intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý cam sành cho trái nghịch vụ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

443
lượt xem
95
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cam sành là loại trái cây đặc sản của huyện Tam Bình (Vĩnh Long). Cam sành Tam Bình ngon, ngọt thanh, ruột vàng, nhiều nước và thơm. Hiện nay, nhiều nhà vườn đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý cây cho trái nghịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Huyện Tam Bình hiện có trên 3.000ha cam sành, trong đó có 2.000ha đang cho trái. Cam chính vụ thu hoạch vào tháng 9 – 10 âm lịch. Nếu đạt năng suất cao, mỗi công đất (1.000m2) cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý cam sành cho trái nghịch vụ

  1. Xử lý cam sành cho trái nghịch vụ
  2. Cam sành là loại trái cây đặc sản của huyện Tam Bình (Vĩnh Long). Cam sành Tam Bình ngon, ngọt thanh, ruột vàng, nhiều nước và thơm. Hiện nay, nhiều nhà vườn đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý cây cho trái nghịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Huyện Tam Bình hiện có trên 3.000ha cam sành, trong đó có 2.000ha đang cho trái. Cam chính vụ thu hoạch vào tháng 9 – 10 âm lịch. Nếu đạt năng suất cao, mỗi công đất (1.000m2) cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Để nâng cao thu nhập, nhiều nhà vườn đã xử lý để cam sành cho trái nghịch vụ vào tháng 4 – 6 âm lịch, giá bán cao gấp nhiều lần chính vụ. Xin giới thiệu cách làm của ông Lưu Hoàng Minh (Hai Minh) ở ấp Tường Lễ, xã Tường Lộc. Bước 1: Từ tháng 4 (âm lịch), hái bỏ bớt trái cam ra thuận mùa, chừa lại một ít để cây không bị phản ứng sinh lý. Bước 2: Tỉa và cắt cành sâu bệnh. Bón 30 – 50kg vôi bột, 40 kg phân NPK (16 – 16 – 8), 15kg phân urê /1.000m2 để cây ra chồi non đồng loạt. Khi cây bắt đầu ra chồi non, sử dụng thuốc Actara ngừa rầy chổng cánh, phun thuốc Coppyzine, Kasumin, cóc – 85 để phòng bệnh ghẻ lá. Để cây ra hoa đồng loạt, chú ý sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng" (đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng".
  3. Bước 3: Tháng 6 – 7 (âm lịch), có nắng hạn nên xiết nước đến khi có mưa lại. Nếu nắng hạn kéo dài, lá không còn xanh thì đưa nước vào và bón 50 – 100kg lân /1.000m2 để tạo mầm hoa. Sau khi bón phân 15 ngày, thường xuyên theo dõi, nếu thấy chồi già có hiện tượng ướm chồi non ra hoa là đạt yêu cầu. Nếu chồi non nhiều, nên dùng thuốc MKB phun xịt ức chế. Không nên bón bất cứ loại phân nào kể từ khi cây phục hồi đến lúc ra hoa. Bước 4: Khi cây ra chồi non, ra hoa, bón 20kg urê, 20kg NPK/1.000m2. Dùng thuốc Blom 10 – 60 – 10, liều lượng 20 – 25g pha vào bình 8 lít nước để phun xịt xử lý. Khoảng 5 – 6 ngày sau khi phun xịt, chồi non đã nhú đều, tiến hành phun ngừa bệnh ghẻ lá, ghẻ trái. Sử dụng thuốc Kumulux và dầu khoáng ngừa sâu bệnh, tiếp tục theo dõi 7 – 10 ngày, khi thấy chồi non nhú ra đồng loạt thì ngưng phun thuốc. Nếu chồi non ra ít, không đạt số lượng hoa theo mong muốn thì phun lần hai. Bước 5: Khi trái cam bằng hạt đậu xanh, phun thuốc phòng ngừa bệnh da lu, da cám, ghẻ trái; Vibamel, Conid Supracide, dầu khoáng phòng trị nhện đỏ. Sau 20 – 30 ngày đậu trái nên phun thuốc lần ba. Để kéo dài tuổi thọ của cây, khi trái cam to bằng đầu ngón tay nên tỉa bỏ bớt trái. Khi trái được
  4. 120 ngày tuổi nên tỉa bớt trái lần hai. Khi trái được 6 – 7 tháng tuổi, tiến hành tỉa trái lần ba. Biện pháp bón phân cho cây nuôi trái: Lần 1: Khi trái được khoảng 60 ngày tuổi, bón NPK 20 – 20 – 15 với liều lượng 150g/cây. Lần 2: Khi trái được 90 ngày tuổi, bón NPK 16 – 16 – 8, liều lượng 200g/cây. Lần 3: Khi trái được 7 tháng tuổi, bón NPK 20 – 20 – 15, liều lượng 300g/cây. Lần 4: Trước khi thu hoạch 40 – 45 ngày, bón 100g urê cộng với 250g kali /cây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2