Science & Technology Development, Vol 19, No.T5-2016<br />
<br />
Xử lý nước thải xi mạ bằng phương pháp<br />
keo tụ điện hóa sử dụng bể sục khí với điện<br />
cực hình trụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tô Thị Hiền<br />
Lê Minh Hoàng<br />
Nguyễn Thị Phương Thảo<br />
Nguyễn Lý Sỹ Phú<br />
Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM<br />
(Bài nhận ngày 04 tháng 01 năm 2016, nhận đăng ngày 02 tháng 12 năm 2016)<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này nhằm mục đích xử lý kim<br />
loại nặng có trong nước thải xi mạ bằng phương<br />
pháp keo tụ điện hóa. Nước thải xi mạ chưa qua<br />
xử lý được lấy từ nhà máy xi mạ với nồng độ cao<br />
các kim loại Cr, Ni, Cu, Zn (riêng với Cr, nồng<br />
độ tổng của Cr(III) và Cr(VI) lên đến 350 ppm).<br />
Mô hình bể thí nghiệm có thể tích 2 L. Điện cực<br />
sắt hình trụ được sử dụng trong thí nghiệm, quá<br />
trình vận hành được sục khí oxygen nguyên chất<br />
99 % nhằm tăng hiệu quả xử lý. Kết quả cho thấy<br />
rằng pH, mật độ dòng điện, và thời gian xử lý<br />
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý của phương<br />
pháp keo tụ điện hóa. Hiệu suất xử lý đạt hơn<br />
99,9 % đối với tất cả các kim loại nặng trong<br />
<br />
nước thải khi vận hành mô hình với mật độ dòng<br />
điện 9,4 mA/cm2, thời gian 30 phút tại pH nước<br />
thải 5. Kết quả tối ưu bằng RSM gần như tương<br />
đương với kết quả tối ưu bằng thực nghiệm với<br />
mật độ dòng điện 8,79 mA/cm2, thời gian xử lý<br />
30,01 phút và pH 4,95. Ngoài ra, phương pháp<br />
này có khả năng xử lý tốt kim loại nặng ở nhiều<br />
khoảng nồng độ. Điện cực trong quá trình sử<br />
dụng bị ăn mòn không đáng kể qua khảo sát quét<br />
thế tuần hoàn. Với hiệu quả xử lý cao, cách vận<br />
hành đơn giản, không cần tiêu tốn hóa chất,<br />
lượng điện tiêu thụ chỉ 10 kWh/m3, đây là phương<br />
pháp triển vọng có thể áp dụng trong việc xử lý<br />
nước thải xi mạ trong thực tế.<br />
<br />
Từ khóa: keo tụ điện hóa, điện cực sắt, bể sục khí, nước thải xi mạ, kim loại nặng<br />
MỞ ĐẦU<br />
Kim loại nặng phát sinh từ nhiều ngành công<br />
nghiệp khác nhau như hóa chất, pin và ắc quy,<br />
khai khoáng, gia công và chế biến kim loại…<br />
Trong đó, công nghiệp xi mạ là một ngành điển<br />
hình trong xả thải kim loại nặng [1]. Nhiều<br />
phương pháp lý, hóa và sinh học bao gồm hấp<br />
phụ, kết tủa, trao đổi ion, thẩm thấu ngược, lọc<br />
màng được sử dụng để xử lý kim loại nặng nhưng<br />
vẫn còn một số tồn tại như hiệu quả chưa cao<br />
hoặc tiêu tốn nhiều hóa chất [2].<br />
Kết tủa kim loại nặng dưới dạng hydroxide là<br />
phương pháp hiệu quả nhất trong loại bỏ kim loại<br />
<br />
Trang 246<br />
<br />
nặng khỏi dòng thải. Phương pháp này hiện tại<br />
được áp dụng phổ biến bằng cách cho hóa chất<br />
keo tụ như phèn nhôm hoặc phèn sắt vào, sau đó<br />
điều chỉnh pH của nước thải để loại bỏ các chất ô<br />
nhiễm dưới dạng các bông cặn keo tụ. Tuy<br />
phương pháp này hiệu quả, nhưng giá thành cao<br />
do sử dụng hóa chất, bên cạnh đó, việc thêm hóa<br />
chất vào nước thải có thể tạo ra các sản phẩm<br />
phụ, trở thành chất ô nhiễm thứ cấp [3].<br />
Phương pháp keo tụ điện hóa là kĩ thuật hiệu<br />
quả để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải<br />
công nghiệp. Quá trình vận hành tương đối đơn<br />
<br />
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T5- 2016<br />
giản, năng lượng tiêu thụ hợp lý, lượng bùn hình<br />
thành thấp, không tạo ra các sản phẩm phụ trong<br />
quá trình xử lý; từ đó cho thấy keo tụ điện hóa là<br />
một kĩ thuật tiềm năng để thay thế các phương<br />
pháp hiện tại, với khả năng áp dụng thực tế cao.<br />
Xuất phát từ thực tiễn đó, nghiên cứu này thực<br />
hiện việc xử lý một số kim loại nặng trong nước<br />
thải xi mạ bằng phương pháp keo tụ điện hoá<br />
nhằm mở ra hướng đi khác trong xử lý nước thải<br />
xi mạ với chi phí thấp, hiệu quả cao. Có thể đáp<br />
ứng được nhu cầu xử lý nước thải của doanh<br />
nghiệp nhưng vẫn đảm bảo việc bảo vệ môi<br />
trường [4].<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Mô hình thí nghiệm<br />
Thí nghiệm được tiến hành trên mô hình keo<br />
tụ điện hóa tự tạo gồm:<br />
Một bể hình trụ bằng thuỷ tinh (I) có thể tích<br />
2 L. Hai điện cực sắt hình trụ rỗng có đường kính<br />
7,5 cm và 6 cm, chiều cao 10 cm, mỗi điện cực<br />
dày 3 mm được đặt vào trong bể, cách đáy bể 2<br />
cm. Dưới đáy bể trang bị thanh phân phối khí, có<br />
<br />
nhiệm vụ phân bố oxygen đều khắp bể, đồng thời<br />
khuấy trộn nước trong quá trình xử lý. Trước mỗi<br />
thí nghiệm, các điện cực được ngâm trong HNO3<br />
15 % trong 10 s, sau đó rửa lại bằng nước cất để<br />
làm sạch lớp oxide sắt bám bên ngoài điện cực<br />
trước khi đưa vào bể. Thể tích nước đưa vào bể là<br />
1,3 L, và được điều chỉnh pH bằng HNO3 5 N và<br />
NaOH 5N [4].<br />
Bình chứa oxygen 99 % (II) cung cấp<br />
oxygen cho mỗi thí nghiệm với lưu lượng 4<br />
L/phút. Khí oxy này dùng để oxygen hóa Fe2+<br />
sinh ra từ điện cực thành các kết tủa hydroxide.<br />
Nguồn điện đi qua một Inverter chuyển điện<br />
một chiều (III), sử dụng thiết bị đo điện thế của<br />
Saip Group có hiệu điện thế 0–15 V, mật độ dòng<br />
từ 0–6 A, điều chỉnh điện áp bằng núm vặn tăng<br />
đồng thời cường độ dòng và điện thế. Nguồn điện<br />
một chiều nối với hai điện cực trong bể phản ứng.<br />
Nước thải sau khi xử lý được chuyển sang<br />
ống Imhoff bằng thuỷ tinh (IV), lắng trong 2<br />
tiếng, nước sau lắng được lọc qua giấy lọc 0,45<br />
µm.<br />
<br />
Hình 1. Mô hình thí nghiệm gồm 4 bộ phận chính: bể phản ứng, bình oxy, nguồn cấp điện và ống Imhoff<br />
<br />
Trang 247<br />
<br />
Science & Technology Development, Vol 19, No.T5-2016<br />
Khi cho dòng điện chạy qua hai điện cực<br />
trong bể phản ứng, quá trình điện phân sẽ diễn ra<br />
trên hai điện cực. Các phản ứng diễn ra trên hai<br />
điện cực như sau [5]:<br />
<br />
phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM – Response<br />
Surface Methodology) để kiểm tra sự tối ưu hóa<br />
mô hình. Khảo sát các phản ứng xảy ra và sự ăn<br />
mòn điện cực bằng quét thế CV và Tafel.<br />
<br />
Anode : Fe → Fe2+ + 2e– (1)<br />
<br />
Các kim loại nặng Cr, Cu, Ni, Zn, Fe được<br />
phân tích bằng phương pháp Khối phổ plasma<br />
cảm ứng (ICP – MS). pH nước thải được đo bằng<br />
máy Schott - LAB 850, độ dẫn được đo bằng máy<br />
Schott - Handylab Multi 12. Tất cả thí nghiệm<br />
được tiến hành ở nhiệt độ phòng.<br />
<br />
2+<br />
<br />
–<br />
<br />
Fe + 2OH → Fe(OH)2 (2)<br />
Cathode : 2H2O + 2 e–→ H2↑ + 2OH– (3)<br />
Phản ứng tổng thể:<br />
Fe + 2H2O → Fe(OH)2 + H2↑ (4)<br />
Trong điều kiện acid và có sục khí oxygen, các<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
phản ứng diễn ra bao gồm:<br />
Anode : 4Fe → 4Fe<br />
<br />
2+<br />
<br />
–<br />
<br />
+ 8e (5)<br />
<br />
2+<br />
<br />
+<br />
<br />
4Fe + 10H2O + O2 → 4Fe(OH)3 + 8H (6)<br />
Cathode : 8H+ + 8e–→ 4H2 ↑ (7)<br />
Phản ứng tổng thể:<br />
4Fe +10H2O + O2 → 4Fe(OH)3 + 4H2 ↑ (8)<br />
Trong quá trình hình thành các hydroxide sắt<br />
sinh ra từ điện cực, các kim loại trong nước thải<br />
sẽ đồng kết tủa với các hydroxide sắt này, và<br />
được loại bỏ khỏi nước thải.<br />
Nước thải<br />
Nước thải được lấy từ nhà máy xi mạ tại khu<br />
công nghiệp thuộc tỉnh Long An. Tính chất vật lý<br />
và hóa học của nước thải được liệt kê trong Bảng<br />
1.<br />
Bảng 1. Tính chất vật lý và hóa học của nước<br />
thải xi mạ đầu vào<br />
Chỉ tiêu<br />
pH<br />
Cr<br />
Cu<br />
Ni<br />
Zn<br />
Độ dẫn<br />
<br />
Đơn vị<br />
mg/L<br />
mg/L<br />
mg/L<br />
mg/L<br />
mS/cm<br />
<br />
Giá trị<br />
2,36<br />
350 ± 3<br />
40 ± 1<br />
105 ± 2<br />
5 ± 0,2<br />
5,29<br />
<br />
Phương pháp thực nghiệm<br />
Các thí nghiệm được thực hiện để khảo sát<br />
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước<br />
thải: pH, mật độ dòng điện, thời gian xử lý để tối<br />
ưu hóa mô hình. Sau đó tiến hành khảo sát nồng<br />
độ nước thải xi mạ ở điều kiện tối ưu và sử dụng<br />
<br />
Trang 248<br />
<br />
Quá trình keo tụ điện hóa bị ảnh hưởng bởi<br />
một số điều kiện như pH nước thải, độ dẫn điện<br />
của nước thải, mật độ dòng điện và thời gian điện<br />
phân. Do vậy, để tăng hiệu quả xử lý, các yếu tố<br />
ảnh hưởng này được chọn để khảo sát.<br />
Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý kim<br />
loại trong nước thải<br />
pH ảnh hưởng lên độ dẫn của nước thải, sự<br />
hòa tan của Fe tại điện cực, sự hình thành của các<br />
hydroxide. Trong thí nghiệm khảo sát pH tối ưu,<br />
nước thải xử lý có tính chất như trong Bảng 1,<br />
mật độ dòng điện được giữ tại 14,1 mA/cm2, thời<br />
gian gian xử lý là 60 phút, khoảng cách điện cực<br />
là 1,2 cm, giá trị pH khảo sát từ 2 đến 10.<br />
Hiệu quả xử lý các kim loại thể hiện tại Hình<br />
2, trong đó, nồng độ các kim loại nickel, đồng và<br />
kẽm (Hình 2 (B), (C), (D)) có chung xu hướng là<br />
tại pH càng cao thì nồng độ xử lý càng tốt. Giải<br />
thích điều này là do ở pH thấp, sắt sinh ra tại<br />
anode tồn tại ở dạng hoà tan (Fe2+) trong môi<br />
trường acid, và chúng chỉ có thể bắt đầu kết tủa<br />
khi pH của nước thải chuyển dần lên trạng thái<br />
trung tính hoặc kiềm. Khi pH nước thải tăng, lúc<br />
này sẽ diễn ra quá trình cộng kết hấp phụ các kim<br />
loại nặng vào các bông cặn: sự hấp phụ các kim<br />
loại nặng vào các bông cặn chủ yếu do sự trao<br />
đổi các ligand. Sự trao đổi các ligand (L) trong<br />
quá trình hấp phụ được mô tả theo phương trình<br />
dưới đây:<br />
LH + (OH)OFe → LOFe + H2O (9)<br />
<br />
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T5- 2016<br />
<br />
Hình 2. Đồ thị biểu diễn nồng độ còn lại các kim loại Cr (A), Ni (B), Cu (C), Zn (D) và nồng độ Fe dư (E) sau xử lý<br />
khi pH thay đổi từ 2–10<br />
<br />
Ngoài ra, tại pH cao, trong môi trường kiềm,<br />
các cation kim loại Ni2+, Cu2+ và Zn2+ còn có thể<br />
được xử lý bởi cơ chế thứ hai là các kim loại này<br />
sẽ kết hợp với OH- trong nước thải tạo ra các<br />
hydroxide kim loại kết tủa, và bị loại bỏ khỏi<br />
nước thải [7].<br />
Trong các kim loại được xử lý bằng quá trình<br />
keo tụ điện hóa thì với Cr, hiệu quả xử lý tương<br />
đối ở pH cao và tốt ở pH thấp (từ 3, 4 – Hình<br />
2A). Khi ở pH cao, dạng crom chủ yếu được loại<br />
bỏ khỏi dung dịch là Cr(III) do kết tủa tạo thành<br />
Cr(OH)3, tuy nhiên dạng Cr(VI) vẫn tồn tại trong<br />
dung dịch [8]. Ở pH thấp, hiệu quả xử lý tốt là do<br />
cả Cr(VI) và Cr(III) đều được xử lý. Việc loại bỏ<br />
Cr(VI) bằng keo tụ điện hóa gồm 2 giai đoạn:<br />
Đầu tiên là quá trình khử Cr(VI) thành<br />
Cr(III) ở cathode do quá trình điện phân tại điện<br />
cực sắt trong nước thải hoặc bằng ion Fe2+ tan ra<br />
từ quá trình oxy hóa điện cực sắt anode; tiếp theo<br />
là quá trình đồng kết tủa của hydroxides Fe(III)<br />
và Cr(III).<br />
<br />
Nếu xét đến cơ chế khử Cr(VI) thành Cr(III)<br />
do quá trình điện phân tại cathode trong nước thải<br />
thì lúc này, các phản ứng diễn ra tại cathode như<br />
sau:<br />
Trong môi trường acid:<br />
HCrO4− + 3e− + 7H+ → Cr3+ + 4H2O (10)<br />
Trong môi trường kiềm:<br />
CrO42− + 3e− + 4H2O → Cr3+ + 8OH− (11)<br />
Sau khi Cr3+ được tạo ra, nó sẽ kết hợp với<br />
ion OH- có sẵn trong nước thải, hoặc các ion OHsinh ra từ chính quá trình điện phân tại cathode<br />
để tạo ra hydroxide kim loại:<br />
Cr3+ + 3OH− → Cr(OH)3 (12)<br />
Khi pH trong khoảng 1–6,5, và nồng độ Cr<br />
nhỏ hơn 520 mg/L, Cr tồn tại dưới dạng HCrO4−.<br />
Nếu xét quá trình khử Cr(VI) thành Cr(III) bằng<br />
ion Fe2+ sinh ra từ điện cực sắt anode, thì tại pH<br />
thấp, quá trình này chiếm ưu thế:<br />
HCrO4−+3Fe2+ + 7H+ → Cr3+ + 3Fe3+ + 4H2O (13)<br />
<br />
Trang 249<br />
<br />
Science & Technology Development, Vol 19, No.T5-2016<br />
Tại pH bằng 3, sau xử lý, pH nước thải tăng<br />
lên 5,4 (Bảng 2). Theo các tài liệu, Cr(III) sẽ ở<br />
trong trạng thái không tan khi pH nằm trong<br />
khoảng 5,8–11. Vậy sở dĩ, khả năng xử lý Cr vẫn<br />
cao tại pH bằng 3 (Hình 2A) là vì Cr(III) đã kết<br />
tủa ngay trên khu vực gần cathode (nơi có pH cao<br />
hơn so với các điểm khác trong nước thải) thể<br />
hiện qua dấu hiệu kết tủa trắng xuất hiện xung<br />
quanh cathode.<br />
Tại pH bằng 4, cơ chế chuyển Cr(VI) thành<br />
Cr(III) tương tự như pH bằng 3, tuy nhiên, do pH<br />
nước thải sau xử lý tăng từ 4 lên 6,2 (Bảng 2).<br />
Nên Cr(III) không chỉ kết tủa ở khu vực gần<br />
cathode, mà Cr(III) còn kết tủa cả ở các khu vực<br />
khác trong dung dịch, do pH nước thải lúc này ở<br />
trong giới hạn kết tủa của Cr(III) (5,8 < 6,2 < 11)<br />
[5].<br />
Ban đầu thí nghiệm, tại pH = 4, kết tủa trắng<br />
của Cr(OH)3 được quan sát thấy ở gần cathode,<br />
thêm vào đó là sự hình thành Fe(OH)3 có màu<br />
nâu đỏ xuất hiện trong quá trình xử lý. Vậy, sở dĩ<br />
tại pH bằng 4, quá trình xử lý là tốt nhất vì<br />
<br />
Cr(VI) dễ dàng bị oxy hóa về dạng Cr(III) tại môi<br />
trường acid trong dung dịch. Tiếp theo, khi pH<br />
nước thải bắt đầu tăng lên, dạng Cr(III) này kết<br />
tủa và được xử lý loại bỏ khỏi nước thải [5].<br />
Lượng sắt dư sau quá trình điện phân được<br />
mô tả tại Hình 2E. Nồng độ sắt sau điện phân cao<br />
tại pH 2 và 8. Ở pH 2, sắt tồn tại dưới dạng các<br />
ion tan, và không thể kết tủa. Tại pH bằng 8,<br />
lượng sắt tan trong dung dịch tăng lên do pH sau<br />
điện phân tăng lên 10,3 (Bảng 2). Khi pH cao<br />
hơn 10, dạng tồn tại của sắt sẽ chuyển từ Fe(OH)3<br />
sang Fe(OH)4- làm tăng nồng độ sắt sau quá trình<br />
xử lý [6]. Nồng độ của sắt trong điều kiện pH<br />
bằng 4 và 5 là tối ưu do pH sau phản ứng là 6–8<br />
nằm trong khoảng kết tủa tốt của sắt. Nồng độ sắt<br />
lúc này ở dưới mức 2 ppm, đạt tiêu chuẩn QCVN<br />
40: 2011/BTNMT.<br />
Trong các khảo sát tiếp theo, pH bằng 5 được<br />
chọn là pH tối ưu do hiệu quả xử lý của tất cả các<br />
kim loại là tốt nhất và tiết kiệm hóa chất điều<br />
chỉnh pH.<br />
<br />
Bảng 2. Sự thay đổi pH trước và sau xử lý tại mật độ dòng 14,1 mA/cm2, T = 60 phút, khoảng cách 1,2 cm<br />
<br />
pH nước thải<br />
trước xử lý<br />
pH nước thải<br />
sau xử lý<br />
<br />
2,0<br />
<br />
3,0<br />
<br />
4,0<br />
<br />
5,0<br />
<br />
6,0<br />
<br />
7,0<br />
<br />
8,0<br />
<br />
9,0<br />
<br />
10,0<br />
<br />
3,8<br />
<br />
5,4<br />
<br />
6,2<br />
<br />
8,0<br />
<br />
9,2<br />
<br />
10,0<br />
<br />
10,3<br />
<br />
10,6<br />
<br />
10,9<br />
<br />
Ảnh hưởng của mật độ dòng điện đến hiệu<br />
quả xử lý kim loại trong nước thải<br />
Mật độ dòng điện là yếu tố quan trọng ảnh<br />
hưởng tới hiệu quả xử lý của phương pháp keo tụ<br />
điện hóa [10]. Trong thí nghiệm khảo sát ảnh<br />
hưởng của mật độ dòng điện tới hiệu quả xử lý,<br />
pH nước thải được chọn là 5, khoảng cách điện<br />
cực là 1,2 cm, chiều của dòng điện được đổi luân<br />
phiên sau 5 phút, và mật độ dòng khảo sát thay<br />
đổi từ 4,7–18,8 mA/cm2.<br />
<br />
Trang 250<br />
<br />
Hình 3 biểu diễn khả năng xử lý các kim loại<br />
của phương pháp keo tụ điện hóa tại pH bằng 5.<br />
Ngay tại mật độ dòng bằng 4,7 mA/cm2, các kim<br />
loại Ni , Cu, Zn đã được xử lý tốt, và nồng độ chỉ<br />
còn trong khoảng từ 0,01–0,1 ppm. Với Cr, nồng<br />
độ kim loại này giảm mạnh khi mật độ dòng điện<br />
ở mức 4,7 mA/cm2 và đạt hiệu suất xử lý 99,52<br />
%.<br />
<br />