intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xem tranh của Nguyễn Đình Đăng: Cần thứ gì đó cao hơn lý trí và kỹ thuật

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Đình Đăng - Reflection, 2012 - Sơn dầu trên linen canvas, 162 x 194cm Tôi vốn có thói quen xem một bức tranh trước khi xem tiêu đề. Thường khi một bức tranh thực sự có gì đó, lúc đó mới mon men xem tên tác .giả và tên bức tranh để nhớ. Đã được xem vài bức trước đây của anh Đăng, và quả thật với bức tranh anh mới vẽ này, dám cam đoan là tôi nhận ra ngay tranh của anh nếu ai đó có che đi tên tác giả. Âu đó cũng là một thành công, mặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xem tranh của Nguyễn Đình Đăng: Cần thứ gì đó cao hơn lý trí và kỹ thuật

  1. Xem tranh của Nguyễn Đình Đăng: Cần thứ gì đó cao hơn lý trí và kỹ thuật Nguyễn Đình Đăng - Reflection, 2012 - Sơn dầu trên linen canvas, 162 x 194cm Tôi vốn có thói quen xem một bức tranh trước khi xem tiêu đề. Thường khi một bức tranh thực sự có gì đó, lúc đó mới mon men xem tên tác
  2. giả và tên bức tranh để nhớ. Đã được xem vài bức trước đây của anh Đăng, và quả thật với bức tranh anh mới vẽ này, dám cam đoan là tôi nhận ra ngay tranh của anh nếu ai đó có che đi tên tác giả. Âu đó cũng là một thành công, mặc dù với lối vẽ kĩ càng này, ở Việt Nam cũng không phải hiếm người vẽ, và thế giới lại càng không. Tạm thời bỏ qua những lời chú giải khá cẩn thận của anh Đăng về từng chi tiết trên tranh, thiết nghĩ, có lẽ việc đầu tiên và trên hết là ngắm toàn bộ bức tranh và tìm kiếm sự hấp dẫn nào đó lôi mình lại. Với bức này, quả thực anh Đăng đã thành công trong việc lôi người xem ở lại lâu hơn với bức tranh. Anh đã biết tạo ra những hiệu quả về ánh sáng, bút pháp, kĩ thuật thể hiện kĩ lưỡng đến từng cm mặt tranh những chi tiết đầy ẩn ý và gây tò mò. Thế nhưng, nếu dừng lâu hơn, sau khi bị hấp dẫn hoặc thán phục sự dày công của từng chi tiết, người xem muốn tìm kiếm một điều gì đó sâu hơn – muốn tìm thấy mình như một phần trong đó, bằng liên tưởng, thì có vẻ như điều này chưa đạt được. Trong bức tranh này, mọi chi tiết bị rời rạc. Ở đây không phải sự rời rạc trong cảm giác của một giấc mơ. Trong giấc mơ, các chi tiết tưởng chừng không ăn nhập với nhau, nhưng khi tỉnh dậy lại cho người ta băn khoăn về một cảm giác rất thực. Còn cái rời rạc trong bức tranh này là sự lỏng lẻo qua lại của các chi tiết để tạo nên một bố cục và nhịp điệu của một câu chuyện chặt chẽ. Sự dày đặc của chi tiết nhưng lại lỏng lẻo về kết cấu đã làm cho những khoảng trống trong tranh – những khoảng
  3. trống đáng ra nói được nhiều nhất – lại trở nên như một sự thiếu hụt, khiến cho người xem đáng lẽ như con dơi được bay lượn tiếp tục trong cái không gian mơ màng ấy, giờ cảm thấy bức bối như va vào một bức tường câm lặng. Chi tiết trong tranh Mặc dù anh Đăng đã giải thích, nhưng tất cả những chi tiết về đảo chiều do tấm gương kia vẫn chỉ là một thủ pháp thuần lí trí. Sự đảo chiều ấy, thực-ảo-ảo-thực nên được nhận biết nhiều hơn bằng cảm nhận, bằng suy đoán của người xem, chứ không nên bằng ý chí mạnh mẽ của tác giả, quyết mang lại hiệu quả về thị giác “có định hướng”. Sự
  4. đảo chiều thực-ảo ấy nên như một câu thơ hay, tạo cho người nghe một xúc cảm tức thời trước khi nghe tác giả mổ xẻ phân tích về ngữ nghĩa. Có lẽ khi vẽ bức tranh này, họa sỹ đã quá chú tâm vào việc “vẽ”. Có cảm giác họa sỹ quá đã quá say sưa vào việc diễn tả ánh sáng của ngọn nến được che đi bởi bàn tay, rồi cơ bàn tay hồng lên trong ánh nến, cái bóng bảy của chất liệu vải áo dài người nữ, những con dơi, vài mảnh thủy tinh vỡ…. Tất cả những chi tiết đó đều được vẽ rất khéo, nhưng chúng lại không mang lại cho người xem không gian của một thế giới siêu thực (cái mà người xem tạm cho là ngôn ngữ của họa sỹ muốn dùng), mà lại cũng chưa đạt đến cái “cực thực” để người ta phải ngỡ ngàng. Chi tiết trong tranh
  5. Tất nhiên, họa sỹ có thể mắng người xem rằng tất cả những con dơi, cái ô, từ ngữ được viết trên tờ giấy đều có ý nghĩa đó chứ. Và người xem vẫn có thể cãi lại rằng, vâng, vẫn biết bất cứ cái gì cũng đều có ý nghĩa, thế nhưng nghĩa + nghĩa + nghĩa + nghĩa +… nhiều khi không phải là một “tổng” của nghĩa, chưa kể để bật lên được “nghĩa” của từng nghĩa nhiều khi còn cần một thứ gì đó – một thứ gì đó lù mù mà người viết cũng không biết gọi tên ra, chỉ biết là nó cao hơn cả lý trí và kỹ thuật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0