháp Giới: Khi không muốn người ta hiểu…

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là lần đầu tiên tôi đến với Studio 3 ở ½ ngõ 99 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội, khá xa trung tâm lại khó tìm, cũng là lần đầu tiên đến .xem một triển lãm của Phạm Quang Hiếu. Theo lời một số người bạn thì Hiếu khá lặng lẽ, công việc chủ yếu là dạy học cho các em thiếu nhi. Studio 3 cũng là xưởng vẽ của anh. Hà Nội mấy hôm nay mưa suốt. Triển lãm ở xa vậy mà vẫn rất đông anh em nghệ sĩ đến ủng hộ. Vừa đến đã thấy các nghệ sĩ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xem Pháp Giới: Khi không muốn người ta hiểu…

  1. Xem Pháp Giới: Khi không muốn người ta hiểu… Đây là lần đầu tiên tôi đến với Studio 3 ở ½ ngõ 99 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội, khá xa trung tâm lại khó tìm, cũng là lần đầu tiên đến
  2. xem một triển lãm của Phạm Quang Hiếu. Theo lời một số người bạn thì Hiếu khá lặng lẽ, công việc chủ yếu là dạy học cho các em thiếu nhi. Studio 3 cũng là xưởng vẽ của anh. Hà Nội mấy hôm nay mưa suốt. Triển lãm ở xa vậy mà vẫn rất đông anh em nghệ sĩ đến ủng hộ. Vừa đến đã thấy các nghệ sĩ ngồi ngoài cửa nhậu rượu với hoa quả rồi. Có khoảng hơn 50 người.
  3. Bước vào trong, toàn cảnh tác phẩm gồm 40 màn hình tivi một cây nến to, một cái máy quay.
  4. Máy quay đặt cố định, hướng trực tiếp vào cây nến đang cháy. Cây nến được đặt trước dãy các màn hình TV. Camera vừa bắt hình cây nến cùng khuôn hình trọn vẹn của bốn màn hình TV ngay trước cây nến. Hình ảnh mà camera ghi lại được nối với tất cả các màn hình. Cuối cùng bạn sẽ thấy trên mỗi màn hình là một cây nến to đang cháy đứng giữa bốn hình cây nến nhỏ i xì trong bốn màn hình nhỏ vây quanh. Đã có họa sĩ Lê Nguyên Mạnh lên đưa mặt mình ra trước ống kính máy quay. Ngay lập tức, trên màn hình xuất hiện hình khuôn mặt anh nhưng được nhân lên làm nhiều hình. Hình như cái đó được định nghĩa là “tương tác”.
  5. Một góc của studio có một màn hình tivi chiếu lại một hình ảnh ngọn nến đang cháy trước dãy màn hình TV. Nhưng máy quay cho màn hình này được di chuyển quanh cây nến nên tạo ra hiệu ứng chuyển động.
  6. Hôm nay toàn những anh em bạn bè của tác giả đến chung vui. Thế nên khai mạc cũng rất giản dị. Đầu tiên, Phạm Quang Hiếu cảm ơn anh em họa sĩ đã đến tham dự khai mạc, và mời mọi người cùng ăn hoa quả, nhắm rượu.
  7. Sau khai mạc, vài người lên chơi nhạc. Đây chắc là một phần của triển lãm. Các bạn dùng cây archet kéo violon để chơi guitar, xong qua bộ phơ guitar điện để tạo âm thanh noise.
  8. Họa sĩ Trần Đức Đủ lên “tương tác” với tác phẩm bằng cách đưa tay vào làm vài động tác trước máy quay. Sau đó Trần Đức Đủ mang đàn nguyệt ra đánh, một cách “tương tác” nữa. Nhưng kẹt nỗi, máy quay chỉ bắt được mỗi hình chỏm đầu của họa sỹ, nên trên màn hình lập tức xuất hiện hàng trăm cái cục đen xì lắc lư. Nhìn một lúc thì có cảm giác bị chóng mặt. Còn âm nhạc từ cây đàn nguyệt của họa sỹ Đủ thì quả là A Bờ Cờ. Nhưng điều đó hình như cũng không đáng kể so với những gì nghe được trước đó từ cây guitar điện.
  9. Trong studio, các họa sĩ, bạn bè ngồi bệt xuống đất và trò chuyện.
  10. Và thỉnh thoảng liếc nhìn lên màn hình. Cây nến to như vậy thì chắc sẽ cháy rất lâu. Sau một hồi, họa sỹ Trần Nhật Thăng cũng tìm được tờ lời giới thiệu và cố gắng đọc nó dưới ánh đèn đường. (Lời giới thiệu này đã được đăng tải trên Soi trong thông báo triển lãm).
  11. Bên ngoài, hàng xóm làng giềng quanh đây đến xem cũng khá đông. Mọi người khá tò mò về triển lãm nghệ thuật đương đại.
  12. Các bác cũng được phát cho tờ giới thiệu, đọc qua về tiêu đề “Pháp giới”, một số bác gật gù “À thì ra là về vấn đề tâm linh”… * Quả thật, đúng như tít mà Soi đã giật, dù đường xa, cơn mưa đang đến, thế nhưng vẫn đi: vì tò mò ghê gớm. Một vấn đề cực lớn mà cả nhân loại đang đau đầu cơ mà: PHÁP GIỚI, nhất là khi tác giả đã khẳng định một cách đơn giản đến không ngờ: “Trong đạo Phật, khái niệm Pháp giới có nhiều cách hiểu, nhưng căn bản thì có hai:…” Rồi ngay sau đó, tác giả trích lại đoạn Thiện Tài Đồng Tử được Bồ tát Di Lặc dùng thần lực (bạn nhớ kỹ từ này nhé) đưa vào một cảnh giới phi thường, có thể coi là một “giáo cụ trực quan” để Thiện Tài hiểu thế nào là Pháp giới… Và Thiện Tài thấy, tóm lại, toàn lầu các nguy nga, trong một cái lầu chứa trăm nghìn cái lầu, tất cả y như soi gương nhau, trong một cái thấy cả ngàn cái, bản thân Thiện Tài thấy trong lầu nào cũng có mình… Đó là minh họa cho Pháp giới - cho “bản thể của tất cả chúng sanh”. Mà “Hoa Nghiêm quan niệm rằng tất cả đều từ Một mà ra và mọi hiện tượng chẳng qua là dạng xuất hiện của cái Một đó. Đó là các hiện tượng của Pháp giới, chúng cùng xuất hiện đồng thời” (Wikipedia). Nhưng vì “pháp giới chỉ có thể chứng được bằng công năng tập định, chứ không phải do suy luận hay trí tưởng tượng bày vẽ, phải tu tập thế
  13. nào mới chiêm ngưỡng được đức Thế tôn và thấy hiểu được cảnh giới tráng lệ Hoa nghiêm” (lược theo Hồng Dương – Nhân duyên Pháp giới), nên Thiện Tài Đồng Tử mới phải “quá giang” Bồ tát Di Lặc để hiểu được bản chất Pháp giới là gì – là Một ở tất cả, và tất cả bao trùm Một. * Một kẻ ú ớ chỉ tra trên Wikipedia thôi cũng đã biết đại khái như thế, về quan niệm “nhất thể” của phái Hoa Nghiêm, nhưng Phạm Quang Hiếu, tự coi là người hiểu Phật giáo, vẫn đặt lại câu hỏi… thừa: “Bản chất thật của các sự vật, hiện tượng là gì?… Liệu đằng sau, hay ở bên trong những đám mây đa sắc của hiện tượng có tồn tại một sự thật chung nào không? Hay chẳng có sự thật nào cả?” Làm mất cả công kinh Hoa Nghiêm giảng giải! Rồi anh tuyên bố một cách hùng hồn, “tôi muốn đưa ra một hình tượng có thể dung chứa được cả sự đơn giản đến tột cùng lẫn sự phức tạp phong nhiêu đến vô tận, để qua đó phần nào lý giải những câu hỏi trên, và đồng thời khoét một lỗ nhỏ trên bức màn huyền bí, ‘bất khả tư nghì’ vây quanh Phật giáo”. Và để khoét được cái lỗ đó, Phạm Quang Hiếu chọn luôn lối “đi tắt đón đầu”: không cần tu tập nhiều, không cần một Bồ tát Di Lặc nào, chỉ cần suy luận và tưởng tượng, mời các bạn đến studio uống rượu, ăn hoa quả, và xem… Pháp giới.
  14. Và bạn đã thấy đấy. Những màn hình kia nào có khác gì mấy những thứ hàng ngày ta vẫn hay gặp trong các siêu thị điện máy, nơi có gian hàng bán màn hình. Cũng một dãy những màn hình đặt liền nhau như thế, cùng phát một chương trình. Còn ngọn nến to chính là khái niệm Một anh muốn nói đến (đúng không anh Hiếu?), và trùng trùng điệp điệp hình phản chiếu trên những màn hình cũng từ Một ấy mà ra. Xong sao nữa? Vì có lẽ chẳng hiểu gì thêm về Pháp giới, về tính Một, về hệ quả của việc không hiểu tất cả chỉ từ Một mà ra đâm sinh lắm “ngã”, có phân có biệt mà nảy tham, sân, si… nên Phạm Quang Hiếu chỉ dừng được đúng ở đó, rồi mời thêm các tiết mục đàn “đương đại”, múa may, tương tác… cho nó thành đương đại, xôm trò. * Tôi không rõ hôm ấy đi xem có bao nhiêu người hiểu thêm (dù chút xíu thôi) về Pháp giới, về khái niệm “từ Một mà ra” của Hoa nghiêm, và sau buổi triển lãm, có bao nhiêu người thay đổi được chút nhận thức về cái hư ảo, huyễn hoặc của đời sống… Hay chỉ biết lật qua lật lại lời giới thiệu, xong nhìn lên màn hình, và vẫn không hiểu gì cả? Bạn sẽ nói, triển lãm vui mà, gì mà phải to tát thế. Ấy, chính tác giả tuyên bố to tát thế ấy chứ, “khoét một lỗ nhỏ trên bức màn huyền bí, ‘bất khả tư nghì’ vây quanh Phật giáo” cơ mà! Vả lại, chọn một đề tài liên quan đến tôn giáo để làm nghệ thuật, thiết tưởng cũng nên có thái độ tôn trọng cho đúng mức. Khi đưa Thiện Tài
  15. Đồng Tử đứng trước lầu các trùng trùng phản chiếu, Di Lặc đã rất nghiêm túc và để Thiện Tài hiểu ra chân lý. Phạm Quang Hiếu hôm nay có thể “đùa”, dẫn chúng ta vào một siêu thị điện máy và cho ta thấy cái thí dụ của ngàn xưa, nhưng anh khác Di Lặc, anh không muốn cho ta hiểu, anh muốn lòe chúng ta, anh đã dùng lý thuyết Phật giáo để tô điểm cho mình. Thời nay, ai mà chẳng hoảng sợ trước tôn giáo, nhất là trước từ ngữ tôn giáo! Đó chính là cái khác giữa người làm ra tôn giáo và kẻ dùng tôn giáo. Lại nhớ đến những câu chuyện về Thiền: một cú hét, một cú đạp, một câu hỏi tưởng như vu vơ mà làm cho ai đó đốn ngộ. Thế nhưng cần người hét, người đạp, người hỏi phải có lòng nôn nóng muốn kẻ bị đạp, bị hét, bị hỏi được giác ngộ. Còn không muốn người ta hiểu, chỉ dọa người ta thôi, thì khi mượn danh chân lý để đạp cho ai một phát, thì “chân lý” mà ta tặng người khác đa phần chỉ còn lại nhõn một cái “đạp”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2