Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
XỬ LÝ NƯỚC THẢI HỮU CƠ NHIỄM MẶN BẰNG HỆ THỐNG<br />
LIÊN TỤC VỚI THIẾT BỊ KỴ KHÍ DẠNG UASB NỐI TIẾP BỞI<br />
THIẾT BỊ NẤM MEN HIẾU KHÍ DẠNG FBR<br />
Lương Thị Kim Giang1, Nguyễn Quốc Tuyên2,<br />
Ngô Văn Thanh Huy2, Trần Minh Chí 2*<br />
Tóm tắt: Sinh khối vi khuẩn kỵ khí và sinh khối nấm men chịu mặn được phân<br />
lập từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến hải sản, được làm giàu, thích<br />
nghi với các độ mặn từ 5 đến 30 g/l NaCl và thử nghiệm khả năng phân hủy hữu cơ<br />
trong các thí nghiệm mẻ [6]. Sau đó, sinh khối này được sử dụng trong hệ thống<br />
thiết bị UASB với tải trọng hữu cơ từ 1.0 - 1.5 kgCOD/l.ngày, nối tiếp với thiết bị<br />
nấm men hiếu khí dạng FBR để xử lý nước thải mô phỏng ở các độ mặn lần lượt 20,<br />
25 và 30 g/L NaCl. Thí nghiệm được thực hiện trong 2 trường hợp: i) thiết bị UASB<br />
có dung dịch đệm NaHCO3 và nước thải sau UASB được điều chỉnh pH tới 3,5<br />
trước khi vào thiết bị nấm men và ii) cả hai thiết bị UASB và nấm men không điều<br />
chỉnh pH. Thời gian thích nghi với độ mặn cao kéo dài từ 20 - 40 ngày. Khi có điều<br />
chỉnh pH, tổng hiệu quả loại COD ở độ mặn 30g/lNaCl, đạt 95%, cao hơn đáng kể<br />
so với trường hợp không điều chỉnh pH (80%). Tuy nhiên, hiệu quả loại COD ở<br />
thiết bị UASB rất khác biệt: 71% so với 19%, còn ở thiết bị nấm men khác biệt thấp<br />
hơn, chỉ khoảng 10%)<br />
Từ khóa: Nhiễm mặn, Vi khuẩn, Kỵ khí, Nấm men, Hiếu khí<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Nước thải hữu cơ có nồng độ muối cao hay nước thải nhiễm mặn phát sinh từ nhiều<br />
nguồn: nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất công nghiệp. Ngoài các đặc trưng COD,<br />
NH4-N …, nồng độ NaCl có thể dao động trong khoảng từ 5g/L đến hơn 30 g/L. Xử lý<br />
nước thải hữu cơ nhiễm mặn bằng phương pháp sinh học truyền thống gặp nhiều khó khăn<br />
vì sự có mặt của NaCl gây ức chế khả năng hoạt động của vi sinh vật (VSV)[1]. Do đó,<br />
việc sử dụng VSV ưa mặn/chịu mặn để xử lý nước thải dạng này là một giải pháp cần<br />
nghiên cứu.<br />
Hệ thống kỵ khí có ưu điểm nổi bật là khả năng xử lý chất ô nhiễm với nồng độ cao và<br />
nhu cầu năng lượng thấp. Kapdan, I. K. và B. Erten đã sử dụng VSV chịu mặn<br />
Halanaerobium lacusrosei với mô hình UAPB để loại bỏ COD có giá trị đầu vào từ 1900 –<br />
3400 mg/L và độ mặn 3%. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xử lý COD đạt 60 – 80%<br />
và tối đa lên đến 94% [2]. Tại Việt Nam, một số chủng VSV kỵ khí chịu mặn đã được<br />
phân loại và xác định [3].<br />
Trong điều kiện hiếu khí, nhiều chủng vi khuẩn thuần như Zooglea ramigera,<br />
Pseudomonas aeruginosa, Bacillus flexus, Exiguobacterium homiense và Staphylococcus<br />
aureus đã được sử dụng và hiệu quả loại COD đạt từ 70 – 85% với giá trị COD đầu vào từ<br />
200 – 2000 mg/L và nồng độ muối 5- 25 g/L [4]. Nấm men đã được phân lập và ở độ mặn<br />
lên đến 32 g/L, COD đầu vào 5.000 mg/l, hiệu quả xử lý COD lên đến hơn 90% bằng<br />
công nghệ màng sinh học MBR [5]. Trong nước, nấm men Candida sp. YH đã được phân<br />
lập, làm giàu và thử nghiệm ở dạng mẻ, cho hiệu quả xử lý COD có thể đạt tới 90 – 96%<br />
với giá trị COD đầu vào 5.000 mg/L [6].<br />
Bài báo này giới thiệu kết quả xử lý nước thải hữu cơ nhiễm mặn bằng mô hình kết hợp<br />
giữa quá trình kỵ khí trong thiết bị dạng UASB nối tiếp bởi thiết bị nấm men dạng FBR<br />
hiếu khí, thông qua hiệu quả loại COD cũng như ảnh hưởng của pH đến quá trình xử lý<br />
nước thải hữu cơ có độ mặn cao (lên đến 30 g/L NaCl). Kết quả nghiên cứu này có thể góp<br />
<br />
<br />
164 L.T.K. Giang, …, “Xử lý nước thải hữu cơ nhiễm mặn… nấm men hiếu khí dạng FBR.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
phần xây dựng cơ sở để ứng dụng xử lý nước thải hữu cơ nhiễm mặn trong điều kiện thực<br />
tế, đáp ứng yêu cầu xử lý lượng nước thải hữu cơ nhiễm mặn xả ra ngày càng cao do dân<br />
số và quân số đồn trú ngày càng tăng, cùng với nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều và<br />
sự khan hiếm nước ngọt trên các đảo hiện nay.<br />
2. VẬT LIỆU, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Nước thải nhân tạo được sử dụng trong thí nghiệm có thành phần gồm: 1.200 mg/l<br />
NH4Cl, 500 mg/l KH2PO4, 400 mg/l MgSO4.7H2O, 50 mg/l CaCl2; 40 mg/l FeCl2; 5 mg/l<br />
NH4Mo4.4H2O; 0,2 mg/l CuSO4 và 10 mg/l CoCl2 và nồng độ muối NaCl thay đổi từ 20 –<br />
30 g/l. Glucose được sử dụng như nguồn cacbon và có giá trị 1.500 mg/l [6].<br />
Sinh khối chứa vi khuẩn kỵ khí Desulfovibrio sp. BH sử dụng trong mô hình UASB,<br />
nấm men Candida sp. YH sử dụng trong mô hình FBR được phân lập trong mô hình thí<br />
nghiệm mẻ quy mô phòng thí nghiệm tại Viện Nhiệt đới Môi trường.[6]<br />
pH được đo bằng máy đo pH cầm tay Hach Sension pH1, USA. COD được phân tích<br />
bằng phương pháp so màu hồi lưu kín 5220D – Standard Method [7] trên thiết bị Hach<br />
Model DR/2010, USA. HgSO4 được thêm vào mẫu để loại bỏ sự ảnh hưởng của Cl- đến<br />
phép đo [8]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình thí nghiệm liên tục vi khuẩn kỵ khí hết hợp nấm men.<br />
Mô hình thí nghiệm như Hình 1 gồm một thiết bị kỵ khí UASB có thể tích làm việc 5L<br />
được kết nối với thiết bị hiếu khí FBR hai ngăn với dung tích làm việc mỗi ngăn là 5L.<br />
Nước thải và dinh dưỡng được bơm liên tục vào bể UASB chứa sinh khối kỵ khí và từ đó<br />
chảy tràn qua ngăn thứ nhất của bể FBR sử dụng giá thể bằng vật liệu polyarcrylic dạng<br />
sợi, được sục khí liên tục. Sinh khối ở các thiết bị khi bắt đầu thí nghiệm là MLSS<br />
1000mg/l. Tiếp theo, nước thải đi qua ngăn lắng. Tiến hành lấy mẫu nước thải đầu ra và<br />
phân tích định kỳ 3 lần/tuần tại bể UASB và sau ngăn lắng FBR để theo dõi hiệu quả xử lý<br />
của mô hình.<br />
Bảng 1. Thông số vận hành mô hình thí nghiệm.<br />
Bể UASB sử dụng Bể UASB không sử<br />
Thông số vận hành Bể FBR<br />
dung dịch đệm dụng dung dịch đệm<br />
pHvào 7,0 – 8,0 7,0 – 8,0 -<br />
NaCl (g/L) 20 – 25 – 30 20 – 25 – 30 20 – 25 – 30<br />
COD inf (mg/L) 1.500 1.000 -<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 165<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
HRT (h) 27 – 30 27 – 30 27 – 30<br />
0<br />
Nhiệt độ ( C) 25 – 32 25 – 32 25 – 32<br />
Chế độ vận hành Liên tục Liên tục Liên tục<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Hiệu quả loại COD của sinh khối kỵ khí trong thiết bị UASB<br />
Vì kết quả thí nghiệm mẻ cho thấy sinh khối kỵ khí thích nghi nhanh chóng tại các độ<br />
mặn muối thấp, thí nghiệm liên tục sẽ chỉ khảo sát từ độ mặn 20 g/L trở lên.<br />
3.1.1. Trường hợp có sử dụng dung dịch đệm NaHCO3<br />
Thiết bị UASB hoạt động với độ mặn 20, 25 và 30g/L trong vòng 120 ngày liên tục<br />
với pH 7,0 – 8,0 với NaHCO3 là dung dịch đệm. Giá trị pH đầu ra trung bình đạt từ 6,28 –<br />
6,75.<br />
Bảng 2. Hiệu quả loại COD của thiết bị UASB sử dụng dung dịch đệm.<br />
Ngày thứ 1 – 30 31 – 60 61 – 80 81 – 120<br />
Độ muối (g/L) 20 20 25 30<br />
pH ra 6,75 6,52 6,28 6,66<br />
COD vào (mg/L) 1493 1462 1509 1494<br />
COD ra (mg/L) 779 692 588 430<br />
Hiệu suất (%) 47,8 52,7 61,0 71,3<br />
<br />
Với nồng độ muối 20 g/L, trong 30 ngày đầu tiên, hiệu quả loại COD đạt trung bình<br />
47,8%. và tăng lên 52,7% trong 30 ngày tiếp theo. Độ mặn tăng lên 25 g/L trong 20 ngày<br />
tiếp theo với hiệu quả loại COD đạt 61% và ở độ mặn 30 g/L trong suốt 40 ngày cho đến<br />
khi kết thúc thí nghiệm, hiệu quả loại COD đạt 71,3%.<br />
3.1.2. Trường hợp không sử dụng dung dịch đệm NaHCO3<br />
Thiết bị UASB hoạt động với các độ mặn 20, 25 và 20g/L trong vòng 120 ngày liên<br />
tục với pH không điều chỉnh, ổn định trong khoảng 4,40 – 4,94. Trong 60 ngày đầu tiên<br />
với nồng độ muối 20 g/L, hiệu quả loại COD đạt trung bình 31,6% trong 30 ngày đầu và<br />
giảm xuống 13,26% trong 30 ngày tiếp theo. Trong suốt 60 ngày tiếp theo, khi nồng độ<br />
muối tăng lên 25 g/L, hiệu quả loại COD đạt 18,66% và không thay đổi đáng kể với chỉ<br />
19,02% khi độ độ mặn đạt 30 g/L,. Như vậy, hiệu quả loại COD của thiết bị khi không có<br />
dung dịch đệm giảm đáng kể do quá trình axit hóa chiếm ưu thế, ức chế khả năng sinh<br />
trưởng và phát triển của vi khuẩn.<br />
Bảng 3. Hiệu quả loại COD của vi khuẩn kỵ khi không sử dụng dung dịch đệm.<br />
Ngày thứ 1 – 30 31 – 60 61 – 80 81 – 120<br />
Độ muối (g/L) 20 20 25 30<br />
pH ra 4,40 4,49 4,65 4,94<br />
COD vào 999 1007 1091 1017<br />
(mg/L)<br />
COD ra (mg/L) 680 872 889 827<br />
<br />
<br />
166 L.T.K. Giang, …, “Xử lý nước thải hữu cơ nhiễm mặn… nấm men hiếu khí dạng FBR.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Hiệu suất (%) 31,6 13,26 18,66 19,02<br />
3.2. Hiệu quả xử lý COD của thiết bị nấm men FBR hiếu khí<br />
3.2.1. Trường hợp có sử dụng dung dịch đệm NaHCO3<br />
Nước đầu ra tại cột UASB có sử dụng dung dịch đệm được chảy qua thiết bị FBR chứa<br />
nấm men và vận hành liên tục trong 120 ngày. Tại đây với nồng độ muối 20 g/L, hiệu quả<br />
loại COD bắt đầu tăng dần, khá ổn định đạt giá trị trung bình khoảng 68%.. Tiếp tục tăng<br />
nồng độ muối lên đến 25 g/L, hiệu quả loại COD vẫn ổn định ở mức 70% trước khi tăng<br />
nồng muối lên 30 g/L. Tại nồng độ muối này, hiệu quả loại COD tăng dần và đạt trung<br />
bình khoảng 77%.<br />
Bảng 4. Hiệu quả loại COD của thiết bị nấm men FBR khi có sử dụng dung dịch đệm.<br />
Ngày thứ 1 – 30 31 – 60 61 – 80 81 – 100 101 – 120<br />
Độ muối (g/L) 20 20 25 30 30<br />
pH vào 6,75 6,52 6,30 6,6 6,7<br />
pH ra 6,12 5,89 5,17 5,3 5,8<br />
COD vào 779 692 588 469 381<br />
(mg/L)<br />
COD ra (mg/L) 241 225 174 127 85<br />
Hiệu suất (%) 68,9 66,7 70,3 72,1 77,5<br />
<br />
3.2.2. Trường hợp không sử dụng dung dịch đệm NaHCO3<br />
Tại bể FBR với nồng độ muối 20 g/L, hiệu quả loại COD bắt đầu tăng dần, khá ổn định<br />
đạt giá trị trung bình khoảng 70 %. Tiếp tục tăng nồng độ muối lên đến 25 g/L, hiệu quả<br />
loại COD trong giai đoạn này vẫn giữ ổn định và giảm nhẹ hiệu quả loại COD, trung bình<br />
đạt ổn định ở mức 71,9% trước khi tăng nồng muối lên 30 g/L. Tại nồng độ muối này,<br />
hiệu quả loại COD tăng dần và đạt trung bình khoảng 72,9% theo như Bảng 5 dưới đây:<br />
Bảng 5. Hiệu quả loại COD của thiết bị nấm men FBR khi không sử dụng dung dịch đệm.<br />
Ngày thứ 1 – 30 31 – 60 61 – 80 81 – 100 101 – 120<br />
Độ muối (g/L) 20 20 25 30 30<br />
pH vào 4,40 4,49 4,65 4,81 5,09<br />
pH ra 6,04 4,50 3,38 3,44 4,35<br />
COD vào 680 872 889 917 718<br />
(mg/L)<br />
COD ra (mg/L) 195 293 250 246 194<br />
Hiệu suất (%) 71,2 66,7 71,9 73,2 72,9<br />
3.3. Đánh giá hiệu quả loại COD của toàn quá trình xử lý kết hợp<br />
Trong trường hợp không sử dụng dung dịch đệm, tại nồng độ muối 20 g/L, hiệu quả<br />
loại COD đạt trên 80% trong 20 ngày đầu tiên và giảm dần xuống 70%. Tuy nhiên khi<br />
tăng nồng độ muối lên 25 g/L, hiệu quả loại COD tăng và ổn định khoảng 80% cho đến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 167<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
khi kết thúc thí nghiệm với nồng độ muối 30 g/L, do sinh khối kỵ khí đã thích nghi tốt với<br />
độ mặn cao.<br />
Hiệu suất,%<br />
100 NaCl, g/L 40<br />
90 35<br />
80<br />
30<br />
70<br />
60 25<br />
<br />
50 20<br />
40 15<br />
30<br />
10<br />
20 Không dung dịch đệm Có dung dịch đệm<br />
10 5<br />
Độ muối<br />
0 Ngà 0<br />
0 20 40 60 80 100 y 120<br />
<br />
Hình 3. Hiệu quả loại COD của toàn quá trình xử lý kết hợp<br />
giữa vi khuẩn kỵ khí và nấm men.<br />
Khi sử dụng dung dịch đệm để ổn định pH, hiệu quả loại COD cao hơn rõ rệt. Trong<br />
60 ngày đầu với nồng độ muối 20 g/L, hiệu quả loại COD đạt trung bình trên 80%, tăng<br />
lên khoảng 90% mặc dù nồng độ muối tăng lên 25 g/L trong 20 ngày tiếp theo và tiếp<br />
tục tăng khi nồng độ muối tăng lên 30 g/L , ổn định tại khoảng 95% cho đến khi kết thúc<br />
thí nghiệm.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu cho mô hình kết hợp giữa quá trình kỵ khí trong thiết bị dạng<br />
UASB và quá trình hiếu khí sử dụng nấm men trong thiết bị dạng FBR có hiệu quả loại<br />
COD trung bình toàn hệ đạt 95% và đạt khoảng 80%, với độ mặn cao lên đến 30 g/L,<br />
tương ứng với trường hợp có sử dụng dung dịch đệm và không sử dụng dung dịch đệm.<br />
Sự khác biệt về hiệu quả xử lý COD trong hai trường hợp chủ yếu xảy ra ở thiết bị<br />
UASB, với hiệu quả loại COD trung bình tại độ mặn 30 g/L lần lượt là 71,3% trong trường<br />
hợp có sử dụng dung dịch đệm so với 19% khi không có sự điều chỉnh pH. Ở thiết bị nấm<br />
men khác biệt không lớn, chỉ 77,5% và 72,9%, tại độ mặn cao nhất là 30g/L.<br />
<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn Viện Khoa học Công nghệ quân sự đã cung cấp<br />
kinh phí cho đề tài Công nghệ nền “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý nước<br />
thải hữu cơ nhiễm mặn”, thực hiện từ 01/2014 đến 01/2016.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Sivaprakasam, S., S. Mahadevan, S. Sekar and S. Rajakumar (2008). "Biological<br />
treatment of tannery wastewater by using salt-tolerant bacterial strains." Microbial<br />
Cell Factories7(1): 1-7.<br />
[2]. Kapdan, I. K.; Erten, B., “Anaerobic treatment of saline wastewater by<br />
Halanaerobium lacusrosei”. Process Biochemistry 2007,42 (3), 449-453.<br />
[3]. Nguyễn Thị Tâm Thư, Nguyễn Thị Nhung, Bùi Thu Hà. “Nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
các yếu tố ngoại cảnh đến hoạt tính proteinnaza của chủng vi sinh vật chịu mặn P3”.<br />
Tạp chí Nghiên cứu KHCN Quân sự, số 6, 04 – 2010, t. 76 – 82 (b)<br />
<br />
<br />
<br />
168 L.T.K. Giang, …, “Xử lý nước thải hữu cơ nhiễm mặn… nấm men hiếu khí dạng FBR.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[4]. Mancini, G., S. Cappello, M. M. Yakimov, A. Polizzi and M. Torregrossa (2012).<br />
"Biological approaches to the treatment of saline oily waste (waters) originated from<br />
marine transportation." Chemical Engineering Transaction 27..<br />
[5]. Dan N.P. 2001. “Biological treatment of high salinity wastewater using yeast and<br />
bacterial systems”. PhD thesis, AIT, Bangkok, Thailand<br />
[6]. Lương Thị Kim Giang, Ngô Văn Thanh Huy, Trần Minh Chí (2015). “Xử lý nước thải<br />
hữu cơ nhiễm mặn bằng nấm men trong các thí nghiệm mẻ”. Tạp chí Nghiên cứu<br />
KHCN Quân sự (ISSN 1859:1043), 12 -2015, tr.130 – 135.<br />
[7]. Clesceri, L. S.; Greenberg, A. E.; Eaton, A. D., “Standard Methods for the<br />
Examination of Water and Wastewater”, 20th Edition. APHA American Public<br />
Health Association: 1998.<br />
[8]. I. Vyrides, D.C. Stuckey (2009). “A modified method for the determination of<br />
chemical oxygen demand (COD) for samples with high salinity and low organics.”<br />
Bioresource Technology, Vol 100 (2): 979-982.<br />
ABSTRACT<br />
SALINE WASTEWATER TREATMENT USING CONTINUOUS EXPERIMENT IN<br />
COMBINED UASB AND YEAS T REACTOR OF FBR TYPE<br />
Halotolerant anaerobes and yeast separated from sludge of the WWTP of a<br />
seafood processing factory and then enriched and adapted to salinities increased<br />
from 5 to 30 g/l NaCl and tested for degradability of organic compounds in batch<br />
experiments (7) were inoculated into a system of UASB at OLR 1.0 – 1.5<br />
kgCOD/l.day, HRT 24h,followed by an yeast reactor type aerobic FBR, HRT 24h to<br />
treat synthetic wastewaterin two cases i) UASB was buffered with NaHCO3 solution<br />
and the effluent pH was decreased to 3.5 before entering the FBR and ii) both<br />
UASB and FBR were not adjusted in pH during the entire experiment. Adaptation to<br />
higher salinities took 20 – 40 days and when pH was adjusted, the total COD<br />
removal efficiency at 30g/l NaCl reached 95%, much higher compared to that<br />
(80%) when pH was not regulated. However the difference in COD removal<br />
occurred rather immensely in the UASB: 71% compared to 19%, while that of the<br />
FBR it was much only around 10%<br />
Keywords: Salinity, Halotolerant bacteria, Yeast, Organic loading rate, UASB, FBR<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 13 tháng 01 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 22 tháng 02 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 4 năm 2016<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Khoa Môi trường, ĐH Khoa học tự nhiên HCM;<br />
2<br />
Viện Nhiệt đới môi trường, Viện KHCNQS;<br />
*<br />
Email: tranminhchi57@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 169<br />