Xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với vấn đề đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và quyền lợi của người dân
lượt xem 6
download
Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hoạt động của NHTM sẽ khơi thông các nguồn tiền trong xã hội, chuyển hóa thành vốn để phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó, việc thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng sẽ có tác dụng rất lớn trong việc ổn định thị trường tiền tệ nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với vấn đề đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và quyền lợi của người dân
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG XỬ LÝ TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT VỚI VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI DÂN PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN (*) TS. ĐOÀN THỊ HỒNG (**) TÓM TẮT Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hoạt động của NHTM sẽ khơi thông các nguồn tiền trong xã hội, chuyển hóa thành vốn để phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó, việc thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng sẽ có tác dụng rất lớn trong việc ổn định thị trường tiền tệ nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Trong vai trò quản lý nhà nước của lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn có toàn quyền ra quyết định đặt tổ chức tín dụng yếu kém vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, đồng thời áp dụng các biện pháp để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém với mục tiêu đảm bảo sự an toàn của hệ thống và đảm bảo quyền lợi của người dân, góp phần ổn định và thúc đẩy kinh tế - xã hội. Từ khóa: Kiểm soát đặc biệt, phục hồi, chuyển nhượng vốn, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển giao bắt buộc, Phá sản. SUMMARY Commercial banks have an important role in the economy. The activities of commercial banks will open the source of money in society, transformed into capital for economic development. With that sense, the inspection and supervision of the State Bank of Vietnam for the banking system will have a great effect in stabilizing the monetary market in particular and the financial market in general. In the role state management of the banking monetary sector, the State Bank of Vietnam has the power to issue a decision to place a weak credit institution in a state of special control, and to apply measures to handle weak credit institutions with the aim to ensure the safety of the system and the interests of people, contributing to stabilize and promote society and economy. Key words: Special control, Restore, Capital Transfer, Merger, Acquisitions, disintegration, Mandatory Transfer, Bankruptcy. 1. Đặt vấn đề Trong lịch sử tồn tại và hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng trên thế giới xảy ra hàng loạt vụ phá sản ngân hàng và đã gây ra những cơn “địa chấn” làm rung chuyển hệ thống tài chính thế giới. Tại Việt Nam, trong những năm 90 của thế kỷ XX cũng đã xuất hiện những vụ việc đổ vỡ ngân hàng, quỹ tín dụng, nhưng quy mô và phạm vi ảnh hưởng đến kinh tế xã hội không đáng kể. Hiện nay, sau gần 30 năm cải cách hệ thống ngân hàng, với sự ra đời và hoạt động của hàng loạt ngân hàng, với nhiều loại hình sở hữu với quy mô và hiệu quả hoạt động khác nhau, dẫn đến tình trạng phân nhóm rõ rệt: nhóm ngân hàng hoạt động tốt, có hiệu quả cao; nhóm ngân loại khá; nhóm thuộc loại trung bình và nhóm ngân hàng thuộc loại yếu kém. Nhóm ngân hàng loại yếu kém tuy không nhiều, nhưng tiềm ẩn nhiều vấn đề về quản trị kinh doanh, quản lý rủi ro và kết quả kinh doanh. Nếu không kịp thời chấn chỉnh và xử lý sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn hệ thống. Xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém như thế nào để vừa đảm bảo an toàn hệ thống, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của người gửi tiền là một vấn đề được quan tâm sâu sắc trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam. Trong tình hình đó, sau nhiều phiên họp của Quốc hội, của Chính phủ; Quốc hội đã (*) Phó CT TT Hội đồng KH&ĐT Trường ĐH KTCN Long An (**) Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 04
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật, các tổ chức tín dụng và có hiệu lực từ ngày 15/01/2018. Theo đó, các ngân hàng thương mại yếu kém bị đưa vào trạng thái “kiểm soát đặc biệt” sau khi đã áp dụng các biện pháp mà không khắc phục được thì cho tuyên bố phá sản. Bài viết này trao đổi những biện pháp xử lý ngân hàng yếu kém theo kinh nghiệm trên thế giới và theo khung pháp lý của Việt Nam, đồng thời đưa ra nhận định cho việc lựa chọn biện pháp thích hợp trong việc xử lý ngân hàng yếu kém của Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1 Đặt tổ chức tín dụng yếu kém vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi nào? Khi một tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động yếu kém nhiều năm liền dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài với số tiền lớn, nợ xấu với tỷ lệ cao và mất khả năng thanh toán nghiêm trọng, mà nguyên nhân sâu xa của nó là hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, có dấu hiệu cố ý làm trái quy định của pháp luật, yếu kém trong quản trị điều hành, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản ở mức độ nghiêm trọng thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ ra quyết định đặt TCTD này vào trạng thái “kiểm soát đặc biệt” (Special Control). Như vậy, “Kiểm soát đặc biệt” đối với TCTD là đặt TCTD dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV). Thống đốc NHNN Việt Nam sẽ ra quyết định thành lập “Ban kiểm soát đặc biệt” với nhiệm vụ trực tiếp quản lý và điều hành mọi mặt hoạt động của TCTD bị kiểm soát đặc biệt cho đến khi tình trạng kiểm soát đặc biệt được chấm dứt. Kiểm soát đặc biệt (KSĐB) là cấp độ tác động cao nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo luật định khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng sau khi đã áp dụng biện pháp “Giám sát đặc biệt” (Special Monitoring) đối với một TCTD nhưng TCTD này không còn khả năng và điều kiện để khắc phục được tình trạng. Một tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một hoặc cả bốn (4) trường hợp sau đây: • Trường hợp thứ nhất: Khi TCTD mất, hoặc có nguy cơ mất khả năng chi trả; mất hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trước đây tỷ lệ chi trả được xác định theo công thức: Tổng TS “Có” có thể thanh toán ngay Tỷ lệ khả năng chi trả = ≥ 100% Tổng TS “Nợ” phải thanh toán ngay Theo quy định hiện hành, tỷ lệ khả năng chi trả (Payment Capacity Ratio – PCR) được xác định lại với 2 chỉ tiêu, đây là hai chỉ tiêu pháp lệnh bắt buộc đối với các TCTD đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải chấp hành. Tỷ lệ khả năng chi trả gồm 2 chỉ tiêu với 2 cấp độ sau đây: Một là: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản Các TCTD bắt buộc phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ nhằm đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến. Tỷ lệ này được xác định theo công thức dưới đây: Tài sản có tính thanh khoản cao Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = x 100 % Tổng “Nợ” phải trả Đối với các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản từ 10% trở lên; đối với các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính tỷ lệ này từ 1% trở lên. Theo thông lệ quốc tế và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các yếu tố cấu thành trong công thức tính tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định như sau: TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 05
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG Tài sản có tính thanh khoản cao, gồm: +Tiền mặt, vàng; + Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước; + Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch của Ngân hàng Nhà nước; + Tiền trên tài khoản thanh toán tại các các ngân hàng đại lý trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán khác; + Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD trong nước và nước ngoài; + Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán. Tổng nợ phải trả: Tổng Nợ phải trả là khoản mục được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của TCTD trừ 2 khoản: khoản vay Ngân hàng Nhà nước và khoản vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác. Hai là, Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày tiếp theo được đo lường giữa Tài sản có tính thanh khoản cao so với dòng tiền ra trong 30 ngày tiếp theo. + Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày tiếp theo bằng VND quy định là ≥ 50 % đối với NHTM và ≥ 20 % đối với TCTD phi ngân hàng. + Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày tiếp theo bằng ngoại tệ quy định ≥ 10 % đối với NHTM và ≥ 5 % đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài và TCTD phi ngân hàng. Với quy định như trên, TCTD nào không đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả trong 3 lần liên tiếp sẽ có nguy cơ bị SBV đặt vào tình trạng “Kiểm soát đặc biệt”. • Trường hợp thứ hai: Khi TCTD có lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất. Trường hợp thứ hai bị SBV đặt TCTD vào tình trạng KSĐB là trường hợp nghiêm trọng nhất, nặng nề nhất. Nếu TCTD nào lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài với số tiền cực lớn lên đến trên 50% giá trị của VĐL và các quỹ dự trữ sẽ là một thảm họa đối với sự tồn tại của TCTD đó. Đây là kết quả của một quá trình quản trị kinh doanh yếu kém, vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng và đầu tư, kể cả trường hợp lãnh đạo cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. • Trường hợp thứ ba: Khi TCTD bị xếp hạng yếu kém trong 2 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức tín dụng bị xếp hạng yếu kém, ngoài việc kinh doanh thua lỗ còn thể hiện quản trị tài sản có và chất lượng tài sản thấp như: nợ không có khả năng thu hồi, có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán, chiếm từ 10% trở lên so với tổng dư nợ cho vay hoặc có tỷ lệ nợ xấu từ 100% tổng vốn tự có trở lên trong vòng 03 tháng liên tiếp. Trường hợp thứ ba gắn liền với với chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong các TCTD. Tổ chức tín dụng nào quan tâm sâu sắc đến hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, TCTD đó vừa có tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý vừa đảm bảo chất lượng tín dụng tốt. Bên cạnh đó chiến lược quản trị ro tín dụng rõ ràng hợp lý, từ chính sách, cơ chế quản trị rủi ro tín dụng chặt chẽ thống nhất trong toàn hệ thống, đến việc tổ chức thực hiện nghiêm túc các biện pháp theo nguyên tắc tuân thủ tuyệt đối trong từng đơn vị giao dịch sẽ có ảnh hưởng lớn và tích cực đến rủi ro tín dụng. • Trường hợp thứ tư: Khi TCTD không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn (Capilal Adequacy Ratio – CAR) theo quy định trong thời hạn 12 tháng liên tục (tức là CAR nhỏ hơn 9% trong 12 tháng liên tục) hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 06
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG Tỷ lệ an toàn vốn là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng thương mại trong mối quan hệ với tài sản “Có” rủi ro được quy đổi theo tỷ lệ rủi ro của từng khoản mục tài sản có. Tỷ lệ an toàn vốn là một trong các trụ cột mà Hiệp ước Basel II quy định để đánh giá độ an toàn và khả năng phát triển của TCTD. Khi tỷ lệ an toàn vốn của một TCTD nhỏ hơn mức quy định như nói ở trên là thông tin báo hiệu tình trạng yếu kém của TCTD đó. 2.2. Xử lý tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt như thế nào là tối ưu nhất? Theo quy định hiện hành, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét và ra quyết định đặt tổ chức tín dụng vào KSĐB khi tổ chức tín dụng lâm vào một hoặc các trường hợp nói trên. Quyết định đặt TCTD vào tình trạng KSĐB bao gồm những nội dung như: Tên TCTD được KSĐB; lý do KSĐB; họ, tên, nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Ban KSĐB; thời hạn kiểm soát đặc biệt. Quyết định kiểm soát đặc biệt phải được thông báo cho: + Tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; + Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt hội sở của TCTD được kiểm soát đặc biệt; + Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các trường hợp cụ thể khác do Thống đốc NHNN quyết định. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính, luật pháp của các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam đều quy định là không công bố công khai Quyết định đặt TCTD vào tình trạng KSĐB để tránh những diễn biến bất thường và tình trạng hoang mang lo lắng của người dân. Sau khi đặt TCTD vào tình trạng KSĐB, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là cơ quan của Chính phủ, là “Ngân hàng của Ngân hàng” sẽ phải đệ trình cho Chính phủ các phương án xử lý nhằm giữ vững sự an toàn của hệ thống tài chính, hoặc ít nhất là đừng để cho tình trạng diễn biến theo hướng trầm trọng và bất lợi cho nền kinh tế - xã hội. Trên tinh thần đó, SBV sẽ căn cứ vào hiện trạng và khả năng hiện có của TCTD bị KSĐB để đưa ra các biện pháp xử lý theo thứ tự tăng dần về tính nghiêm trọng của tình trạng KSĐB. Các biện pháp xử lý TCTD đặt trong tình trạng KSĐB gồm: 2.2.1. Phục hồi (Restore): Phục hồi là giải pháp đầu tiên được áp dụng khi xử lý TCTD đặt trong tình trạng KSĐB. Khi một TCTD tuy đã được đặt vào tình trạng KSĐB, nhưng xét về mức độ nghiêm trọng của sự “mất cân bằng” tổng thể, còn có thể hy vọng khôi phục lại trạng thái bình thường. Nói cách khác giải pháp phục hồi được áp dụng khi tình trạng của TCTD được KSĐB vẫn còn liệu pháp với sự trợ giúp của Ngân hàng Nhà nước và của Hiệp hội các nhà tài chính ngân hàng bằng các công cụ tài chính. Một cỗ máy bị hỏng hóc một vài bộ phận, hoạt động của nó bị gián đoạn hoặc ngưng trệ, nhưng nếu sửa chữa, thay thế các bộ phận đó, cỗ máy có thể hoạt động trở lại. Phục hồi là giải pháp xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt dựa trên nguyên lý này. Phục hồi là phương án tối ưu nhất để nhanh chóng thiết lập lại trật tự và tính ổn định của hệ thống ngân hàng, đồng thời tạo sự yên tâm tin tưởng của người dân đối với chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có thể áp dụng khi tình hình của TCTD chưa quá trầm trọng. Muốn vậy SBV phải thường xuyên tăng cường thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để có đối sách thích hợp. Đây là giải pháp được coi là phù hợp nhất, hiệu quả nhất trên mọi phương diện. Tuy nhiên, để làm được như vậy, phải có hệ thống cảnh báo sớm, cảnh báo từ xa để nhanh chóng phát hiện tình trạng yếu kém ở giai đoạn đầu, chưa lâm vào trạng thái nghiêm trọng. 2.2.2 Sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn + Sáp nhập (Merger) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 07
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG Sáp nhập là một trong những thương vụ M&A phổ biến trên thế giới cả trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ. Sáp nhập là giải pháp và là công cụ để phục vụ mục đích thâu tóm doanh nghiệp của các ông chủ lớn trên thế giới. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sáp nhập cũng không ngoài mục tiêu đó. Tuy nhiên giải pháp sáp nhập đề cập trong bài viết này không nhằm mục tiêu thâu tóm ngân hàng mà là giải pháp áp dụng cho TCTD bị KSĐB để cấu trúc lại hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn, ổn định hơn. Sáp nhập trong ngành tài chính ngân hàng là sáp nhập giữa một hoặc một số TCTD bị KSĐB được sáp nhập vào một TCTD khác. Trong đó TCTD bị KSĐB được gọi là bên “bị sáp nhập”, còn TCTD khác được gọi là TCTD “nhận sáp nhập”. Nội dung của sáp nhập là: TCTD bị sáp nhập chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình cho TCTD nhận sáp nhập. Sau khi sáp nhập, sự tồn tại của TCTD bị sáp nhập sẽ chấm dứt, trong khi TCTD nhận sáp nhập sẽ phải kế thừa nghĩa vụ và trách nhiệm của TCTD bị sáp nhập. Trong trường này TCTD nhận sáp nhập là TCTD do SBV chỉ định, TCTD đó thực hiện “thương vụ” sáp nhập là vì lợi ích chung chứ không vì mục đích thâu tóm. Thông thường TCTD nhận sáp nhập phải là TCTD có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có uy tín và đủ khả năng giải quyết những tồn động do TCTD bị sáp nhập để lại. (Habubank sáp nhập vào SHB; Ngân hàng Đại Á sáp nhập vào HDBank; Ngân hàng Phương Nam – Southernbank sáp nhập vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Sacombank; Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu long - MHB sáp nhập vào Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – BIDV là những trường hợp sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam) Trong ngành tài chính ngân hàng, hình thức sáp nhập (còn gọi là phạm vi) được quy định khá chặt chẽ, cụ thể là: - Nếu TCTD bị sáp nhập là ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tín dụng hợp tác sẽ được sáp nhập vào một ngân hàng khác; - Nếu TCTD bị sáp nhập là công ty tài chính (Financial Company), chỉ được sáp nhập vào một công ty tài chính khác; - Nếu TCTD bị sáp nhập là công ty cho thuê tài chính (Financial Leasing Company) chỉ được sáp nhập vào một công ty cho thuê tài chính khác. + Hợp nhất (Acquisitions) Hợp nhất cũng là thương vụ M&A phổ biến trên thế giới, theo đó hai hoặc ba công ty trở lên hợp nhất lại thành một công ty mới (công ty hợp nhất) có tên gọi mới quy mô lớn hơn và hoạt động theo điều lệ của công ty hợp nhất. Trong thương vụ hợp nhất, các công ty tham gia hợp nhất được gọi là công ty bị hợp nhất phải chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Hợp nhất trong ngành tài chính ngân hàng là hợp nhất giữa một hoặc một số TCTD được KSĐB với một hoặc một số TCTD khác (gọi chung là TCTD bị hợp nhất) để trở thành một TCTD hợp nhất mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các TCTD bị hợp nhất. (Ngân hàng đệ nhất – Ficombank, Tín nghĩa ngân hàng – Tin Nghia Bank và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - SCB hợp nhất với nhau thành ngân hàng mới, đặt tên là NHTM cổ phần Sài Gòn - SCB) Hình thức hợp nhất (phạm vi hợp nhất) trong ngành tài chính ngân hàng được quy định như sau: - Ngân hàng được hợp nhất với ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tín dụng hợp tác để thành một ngân hàng - Các công ty tài chính hợp nhất thành một công ty tài chính - Các công ty cho thuê tài chính hợp nhất thành một công ty cho thuê tài chính TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 08
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG Như vậy, có thể nói sáp nhập, hợp nhất là giải pháp mang tính chất cải biến cả về hình thức lẫn nôi dung, đó là sự cải biến về chất. Tên tuổi, thương hiệu của TCTD bị KSĐB sẽ không còn tồn tại, nhưng được hòa nhập vào một thương hiệu mới, với quy mô lớn hơn, hoạt động được kiểm soát chặt chẽ hơn, hiệu quả kinh doanh tốt hơn và quyền lợi của khách hàng được đảm bảo hơn. + Chuyển nhượng cổ phần (Transfer of Shares), chuyển nhượng vốn (Capital Transfer) Khi một TCTD được đặt vào tình trạng KSĐB, nếu không giải quyết được bằng biện pháp khôi phục; không giải quyết được bằng biện pháp sáp nhập, hợp nhất sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp chuyển nhượng cổ phần (nếu TCTD bị kiểm soát đặc biệt là NHTM cổ phần), chuyển nhượng vốn góp (nếu TCTD bị kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thuộc loại hình công ty TNHH một thành viên hoặc loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên). Trường hợp này được hiểu là tình trạng của TCTD bị KSĐB là nghiêm trọng. Xét về phương diện tài chính, TCTD này đã xảy ra tình trạng nợ không có khả năng thu hồi, có nguy cơ mất vốn (Nợ nhóm 5) vượt “lằn ranh đỏ” theo cảnh báo của Basel 2, tức là trên 10% tổng dư nợ; hoặc số lỗ lũy kế đã cận kế số thực có vốn tự có của TCTD này. Tình trạng này đồng nghĩa với việc “chủ sở hữu” của TCTD đó đã gần như trắng tay hoặc trắng tay. Trong hoàn cảnh đó, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn là giải pháp khả dĩ được xem xét để cứu vãn tình hình. Trong giải pháp này, bên chuyển nhượng là TCTD bị kiểm soát đặc biệt, bên nhận chuyển nhượng là một tổ chức tài chính sẽ thỏa thuận các điều kiện chuyển nhượng như giá vốn chuyển nhượng, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan, thời hạn chuyển nhượng. Kết thúc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn sẽ hình thành một TCTD mới được SBV cho phép hoạt động trở lại bình thường. 2.2.3.Giải thể (Dissolution) Giải thể là chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của một tổ chức với 3 trường hợp sau đây: + Giải thể đương nhiên khi đã hết hạn hoạt động và không có nhu cầu gia hạn hoặc không được gia hạn (giải thể khi đã hoàn thành nhiệm vụ, đã đạt được mục tiêu đề ra); + Giải thể tự nguyện theo quyết định của HĐQT, chủ doanh nghiệp quyết định hoặc do Đại hội Đồng cổ đông quyết định; Cả hai trường hợp giải thể này chủ doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính có đủ khả năng, điều kiện, đồng thời cam kết tự giải quyết mọi nghĩa vụ của mình đối với tổ chức và cá nhân có liên quan. + Giải thể bắt buộc theo quy định của pháp luật. Đây là trường hợp bắt buộc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm ngăn chặn nguy cơ lớn hơn với sự lan tỏa rộng hơn theo chiều hướng xấu đối với nền kinh tế - xã hội. Trong trường hợp giải thể bắt buộc, vấn đề quan trọng nhất mà các cơ quan quản lý nhà nước phải quan tâm là: Trách nghiệm và nghĩa vụ còn lại của tổ chức bị giải thể sẽ phải xử lý như thế nào? Hậu quả về kinh tế xã hội khi giải thể tổ chức đó và phương án xử lý ra sao để không gây hiệu ứng tiêu cực sau khi xử lý. Giải thể đề cập trong bài viết này là giải thể một TCTD đặt trong tình trạng KSĐB và là trường hợp giải thể bắt buộc. Giải thể một TCTD là một vấn đề nghiêm trọng, phức tạp, với nhiều khó khăn cần được các cơ quan liên quan của nhà nước nghiên cứu, phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau; các chuyên gia am hiểu, các nhà khoa học nghiên cứu trao đổi để đề xuất với nhà nước cách làm hợp lý nhất. Trong quá khứ, vào những năm 90 của thế kỷ XIX Việt Nam cũng đã cho giải thể một số tổ chức tín dụng như Việt Hoa ngân hàng, Mekong ngân hàng, nhưng quy mô của những ngân hàng này còn nhỏ nên không gây hiệu ứng lớn đối với xã hội và đối với hệ thống ngân hàng. Nhưng tình hình phát triển của thị trường tài chính hiện nay đã có sự tăng trưởng vượt trội với quy mô rất lớn thì việc giải thể một TCTD là điều vạn bất đắc dĩ. Chúng tôi cho rằng khi TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 09
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG một TCTD áp dụng biện pháp giải thể, mà TCTD đó là một ngân hàng thì việc giải thể sẽ để lại hậu quả lớn, có tác động mạnh trên bình diện rộng đối với người dân nói riêng và đối với sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung. Trách nhiệm của SBV nói riêng và của Chính phủ nói chung trong vấn đề này là vô cùng lớn. Khi ra quyết định giải thể TCTD, đồng thời phải có sẵn phương án xử lý quyền lợi của người gửi tiền vào TCTD đó như thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân, tạo sự ổn định của hệ thống, vừa không làm gia tăng gánh nặng của Ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy phải hết sức cẩn trọng khi đề cập đến giải pháp này. Chúng tôi cho rằng biện pháp giải thể chỉ nên áp dụng trong trường hợp TCTD bị kiểm soát đặc biệt là một TCTD phi ngân hàng, vì nếu giải thể tổ chức này thì hậu quả của nó cũng không nghiêm trọng, tác động xấu mang tính dây chuyền sẽ không lớn. 2.2.4.Chuyển giao bắt buộc (Mandatory Transfer) Chuyển giao bắt buộc là giải pháp trong đó chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn hoặc các cổ đông của TCTD bị KSĐB bắt buộc phải chuyển giao toàn bộ vốn cổ phần, toàn bộ vốn góp cho một TCTD khác hoặc cho một nhà đầu tư khác (gọi là bên nhận chuyển giao bắt buộc) theo chỉ định của SBV sau khi đã được Chính phủ chấp nhận. Biện pháp giải thể một TCTD khi không được lựa chọn do lo ngại những tác động khó lường của thị trường tiền tệ, SBV sẽ chọn giải pháp chuyển giao bắt buộc. Sau khi chuyển giao bắt buộc đã hoàn tất, chủ sở hữu mới với tiềm lực tài chính tốt hơn, năng lực quản trị điều hành hiệu quả hơn sẽ tiến hành đổi mới hoạt động kinh doanh, thực hiện lộ trình khắc phục yếu kém, giải quyết hậu quả, từng bước thiết lập trật tự mới theo hướng lành mạnh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhân đây, chúng tôi muốn trao đổi thêm về các trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua bắt buộc ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt với giá không (0) đồng (Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Xây dựng - Ngân hàng Đại Tín cũ và Ngân hàng Dầu khí). Đến nay sau 3 năm, cả ba ngân hàng này đã ổn định trở lại, hoạt động bình thường; tăng trưởng nguồn vốn và tăng trưởng dư nợ tín dụng khá. Số lỗ lũy kế đã giảm dần đến số 0 và bắt đầu có lãi. Đây là sự cố gắng và nỗ lực vượt bậc của SBV, đã mang lại sự bình yên cho thị trường tiền tệ. Tuy nhiên khi SBV “mua bắt buộc với giá 0 đồng, một số người tỏ ra hoài nghi, tại sao lại mua với giá 0 đồng? Có gì đó không minh bạch chăng? Có người lại nói rằng dùng tiền của Ngân sách Nhà nước để làm việc này là không được v.v. Hoài nghi và thắc mắc của một số người tuy chưa đúng nhưng cần được lý giải rõ ràng. SBV mua ngân hàng với giá 0 đồng là vì thực có vốn chủ sở hữu của TCTD bằng không (0), thậm chí nhỏ hơn không đồng, tức là bị âm vốn. SBV mua 0 đồng, tức là không sử dụng một đồng vốn nào của Ngân sách Nhà nước vào việc này, nhưng lại phải gánh vác trách nhiệm nặng nề do các ngân hàng đó để lại. Vấn đề này cũng đã được giải đáp bằng thực tiễn sinh động qua sự ổn định và phát triển của 3 ngân hàng nói trên mà không có một sự cố nào của thị trường tiền tệ. Trường hợp này, về mặt bản chất không khác gì giải pháp chuyển giao bắt buộc, chỉ khác nhau về học thuật mà thôi. Thực chất của vụ việc là chuyển giao bắt buộc và theo tác giả thì giải pháp này đã có tác dụng tích cực trong việc ổn định hệ thống tài chính Việt Nam. 2.2.5.Phá sản (Bankrupt) Phá sản là giải pháp cuối cùng khi TCTD bị KSĐB đã được áp dụng biện pháp thích hợp nhưng không khắc phục được những yếu kém, thậm chí những yếu kém đó còn gia tăng với tốc độ nhanh, quy mô và mức độ trầm trọng trọng hơn. Khi ngân hàng phá sản, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ sẽ được xử lý theo Luật Phá sản, trừ khoản tiền Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam chi trả với mức tối đa 75 triệu đồng. Khi không còn một sự lựa chọn nào khác, thì việc cho phá sản một TCTD là một biện pháp không được mong muốn. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của kinh tế thị trường thì phá sản lại là một giải pháp có thể được chấp nhận. Chấp nhận phương án phá sản ngân hàng là TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 10
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG chấp nhận các nguyên tắc của thị trường, nhưng đối với lĩnh vực ngân hàng, phá sản sẽ gây hiệu ứng và tác động dây chuyền với tốc độ nhanh, có nguy cơ tàn phá toàn bộ hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chấp nhận cho phá sản ngân hàng hay không cần phải xem xét 2 mục tiêu quan trọng nhất cần giải quyết là: An toàn hệ thống ngân hàng không ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng không lớn; quyền lợi của khách hàng (đặc biệt là cá nhân) có tiền gửi tại TCTD bị phá sản được giải quyết thỏa đáng. Nếu hai mục tiêu này có thể giải quyết được, sẽ cho phá sản ngân hàng. Nếu không giải quyết được, không nên cho phá sản ngân hàng. Nếu chỉ giải quyết được một trong hai mục tiêu dung này, cần phân tích, đánh giá thêm để có quyết sách phù hợp. Tác giả bài viết cho rằng cân nhắc lựa chọn phương án chuyển giao bắt buộc sẽ góp phần đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời cũng là cơ hội cho các ông chủ nhà băng lớn thực hiện chiến lược thâu tóm, mở rộng và gia tăng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 3. Kết luận Giáo sư Milton Friedman (University of Chicago) có câu nói nổi tiếng đại ý như sau: “Ở đâu có một hệ thống ngân hàng ổn định, hoạt động hiệu quả, ở đó sẽ có nền kinh tế ổn định và phát triển bền vững”. Việt Nam có nền kinh tế ổn định và phát triển với tốc độ khá cao trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận và phân tích thực tế cho thấy còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Sau khi SBV đã triển khai thực hiện chính sách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, nợ xấu đã phần nào được xử lý, nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Rủi to tín dụng nói riêng và rủi ro ngân hàng nói chung vẫn còn tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát. Bên cạnh đó hiệu quả của hoạt động thanh giám sát của SBV đối với hệ thống các TCTD vẫn còn nhiều kẽ hở, khiến thực trạng yếu kém trong hoạt động kinh doanh ngân hàng kể cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan vẫn đang là một ẩn số. Trong điều kiện đó, việc tạo hành lang pháp lý để áp dụng phương cách xử lý các TCTD yếu kém của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng, góp phần ổn định và thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển. Tài liệu tham khảo [1]. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Luật số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010. [2]. Luật các Tổ chức Tín dụng – Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010. [3]. Luật Phá sản – Luật số 51/2014/QH13 ngày 16 tháng 9 năm 2014. [4]. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức Tín dụng – Luật số 17/2017/QH 14 (dự thảo) và có hiệu lực từ ngày 15/1/2018. [5]. Thông tư số 08/2010/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với TCTD. [6]. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Quy định các giới hạn. Tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài”. [7]. Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư số 36/2014/TT –NHNN [8]. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng”, NXB Kinh tế. Ngày nhận: 26/12/2017 Ngày duyệt đăng: 03/5/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng
8 p | 71 | 13
-
Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Thương mại Việt Nam sau đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020
5 p | 92 | 11
-
Luật Phá sản năm 2014 - cơ sở pháp lý cho việc phá sản các tổ chức tín dụng yếu kém
7 p | 18 | 8
-
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 p | 14 | 8
-
Thực trạng xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số đề xuất
6 p | 72 | 7
-
Giải quyết nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại công ty Quản lý tài sản
10 p | 12 | 6
-
Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong bối cảnh mới hiện nay
8 p | 13 | 5
-
Thực trạng xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
9 p | 35 | 5
-
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) - Những bất cập và khuyến nghị
5 p | 13 | 5
-
Tháo gỡ vướng mắc trong xử lý nợ xấu của VAMC
6 p | 16 | 5
-
Xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng và một số khuyến nghị
4 p | 73 | 4
-
Đánh giá hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam 2015 và các dự báo 2016
17 p | 47 | 3
-
Tái cấu trúc các tổ chức tín dụng Việt Nam: Kết quả năm 2016 và triển vọng 2020
26 p | 29 | 3
-
Nguyên nhân và biện pháp xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng qua báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước
5 p | 42 | 3
-
Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tại Việt Nam
8 p | 8 | 3
-
Tạo thuận lợi vận hành hiệu quả công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
5 p | 32 | 1
-
Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu
3 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn