intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu thế R&D và chuyển giao công nghệ quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Ebook Khoa học và công nghệ thế giới – Xu thế R&D và chuyển giao công nghệ quốc tế" gồm 3 chương với các nội dung: động lực thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới toàn cầu; xu thế chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới; chuyển giao công nghệ quốc tế; khoa học và công nghệ của các nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu thế R&D và chuyển giao công nghệ quốc tế

  1. BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THẾ GIỚI XU THẾ R&D VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUỐC TẾ HÀ NỘI. 2009 0
  2. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THẾ GIỚI XU THẾ R&D VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUỐC TẾ Biên soạn: TẠ BÁ HƢNG PHÙNG MINH LAI NGUYỄN PHƢƠNG ANH TẠ HOÀI ANH ĐẶNG BẢO HÀ NGUYỄN LÊ HẰNG KIỀU GIA NHƢ NGUYỄN MẠNH QUÂN PHÙNG ANH TIẾN Cơ quan xuất bản: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA In 1000 bản khổ 16 x 24 cm tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Giấy phép xuất bản số 151/GP-CXB ngày 16 tháng 10 năm 2009. In xong và nộp lƣu chiểu tháng 11/2009 1
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƢƠNG 1. ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI TOÀN CẦU ...................................... 7 1.1. Động lực tăng trƣởng kinh tế .............................................................................. 7 1.2. Các đặc điểm động lực NCPT: Diện mạo đang thay đổi .................................... 9 Các xu thế NCPT chính: Cƣờng độ giảm trên toàn OECD............................................................................ 9 Giảm hỗ trợ của chính phủ cho NCPT cũng nhƣ giảm tỷ lệ so với GDP ....................................................................................... 12 Tăng chi tiêu NCPT trong khu vực giáo dục đại học........................................... 14 Tính quốc tế hóa của NCPT đang lan rộng .......................................................... 16 1.3. Động lực đổi mới .............................................................................................. 18 Đổi mới trong các công nghệ then chốt ............................................................... 18 Sự đa dạng trong thực hiện đổi mới ở các nƣớc .................................................. 22 Liên kết đổi mới nƣớc ngoài thấp hơn liên kết trong nƣớc .................................. 23 Đổi mới tài chính ................................................................................................. 24 Đầu tƣ vốn mạo hiểm hƣớng tới tăng trƣởng ...................................................... 25 1.4. Gia tăng patent và các bài báo khoa học ........................................................... 29 Patent ................................................................................................................... 29 Đồng sáng chế quốc tế ......................................................................................... 32 Xuất bản khoa học ............................................................................................... 33 1.5. Nhu cầu nguồn nhân lực tăng nhanh ................................................................. 36 Số lƣợng các nhà nghiên cứu đang gia tăng ........................................................ 37 Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học và kỹ thuật tiếp tục giảm........................................................................................ 38 Quốc tế hóa nhân lực KH&CN đang mở rộng ..................................................... 40 CHƢƠNG 2. XU THẾ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI.......................................................... 42 2.1. Các chiến lƣợc về khoa học, công nghệ và đổi mới quốc gia ........................... 42 Cải tổ và quản lý KH&CN ................................................................................... 46 2.2. Tăng cƣờng nghiên cứu công và các cơ quan nghiên cứu công ........................ 52 Tăng chi tiêu NCPT công .................................................................................... 53 Tăng cƣờng sự tập trung và giảm phân mảng ...................................................... 56 2.3. Hỗ trợ cho đổi mới và NCPT của doanh nghiệp ............................................... 57 Các xu hƣớng hỗ trợ trực tiếp .............................................................................. 58 Khuyến khích về thuế đối với NCPT ................................................................... 59 2
  4. Hỗ trợ tài chính cho lao động và những đóng góp xã hội cho nhân lực NCPT ................................................................................ 64 Cấp vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp rủi ro cao .......................... 65 Hỗ trợ phi công nghệ và đổi mới dịch vụ ............................................................ 67 Tăng cƣờng hợp tác và liên kết giữa các nhà đầu tƣ ............................................ 69 Hợp tác công- tƣ .................................................................................................. 69 Nâng cao khả năng hỗ trợ cho đổi mới ................................................................ 72 Những thay đổi trong các quy định về sở hữu trí tuệ.......................................... 73 2.4. Toàn cầu hoá nghiên cứu và đổi mới ................................................................ 73 Kết nối các công ty trong nƣớc với các nguồn lực nghiên cứu và đổi mới nƣớc ngoài ................................................................... 74 Xúc tiến NCPT hƣớng nội và đầu tƣ vào đổi mới ............................................... 75 Đẩy mạnh hợp tác NCPT quốc tế ........................................................................ 77 Toàn cầu hoá các tổ chức nghiên cứu công ......................................................... 78 2.5. Nhân lực KH&CN............................................................................................. 79 Gia tăng nguồn cung nhân lực KH&CN .............................................................. 79 Thúc đẩy thuyên chuyển quốc tế các nhà khoa học và kỹ sƣ .............................. 84 CHƢƠNG 3. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUỐC TẾ ..................................... 88 3.1. Khái niệm .......................................................................................................... 88 Chuyển giao công nghệ........................................................................................ 88 Các kênh chuyển giao công nghệ......................................................................... 89 Những lan tỏa công nghệ và các kênh chính của chúng ...................................... 95 3.2. Những xu hƣớng mới trong chuyển giao công nghệ ......................................... 98 Nhân lực............................................................................................................... 98 Công nghệ phát triển từ nguồn đầu tƣ công ....................................................... 102 Công nghệ do tƣ nhân phát triển ........................................................................ 109 3.3. Chính sách tăng cƣờng chuyển giao công nghệ quốc tế ................................. 114 Các chính sách của nƣớc tiếp nhận .................................................................... 115 Các chính sách của nƣớc xuất công nghệ .......................................................... 118 Các lựa chọn chính sách đa phƣơng .................................................................. 121 CHƢƠNG 4. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC NƢỚC ...................... 124 Mỹ .......................................................................................................................... 124 Canađa .................................................................................................................... 126 Mêhicô ................................................................................................................... 127 Braxin ..................................................................................................................... 129 Chilê ....................................................................................................................... 131 Anh ......................................................................................................................... 133 Ai xơ-len ................................................................................................................ 135 Ai-len ..................................................................................................................... 137 Áo ........................................................................................................................... 139 3
  5. Ba Lan .................................................................................................................... 141 Bỉ ............................................................................................................................ 143 Bồ Đào Nha ............................................................................................................ 145 Đan Mạch ............................................................................................................... 147 Đức ......................................................................................................................... 149 Hà Lan .................................................................................................................... 151 Hungary .................................................................................................................. 153 Hy lạp ..................................................................................................................... 155 Italia ....................................................................................................................... 157 Na-uy ...................................................................................................................... 159 Liên bang Nga ........................................................................................................ 161 Pháp ........................................................................................................................ 163 Phần Lan ................................................................................................................ 165 Cộng hoà Séc.......................................................................................................... 167 CH Slovakia ........................................................................................................... 169 Tây Ban Nha .......................................................................................................... 171 Thụy Điển .............................................................................................................. 173 Thụy Sỹ .................................................................................................................. 175 Nhật Bản ................................................................................................................ 177 Hàn Quốc ............................................................................................................... 179 Trung Quốc ............................................................................................................ 181 Niu Dilân ................................................................................................................ 183 Ôxtrâylia................................................................................................................. 185 Israel ....................................................................................................................... 187 Nam Phi.................................................................................................................. 189 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 191 TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
  6. CÁC CHỮ VIẾT TẮT BERD Chi NCPT của doanh nghiệp BRIC Nhóm 4 nước mới nổi là Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản lượng quốc nội GERD Tổng chi quốc gia cho NCPT HERD Chi NCPT của khu vực đại học KH&CN Khoa học và công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật MNE Công ty đa quốc gia NCPT Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế TRIPS Hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại 5
  7. LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế toàn cầu hiện đang trải qua một thời kỳ đầy khó khăn, chuyển dịch từ giai đoạn phát triển ổn định sang giai đoạn rất bất ổn do khủng hoảng tài chính bắt nguồn ở các nƣớc giàu có đã làm rung chuyển các thị trƣờng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, các quốc gia vẫn tiếp tục đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) và đƣa ra những ƣu đãi khuyến khích nghiên cứu và phát triển (NCPT) nhằm nâng cao năng lực đổi mới của quốc gia. Mặc dù các chỉ số kinh tế ảm đạm, thế nhƣng dự báo chi tiêu cho NCPT trong năm 2009 sẽ đạt 1.143,2 tỷ USD, cao hơn 3,2% so với năm 2008. Phần lớn tăng trƣởng toàn cầu này là do sự mở rộng tiếp tục NCPT ở châu Á, tuy sự tăng trƣởng NCPT trong vùng địa lý này cũng bị những tác động toàn cầu. Do các cơ hội thị trƣờng toàn cầu tăng lên và tài năng kỹ thuật trở nên rộng khắp hơn, nên đã xuất hiện xu hƣớng hợp tác trong các chƣơng trình nghiên cứu và sử dụng tài năng ở nƣớc ngoài để hỗ trợ các hoạt động kinh tế. Cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế và KH&CN, chuyển giao công nghệ quốc tế ngày càng mở rộng quy mô, tạo điều kiện cho các nƣớc đang phát triển nhanh chóng tiếp cận đƣợc kiến thức và kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Dựa trên những báo cáo mới nhất của các tổ chức quốc tế về kinh tế và KH&CN, cuốn sách “Khoa học và Công nghệ thế giới: Xu thế chuyển giao công nghệ quốc tế” đƣợc biên soạn nhằm giới thiệu cùng bạn đọc những biến đổi trong hoạt động NCPT và đổi mới toàn cầu trong những năm qua cùng với những xu thế mới trong chuyển giao công nghệ quốc tế. TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 6
  8. CHƢƠNG 1 ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI TOÀN CẦU Cơ cấu toàn cầu về NCPT, hoạt động nghiên cứu khoa học, phát minh và đổi mới đều đang trong quá trình chuyển đổi đa chiều. Mặc dù các nền kinh tế OECD và các nền kinh tế khác vẫn tiếp tục thể hiện tính đa dạng bền vững, nhƣng cũng đã xuất hiện các xu thế mạnh mẽ, định hình lại các mô hình toàn cầu về nghiên cứu, công nghệ và đổi mới. Thay đổi diễn ra theo các chiều hƣớng chủ yếu gồm: gia tăng gần nhƣ tuyệt đối các hoạt động NCPT và các hoạt động liên quan đến đổi mới; sự phát triển của các nền kinh tế nhóm BRIC (viết tắt của 4 nƣớc Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) trong các lĩnh vực KH&CN; toàn cầu hóa NCPT với mức độ đáng kể; hoạt động NCPT nhiều hơn trong ngành dịch vụ và ngày càng chú trọng đến đổi mới ngoài lĩnh vực công nghệ; thay đổi các chính sách quy mô lớn hƣớng tới các biện pháp khuyến khích tài chính đối với NCPT; tăng cƣờng quốc tế hoá và di chuyển nhân lực có kỹ năng cao, trong đó tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ vào lực lƣợng lao động KH&CN ở tất cả các nƣớc. Một số nhân tố làm cơ sở cho những phát triển này là bản chất tự nhiên của đổi mới ngày càng do tri thức quyết định; sự thay đổi nhanh chóng của các tổ chức nghiên cứu do tin học chi phối; hợp tác và chia sẻ tri thức; khả năng kết nối đƣợc cải thiện nhanh chóng và sự phát triển các công nghệ và tiêu chuẩn „nền‟ do toàn cầu hóa gia tăng; những thay đổi trên thị trƣờng; môi trƣờng cạnh tranh và công nghệ. 1.1. Động lực tăng trƣởng kinh tế Với hầu hết các nƣớc OECD, năng suất lao động thấp là nguyên nhân gây ra những chênh lệch về GDP tính trên đầu ngƣời so với ở Mỹ. Số liệu năm 2006 cho thấy, các nƣớc thành viên nghèo hơn trong OECD có GDP/giờ làm việc thấp hơn gần một nửa so với mức của Mỹ. 7
  9. Các nƣớc cần phải phấn đấu đạt đƣợc năng suất lao động cao hơn để cải thiện cuộc sống vật chất, điều mà toàn nhân loại mong muốn. Một số động lực quan trọng là đầu tƣ vốn đáng kể cho công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) và các lĩnh vực khác ngoài CNTT-TT giúp ngƣời lao động có thể làm việc hiệu quả hơn. Sự đóng góp của hiệu quả lao động (do tác động của nhiều nhân tố) cho thấy sức lao động và vốn đã đƣợc sử dụng nhƣ thế nào trong các quy trình sản xuất, cùng với việc thu hút nguồn nhân lực của một nƣớc. Các nhân tố này đóng góp vào tỷ lệ tăng GDP đáng kể ở các nƣớc OECD. Ví dụ, với nhóm nƣớc G7, tăng năng suất đa nhân tố là động lực chính của phát triển kinh tế trong 2 thập kỷ qua. Những hạn chế về quy mô sử dụng lao động tăng lên ở nhiều nƣớc, đóng góp CNTT-TT và đầu tƣ khác, ngoài tăng năng suất đa nhân tố, sẽ ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả kinh tế ở các nƣớc OECD. Điều này cho thấy đổi mới, vốn nhân lực và thay đổi công nghệ sẽ là trọng tâm tăng trƣởng vì đây là các nhân tố làm cơ sở cho những cải thiện về công nghệ và phƣơng pháp làm việc. Trong những năm gần đây, bối cảnh nền kinh tế vĩ mô cho các hoạt động NCPT, các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới ngày càng có triển vọng. Mặc dù có những xáo trộn trên thị trƣờng tài chính, nhƣng tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc OECD vẫn tăng mạnh trong những năm gần đây với mức tăng khoảng 2,7%. Trong 4 năm gần đây, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản tăng trƣởng với tốc độ nhanh hơn so với thập kỷ 1994-2003. Các nền kinh tế BRICS và các nền kinh tế đang phát triển khác nhƣ Inđônêxia tăng trƣởng với tốc độ nhanh hơn (từ 4-10%), điều này sẽ ảnh hƣởng lớn đến thƣơng mại toàn cầu, dòng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và cán cân thanh toán. Trong khối OECD, tỷ lệ thất nghiệp giảm chậm, nhƣng ổn định ở mức 5,6% năm 2007, tình trạng lạm phát cũng ổn định hơn. Các xu thế kinh tế vĩ mô giúp định hình những phát triển hiện nay về hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới. Nhất là ở khu vực tƣ nhân, các hoạt động NCPT và sáng tạo công nghệ phải đƣợc xem là một lĩnh vực cần đầu tƣ. Các đầu tƣ này có xu thế tích cực cả trong tăng trƣởng thực tế và tăng trƣởng dự đoán. Do vậy, các xu thế kinh tế vĩ mô có tác dụng tích cực đối với hiệu quả của các hoạt động liên quan đến NCPT và các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới khác. 8
  10. Tuy nhiên, mức độ tích cực này sẽ phụ thuộc vào các tác động lâu dài của tình hình bất ổn định trên thị trƣờng tài chính và sự mất cân bằng hiện nay của nền kinh tế vĩ mô. Những dự báo trong Viễn cảnh Kinh tế OECD (OECD, 2008a) cho thấy tăng trƣởng yếu ớt ở hầu hết các nƣớc OECD và nhấn mạnh đến tình trạng lạm phát. Kịch bản này là kết quả kết hợp của sự rối loạn thị trƣờng tài chính, đóng băng thị trƣờng nhà đất và giá hàng tiêu dùng tăng vọt. Do hoạt động suy yếu nên tỷ lệ tăng số ngƣời có việc làm ở các nƣớc OECD chậm lại, nhất là ở Mỹ. 1.2. Các đặc điểm động lực NCPT: Diện mạo đang thay đổi Các xu thế NCPT chính: Cường độ giảm trên toàn OECD Trừ Trung Quốc, cƣờng độ NCPT của các nƣớc duy trì gần nhƣ không đổi hoặc tăng rất chậm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do GDP thực tế tăng mạnh, sự ổn định trên diện rộng tỷ lệ NCPT/GDP khiến hoạt động NCPT tăng đáng kể trên toàn cầu. Mức tăng này liên quan đến mức tăng trƣởng bền vững về tạo việc làm cho các nhà nghiên cứu và lực lƣợng lao động KH&CN nói chung, với các tác động phức tạp đến các mô hình về thay đổi quốc tế. Đầu tƣ của OECD vào NCPT đã tăng từ 468,2 tỷ USD năm 1996 lên 817,8 tỷ USD năm 2006. Tổng chi tiêu nội địa cho NCPT (GERD) đã tăng ở mức 4,6%/năm trong giai đoạn 1996-2001, sau đó tăng chậm lại ở mức gần 2,5%/năm trong giai đoạn 2001-2006. Từ 1996 đến 2006, chi tiêu cho NCPT tăng từ 3,2-3,4%/năm tại Mỹ, Nhật Bản và EU. Năm 2006, tỷ lệ của 3 khu vực chính trong tổng chi tiêu cho NCPT của OECD là khoảng 41% đối với Mỹ, 30% đối với EU và 17% đối với Nhật Bản. Trong khi từ năm 2000, EU và Nhật Bản vẫn duy trì tỷ lệ chi tiêu của họ tại OECD, còn Mỹ giảm đi 2%. Xét các xu thế cũng nhƣ viễn cảnh gần đây, cả quy mô và cơ cấu của tình hình thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể có những liên quan đến chi tiêu liên bang dành cho NCPT trong những năm tới. Những ƣớc tính cho năm 2008 chỉ ra rằng quỹ dành cho quốc phòng, an ninh và nghiên cứu năng lƣợng tăng lên, nhƣng quỹ dành cho NCPT trong y tế, thƣơng mại và bảo vệ môi trƣờng lại giảm. Tình hình thị trƣờng tài chính toàn cầu hiện nay với sự bất ổn định và viễn cảnh không chắc chắn về tỷ lệ lãi suất, sau đó là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dƣới chuẩn, có thể ảnh hƣởng đến các kế hoạch chi tiêu cho 9
  11. NCPT nếu các xu thế suy thoái tiếp diễn. Do vậy, mặc dù có hiệu quả mạnh gần đây thì viễn cảnh ngắn và trung hạn vẫn cho thấy có những rủi ro giảm tốc độ tăng trƣởng NCPT trong thời gian tới. Một số nhà phân tích còn dự báo tốc độ tăng trƣởng thực của NCPT ở Mỹ suy giảm xuống còn 1,3% (Viện nghiên cứu Battelle, 2008). Phân bố toàn cầu về NCPT cũng đang thay đổi. Một số nền kinh tế ngoài OECD đang trở thành những nƣớc chi tiêu NCPT có thế lực. Năm 2006, GERD của Trung Quốc đạt 86,8 tỷ USD; thấp hơn Nhật Bản (138,8 tỷ USD) và bằng 1/3 của EU (242,8 tỷ đô la). GERD của Trung Quốc tăng hàng năm ở mức 19% trong thời gian từ 2001 đến 2006. Cùng thời gian này, đầu tƣ cho NCPT của Nam Phi tăng 12%. GERD của Nga tăng từ 9 tỷ USD năm 1996 lên 20 tỷ USD năm 2006, Ấn Độ đạt 23,7 tỷ USD năm 2004. Kết quả là, các nền kinh tế ngoài OECD chiếm tỷ lệ lớn trong tốc độ tăng chi tiêu cho NCPT của thế giới. Theo dữ liệu hiện nay, năm 2005, các nƣớc ngoài OECD chiếm 18,4% chi tiêu cho NCPT của các nền kinh tế trong và ngoài OECD (tính bằng sức mua tƣơng đƣơng theo USD hiện hành-USD PPP), so với mức 11,7% năm 1996. Trong số đó, Trung Quốc là nƣớc đóng góp lớn nhất, chiếm 41% trong tổng số chi tiêu của các nƣớc ngoài OECD. Tỷ lệ này có thể sẽ tiếp tục tăng lên do Trung Quốc đặt ra mục tiêu tham vọng về tăng cƣờng NCPT lên 2% vào năm 2010 và 2,5% hoặc cao hơn vào năm 2020. Năm 2006, tỷ trọng NCPT trên GDP tại khu vực OECD đã đạt 2,26%, cao hơn 2,25% năm 2005, nhƣng vẫn thấp hơn so với mức đỉnh điểm 2,27% vào năm 2001. Tại Mỹ, tỷ trọng NCPT/GDP đã giảm từ mức đỉnh điểm là 2,76% năm 2001 xuống 2,62% năm 2006, trong khi đó Nhật Bản đạt mức cao là 3,39% năm 2006. Tỷ trọng NCPT/GDP ở EU tăng ở mức vừa phải, từ 1,74% năm 2005 lên 1,76% năm 2006, nhƣng vẫn còn quá thấp so với mục tiêu 3% GDP vào năm 2010. Tất cả các nƣớc thành viên OECD, xuất hiện các mô hình rất khác nhau. Tại Thụy Điển, Phần Lan, Hàn Quốc, tỷ lệ chi tiêu NCPT so với GDP cao hơn 3%, tại Phần Lan và Ailen, tỷ trọng NCPT/GDP tăng gần 1 điểm phần trăm trong 10 năm qua. Một số nƣớc, gồm các nền kinh tế lớn ở châu Âu nhƣ Pháp, tỷ trọng NCPT/GDP giảm trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2006, giống nhƣ đã từng diễn ra ở Canađa và Thuỵ Điển. Khoảng cách giữa nƣớc trong OECD có tỷ trọng NCPT/GDP cao nhất (Thuỵ Điển) và nƣớc có tỷ trọng NCPT/GDP 10
  12. ít nhất (Cộng hòa Slovakia) là 3,2 điểm phần trăm Tốc độ NCPT trong doanh nghiệp (BERD) tăng chậm Phần lớn NCPT ở hầu hết các nƣớc trong OECD là do các doanh nghiệp thực hiện, chiếm 69% tổng số NCPT của khu vực OECD. NCPT trong doanh nghiệp phần lớn đƣợc ngành công nghiệp chế tạo đầu tƣ và mức đầu tƣ này tăng lên trong những năm gần đây. Năm 2006, NCPT trong doanh nghiệp đạt 563 tỷ USD trên toàn OECD. Từ 1996-2001, chi tiêu NCPT của các doanh nghiệp tăng 5,1%/năm, nhƣng tốc độ tăng trƣởng chậm lại rõ rệt bắt đầu từ 2001 đến 2006. Trong giai đoạn 2005-2006, NCPT trong khu vực doanh nghiệp tại Mỹ tăng 1%/năm, EU 1,8%/năm, Nhật Bản 4,4%/năm và Trung Quốc 23%/năm. Trong khoảng thời gian 1996- 2006, tỷ trọng NCPT khu vực doanh nghiệp/GDP trong khối EU27 tăng rất ít, từ 1,03% lên 1,11%. Do vậy, EU có thể sẽ không đạt đƣợc mục tiêu đƣa ra tại Lisbon về chi NCPT của khu vực doanh nghiệp là 2% GDP vào 2010. Năm 2006, tại Mỹ, NCPT trong doanh nghiệp đã đạt 1,84% GDP, nhƣng vẫn còn thấp so với mức đỉnh là 2,05% năm 2000, trong khi đó năm 2006, Nhật Bản đã đạt mức cao là 2,62%. Năm 1996, Trung Quốc có tỷ lệ BERD/GDP thấp (0,25%), nhƣng sau năm 2000, tỷ lệ này tăng rất nhanh và đã theo kịp tỷ lệ của EU là 1,01% GDP vào năm 2006. Điều quan trọng cần biết rằng tỷ trọng BERD tính theo tỷ lệ so với GDP, vì vậy GDP càng lớn thì chi tiêu cho NCPT càng cao. Do vậy, cho dù tỷ lệ này tăng nhanh, nhƣng BERD của Trung Quốc so với EU vẫn thấp hơn nhiều. Trung Quốc không phải là nƣớc duy nhất tăng NCPT trong doanh nghiệp. Thập kỷ qua, một số các nƣớc đã thu đƣợc những kết quả đáng kể, BERD của Ixraen, Phần Lan, Trung Quốc, Ailen, Nhật Bản và Áo đã tăng hơn 0,5%. Mức tăng trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2006 là khiêm tốn, chỉ riêng Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản có mức tăng cao hơn 0,3%. Việc xem xét những nhân tố định hình những thay đổi về tăng BERD có ý nghĩa quan trọng. Một trong những nhân tố đó là tính chuyên môn công nghiệp, do một số ngành đầu tƣ cho NCPT nhiều hơn so với các ngành khác (ví dụ, ngành dƣợc đầu tƣ cho NCPT nhiều hơn so với ngành dệt may). Một nhân tố khác là đặc điểm nhân khẩu học của doanh nghiệp, bởi có mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng NCPT trong doanh nghiệp và tỷ lệ thực hiện NCPT của các công ty lớn trong khối doanh nghiệp. Ở hầu hết các nƣớc có tỷ lệ tăng NCPT trong 11
  13. doanh nghiệp cao, NCPT đƣợc tập trung ở các công ty có hơn 500 nhân viên. Hơn 70% NCPT trong doanh nghiệp ở Hà Lan, Phần Lan, Anh, Italia, Thụy Điển, Pháp, Mỹ, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản là đƣợc thực hiện ở các doanh nghiệp lớn. Một số các nƣớc nhỏ trong OECD (nhóm các nƣớc Bắc Âu, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Ôxtrâylia và Niu Dilân) cho thấy NCPT có thể chuyển sang thực hiện nhiều hơn ở các DNVVN. Ở hầu hết các nƣớc OECD, cho dù phần lớn NCPT đƣợc các doanh nghiệp lớn thực hiện, nhƣng các DNVVN vẫn là một đối tƣợng quan trọng. Các công ty có ít hơn 250 nhân viên chiếm tỷ lệ lớn trong NCPT trong doanh nghiệp ở Niu Dilân (73%), Hy Lạp (53%), Na Uy (52%), Cộng hoà Slovakia (51%) và Ailen (47%). Thực tế, Niu Dilân, Ôxtrâylia, Na Uy và Ailen có hơn 20% NCPT trong doanh nghiệp đƣợc thực hiện ở các công ty có chƣa đến 50 nhân viên. Một xu thế quan trọng hiện nay là tuy khu vực sản xuất tiếp tục chiếm phần lớn NCPT trong doanh nghiệp, nhƣng đầu tƣ cho khu vực dịch vụ đang tăng lên. Ở một số nƣớc, hơn 1/3 tổng NCPT trong doanh nghiệp đƣợc thực hiện ở các ngành dịch vụ: Ôxtrâylia (41%), New Zealand (41%), Mỹ (36%), Đan Mạch (35%), Na Uy (35%), Cộng hòa Séc (34%) và Ailen (34%). Tại Hàn Quốc, Đức và Nhật Bản, gần 10% NCPT trong doanh nghiệp đƣợc thực hiện trong các ngành dịch vụ, nhƣng số liệu này chỉ phản ánh một phần bởi phạm vi của các cuộc khảo sát về các ngành dịch vụ còn giới hạn. Ngoài Cộng hòa Séc, chi tiêu dành cho NCPT trong doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đã tăng với tốc độ nhanh hơn so với ngành sản xuất. Tại Ailen và Tây Ban Nha, tốc độ tăng trƣởng hàng năm trong ngành dịch vụ là khoảng 20% trong giai đoạn 1995-2004, trong khi ở hầu hết các nƣớc khác, tốc độ này là từ 9-16%. Tăng trƣởng của một số ngành dịch vụ có thể giải thích bằng số đo về NCPT cao hơn và sự sắp xếp lại của một số ngành sản xuất trở thành dịch vụ, các cuộc khảo sát cho thấy ngành dịch vụ có tính sáng tạo cao. Phần Lan có tỷ lệ tăng chi tiêu cho NCPT trong doanh nghiệp ở mức thấp hơn 10%/năm trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2004. Giảm sự hỗ trợ của chính phủ cho NCPT Kinh phí hỗ trợ của chính phủ dành cho NCPT có sự khác nhau giữa các nƣớc, nhƣng nhìn chung tiếp tục giảm. Điều này phản ánh một phần sự chuyển đổi từ hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp đối với NCPT trong khối doanh nghiệp. 12
  14. Kinh phí của chính phủ dành cho NCPT cũng nhƣ tỷ lệ trên GDP giảm ở khu vực OECD từ mức 0,68% (năm 1996) xuống 0,66% (năm 2005), nhƣng vẫn cao hơn chút ít so với mức của năm 2001 (0,65%). Năm 2006, tại Ailen và Ixraen, nguồn tài chính cho NCPT từ chính phủ (%GDP) cao hơn 1%, nhƣng ở 13 nƣớc, tỷ lệ này vẫn thấp hơn 0,5%. Tại Áo, Ailen, Ailen, Lucxămbua và Tây Ban Nha, tỷ lệ này tăng hơn 0,1% trong thời gian 2001 đến 2006. Cũng trong khoảng thời gian này, Braxin là nƣớc giảm nhiều nhất (0,09%), tiếp theo là Ba Lan (0,08%) và Đức (0,07%). Trong giai đoạn 10 năm, tỷ lệ giảm nhiều nhất là ở các nƣớc Hà Lan, Đức và Pháp, nguồn tài chính từ chính phủ của các nƣớc này giảm hơn 0,1%. Các chính phủ không chỉ cung cấp tài chính cho thực hiện NCPT trong nhiều lĩnh vực mà còn cấp quỹ để thực hiện NCPT vì lợi ích của chính phủ. Tỷ lệ chi tiêu hay kinh phí ngân sách của chính phủ dành cho NCPT đƣợc tính bằng các quỹ mà các chính quyền bang hay chính phủ trung ƣơng cam kết dành cho NCPT. Tổng hợp lại, tỷ lệ này tăng nhanh hơn GDP ở tất cả các nƣớc OECD trong những năm gần đây, nhƣng lại khác nhau đáng kể giữa các nƣớc. Kể từ 2001, ngân sách chính phủ dành cho NCPT tăng 6,4%/năm, từ 214 tỷ USD năm 2001 lên 291 tỷ USD năm 2006 trên toàn khu vực OECD (tính theo sức mua tƣơng đƣơng theo USD hiện hành- USD PPP). Tỷ lệ ngân sách chính phủ dành cho NCPT đối với GDP cũng tăng từ mức 0,76% năm 2001 lên 0,81% năm 2006 trong khối OECD. Lucxămbua đạt tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất, ở mức 25%, trong khi Ailen và Tây Ban Nha tăng hơn 15%/năm. Ngân sách NCPT của chính phủ tăng chậm trong khối 27 nƣớc thuộc EU (EU27), đạt gần 5%/năm, trong khi Nhật Bản đạt 3,4% và Mỹ đạt 5%. Ixraen và Pháp là hai nƣớc duy nhất giảm ngân sách chính phủ dành cho NCPT. Ngân sách cho NCPT của Italia vẫn duy trì ở mức cũ, trong khi tỷ lệ này ở Nga tăng nhẹ trong khoảng thời gian 2001-2006, với mức tăng hàng năm là 0,5%. Cơ cấu đầu tƣ nhà nƣớc cho NCPT cũng khác nhiều giữa các nƣớc. Đáng chú ý vẫn là cam kết của Mỹ dành cho NCPT trong lĩnh vực quốc phòng là 0,6% GDP năm 2007. Đây sẽ vẫn là ngân sách NCPT cho quốc phòng lớn nhất, gấp đôi ngân sách NCPT cho quốc phòng của OECD là 0,3% GDP và gấp ba lần ngân sách của Pháp và Anh, là hai nƣớc có tỷ lệ cao thứ 2 trong khu vực OECD (khoảng 0,2% GDP năm 2005). Năm 2003, ngân sách NCPT cho 13
  15. quốc phòng của Nga là 0,4% GDP. Những mức tăng này có thể xem là trái ngƣợc với bối cảnh GDP rất cao của Mỹ. Tỷ lệ chi cho NCPT cho quốc phòng của Mỹ rất cao, chiếm tới 86% tổng ngân sách toàn OECD cho NCPT cho quốc phòng và gấp 6 lần tổng ngân sách của EU27. Phần Lan có ngân sách NCPT cho lĩnh vực dân sự lớn nhất với mức 0,96% GDP, tiếp theo là Ailen 0,88%. OECD có tỷ lệ ngân sách NCPT trong lĩnh vực dân sự là 0,5% GDP và tỷ lệ này ở EU27 cao hơn một chút là 0,6%. Một số thay đổi đáng kể về quản lý và tài chính diễn ra theo cách chính phủ hỗ trợ NCPT trong doanh nghiệp. Ngoài hỗ trợ trực tiếp, chính phủ còn gián tiếp cấp tài chính cho NCPT trong doanh nghiệp thông qua các biện pháp ƣu đãi thuế - giải pháp thay cho chi tiêu trực tiếp, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chính sách của chính phủ. Các tín dụng thuế thƣờng không đƣợc coi là khoản hỗ trợ NCPT trong ngân sách của chính phủ, mặc dù có giá trị khá lớn. Năm 2008 đã có 21 nƣớc OECD có tín dụng thuế cho NCPT, tăng từ 12 nƣớc năm 1995 và 20 nƣớc năm 2006. Trong số các nƣớc hiện nay không có ƣu đãi thuế thì Đức, Ailen và Thụy Điển đang cân nhắc đƣa ra áp dụng. Ngoài ra, 5 nƣớc không là thành viên của OECD là Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapo và Nam Phi lại có môi trƣờng thuế cạnh tranh cho đầu tƣ NCPT. Tại 6 nƣớc là Canađa, Bỉ, Ôxtrâylia, Ailen, Mehicô, Hà Lan và Bồ Đào Nha, các biện pháp ƣu đãi thuế chiếm tỷ lệ cao hơn trong hỗ trợ của chính phủ dành cho NCPT trong doanh nghiệp so với cách cấp tài chính trực tiếp. OECD-NESTI Group ƣớc tính lợi tức nhờ ƣu đãi thuế dành cho NCPT trong năm 2005 là hơn 5 tỷ USD ở Mỹ, khoảng 4,5 tỷ USD ở Nhật Bản, hơn 2 tỷ USD ở Canađa, 800 triệu USD ở Pháp và Anh, khoảng 350-450 triệu USD ở Hà Lan, Mêhicô, Ôxtrâylia, Bỉ và Tây Ban Nha. Tại Na Uy, Ailen và Bồ Đào Nha, lợi tức trƣớc thuế là 60- 140 triệu USD. Tăng chi tiêu NCPT trong khu vực giáo dục đại học Các tổ chức nghiên cứu nhà nƣớc (PROs) giữ vai trò quan trọng trong NCPT và đổi mới. Các tổ chức giáo dục bậc cao (chủ yếu là các trƣờng đại học) và các viện nghiên cứu của nhà nƣớc là các tổ chức then chốt trong việc tạo dựng và phổ biến tri thức khoa học và công nghệ. Nhiều chính phủ đang tìm cách tăng cƣờng năng lực về khoa học của mình, đồng thời tăng kinh phí cho nghiên cứu thuộc khu vực nhà nƣớc. Thực ra, các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa thực hiện NCPT trong khu vực giáo dục đại học và NCPT 14
  16. thƣơng mại. Trong OECD, chi tiêu cho quản lý nội bộ NCPT đã tăng từ 63,9 tỷ USD năm 1996 lên 93,5 tỷ USD năm 2006, chi tiêu cho NCPT trong khu vực giáo dục đại học (HERD) đã tăng gần gấp đôi, từ 75,8 tỷ USD lên 140,1 tỷ USD. So với GDP, NCPT thực hiện trong khu vực nhà nƣớc (nhƣ trong các viện nghiên cứu của chính phủ và các viện nghiên cứu thuộc các trƣờng đại học) đã tăng nhẹ, từ 0,64% năm 2001 lên 0,65% năm 2006, chi tiêu cho HERD tăng nhanh hơn so với chi tiêu dành cho quản lý nội bộ NCPT. NCPT tăng mạnh trong khu vực giáo dục đại học. Tại Nhật Bản, chi tiêu cho NCPT trong khu vực giáo dục đại học so với GDP tăng 2% trong thời gian từ 2004 đến 2005, trƣớc khi giảm xuống 0,43% năm 2006, còn tại các viện nghiên cứu của chính phủ, tỷ lệ này giảm 2%. Mỹ có tốc độ NCPT tăng nhanh trong khu vực giáo dục đại học, năm 2000 là 0,31% GDP lên 0,37% GDP vào năm 2003 và ổn định sau đó. Chi tiêu cho NCPT tại các viện nghiên cứu của chính phủ trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2006 đã giảm 1%/năm hoặc nhiều hơn. Trong khối EU27, chi tiêu quản lý nội bộ NCPT không thay đổi ở mức 0,24% GDP trong giai đoạn 2001-2006; còn trong khu vực các trƣờng đại học, tỷ lệ này dao động xung quanh 0,38-0.39% GDP. Cho dù tăng trƣởng GDP bền vững trên toàn OECD thì đầu tƣ NCPT cho khu vực nhà nƣớc, nhất là khu vực giáo dục đại học phải lớn hơn nữa để theo kịp với tăng trƣởng kinh tế. Chi tiêu cho HERD ở các nƣớc cũng khác nhau. Từ 2001 đến 2006, chi tiêu cho HERD so với GDP tăng nhiều nhất là ở Đan Mạch, Canađa và Ailen với mức 0,1%. Tại Ixraen, Thụy Điển, Thổ nhĩ Kỳ, Pháp, Braxin, Ba Lan, Nhật Bản và Nam Phi, trong khoảng 4-5 năm qua, tỷ lệ NCPT so với GDP giảm trong các viện nghiên cứu của các trƣờng đại học. Tuy nhiên, giữa các nƣớc OECD vẫn có sự khác biệt lớn. Thụy Điển có tỷ lệ HERD so với GDP cao nhất trong khu vực OECD, với mức 0,76%, tiếp theo là Canađa (0,69%), Thụy Sỹ (0,66%), Áo và Phần Lan (0,65%). Hầu hết các nƣớc lớn trong OECD, trong đó có Nhật Bản, Đức, Pháp và Mỹ dành 0,45-0,35% GDP cho NCPT ở các viện nghiên cứu của các trƣờng đại học. Tại Anh, con số này là 0,39% GDP năm 2006. Thực tế chi tiêu cho NCPT trong khu vực giáo dục đại học tăng mạnh trong những năm gần đây. Cộng hòa Slovakia có tỷ lệ HERD tăng trung bình cao nhất trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2006, với 22%, tiếp theo là Trung Quốc (17%), Ailen (13%), Cộng hòa Séc (10%). Mức tăng chi tiêu hàng năm cho NCPT khu vực giáo dục đại học của Lucxămbua đặc biệt cao (46%) do 15
  17. nƣớc này thành lập trƣờng đại học đầu tiên vào năm 2003. Từ 2001 đến 2006, mức tăng trên toàn khu vực OECD là 3,3% và EU27 là 2,8% cao hơn mức tăng cho lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Mức tăng mạnh trong khu vực giáo dục đại học phản ánh nhận thức ngày càng tăng về NCPT trong các trƣờng đại học chính là một tác nhân quan trọng kích thích tăng trƣởng kinh tế và cải thiện các tác động xã hội. Lĩnh vực nghiên cứu mà các trƣờng đại học thực hiện NCPT có sự khác biệt lớn . Ví dụ, tại Slovenia, Đài Loan, Nga, Rumani, hơn 85% tổng số NCPT đƣợc thực hiện trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, chế tạo, y học, nông nghiệp, trong khi khoa học xã hội và nhân văn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, tại Lucxămbua và Ixraen, hơn 60% tổng số NCPT của khu vực này đƣợc thực hiện trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Tại Tây Ban Nha, Mêhicô và Nam Phi, các NCPT trong các lĩnh vực này chiếm 35%. Các khác biệt này có thể liên quan đến sự chuyên môn hóa của các hệ thống khoa học ở mỗi nƣớc. Phải nhận thức rõ rằng, mỗi nƣớc chuyên về một lĩnh vực khoa học hay công nghệ nhất định nào đó và các nƣớc đó sẽ có các cơ chế chính sách nhằm thu hẹp các khoảng cách theo yêu cầu. Khi các khoảng cách này ở các lĩnh vực quan trọng và các lĩnh vực ƣu tiên của các nƣớc trở nên sâu sắc , các nhà hoạch định chính sách sẽ phải chú trọng các lĩnh vực cụ thể. Không phải tất cả các NCPT trong khu vực giáo dục đại học là do chính phủ cấp kinh phí. Tỷ lệ HERD đƣợc khu vực công nghiệp cấp kinh phí thể hiện mối liên quan giữa các khu vực này. Tỷ lệ này rất khác nhau, thay đổi từ mức 37% ở Trung Quốc cho đến 0,7% ở Cộng hòa Séc. Với khu vực OECD, NCPT do ngành công nghiệp cấp tài chính đƣợc thực hiện ở các trƣờng đại học đạt 6,1% năm 2005, thấp hơn một chút so với tỷ lệ của năm 2001 (6,4%). Tuy nhiên, kể từ 1990, tỷ lệ này vẫn không đổi, duy trì ở khoảng 6-7%. Tại Hungary, nguồn tài chính này tăng cao nhất ở mức 8,6% trong thời gian từ 2001 đến 2006. Ngƣợc lại, Mỹ, Bỉ, Ailen, tỷ lệ này giảm gần 1,5% ở mỗi nƣớc và Nam Phi giảm 9,5%. Tính quốc tế hóa của NCPT đang lan rộng Quốc tế hóa của NCPT không phải là một hiện tƣợng mới, nhƣng nó đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Hơn nữa, phạm vi của hiện tƣợng này cũng mở rộng, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi. Phần lớn hiện tƣợng này liên quan đến sự thay đổi những động lực thúc đẩy đầu tƣ vào NCPT nhanh hơn nữa. 16
  18. Trƣớc đây, NCPT xuyên biên giới phần lớn tập trung vào việc làm thích nghi các sản phẩm và dịch vụ đƣa ra, theo yêu cầu của các „nƣớc chủ nhà‟ và thỏa mãn những ngƣời sử dụng ở tầng lớp trên, nhằm thích nghi các sản phẩm và quy trình với các điều kiện ở địa phƣơng. Quá trình này hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất cục bộ của các công ty đa quốc gia (MNE). Hiện nay, các MNE này không còn chỉ tìm cách khai thác tri thức tại nƣớc chủ nhà và ở các nƣớc khác, mà xác định nguồn các công nghệ quốc tế và đặt quan hệ với các trung tâm tri thức đa ngành trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các trung tâm NCPT có khả năng thích ứng và đổi mới không hoàn toàn rõ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cả cung và cầu đều thúc đẩy việc xác định các hoạt động NCPT ở các nƣớc chủ nhà, nhƣng việc xác định nguồn công nghệ quốc tế cũng đang gia tăng. Viễn cảnh về NCPT toàn cầu có thể nhận biết qua sự tăng trƣởng của NCPT bắt nguồn từ nƣớc ngoài (thông qua các doanh nghiệp tƣ nhân, các tổ chức nhà nƣớc và các tổ chức quốc tế). Các nguồn này khá quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho NCPT trong doanh nghiệp. Ở hầu hết các nƣớc, nguồn tài chính từ nƣớc ngoài cho NCPT trong doanh nghiệp chủ yếu là từ các doanh nghiệp khác hay là các MNE khác. Trong khối EU27, nguồn tài chính cấp từ nƣớc ngoài chiếm khoảng 11% tổng NCPT trong doanh nghiệp năm 2005. Ôtxtrâylia có tỷ lệ cao nhất (26%), theo sau là Anh (23%). Trong 5 năm qua, Nam Phi và Cộng hòa Slovakia có mức tăng cao nhất (khoảng 10%) và tỷ lệ này ở Phần Lan và Thụy Điển tăng lên mức gần 6%. Nguồn tài chính cho NCPT trong doanh nghiệp từ nƣớc ngoài giảm mạnh ở Hy Lạp và Mehicô trong khoảng thời gian 1996 - 2006. Ở hầu hết các nƣớc OECD, tỷ lệ các hội viên nƣớc ngoài thực hiện NCPT trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên, do các công ty nƣớc ngoài đã thu nạp đƣợc các công ty địa phƣơng thực hiện NCPT (sáp nhập và thâu tóm) hoặc thành lập các công ty phụ trợ. Các nƣớc nhỏ nhƣ Ailen có tỷ lệ cao về chi tiêu NCPT đƣợc nƣớc ngoài cung cấp tài chính. Trong số các nền kinh tế lớn ở châu Âu, tỷ lệ thực hiện NCPT ở các chi nhánh nƣớc ngoài thay đổi từ mức cao là 39% ở Anh cho đến mức thấp 26% ở Italia. Nhật Bản là nƣớc có tỷ lệ NCPT này chỉ ở mức 5% tổng NCPT trong doanh nghiệp, cho dù tỷ lệ này đã tăng so với 1995. Cộng hòa Séc và Slovakia là hai nƣớc có tỷ lệ thay đổi đột ngột từ 8% lên 52% và 0,8 lên 24%, trong khoảng thời gian giữa thập kỷ 90 đến 2005. 17
  19. Hợp tác quốc tế là một khía cạnh khác của toàn cầu hóa các hoạt động nghiên cứu. Quốc tế hóa NCPT không chỉ đƣợc phản ánh qua chi tiêu cho NCPT về đầu vào mà còn thể hiện qua số patent và các công bố khoa học. Tỷ lệ đồng sáng chế quốc tế trong tổng số patent đƣợc cấp đã tăng từ 4,6% giai đoạn 1992-94 lên 7,3% giai đoạn 2002-04. Ngoài ra, đồng tác giả các bài báo khoa học quốc tế đã tăng nhanh trong thập kỷ qua. Năm 2005, 20,6% các bài báo khoa học về khoa học tự nhiên là đồng tác giả quốc tế, tăng gấp 3 so với năm 1985. 1.3. Động lực đổi mới Đổi mới trong các công nghệ then chốt Chính sách về công nghệ mới ở các nƣớc OECD rất đƣợc quan tâm, bởi đây là những công nghệ hứa hẹn đem lại những cơ hội hoặc các giải pháp tăng trƣởng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang bức xúc. Những công nghệ mới nổi bật nhất là công nghệ sinh học và các khoa học sự sống, công nghệ nano, khoa học và công nghệ môi trƣờng. Tuy nhiên, mặc dù nhiều nƣớc coi đây là các lĩnh vực ƣu tiên, nhƣng vẫn còn những khác biệt đáng kể về chi tiêu và thu nhập từ các lĩnh vực này. Ngoài ra, sự khác biệt lớn còn đƣợc thể hiện qua các số liệu về NCPT và patent. Mỹ hiển nhiên là quốc gia đi đầu trong NCPT công nghệ sinh học, công nghệ nano, số patent đƣợc cấp, số bài báo khoa học. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ môi trƣờng, Mỹ cũng đi đầu và tiếp đến là EU25. Công nghệ sinh học có những đặc thù riêng. Thứ nhất, nó thu hút sự tham gia của nhiều công ty nhỏ. Trong các nƣớc OECD, hơn 60% các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học có dƣới 50 lao động; EU có hơn 3.000 công ty công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Mỹ có hơn 2.000 công ty. Thứ hai, nhiều công ty công nghệ sinh học gắn kết với các trƣờng đại học (thông qua hợp tác hoặc trao đổi chuyên gia, nhân công), do vậy có sự liên kết mật thiết giữa chi tiêu của trƣờng đại học với nghiên cứu công nghệ sinh học và hiệu quả thu về. Về chi tiêu cho NCPT của các công ty trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Mỹ đứng đầu và bỏ xa các nƣớc khác với mức chi tiêu NCPT, đạt hơn 14 tỷ USD. Tuy nhiên, cũng có một số nền kinh tế nhỏ hơn lại có tỷ lệ chi tiêu cho NCPT công nghệ sinh học trên tổng chi cho NCPT trong doanh nghiệp 18
  20. (BERD) cao. Ở Đan Mạch, công nghệ sinh học liên quan đến sức khoẻ con ngƣời rất đƣợc chú trọng, và ở Niu Dilân, Canađa, Ai-len, có tỷ lệ NCPT công nghệ sinh học trong BERD rất cao. Tuy nhiên những khoản đầu tƣ này vẫn chƣa xứng với tiềm năng to lớn của công nghệ sinh học trong nhiều lĩnh vực (nhƣ y tế, thực phẩm nông nghiệp, xử lý công nghiệp và môi trƣờng). Những số liệu về ứng dụng theo lĩnh vực cho thấy rằng chi tiêu cho lĩnh vực y tế vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo. Mặc dù công nghệ sinh học đƣợc thừa nhận là một ƣu tiên NCPT then chốt ở nhiều nƣớc, nhƣng trên thực tế nguồn ngân sách đầu tƣ lại rất khác nhau. Chỉ 4 nƣớc có tỷ lệ NCPT công nghệ sinh học công trên tổng NCPT công là khoảng 10% hoặc cao hơn: Niu Dilân (24,2%), Hàn Quốc (15,3%), Canađa (12,4%) và Đan Mạch (9,9%). Các nƣớc này, cùng với Na Uy, Tây Ban Nha và Phần Lan, cũng có tỷ lệ NCPT công nghệ sinh học ở khu vực công cao tính trên tổng chi NCPT công nghệ sinh học. Việc cấp patent công nghệ sinh học cũng phân bố không đồng đều nhƣ chi tiêu NCPT công nghệ sinh học. Mỹ rõ ràng vẫn đứng đầu về số lƣợng patent trong lĩnh vực này, với gần 40% tổng số patent thuộc PCT (Hiệp ƣớc Hợp tác Patent), nhƣng vẫn chƣa bằng tổng số lƣợng patent của EU25. Công nghệ nano là công nghệ đa ngành ở cấp phân tử và nguyên tử. Nó liên quan đến các lĩnh vực nhƣ hoá tổng hợp, máy tính, vật liệu và các thiết bị ở cấp độ đó. Số lƣợng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ nano đã tăng nhanh trong những năm gần đây (xem Bảng 1). 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2