intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xóa bao cấp vẫn là khâu đột phá để phát triển kinh tế Việt Nam - Nguyễn Thị Hiền

Chia sẻ: Phú Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

89
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất và cũng khó khăn nhất mà các nền kinh tế chuyển đổi phải giải quyết để có thể nhanh chóng trở thành nền kinh tế thị trường là xoá bao cấp. Xoá bao cấp là bài thuốc thử thành công của các nền kinh tế chuyển đổi. Có thể thông qua vấn đề xoá bao cấp mà lý giải rất nhiều quá trình diễn ra trong thời kỳ chuyển đổi. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Xóa bao cấp vẫn là khâu đột phá để phát triển kinh tế Việt Nam". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xóa bao cấp vẫn là khâu đột phá để phát triển kinh tế Việt Nam - Nguyễn Thị Hiền

XÓA BAO CẤP VẪN LÀ KHÂU ĐỘT PHÁ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH <br /> TẾ VIỆT NAM<br /> Tác giả: Nguyễn Thị Hiền<br /> <br /> Ngày 31 tháng 5 và 01 tháng 6 vừa qua tại khách sạn Melia Hà Nội đã diễn <br /> ra cuộc hội thảo quốc tế  về  chính sách đối với các nền kinh tế  chuyển  <br /> đổi với sự  tham dự  của các quan chức cao cấp đến từ  11 nền kinh tế <br /> chuyển đổi, trong đó có nguyên thủ tướng Nga Yegor Gaidar, cựu phó Thủ <br /> tướng Ba Lan Grzegorz Kolodko, giáo sư Wing Thye Woo, chuyên gia về <br /> Trung Quốc tại Đại học California Davis. Tôi muốn nhân sự kiện này bàn <br /> về  một số  khía cạnh trong việc chuyển đổi kinh tế  Việt Nam, hy vọng  <br /> góp phần giải đáp cho một vài vấn đề mà HTMH 2004 quan tâm, đặc biệt <br /> là về  những thách thức và cơ  hội Việt Nam đang có trong quá trình hội <br /> nhập vào kinh tế thế giới ?<br /> <br /> Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất và cũng khó khăn nhất mà các nền kinh tế <br /> chuyển đổi phải giải quyết để  có thể  nhanh chóng trở  thành nền kinh tế <br /> thị trường là xoá bao cấp. Tôi cho xoá bao cấp là bài thuốc thử thành công  <br /> của các nền kinh tế chuyển đổi. Có thể thông qua vấn đề xoá bao cấp mà  <br /> lý giải rất nhiều quá trình diễn ra trong thời kỳ chuyển đổi. Và chần chừ <br /> hoặc va vấp trong việc giải quyết vấn đề  này là lý do quan trọng nhất  <br /> của sự  chậm trễ  trong công cuộc cải cách, mở  cửa của nhiều quốc gia  <br /> thuộc các nền kinh tế chuyển đổi.<br /> <br /> Bởi vì toàn bộ thể chế kinh tế được xây dựng trên cơ sở bao cấp cho nên <br /> xoá bao cấp sẽ tạo ra đột phá cho tăng trưởng. Bên cạnh đó, xoá bao cấp  <br /> một cách thiếu bài bản cũng có thể  tạo ra khoảng trống cho các tiêu cực <br /> nẩy sinh. Điều này lý giải tại sao hầu hết các nước chuyển đổi trong khi <br /> đạt nhiều thành tích phát triển kinh tế thì giáo dục, y tế và nhiều dịch vụ <br /> công cộng khác lại bị  xuống cấp nghiêm trọng. Việt Nam rất thành công <br /> trong xoá bao cấp về giá sản phẩm nông nghiệp (đi đầu trong số các nước <br /> Xã hội chủ nghĩa cũ về áp dụng cơ chế giá thị trường trong mua, bán sản <br /> phẩm của nông dân), nhưng lại rất chật vật trong xóa bao cấp về vốn cho  <br /> các xí nghiệp quốc doanh và cải tổ khu vực này.<br /> <br /> Tình trạng thiếu khung pháp lý cộng với cơ chế bao cấp đã làm cho tham <br /> nhũng trở nên nặng nề  ở các nền kinh tế chuyển đổi. Có thể  nói, cơ  chế <br /> bao cấp (mà nguồn gốc của nó là sự giáo điều, nóng vội và duy ý chí trong <br /> vận dụng tư  tưởng xã hội Xã hội chủ  nghĩa mong đạt đến một "sự  phát <br /> triển toàn diện của mọi thành viên trong xã hội" mà không tính đến điều <br /> kiện xã hội còn quá thiếu thốn về  vật chất) là rào cản lớn nhất của quá <br /> trình chuyển đổi. Trong nền kinh tế  bao cấp thiếu một động lực quan  <br /> trọng cho sự tăng trưởng, đó là lợi ích cá nhân. Tâm lý dựa dẫm, ỷ lại tồn  <br /> tại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặc dù tình trạng tham ô <br /> không lớn, nhưng thói quen trông chờ vào Nhà nước, lười suy nghĩ, thiếu  <br /> sáng kiến đã làm cho kinh tế trì trệ kéo dài và tác động tiêu cực đến tư duy <br /> của con người. Một khi tư duy đã bị tha hoá thì rất khó chấp nhận sự thay <br /> đổi. Sự chuyển đổi của xã hội vì thế  mà bị  khủng hoảng, có khi đem lại  <br /> tổn thất to lớn như ta đã chứng kiến.<br /> <br /> Công   cuộc  đổi  mới   còn  chịu  lực   cản  từ   phía   những  người   vốn   được <br /> hưởng lợi từ  cơ  chế  bao cấp (một bộ  phận trong số  họ  có vai trò quan <br /> trọng trong việc hoạch định chính sách). Lấy cớ  bảo vệ  thành quả  của  <br /> Chủ  nghĩa xã hội, những người này ra sức cản trở  công cuộc "đổi mới", <br /> chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, trong khi vẫn  <br /> lợi dụng tình trạng "tranh tối tranh sáng" và thiếu khung pháp lý để vơ vét  <br /> của công không thương tiếc.<br /> <br /> Chọn khâu đột phá là xoá bao cấp về  giá (Nghị  quyết của Hội nghị  4 <br /> Trung  ương Khoá VI, 1981), Việt Nam đã mở  đầu thành công trong công <br /> cuộc chuyển đổi. Tuy nhiên, tự do hoá giá cả đã không thu được kết quả <br /> như  nhau trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Khu vực được hưởng lợi  <br /> nhiều nhất từ  tự  do hoá giá cả  là nông nghiệp (cũng bởi vì nông thôn <br /> được bao cấp ít nhất). áp dụng giá thị  trường trong mua bán nông sản <br /> cùng với cơ chế "khoán 10" áp dụng từ năm 1988 đã thay đổi bộ mặt nông  <br /> thôn Việt Nam, đưa nông dân trở  lại vị  trí người chủ  ruộng đất mà họ <br /> đang cày cấy (Nghị quyết 10 của Bộ chính trị  Đảng Cộng sản Việt Nam  <br /> 4/1988 với nội dung chủ yếu là trao lại tư liệu sản xuất cho hộ nông dân,  <br /> cũng tức là trao quyền tự  chủ  cho họ). Như  vậy, không phải cách mạng <br /> kỹ thuật mà chính là thay đổi cơ chế  (xoá bao cấp, bao biện) đã dẫn đến <br /> cuộc bứt phá ngoạn mục trong nông nghiệp khiến Việt Nam từ chỗ nhập <br /> khẩu trên dưới một triệu tấn gạo/ một năm trở thành nước xuất khẩu gạo <br /> đứng thứ nhì thế giới.<br /> <br /> Sự  thay đổi cơ  chế  đã giải phóng sức sáng tạo của nông dân, họ  không <br /> dừng lại ở tăng sản lượng mà còn thay đổi cách làm ăn, tăng vụ, thay đổi  <br /> cơ  cấu kinh tế. Do tiềm năng nhỏ  bé của nền tiểu nông nên sự  chuyển <br /> đổi cơ  cấu trong nông nghiệp diễn ra chậm chạp trong những năm đầu <br /> “đổi mới” (1990 ­ 2000), nhưng, như "mưa dầm thấm lâu", quá trình này <br /> đã dẫn đến sự  đột phá trong kinh tế mấy năm gần đây. Nếu như chuyển  <br /> đổi cơ  cấu cây trồng, vật nuôi trong những năm trước chủ  yếu là hành <br /> động tự phát của từng hộ nông dân, từng chủ trang trại thì từ 2002 ­ 2003 <br /> quá trình này đã được sự đỡ đầu, bảo trợ của chính quyền.<br /> <br /> Nông dân Hải Dương đã thành công trong việc chuyển từ  trồng lúa sang  <br /> trồng cây ăn quả  (táo, dưa hấu, cam Canh đường), nay chính quyền tỉnh <br /> đang vận động nông dân tham gia dự  án trồng hoa hồng xuất khẩu với  <br /> cam kết: "nếu trồng hoa hồng hiệu quả  thua lúa tỉnh đền nông dân". Uỷ <br /> ban Nhân dân xã Đoàn Thượng, Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương hợp tác <br /> với Công ty Nhân Văn đầu tư cho nông dân có ruộng tham gia dự án trồng <br /> hoa hồng với mức 480.000 đ/sào, hỗ  trợ  50% tiền mua giống và đào tạo <br /> những nông dân chủ chốt của dự án thành các kỹ thuật viên, hưởng lương <br /> kỹ  thuật 320.000 đ/người/tháng trong vòng 4 năm. Sản phẩm của những <br /> diện tích tham gia dự  án được Công ty Nhân Văn bao tiêu (mua hết sản <br /> phẩm). Có một bước tiến vượt bậc về thu nhập trên một ha tại vùng đất <br /> "thuần lúa" xưa kia: từ chỗ chỉ thu được do trồng lúa mỗi năm từ 5 đến 10 <br /> triệu đồng/ ha, nay thu nhập đã tăng lên tới 200 ­ 270 triệu đồng/ ha nếu <br /> trồng dưa hấu và 500 triệu đồng/ ha nếu trồng hoa hồng xuất khẩu. Lần  <br /> đầu tiên nông dân ở  đây đã trồng được hoa hồng xanh, hoa hồng đen. Có <br /> cán bộ  thường đi nước ngoài công tác đã nhận xét: thị  trường hoa của <br /> Việt Nam mấy năm gần đây đã phong phú hơn ở Mỹ và nhiều nước châu <br /> Âu. <br /> <br /> Sự chuyển đổi cơ  cấu trong nông nghiệp đã lan nhanh đến cả  những địa <br /> phương vốn là những vùng có điều kiện tự nhiên và hạ tầng khó khăn như <br /> các tỉnh miền Trung, miền núi. Trong dịp kỷ  niệm 50 năm chiến thắng <br /> lịch sử Điện Biên Phủ, tháng 5/2004 vừa qua, du khách đã rất ngạc nhiên <br /> khi được thưởng thức cá nuôi trên vùng núi cao trước đây đến rau ăn cũng <br /> hiếm. Các "hồ  treo" trên núi tại Điện Biên không những cung cấp cá cho <br /> các nhà hàng, khách sạn trong dịp lễ hội mà còn là những điểm tham quan <br /> thú vị  của du khách. Xã nghèo ven biển Quỳnh Lương, Nghệ  An trước  <br /> kia, nay đã giàu lên nhờ  trồng rau, màu. Thu hoạch từ  rau, màu đạt trên  <br /> 100 triệu đồng/ ha, gấp 20 lần trồng lúa; cả  xã có 17 xe chuyên dùng để <br /> chở  rau đi bán tỉnh xa. Nghề  nuôi tôm trên cát đã góp phần xoá nghèo và <br /> vươn lên giàu có cho nhiều vùng đất chua mặn quanh năm nghèo đói trước  <br /> đây.<br /> <br /> Quá trình chuyển đổi cơ  cấu kinh tế  trong nông nghiệp mất dần tính tự <br /> phát đã kéo theo những biến chuyển về  chất của nền nông nghiệp Việt <br /> Nam. Chỉ trong vòng hơn một năm qua đã có nhiều thương hiệu sản phẩm <br /> nông nghiệp đưa ra thị  trường quốc tế  như: nước mắm Phú Quốc, bưởi <br /> Năm Roi, cà phê Trung Nguyên. Sản phẩm lưu thông trong nước cũng <br /> đang nhanh chóng đi theo xu hướng có thương hiệu đảm bảo cho chất  <br /> lượng ổn định để duy trì thị trường. Tính "dã man" của kinh tế thị trường  <br /> Việt Nam đang nhanh chóng nhường chỗ  cho một nền thương mại văn <br /> minh.<br /> <br /> Mặc dù những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, lĩnh vực <br /> này vẫn đang phải đối đầu với những thách thức lớn. Một trong số những <br /> thách thức đó là trình độ văn hoá, kỹ thuật của người lao động. Nông dân <br /> rất nhanh nhạy tham gia kinh tế thị trường, nhưng do trình độ  văn hoá và <br /> kỹ  thuật thấp nên kết quả  thu được vẫn còn hạn chế, thể  hiện điều mà  <br /> nhiều chuyên gia nhận định rằng chất lượng tăng trưởng của kinh tế còn <br /> thấp. Có thể  minh hoạ  điều này qua thí dụ  về  tỉnh Nghệ  An nêu trên: <br /> trong số  71.526 hộ  sản xuất giỏi của tỉnh này, chỉ  có 14% qua các lớp  <br /> trung cấp, sơ cấp kỹ thuật hoặc quản lý.<br /> <br /> Khu vực được hưởng lợi thứ hai nhờ xoá bao cấp là công thương nghiệp  <br /> ngoài quốc doanh, nay gọi là khu vực dân doanh. Do nhận thức cũ, coi <br /> doanh nghiệp dân doanh là thành phần "phi xã hội chủ nghĩa" nên quá trình <br /> chuyển từ cấm đoán sang không cấm rồi khuyến khích doanh nghiệp dân <br /> doanh diễn ra chậm hơn so với nông nghiệp. Mãi đến năm 2000, cùng với  <br /> thi hành Luật Doanh nghiệp, khu vực dân doanh mới có được khung pháp <br /> lý thuận lợi để  phát triển. Nhiều người đánh giá Luật Doanh nghiệp đã <br /> tạo ra bước đột phá tương tự như "khoán 10" trong nông nghiệp. Chỉ sau 3 <br /> năm thi hành Luật Doanh nghiệp, đã có gần 73000 doanh nghiệp đăng ký <br /> mới với số  vốn xấp xỉ  9,5 tỷ  USD (tương tự khối lượng FDI đạt được <br /> cùng thời gian), tạo việc làm cho gần một nửa số lao động tăng thêm hàng <br /> năm.   Nếu   Luật   Doanh   nghiệp   được   thi   hành   nghiêm   túc   hơn,   doanh  <br /> nghiệp dân doanh được dễ dàng hơn trong vay vốn ngân hàng và thuê mặt <br /> bằng sản xuất thì hiệu quả mà khu vực này đem lại còn lớn hơn.<br /> Mặc dù vẫn duy trì bao cấp trong các lĩnh vực công cộng và phúc lợi xã <br /> hội như y tế, giáo dục, văn hoá, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường  <br /> v.v... nhưng việc thực hiện "xã hội hoá" cũng đã giảm nhiều tình trạng  <br /> xuống cấp của khu vực này. Đặc biệt, chính sách đoàn kết nêu ra tại Đại <br /> Hội lần thứ 9 Đảng cộng sản việt Nam (4/2003) "phát huy sức mạnh đại <br /> đoàn kết toàn dân"... "lấy mục tiêu giữ  vững độc lập, thống nhất, vì dân <br /> giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương  <br /> đồng..." đã làm yên lòng giới kinh doanh tư  nhân và động viên được các <br /> nguồn nội lực. Trong các năm 2001 ­ 2003 đầu tư của khu vực tư nhân đã  <br /> bù lại được sự giảm sút của đầu tư trực tiếp nước ngoài.<br /> <br /> Khu vực được bao cấp lớn nhất trong kinh tế Việt Nam cho đến nay vẫn <br /> là khối các doanh nghiệp nhà nước. Với lý thuyết "ưu tiên phát triển công <br /> nghiệp" (có thời kỳ  còn đề  ra khẩu hiệu "ưu tiên phát triển công nghiệp  <br /> nặng"), Việt Nam  đã dành sự  bao cấp to lớn cho công nghiệp. Các xí <br /> nghiệp quốc doanh sở hữu gần như toàn bộ cơ sở  vật chất, kỹ thuật của  <br /> nền kinh tế, hầu hết cán bộ  kỹ  thuật và công nhân lành nghề. Mặc dù <br /> trình độ quản lý yếu kém, tiền lương thấp, nhưng do được bảo hiểm của <br /> Nhà nước nên khu vực này vẫn có sức hút mạnh hơn so với khu vực tư <br /> nhân mới bắt đầu phát triển từ sau khi có Luật Doanh nghiệp (có hiệu lực <br /> từ  năm 2000). Điều đó giải thích tại sao việc cổ  phần hoá khu vực này <br /> diễn ra chậm chạp ( bên cạnh sự  chống đối của những người muốn dựa  <br /> vào cơ chế bao cấp cũ ). <br /> <br /> Sức mạnh vật chất của kinh tế nhà nước cộng với lợi ích mà nó đem lại  <br /> cho một bộ  phận đông đảo dân cư  khiến cho không thể  nóng vội cải tổ <br /> khu vực này. Ngay cả  những kinh tế  gia ít chuyên sâu về  kinh tế  Việt  <br /> Nam (như  Joseph Stigliz, người được giải Nobel kinh tế) cũng khuyên <br /> Chính phủ  Việt Nam không nên cổ  phần hoá khu vực doanh nghiệp nhà <br /> nước với bất cứ giá nào, mà nên phát triển khu vực tư nhân bên cạnh khu  <br /> vực nhà nước đồng thời với cải tổ  xí nghiệp quốc doanh. Còn những <br /> người am hiểu Việt Nam như  ông Jhozev Hà, nguyên chủ  tịch tập đoàn <br /> Daewoo, Hàn Quốc, thì khuyên Việt Nam không nên vội vã tư  nhân hoá <br /> ngành công nghiệp nặng đã được xây dựng từ  thời bao cấp, vì đó là sức <br /> mạnh kinh tế  của đất nước. Tuy nhiên, chuyển hướng đầu tư  cho công <br /> nghiệp nặng theo hướng phát triển ngành công nghiệp phụ  trợ  như  kiến <br /> nghị  của giáo sư  Trần Văn Thọ  tại HTMH 2002 là giải pháp cấp bách. <br /> Nhân đề cập đến vấn đề  phát triển công nghiệp phụ trợ, từ năm 2003 đã  <br /> có những tín hiệu đáng mừng: các ngành sản xuất ô tô, xe máy, ti vi, máy <br /> vi tính đang chuyển hướng đầu tư  sản xuất phụ  tùng, linh kiện thay thế <br /> để giảm bị động trong sản xuất và hưởng các ưu đãi của Nhà nước.<br /> <br /> Nhiều nền kinh tế chuyển đổi tìm thấy cơ hội xoá cơ  chế  bao cấp thông <br /> qua việc hội nhập vào kinh tế  thế  giới. Những thành tích Việt Nam đạt  <br /> được trong xuất khẩu từ sau khi Hiệp định thương mại ký với Hoa Kỳ có <br /> hiệu lực đã củng cố  quyết tâm gia nhập Tổ  chức Thương mại Thế  giới  <br /> (WTO). Ngoài việc khẩn trương sửa đổi luật pháp cho phù hợp các cam <br /> kết của WTO, điều hành nền kinh tế  cũng đang chuyển theo hướng xoá <br /> dần bao cấp, tạo môi trường bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Ví dụ <br /> sinh động nhất mới đây là chủ  trương giảm thuế  nhập khẩu thép thành <br /> phẩm từ 20% ­ 40% xuống mức 0% trong cơn sốt giá thép thế giới từ đầu  <br /> năm 2004 bất chấp phản  ứng mạnh mẽ  của các doanh nghiệp sản xuất  <br /> thép trong nước. Thời hạn thực hiện cam kết AFTA giảm thuế hải quan  <br /> xuống mức 0% ­ 5% đang đến gần đã khiến doanh nghiệp quan tâm đến <br /> đầu tư  chiều sâu, áp dụng công nghệ  mới và tiếp thị  để  nâng cao sức  <br /> cạnh tranh. Trong cuộc chạy đua này, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tỏ ra <br /> năng động và có được thành công đáng mừng. Tai Hội chợ  quốc tế  Côn  <br /> Minh, Trung Quốc tháng 6 vừa qua, phần lớn trong số  các doanh nghiệp  <br /> ký được hợp đồng xuất khẩu là doanh nghiệp tư nhân.<br /> <br /> Hy vọng mấy điều tôi trình bày cho phép kết luận rằng những gì mà Việt <br /> Nam đã làm được trong hơn một chục năm qua là đáng kể. Tuy nhiên, rõ  <br /> ràng là đất nước có thể  tiến nhanh hơn và  ấn tượng hơn nếu không có <br /> những thiếu sót quan trọng trong một số lĩnh vực<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2