intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết dựa trên tổng quan tài liệu, qua đó làm rõ bản chất rút tiền gửi hàng loạt trong hoạt động ngân hàng, phân tích thực tế một số vụ rút tiền gửi hàng loạt tại Việt Nam và các điểm mới về quy định xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền gửi hàng loạt trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, từ đó đưa ra khuyến nghị về việc Ngân hàng Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn triển khai nhằm thực thi hiệu quả các quy định và bảo đảm an toàn hoạt động hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tại Việt Nam

  1. Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tại Việt Nam Bùi Hữu Toàn Học viện Ngân hàng, Việt Nam Ngày nhận: 05/04/2024 Ngày nhận bản sửa: 13/05/2024 Ngày duyệt đăng: 15/05/2024 Tóm tắt: Bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Do đó, bất cứ khi nào tổ chức tín dụng bị rơi vào tình trạng rút tiền hàng loạt đều cần phải được xử lý nhanh chóng bằng các biện pháp hỗ trợ hiệu quả. Tại Việt Nam, lần đầu tiên trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã bổ sung quy định mới về xử lý trường hợp rút tiền hàng loạt. Bài viết dựa trên tổng quan tài liệu, qua đó làm rõ bản chất rút tiền gửi hàng loạt trong hoạt động ngân hàng, phân tích thực tế một số vụ rút tiền gửi hàng loạt tại Việt Nam và các điểm mới về quy định xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền gửi hàng loạt trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, từ đó đưa ra khuyến nghị về việc Ngân hàng Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn triển khai nhằm thực thi hiệu quả các quy định và bảo đảm an toàn hoạt động hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: Rút tiền hàng loạt, An toàn hoạt động ngân hàng, Luật các Tổ chức tín dụng, Pháp luật về hoạt động ngân hàng Dealing with bank runs - Guidance from the Law on Credit Institutions 2024 in Vietnam Abstract: The safety in banking operations and the stability of the system of credit institutions are significant issues from both theoretical and empirical aspects. Therefore, whenever a bank run occurrs, it should be strictly monitored and timely dealt with by effective actions and plans. In Vietnam, the Law on Credit Institutions 2024 has officially provided, for the first time, regulations on handling bank runs. This paper, using content analysis method, discusses on substance of bank runs, analyses typical cases on bank runs in Vietnam and summarizes new points in regulations on bank runs stipulated in the Law on Credit Institutions 2024. The author recommends that the State Bank of Vietnam should issues a detailed guidance on implementations of the Law to effectively enforce the newly issued regulations and enhance the safety and stability of the Vietnamese Banking system. Key words: Bank runs, Bank safety, Law on Credit Institutions, Banks regulation Doi: 10.59276/JELB.2024.05.2711 Bui, Huu Toan Email: toanbh@hvnh.edu.vn Banking Academy of Vietnam © Học viện Ngân hàng Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng ISSN 3030 - 4199 1 Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024
  2. Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tại Việt Nam 1. Đặt vấn đề hàng có thể khởi nguồn cho sự lan rộng tin đồn thất thiệt. Hậu quả của thông tin bất lợi Rút tiền hàng loạt hay đột biến rút tiền gửi sẽ làm giảm niềm tin vào ngân hàng, giảm xuất hiện và tồn tại như một quy luật tất hấp dẫn đối với dịch vụ của ngân hàng, và yếu, xuất phát từ bản chất hoạt động ngân từ chối dịch vụ của ngân hàng.” (Nguyễn hàng dựa vào niềm tin của người gửi tiền Hồ Thảo Nguyên và Cộng sự, 2019)1. Đây vào hệ thống ngân hàng và tâm lý sợ hãi, sợ cũng từng là nguyên nhân của tình trạng rút tổn thất, mất mát tài sản của chủ sở hữu tài vốn ồ ạt tại Đông Á vào những năm 1997 sản. Đột biến rút tiền gửi có thể hiểu là chuỗi (Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2002). các hành vi rút tiền mặt ồ ạt ngoài mong đợi, Chính sự thiếu niềm tin và tâm lý sợ mất xảy ra bắt nguồn từ việc giảm sút niềm tin mát dẫn đến người gửi tiền “kiên quyết” rút đột ngột hoặc lo sợ của người gửi tiền rằng tiền gửi bằng mọi cách nhằm bảo vệ quyền ngân hàng sẽ bị cơ quan có thẩm quyền lợi cho mình, nhất là khi xảy ra nguy cơ đổ đóng cửa (Hồ Thanh Xuân, 2015). vỡ tổ chức tín dụng. Điều này càng nghiêm Có hai loại đột biến rút tiền gửi: i) Đột biến trọng hơn đối với người gửi tiền nhỏ lẻ, rút tiền gửi tại một ngân hàng, là hiện tượng chiếm số lượng lớn người gửi tiền tại các tổ đột biến rút tiền gửi xảy ra trên quy mô một chức tín dụng. Và khi tổ chức tín dụng rơi ngân hàng và hậu quả lớn nhất có thể xảy ra vào tình trạng bị rút tiền hàng loạt thì khi là ngân hàng đó sẽ ngừng giao dịch và hoạt đó tổ chức tín dụng sẽ đối diện với nguy cơ động. Tình trạng đột biến rút tiền gửi tại một mất thanh khoản. ngân hàng, đơn lẻ thường không ảnh hưởng Hậu quả của rút tiền gửi hàng loạt là nghiêm trọng đến nền kinh tế; ii) đột biến nghiêm trọng nếu không có biện pháp xử rút tiền gửi tại nhiều ngân hàng hay trên cả lý kịp thời bởi rút tiền gửi hàng loạt có thể hệ thống ngân hàng, là tình huống đột biến là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ rút tiền gửi tại một ngân hàng có thể phát nhanh chóng của các tổ chức tín dụng. Lịch triển thành đột biến rút tiền gửi tại nhiều sử ngân hàng thế giới đã chứng kiến hậu ngân hàng hay trên cả hệ thống ngân hàng. quả của các cuộc khủng hoảng ngân hàng, Trường hợp đột biến rút tiền gửi này có khả gắn liền và bị trầm trọng hơn bởi hiện năng lan truyền là hiện tượng đột biến rút tượng đột biến rút tiền gửi, gây ảnh hưởng tiền gửi lây lan từ một ngân hàng hoặc một tới hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Ở nhóm ngân hàng sang các ngân hàng khác Mỹ, giai đoạn 1929-1933 và nhiều năm sau (Hồ Thanh Xuân, 2015). đó, đột biến rút tiền gửi và đổ vỡ ngân hàng Về nguyên nhân của tình trạng đột biến đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. rút tiền gửi, có nhiều cách giải thích khác Ngày nay, với sự có mặt của các quy định nhau liên quan đến tình trạng đột biến rút bảo vệ người gửi tiền, như chính sách bảo tiền gửi hay rút tiền hàng loạt, song nguyên hiểm tiền gửi, hiện tượng đột biến rút tiền nhân mất niềm tin vào tổ chức tín dụng gửi có xu hướng xảy ra lặng lẽ hơn nhưng được xem là phổ biến. Hoạt động ngân vẫn là loại rủi ro hiện hữu và có ảnh hưởng hàng dựa trên niềm tin và do đó, bất kể lớn (Nguyễn Thị Kim Oanh và Nguyễn Thị khi nào xảy ra tình trạng “thiếu niềm tin, Hồng Nguyên, 2009). ngờ vực của khách hàng đối với ngân hàng 1 Nguyễn Hồ Thảo Nguyên, Hồ Nguyên Phương, có thể ảnh hưởng tới hoạt động, uy tín và Nguyễn Thị Kim Oanh, Kinh nghiệm quốc tế về thương hiệu của ngân hàng. Hiện tượng có giảm thiểu tổn thất do tin đồn thất thiệt trong hoạt động ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng số 22/2019 thông tin bất lợi về dịch vụ của một ngân (tapchinganhang.gov.vn). 2 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024
  3. BÙI HỮU TOÀN Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Hà Nội tháng 7/2005, Ngân hàng TMCP Sài năm 2007- 2008, sau sụp đổ của một trong Gòn tháng 10/2022. những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ Rút tiền gửi hàng loạt có thể được xem là là Lehman Brothers và kéo theo sự sụp đổ “rủi ro đặc trưng” mà bất kỳ tổ chức tín của hàng loạt ngân hàng lớn trên khắp nước dụng nào cũng phải đối mặt. Và tình trạng Mỹ đã kéo theo nhiều ngân hàng lớn ở đột biến rút tiền gửi do bất kỳ nguyên nhân châu Âu, đặc biệt là ở Anh, Iceland, Bỉ và nào, ở quy mô một hay nhiều hệ thống các Tây Ban Nha rơi vào khủng hoảng vì cũng tổ chức tín dụng trên thị trường cũng đều tham gia vào thị trường tín dụng thứ cấp ở mang lại những hậu quả tiêu cực đối với sự Mỹ. Nhiều ngân hàng ở châu Âu bị rút tiền ổn định của thị trường, phát sinh chi phí xử đột biến và bị mất thanh khoản, sau đó phải lý cũng như gây nhiều tổn thất cho tổ chức quốc hữu hóa là nguyên nhân dẫn đến việc tín dụng. Điều này đặt ra đòi hỏi hiện tượng khan tín dụng trên toàn cầu và ảnh hưởng tiêu đột biến rút tiền gửi cần phải được phát cực tới lĩnh vực sản xuất, thương mại và dẫn hiện sớm, xác định đúng và trúng nguyên tới suy thoái kinh tế ở nhiều nước (Nguyễn nhân để có biện pháp phối hợp xử lý phù Thị Thục Hiền, 2023).  Bên cạnh đó, trong hợp (Nguyễn Hồ Thảo Nguyên và cộng sự, năm 2023, thế giới cũng chứng kiến sự đổ 2019). Đối với các tổ chức tín dụng, quản vỡ của nhiều ngân hàng lớn của Hoa Kỳ lý hiệu quả rủi ro thanh khoản sẽ giúp giải và Thụy Sỹ như Ngân hàng Silicon Valley quyết được triệt để tình trạng đột biến rút Santa Clara, California (đóng cửa vào ngày tiền gửi (Nguyễn Thu Thủy và Hoàng Thái 10/3/2023), Ngân hàng Signature, New York Sơn, 2017). (đóng cửa vào ngày 12/3/2023), Ngân hàng Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa First Republic, San Francisco, California đổi 2017 không có quy định về xử lý trường (đóng cửa vào ngày 01/5/2023), Ngân hàng hợp xử lý tình trạng rút tiền hàng loạt. Đây Heartland Tri-State, Elkhart, Kansas (đóng là khoảng trống pháp lý. Luật Các tổ chức cửa vào ngày 28/7/2023), Credit Suisse của tín dụng năm 2024 đã lần đầu tiên đưa ra Thụy Sỹ được chuyển nhượng cho Ngân hàng quy định này. Dựa trên tổng quan về bản UBS và Ngân hàng Silicon Valley Chi nhánh chất và nguyên nhân, hậu quả của đột biến Anh quốc  (SVBUK) cũng được chuyển rút tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, bài viết nhượng cho Ngân hàng HSBC (Tạ Quang này phân tích thực trạng rút tiền hàng loạt Đôn, 2024). Chẳng hạn, vụ sụp đổ ngân hàng trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, lớn nhất tại Mỹ kể từ khủng hoảng tài chính qua đó nêu bật điểm mới của quy định xử lý toàn cầu năm 2008, khi ngân hàng Silicon trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng Valley Bank (SVB)- nằm trong top 20 nhà loạt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024, băng lớn nhất về tài sản ở Mỹ- bị khách hàng qua đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp ồ ạt rút tiền, trước khi các cơ quan quản lý phần giữ ổn định hệ thống cũng như tổ chức Mỹ can thiệp và nắm quyền kiểm soát (Ngọc tín dụng khi bị rút tiền hàng loạt. Trang, 2023). Tại Việt Nam, từ năm 2003 đến 2023 cũng đã xảy ra tình trạng rút tiền 2. Thực trạng quy định xử lý rút tiền hàng loạt do tin đồn thất thiệt hoặc những sai hàng loạt trong hoạt động ngân hàng tại phạm trong hoạt động ngân hàng, điển hình Việt Nam như các vụ việc xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Á Châu tháng 10/2003, 2.1. Thực trạng rút tiền hàng loạt trong Ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 3
  4. Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tại Việt Nam Trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam gửi tiền và cho biết thanh tra ngân hàng cũng đã xuất hiện tình trạng rút tiền hàng đang tiếp tục tìm hiểu và làm rõ vụ việc, loạt do tin đồn thất thiệt hoặc do những sai đồng thời khẳng định tình hình tài chính phạm trong hoạt động ngân hàng. Đầu tiên của Phương Nam cho đến giờ phút này vẫn là vụ rút tiền hàng loạt xảy ra tại Ngân hàng ổn định, khả năng thanh khoản tốt. Với số thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng vốn điều lệ 326 tỷ đồng, Phương Nam luôn ACB), bắt đầu từ trưa ngày 14/10/2003 và dành ra một khoản dự phòng rủi ro là 30 tỷ được bình chọn là một trong 9 sự kiện kinh đồng (Vnexpress, 2005). tế nổi bật năm 2003. Theo đó, làn sóng rút Vụ việc gần đây nhất là sự cố rút tiền hàng tiền ồ ạt bắt đầu diễn ra tại Ngân hàng Á loạt xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ Châu xảy ra sau khi có tin Tổng Giám đốc phần Sài Gòn- SCB mà theo đánh giá của Ngân hàng này, ông Phạm Văn Thiệt, bỏ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “dư âm trốn. Để bác bỏ tin đồn chiều và đêm cùng của sự cố rút tiền hàng loạt tại SCB vào ngày, đích thân ông Thiệt đeo thẻ ghi rõ cuối năm 2022 tác động lớn tới thanh tên, cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khoản, tâm lý thị trường, khiến các tổ chức đi từ chi nhánh này đến chi nhánh khác tín dụng thận trọng hơn trong việc quản trị của Ngân hàng ACB tại Thành phố Hồ Chí và cân đối nguồn vốn tín dụng” (Minh Ánh Minh để chứng minh tin đồn là thất thiệt, & Phạm Đông, 2024), là sự cố “chưa từng nhưng cũng không thể ngăn chặn nỗi sợ có trong lịch sử và khi xử lý phải ưu tiên hãi của người dân. Sau ba ngày, Ngân hàng an toàn hệ thống” (Hương Giang, 2024). ACB mới hoạt động trở lại bình thường Nguyên nhân của tình trạng người dân sau nhiều lần có sự cam kết và bảo đảm đến rút tiền hàng loạt tại ngân hàng SCB về mặt tài chính của lãnh đạo Ngân hàng xuất phát từ sự kiện Bộ Công an bắt và Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố khởi tố Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Hồ Chí Minh (Vnexpress, 2003). Đối với trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ngân hàng ACB, bên cạnh sự cố tin đồn Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập thất thiệt dẫn đến tình trạng rút tiền gửi đoàn Vạn Thịnh Phát). Cụ thể, ngay sau hàng loạt còn vụ việc khởi tố, bắt tạm giam khi thông tin trên được công bố đã tạo ra đối với ông Nguyễn Đức Kiên, người sáng làn sóng bất lợi cho Ngân hàng SCB, dẫn lập ACB và có ảnh hưởng rất lớn đối với đến việc người dân ồ ạt vào làm thủ tục ngân hàng này. rút tiền trước hạn gây ra tình trạng tê liệt Tiếp theo là vụ việc rút tiền hàng loạt cục bộ và ảnh hưởng xấu đến tâm lý của xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần người dân cả nước (Đỗ Như, 2024). Trong Phương Nam Chi nhánh Hà Nội. Theo vụ việc tại Ngân hàng SCB, đã có hàng đó, đã có nhiều khách hàng kéo đến xếp trăm tin, bài viết, video đăng tải nội dung hàng dài trước quầy giao dịch của Ngân kêu gọi, khuyên người dân tập trung đi rút hàng thương mại cổ phần Phương Nam chi tiền trước hạn tại các cây ATM của Ngân nhánh Hà Nội do hoang mang trước thông hàng SCB, đăng tải hình ảnh, video người tin Ngân hàng Phương Nam có tên trong dân tập trung đông tại các trụ sở, cây ATM một số hồ sơ cho vay tiêu dùng có dấu hiệu của Ngân hàng SCB tại các tỉnh, thành lừa đảo ở huyện Sóc Sơn. Ngân hàng Nhà phố, đặc biệt là các tỉnh, thành phố lớn nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Hà Nội đã trực tiếp xuống làm việc, cùng Nẵng, Quảng Ninh (Cổng thông tin điện tử lãnh đạo đơn vị giải thích để trấn an người Chính phủ, 2024).  4 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024
  5. BÙI HỮU TOÀN Qua một số vụ việc rút tiền gửi hàng loạt Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa ở Việt Nam cho thấy, tình trạng rút tiền đổi 2017 không có quy định về xử lý trường gửi hàng loạt là hiện tượng đã xảy ra và đa hợp xử lý tình trạng rút tiền hàng loạt. Đây phần gắn với những tin đồn liên quan đến là khoảng trống pháp lý cần được bổ sung, tình trạng hoạt động của ngân hàng. Hầu bởi lẽ, việc xử lý trường hợp rút tiền hàng hết các tin đồn đều liên quan đến thực trạng loạt phải dựa trên các quy định rõ ràng, cụ hoạt động (thường xuất phát từ những sai thể. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã phạm của người quản lý, người điều hành) bổ sung mới quy định về xử lý trường hợp và việc khởi tố, bắt tạm giam của những tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, cụ thể người có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tại Chương XI, Điều 191. Xử lý trường hợp các ngân hàng thương mại. tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt. Khi các vụ việc xảy ra, mục tiêu chính của Quy định về xử lý trường hợp tổ chức tín việc xử lý sự cố rút tiền gửi hàng loạt là ưu dụng bị rút tiền hàng loạt là sự thể hiện trên tiên giữ an toàn hệ thống bên cạnh mục tiêu thực tế Chiến lược phát triển Ngân hàng ưu tiên bảo đảm quyền lợi người gửi tiền. Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi một tổ năm 2030, Nghị quyết số 31/2021/QH15 chức tín dụng rơi vào khó khăn, việc rút tiền ngày 12/11/2021 của Quốc hội về cơ cấu gửi diễn ra rất nhanh chóng, có thể gây ra sự lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025 và phá sản của một hay nhiều ngân hàng, kéo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức theo hiệu ứng khủng hoảng của cả hệ thống tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn tài chính. Trong tình trạng căng thẳng tài 2021-2025” ban hành kèm theo Quyết định chính, các tổ chức tín dụng cần có những kế số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ hoạch kỹ lưỡng để khôi phục trạng thái ổn tướng Chính phủ. Nội dung chính của các định tài chính, đồng thời, các cơ quan giám chính sách này là đòi hỏi tiếp tục cơ cấu lại sát cần can thiệp sớm một cách hiệu quả để hệ thống các tổ chức tín dụng, hoàn thiện hỗ trợ các ngân hàng đang khó khăn tài chính thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng (Hoàng Lan, 2024). Thực tế cho thấy, tại Việt phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo Nam các vụ việc đều được Ngân hàng Nhà đảm an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ nước và các cơ quan hữu quan xử lý nhanh thống cũng như xây dựng cơ chế hỗ trợ các chóng, kịp thời. Sau khi đã giữ ổn định hoạt tổ chức tín dụng được chỉ định tiếp nhận, động ngân hàng của tổ chức tín dụng bị rút quản lý tổ chức tín dụng yếu kém và các tiền gửi hàng loạt và an toàn hệ thống các tổ tổ chức tín dụng tham gia tái cơ cấu; xây chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước áp dụng dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, cơ chế các biện pháp tiếp theo để xử lý triệt để sự xử lý khủng hoảng hệ thống và xử lý các tổ cố rút tiền gửi hàng loạt. Có thể khẳng định, chức tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao, bảo đảm cách thức giải quyết các tin đồn dẫn đến rút quyền can thiệp của Ngân hàng Nhà nước tiền gửi hàng loạt là các can thiệp hành chính nhằm bảo vệ sự an toàn hệ thống và an toàn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- cơ quan tiền gửi của người dân. Việc bổ sung quy có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý định xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. rút tiền hàng loạt là bước tiến trong quá trình tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp 2.2. Quy định về xử lý trường hợp tổ chức lý liên quan tới tiền tệ, ngân hàng phù hợp tín dụng bị rút tiền hàng loạt trong Luật với nguyên tắc thị trường, bảo đảm an toàn, Các tổ chức tín dụng năm 2024 lành mạnh và ổn định của hệ thống, tăng Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 5
  6. Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tại Việt Nam cường tính minh bạch, công khai và bảo vệ dụng và các hoạt động khác có sử dụng quyền lợi người gửi tiền. nguồn tiền của tổ chức tín dụng; các giải Qua nghiên cứu nội dung quy định về xử pháp khác để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền gửi cho khách hàng. hàng loạt trong Luật Các tổ chức tín dụng - Khoản 3 Điều 143 Luật Các tổ chức tín năm 2024 cho thấy những điểm mới chính dụng năm 2024, thực hiện các biện pháp sau đây: tại phương án khắc phục trong tình huống Một là, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 bị rút tiền hàng loạt quy định tại Điều 143 đã quy định rõ nội hàm thuật ngữ rút tiền của Luật Các tổ chức tín dụng; cập nhật, hàng loạt, theo đó, rút tiền hàng loạt là việc điều chỉnh phương án trong trường hợp cần tổ chức tín dụng bị nhiều người gửi tiền thiết. Cụ thể: cùng rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng có “3. Các biện pháp quy định tại điểm c nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả khoản 2 Điều này2 phải bao gồm các biện năng thanh toán theo quy định của Thống pháp chủ yếu sau đây: đốc Ngân hàng Nhà nước. a) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp và thời Hai là, từ quy định Luật Các tổ chức tín gian thực hiện; lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu dụng năm 2024 có thể nhận thấy, có hai cổ phần, phần vốn góp của cổ đông, thành trường hợp tổ chức tín dụng có thể rơi vào viên góp vốn quy định tại điểm b khoản 1 tình trạng rút tiền hàng loạt là: i) rút tiền Điều 159 của Luật này; hàng loạt xảy ra khi tổ chức tín dụng dụng b) Cải thiện khả năng thanh khoản; tăng đang “hoạt động bình thường” và rút tiền cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản hàng loạt trong tình trạng “đang được can cao; bán, chuyển nhượng tài sản và giải thiệp sớm”. Đối với, trường hợp tổ chức pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an tín dụng đang được can thiệp sớm mà bị toàn trong hoạt động ngân hàng; rút tiền hàng loạt thì tổ chức tín dụng đó c) Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình d) Nâng cao năng lực quản trị, điều hành; trạng rút tiền hàng loạt và rà soát, đồng thời đ) Xử lý tồn tại, yếu kém về tài chính, nợ phải thực hiện đánh giá lại thực trạng để xấu, tài sản bảo đảm và các biện pháp khắc xây dựng, điều chỉnh phương án khắc phục phục vi phạm pháp luật; đã được thông qua phù hợp với thực tiễn, e) Biện pháp truyền thông, công nghệ thông nguyên nhân và diễn biến của tình trạng rút tin để khắc phục khó khăn về thanh khoản.” tiền hàng loạt. Tổ chức tín dụng phải thực - Khoản 3 Điều 191 Luật Các tổ chức tín hiện phương án khắc phục đã được xây dụng năm 2024 quy định biện pháp hỗ trợ dựng, điều chỉnh. có thể được áp dụng khi tổ chức tín dụng rơi Ba là, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 vào tình trạng rút tiền hàng loạt bao gồm: đã quy định rõ biện pháp phải thực hiện “a. Bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà ngay khi xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt nước trên nghiệp vụ thị trường mở với lãi và các biện pháp hỗ trợ. Theo đó, khi xảy suất 0%; ra tình trạng rút tiền hàng loạt, tổ chức tín b. Thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về hàng Nhà nước để bảo đảm thanh khoản tình hình này và phải thực hiện ngay các biện pháp sau đây: 2 Điểm c khoản 2 điều 143 Luật Các tổ chức tín - Không chia cổ tức bằng tiền mặt; tạm dụng năm 2024: Các biện pháp triển khai nhằm khắc phục từng trường hợp quy định tại khoản 1 dừng hoặc hạn chế các hoạt động cấp tín Điều 156 của Luật này. 6 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024
  7. BÙI HỮU TOÀN theo quy định của Thống đốc Ngân hàng 3. Kết luận và một số khuyến nghị Nhà nước; c. Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp Bài viết đặt vấn đề nghiên cứu dựa trên tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài phân tích bản chất, nguyên nhân và hậu chính vi mô được vay đặc biệt từ Ngân quả của đột biến rút tiền gửi, qua đó phân hàng Nhà nước; vay đặc biệt từ tổ chức tích thực trạng tại Việt Nam từ năm 2003 bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp đến 2023 về tình trạng rút tiền hàng loạt luật về bảo hiểm tiền gửi; vay đặc biệt từ tổ do tin đồn thất thiệt hoặc những sai phạm chức tín dụng khác.” trong hoạt động ngân hàng tại Ngân hàng Ngoài các biện pháp trên, tổ chức tín dụng TMCP Á Châu tháng 10/2003, Ngân hàng còn có thể được Ngân hàng Nhà nước cho TMCP Phương Nam chi nhánh Hà Nội vay đặc biệt để chi trả tiền gửi cho người gửi tháng 7/2005, Ngân hàng TMCP Sài Gòn tiền theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều tháng 10/2022. Bài viết cũng đã phân tích 192 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024: 3 điểm mới về quy định xử lý trường hợp “a. Để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền rút tiền hàng loạt trong Luật Các tổ chức tín theo quy định tại Điều 191 của Luật này”. dụng năm 2024. Việc Luật các Tổ chức tín dụng năm 2024 Với các quy định mới về rút tiền hàng loạt đã bổ sung quy định mới về xử lý trường và biện pháp xử lý là bước hoàn thiện tiếp hợp rút tiền hàng loạt sẽ góp phần quan theo nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người trọng vào việc giữ ổn định hệ thống cũng gửi tiền, duy trì sự ổn định của hệ thống như tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt. các tổ chức tín dụng. Do vậy để triển khai Rút tiền hàng loạt hay đột biến rút tiền gửi hiệu quả quy định về xử lý trường hợp rút trong hoạt động ngân hàng luôn trở thành tiền hàng loạt, Ngân hàng Nhà nước cần mối nguy hiểm, đe dọa khả năng ổn định nghiên cứu để ban hành các hướng dẫn để trong hoạt động và khả năng thanh khoản triển khai khi Luật Các tổ chức tín dụng của tổ chức tín dụng. Rút tiền hàng loạt dù năm 2024 có hiệu lực. Một số khuyến nghị xảy ra trong bất cứ thời điểm và do nguyên như sau: nhân nào đi chăng nữa cũng cần phải được Thứ nhất, cần có văn bản cụ thể hóa các xử lý nhanh chóng và có sự trợ giúp không tiêu chí để xác định trường hợp bị rút tiền chỉ của các tổ chức tín dụng mà còn của hàng loạt tại Điều 4.31 Luật Các tổ chức tín Ngân hàng Nhà nước. Quy định về xử lý dụng năm 2024. rút tiền hàng loạt trong Luật Các tổ chức Thứ hai, tách biệt làm rõ về 2 trường hợp tín dụng năm 2024 là bước phát triển mới bị rút tiền hàng loạt do trường hợp tổ chức nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, bên tín dụng bị rút tiền hàng loạt trong “trạng cạnh cơ chế bảo vệ quyền lợi người gửi thái bình thường” và tổ chức tín dụng đang tiền trong Luật Bảo hiểm tiền gửi. Để triển trong tình trạng “được can thiệp sớm”, có sự khai hiệu quả quy định về xử lý trường hợp khác biệt về bản chất, nguyên dẫn cũng như rút tiền hàng loạt, Ngân hàng Nhà nước khi hậu quả xảy ra. Đối với trường hợp rút tiền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành hàng loạt trong “trạng thái bình thường”, cần quan tâm và đặt quyền lợi của người nội dung các hướng dẫn cần cụ thể hóa nội gửi tiền lên hàng đầu, xem xét, đánh giá dung liên quan đến quy mô, phạm vi rút tiền những bất cập ảnh hưởng tới quyền lợi của hàng loạt trong phạm vi khu vực hay ở toàn họ để đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả, hệ thống. Các hướng dẫn này, cần phân biệt an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. cụ thể trường hợp rút tiền hàng loạt do tin Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 7
  8. Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tại Việt Nam đồn hay xuất phát từ tình trạng tài chính của kiện để thay đổi các biện pháp khắc phục đã tổ chức tín dụng để có biện pháp xử lý kịp được dự liệu. thời. Đối với trường hợp tổ chức tín dụng bị Thứ ba, cần có văn bản quy định rõ hơn về rút tiền hàng loạt trong điều kiện được “can trách nhiệm báo cáo của các tổ chức tín dụng. thiệp sớm”, các hướng dẫn cần tập trung Thứ tư, cần có văn bản hướng dẫn rõ hơn vào việc triển khai các biện pháp khắc phục, quy định về việc các tổ chức tín dụng được đồng thời phải bảo đảm thống nhất với các áp dụng biện pháp hỗ trợ khi bị rút tiền biện pháp can thiệp sớm đang được áp dụng. hàng loạt tại Điều 191.3 Luật Các tổ chức Các hướng dẫn này cũng cần quy định điều tín dụng năm 2024. ■ Tài liệu tham khảo Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2022). Xử lý nghiêm các đối tượng tung tin thất thiệt, kích động người dân rút tiền ồ ạt tại Ngân hàng SCB - chinhphu.vn ngày 3/12/2022. Ngày truy cập 14/3/2024. Chính phủ. (2022). Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” ban hành kèm theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ Đỗ Như (2024). Bộ Công an: Yêu cầu ngừng xuyên tạc, kích động người dân rút tiền tại Ngân hàng SCB - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn ngày 3/12/2022. Ngày truy cập 14/03/2024. Hương Giang. (2023). Rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng SCB chưa từng có trong lịch sử, phải ưu tiên an toàn hệ thống -thanhtra.com.vn ngày 01/06/2023. Ngày truy cập 14/03/2024. Hoàng Lan. (2023). Lấp khoảng trống pháp lý đối với khủng hoảng ngân hàng tại Việt Nam - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới - vneconomy.vn – ngày 23/03/2023. Ngày truy cập 15/03/2024. Hồ Thanh Xuân. (2015). Ngăn chặn hiệu quả đột biến rút tiền gửi – Sự phối hợp giữa NHNN – BHTGVN – Báo chí truyền thông (div.gov.vn). Ngày truy cập 23/3/2015. Hồ Thanh Xuân. (2015), Đột biến rút tiền gửi - Thách thức và giải pháp (div.gov.vn). Ngày truy cập 30/11/2015. Quốc hội (2024), Luật các Tổ chức tín dụng năm 2024, Khoản 1 Điều 191, Khoản 3 Điều 191, Điểm a Khoản 1 Điều 192 Ngọc Trang. (2023). Nhìn lại cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu trong chưa đầy 2 tuần qua (Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới - vneconomy.vn ngày 20/03/2023). Ngày truy cập 15/03/2024. Minh Ánh & Phạm Đông. (2024). Sự cố rút tiền hàng loạt tại SCB tác động lớn tới thanh khoản, thị trường - laodong.vn ngày 08/01/2024. Ngày truy cập 24/03/2024. Nguyễn Thị Kim Oanh. (2009). Bảo hiểm tiền gửi: cơ hội và thách thức, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 21(157), tháng 11/2009. Nguyễn Thị Kim Oanh & Nguyễn Thị Hồng Nguyên. (2009). Đột biến rút tiền gửi – thách thức lớn trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 15(152), tháng 8/2009. Nguyễn Thị Thục Hiền.(2023). Khủng hoảng ngân hàng và một số khuyến nghị đối với Việt Nam, truy cập tại địa chỉ:sbv. gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter=false&showHead er=false&dDocName=SBV580040&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=46374571961874023 . Ngày truy cập 27/10/2023. Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2009). Vai trò của bảo hiểm tiền gửi Mỹ trong quản lý khủng hoảng, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 20(156), tháng 10/2009. Nguyễn Hồ Thảo Nguyên, Hồ Nguyên Phương, Nguyễn Thị Kim Oanh. (2019). Truy cập tại địa chỉ: Kinh nghiệm quốc tế về giảm thiểu tổn thất do tin đồn thất thiệt trong hoạt động ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng số 22/2019 (tapchinganhang.gov.vn) Nguyễn Hồ Thảo Nguyên, Hồ Nguyên Phương, Nguyễn Thị Kim Oanh. (2019). Kinh nghiệm quốc tế về giảm thiểu tổn thất do tin đồn thất thiệt trong hoạt động ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng số 22/2019 (tapchinganhang.gov.vn). Nguyễn Xuân Thành. (2002). Khủng hoảng tài chính ở Đông Á: Mô hình khủng hoảng tài chính thế hệ thứ ba, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright số CV02-53-5.0, ngày 02/02/2002. Nguyễn Thu Thủy & Hoàng Thái Sơn. (2017). Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Thái Nguyên: Chuyên san: Khoa học Xã hội – Nhân văn – Kinh tế, tập 167, số 7, 2017, tr. 231 – 236. Quốc hội (2021). Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 Tạ Quang Đôn. (2024). Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam, truy cập tại địa chỉ tapchinganhang.gov.vn ngày 5/01/2024. Vnexpress Online. (2023). 9 sự kiện kinh tế năm 2003 - VnExpress Kinh doanh ngày 24/12/2003. Ngày truy cập: 14/03/2024. Vnxpress Online. (2023). Người dân ồ ạt rút tiền ở Ngân hàng Phương Nam - VnExpress Kinh doanh ngày 22/7/2005. Ngày truy cập: 14/03/2024. 8 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2