intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý khi trẻ nhõng nhẽo

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

83
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước tiên, phụ huynh nên hạn chế tối đa những nguyên nhân có thể làm trẻ khóc. Khi trẻ khóc, cần có thái độ và phương pháp giải quyết hợp lý. Với trẻ mầm non, khi trẻ khóc là do nguyên nhân nào đó. Điển hình trước tiên là khi bé giành đồ chơi từ bạn bè, anh chị em. Lúc này người lớn cần là người giải quyết công bằng. Không nên mắng 1 bên, bênh vực 1 bên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý khi trẻ nhõng nhẽo

  1. Xử lý khi trẻ nhõng nhẽo Trước tiên, phụ huynh nên hạn chế tối đa những nguyên nhân có thể làm trẻ khóc. Khi trẻ khóc, cần có thái độ và phương pháp giải quyết hợp lý. Với trẻ mầm non, khi trẻ khóc là do nguyên nhân nào đó. Điển hình trước tiên là khi bé giành đồ chơi từ bạn bè, anh chị em. Lúc này người lớn cần là người giải quyết công bằng. Không nên mắng 1 bên, bênh vực 1 bên. Vì thực ra không có trẻ nào đúng, sai, chẳng qua tâm lý trẻ là luôn đòi mọi thứ trẻ muốn. Cho nên, người lớn cần phân minh cho trẻ biết khi chơi với nhau thì phải biết đợi tới lượt, không tranh giành đồ chơi. Điển hình thứ hai là trẻ khóc khi đòi một thứ gì đó mà không được đáp ứng. Trong trường hợp này người lớn cần phải tỏ thái độ nghiêm khắc ngay từ đầu, không nên luôn luôn chiều theo ý muốn của trẻ. Hãy truyền thông điệp kiên định để bé hiểu rằng khi nào người lớn cho phép mới được lấy đồ, mua đồ, không được đòi hỏi. Nhiều trẻ bình thường rất ngoan, nhưng đi lớp giai đoạn đầu ít hôm lại thể hiện thường khóc nhè, nhõng nhẽo người lớn hơn. Trường hợp này không nên trách phạt trẻ. Tuy nhiên cũng phải kiên định nghiêm khắc với trẻ. Những ngày đầu tiên đi học, trẻ tiếp xúc với mội trường ngoài gia đình nên còn lạ lẫm chưa quen, trẻ rất nhớ người thân, có cảm giác bị bỏ rơi, ngóng đợi người thân tới đón. Khi đón
  2. con lúc tan lớp, có thể con òa khóc khi vừa thấy bố mẹ, hãy hiểu rằng khi đó bé vô cùng tủi thân. Lúc này hãy an ủi, vỗ về bé và chia sẻ với bé điều mới mẻ và vui vẻ bé đã có ở lớp: có nhiều bạn, các bạn rất ngoan, nhiều bạn không khóc nhè... Lúc này tuyệt đối không mắng trẻ, trẻ sẽ càng tủi thân và khó hòa nhập với môi trường mới. Cũng không cần quá lo lắng khi mỗi lần tới lớp là bé khóc. Qua thời gian bé sẽ quen dần. Một số phụ huynh cho con đi lớp được vài ba tuần đã sốt ruột, mềm lòng vì thấy bé khóc. Bé biết điều đó. Bé biết cách lấn át và làm cha mẹ phải để ý tới bé. Thế nào bé cũng nói: "Con không đi học đâu!"... Lúc này, phụ huynh hãy vừa khuyên bảo, vừa vỗ về, nhưng kiên quyết yêu cầu bé phải đi học, bố mẹ cũng đi làm đều đặn hàng ngày. Từ đó làm bé hiểu rằng không nên dùng việc khóc lóc để khiến người lớn thỏa mãn yêu cầu của bé. Tùy từng lý do bé khóc mà cha mẹ tỏ thái độ và cách xử lý hợp lý. Đôi lúc bé khóc, bố mẹ cần ôm bé vỗ về, bé sẽ cảm thấy mình được chia sẻ, yêu thương. Những cũng có khi phải tỏ ra nghiêm khắc vì nếu ctrẻ hay khóc quá sẽ thành thói quen, người lớn quanh trẻ sẽ mệt mỏi, và khi trưởng thành sẽ trở nên yếu đuối. Đừng loanh quanh mãi với mấy chuyện đàn bà con gái (kiểu như: hôm nay nấu món gì, cái váy này có hợp với mẹ không, chọn loại giấy dán tường màu nào nhỉ?) mà nên mở rộng sang các chủ đề nam tính hơn như: xe cộ, máy móc, bóng đá, trò chơi điện tử, thậm chí là chiến tranh và các cuộc ẩu đả nữa. nếu bạn chẳng mấy am hiểu về các lĩnh vực này thì hãy hỏi con trai rồi lắng nghe và ghi nhớ,
  3. hoặc bạn có thể chủ động tìm thông tin trong sách báo, trên mạng để có thể "đàm đạo" với con.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2