intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

xử thế trí tuệ toàn thư - thuật nói chuyện: phần 2 - nxb văn hóa thông tin

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:198

105
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nối tiếp phần 1, phần 2 gồm 3 phần chính: phần iii - chiến thuật đánh vào tâm lý, phần iv - sáng suốt giữ mình, phần v - sự kỳ ảo của ngôn ngữ. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung phần 2 tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: xử thế trí tuệ toàn thư - thuật nói chuyện: phần 2 - nxb văn hóa thông tin

Phần III - Chiến Thuật Đánh Vào Tâm Lý<br /> <br /> Những người theo con đường binh nghiệp thường rất coi trọng chiến thuật đánh vào tâm<br /> lý đó chính là kiến thức thường nhật của con người. Việc áp dụng phương pháp đánh vào<br /> tâm lý “không cần đánh mà có thể chiến thắng được quân địch” luôn là mục tiêu mà các<br /> nhà quân sự nổi tiếng trong và ngoài nước từ trước đến nay theo đuổi. Trong lĩnh vực<br /> quân sự, chiến thuật đánh vào tâm lý được sử dụng hết sức rộng rãi và đã để lại rất nhiều<br /> các chiến tích lưu truyền ngàn đời sau ví dụ như Gia Cát Lượng bảy lần đánh bại Mạnh<br /> Hoạch… Cũng giống như vậy, chiến thuật đánh vào tư tưởng rất được những người ăn nói<br /> khéo léo coi trọng. Bởi vì họ hiểu rằng nên sử dụng tài ăn nói của một người như thế nào<br /> cho tốt, nếu như không thể mở được cánh cửa tâm hồn của người khác, không được chạm<br /> vào nơi sâu kín nhất trong tâm hồn người khác, không còn cách nào khác để nối kết với<br /> tâm hồn của con người không có cách nào để có tiếng nói chung, vậy thì người nghe sẽ<br /> không nghe lời của anh ta hoặc sẽ vào tai bên này và ra ở tai bên kia và tất nhiên sẽ không<br /> để tâm đến. Do vậy, việc mở cánh cửa tâm hồn, tiếp xúc với tâm linh của người khác<br /> chính là mấu chốt để phát huy tác dụng của lời nói trong thuật nói chuyện của nhà thông<br /> thái. Còn về việc làm thế nào để mở ra cánh cửa tâm hồn của người khác, làm thế nào để<br /> thuật nói chuyện của nhà thông thái phát huy tác dụng, có thể nói việc cố gắng tiếp xúc<br /> với mọi tình huống, giỏi giang trong việc sử dụng biện pháp khích tướng, nắm vững tâm<br /> lý một cách khéo léo .. chính là những biện pháp có hiệu quả nhất. <br /> <br /> <br /> Chương 1: Tình Cảm Thật Sự Phải Phù Hợp Với Hoàn<br /> Cảnh Tương Ứng<br /> <br /> Khi nói chuyện cũng nên suy nghĩ, chú ý kết hợp hài hoà với hoàn cảnh xung quanh . Tục<br /> ngữ nói rằng: “đến núi nào thì viết bài ca ấy” chính là cũng có ý như vậy. Đương nhiên,<br /> phạm vi hoàn cảnh của cuộc nói chuyện cũng có độ rộng hẹp của nó, nó bao gồm hoàn<br /> cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xã hội và các nhân tố có liên quan đến hai người nói chuyện<br /> như: thân phận, địa vị, tư tưởng, tính cách, tâm lý, hoàn cảnh… Vận dùng thuật đánh vào<br /> tâm lý để mở cánh cửa sổ tâm hồn của người khác càng nên chú ý đến sự hoà hợp với<br /> hoàn cảnh, phải hết sức giao hoà với hoàn cảnh, nếu không sẽ bị người khác cười chê hoặc<br /> đạt được hiệu quả ngược lại. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một vài ví dụ về những câu<br /> chuyện của nhà thông thái đã làm được việc dung hoà với cảnh vật. <br /> <br /> Câu nói thông minh của Đông Phương Sóc đã cứu nhũ mẫu <br /> Nghe kể lại rằng nhũ mẫu của Hán Vũ Đế mắc tội bên ngoài cung nên bị đưa về cung, bị<br /> bắt đến trước mặt Hán Vũ Đế và giao cho Hán Vũ Đế xử lý. Hán Vũ Đế muốn xử nhũ<br /> mẫu theo luật. Đang khi nguy cấp, bà nhũ mẫu bèn cầu cứu Đông Phương Sóc. Đông<br /> Phương Sóc đã nhận lời với nhũ mẫu để thử xem, ông nói với nhũ mẫu rằng: “Nếu muốn<br /> được giải cứu, khi bị bắt, bà nên chú ý nhìn vào Vũ Đế, nhưng bà nhất định không được<br /> nói gì, chỉ có như vậy bà mới có hy vọng được cứu thoát”. Nhũ mẫu y lời làm theo, khi bà<br /> bị bắt và bị đưa đến trước mặt Hán Vũ Đế, quả nhiên bà đã khấu đầu ba cái và cứ chú ý<br /> nhìn Hán Vũ Đế, đôi mắt bà để lộ ra tia ai oán và thê lương. Đông Phương Sóc lúc này<br /> đang ở bên Hán Vũ Đế liền nhân cơ hội nói với nhũ mẫu rằng: “Ngươi cũng thật là ngốc<br /> nghếch, hoàng đế hiện nay đã lớn khôn rồi thì còn cần gì đến sữa của ngươi để sống nữa.”<br /> <br /> Hán Vũ Đế nghe vậy mặt bỗng biến sắc, thế là bèn miễn tội cho nhũ mẫu. <br /> Câu nói này của Đông Phương Sóc được nói rất đúng lúc, đã đạt đến độ dung hoà với<br /> cảnh tượng và tự nhiên cũng đạt được mục đích là mở được cánh cửa sổ tâm hồn của Hán<br /> Vũ Đế và làm cho Hán Vũ Đế cảm động. Về vẻ bề ngoài, Đông Phương Sóc đang chỉ<br /> trích nhũ mẫu là quá ngốc nghếch, cứ cho rằng Vũ Đế phải cần sữa của bà để sống, nhưng<br /> câu nói của Đông Phương Sóc còn có một hàm ý khác là: Trước đây, Hán Vũ Đế đã sống<br /> nhờ vào sữa của nhũ mẫu, nhũ mẫu đã có ơn dưỡng dục đối với ông, vậy mà khi nhũ mẫu<br /> bị bắt, ông vẫn không động lòng hay sao? Hán Vũ Đế, một người văn thao võ lược, một<br /> anh hùng của cả một thời đại tại sao lại không hiểu ngầm ý của Đông Phương Sóc cơ chứ,<br /> câu nói của Đông Phương Sóc đã làm thức tỉnh Hán Vũ Đế rằng không nên quên đi công<br /> lao của nhũ mẫu, như vậy ông đã tự nhiên tha tội cho nhũ mẫu, đó cũng là một việc hợp<br /> tình hợp lý.<br /> <br /> Chúng ta hãy xem câu chuyện dưới đây: <br /> <br /> Mưu sĩ đoán chữ làm kinh hoàng hoàng đế <br /> Những năm cuối triều Minh, Lý Tự Thành đem quân đến dưới chân thành Bắc Kinh,<br /> giang sơn nhà Đại Minh bị nguy cấp. Hoàng đế Sùng Trinh vô cùng kinh hoàng, không<br /> nghĩ ra kế gì để đối phó. Lý Tự Thành để đánh phá hoàng đế Sùng Trinh từ trong tâm lý,<br /> phái mưu sĩ đoán chữ, bày dưới chân thành một cuộc đoán chữ, treo lên một tấm biển, trên<br /> đó có viết. “Quỷ Cốc vi sư. Quản Cách vi hữu” (Quỷ Cốc là thày, Quản Cách là bạn).<br /> Đúng ngày đó, hoàng đế Sùng Trinh ăn mặc bình thường đi vi hành đến đó, nói là muốn<br /> xem việc nước.<br /> Người đoán chữ hỏi muốn đoán chữ gì.<br /> Hoàng đế Sùng Trinh trả lời: “Vậy thì đoán chữ ‘hữu’ trong câu ‘Quản cách vi hữu’”.<br /> Người đoán chữ cố làm ra vẻ thần bí, lắc đầu, sau đó nói thì thầm rằng: “Chữ này ý nói<br /> bọn phản tặc đã xuất đầu lộ diện rồi.”<br /> <br /> Sùng Trinh không vui, vội nói: “Không phải là chữ ‘hữu’ này mà là chữ hữu trong ‘hữu<br /> vô’ (có hay không).”<br /> <br /> Người đoán chữ lại thở dài nói: “Chữ này chứng tỏ là giang sơn Đại Minh đã mất đi một<br /> nửa.”<br /> <br /> Hoàng đế Sùng Trinh cảm thấy rất buồn, bèn vội vàng nói: “Không phải là chữ ‘hữu’ trong<br /> hữu vô (có hay không có) mà là từ ‘Dậu’ trong Thân Dậu Tuất Hợi”.<br /> Người đoán chữ lại càng làm ra vẻ huyền bí, cố ý nhìn bốn phía xung quanh, thấy không<br /> có người nào chú ý, liền nói thầm vào tai hoàng đế : “Tôi nói để ngài biết, ngài tuyệt đối<br /> không được đi ra ngoài. Chữ này càng không may mắn, chữ này chứng tỏ giang sơn Đại<br /> Minh đã nguy cấp đến nơi, đến ngay cả những người quyền quý cũng chẳng còn sống<br /> nguyên vẹn được nữa rồi.”<br /> <br /> Hoàng đế Sùng Trinh nghe xong hồn bay phách tán, và cảm thấy mọi sự đều đen tối.<br /> Hàm ý những chữ mà người đoán chữ đó đoán quả thực tương đối phù hợp với hoàn cảnh<br /> xã hội lúc bấy giờ, và nó cũng phù hợp với trạng thái tâm lý của hoàng đế Sùng Trinh. Đại<br /> quân đã áp sát biên giới, lại chẳng nghĩ ra biện pháp gì, hoàng đế Sùng Trinh đành phải<br /> cầu viện đến “ý trời”. Trước khi đoán chữ, còn có chút hy vọng là Trời không quên mình.<br /> Nhưng sau khi đoán chữ thì biết “ý trời” là “Trời đã quên ta”. Lúc này làm sao mà không<br /> hồn bay phách lạc, mọi mong muốn đều bay mất. Vì thế sau khi Lý Tự Thành tấn công<br /> <br /> vào Bắc Kinh, ông tự vẫn mà chết. Xem ra ông là người quá tin vào “ý trời” mà người<br /> đoán chữ đã truyền đạt.<br /> Muốn gắn liền với tình cảnh, muốn phát huy được tác dụng thuật ăn nói của cáo còn phải<br /> biết cách tận dụng thời cơ. Đông Phương Sóc và tiên sinh đoán chữ đã nói ở trên có thể<br /> coi là những cao thủ biết lợi dụng thời cơ. Lưu Bị thời Tam Quốc cũng là cao thủ về mặt<br /> này. Chúng ta hãy xem câu chuyện dưới đây:<br /> Trước khi làm bá chủ, Lưu Bị đã từng có thời gian phải ăn gửi nằm nhờ, ép dạ cầu toàn.<br /> Thời gian đó, ông đã cùng Quan Vũ, Trương Phi đến nhờ Tào Tháo ở Hứa Xương, sống<br /> qua ngày. Đương nhiên, Lưu hoàng thúc không cam tâm cuộc sống này, nhưng ông là một<br /> trang nam tử đại trượng phu hiểu rất rõ đạo lý phải biết co biết duỗi.<br /> Tào Tháo tất nhiên cũng nhận ra Lưu Bị đang đóng kịch, vì vậy luôn canh chừng cảnh<br /> giác Lưu Bị, một phút không lơi lỏng. Hắn thỉnh thoảng sai người thăm dò tin tức của Lưu<br /> Bị, theo dõi nhất cử nhất động, xem rốt cuộc Lưu Bị đang làm gì, có phải là đang dưỡng<br /> sức không, những ngày ép dạ cầu toàn này phải chăng đang giả bộ để chuẩn bị phản kích<br /> thực hiện chí lớn, kế hoạch như thế nào. Giờ đây Lưu Bị bị Tào Tháo coi là anh hùng<br /> ngang sức ngang tài, liệu đây có phải là tin tức tốt lành không, nhưng ông hiểu rõ lời răn<br /> từ cổ xưa “một núi không thể có hai hổ”. Vậy là đại hoạ đến đầu rồi, làm sao không lo cho<br /> được.<br /> Tào Tháo thấy đũa trong tay Lưu Bị rơi xuống đất thì không khỏi nghi hoặc, không biết<br /> Lưu Bị đang có mưu đồ gì.<br /> Vừa lúc đó có cao xanh giúp đỡ, ngày hè gió mây thất thường đột nhiên nổi sấm, Lưu Bị<br /> liền lợi dụng cơ hội trời ban này ra sức giải thích cho Tào Tháo: “Sợ chết đi mất? Sấm to<br /> quá, đã khiến tôi sợ rơi cả đũa …”<br /> <br /> Tào Tháo vẫn chưa hết thắc mắc: “Nghe tiếng sấm mà khiến cho anh hùng trong thiên hạ<br /> phải biến sắc sao?”<br /> <br /> “Thánh nhân nghe sấm nhanh gió mạnh còn biến sắc, huống hồ Lưu Bị nhỏ nhoi này, lẽ<br /> nào lại không sợ?”<br /> <br /> Tào Tháo bây giờ mới tin là thật, cho rằng người này thật nhát gan, có tiếng sấm thôi mà<br /> cũng sợ thì tương lai làm nên trò trống gì, vì vậy rất coi thường Lưu Bị. Lưu Bị cũng vì<br /> thế mà thoát chết.<br /> Muốn mở cánh cửa lòng người, muốn phát huy tác dụng thuật ăn nói của cáo, còn phải<br /> biết chờ đợi thời cơ. Chỉ khi thời cơ đến gần thì mới có thể lợi dụng thời cơ, nếu thời cơ<br /> chưa chín muồi thì dù ăn nói tài giỏi đến đâu cũng chẳng đạt hiệu quả. Chúng ta hãy xem<br /> <br /> tiếp một ví dụ sau: <br /> <br /> An Lăng Triền khéo léo bày tỏ lòng chung thuỷ <br /> Theo “Chiến Quốc sách - Sở Nhất” ghi lại: An Lăng Triền là sủng thiếp của Sở vương thời<br /> Tiên Tần, vì có sắc đẹp chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn nên rất được Sở vương<br /> sủng ái.<br /> Một hôm, một người bạn của bà tên là Giang Ất nói với bà: “Bà chẳng có công cao với đất<br /> nước, cũng chẳng có ruộng đất, trong cung cũng chẳng có họ hàng thân thích, cũng chẳng<br /> có cống hiến gì cho đại vương, vậy mà bà lại được sống sung sướng cao sang như thế này,<br /> mọi người nhìn thấy phải mũ áo chỉnh tề bái lạy là vì sao?”<br /> <br /> An Lăng Triền đáp: “Có lẽ vì đại vương quá yêu ta!”<br /> <br /> Giang Ất nghe vậy liền nói: “Ta từng được nghe, kết bạn với người khác vì tiền bạc, khi<br /> tiền bạc hết thì tình cảm của con người cũng tan biến; yêu thương người khác vì nhan sắc<br /> thì khi nhan sắc tàn phai, tình yêu cũng nhạt phai. Vì vậy, người con gái đẹp đến khi về già<br /> thường bị vứt bỏ, quên lãng, được vua chúa sủng ái chưa chắc là điều hay. Giờ đây, bà còn<br /> nhan sắc nên được đại vương sủng ái, khi hoa tàn nhuỵ rữa, bà có nghĩ mình sẽ rơi vào<br /> hoàn cảnh thế nào chưa? Bà đã nghĩ qua chưa? Cần phải để cho đại vương sủng ái bà cả<br /> đời chứ?”<br /> <br /> An Lăng Triền đáp: “Xin ngài chỉ bảo cho.”<br /> <br /> Giang Ất nói: “Bà phải bày tỏ suy nghĩ với đại vương, mong muốn mãi mãi ở bên cạnh<br /> đại vương, mong muốn chết cùng đại vương, mong muốn được tuẫn táng cùng đại vương.<br /> Chỉ có như thế này, bà mới có thể mãi mãi được đại vương sủng ái.”<br /> <br /> An Lăng Triền rất cảm động nói với Giang Ất: “Ta xin nghe theo cao kiến của ngài.”<br /> <br /> Nhưng, thời gian thoáng cái đã ba năm, An Lăng Triền vẫn chưa có cơ hội bộc bạch nỗi<br /> lòng muốn tuẫn táng cùng Sở vương. Vì thế, Giang Ất lại bái kiến, nói: “Những lời tôi nói<br /> với bà không biết bà đã bày tỏ với đại vương chưa. Tôi cho rằng những lời đó chẳng có ý<br /> nghĩa gì, nếu thế thì tôi chẳng dám gặp mặt bà nữa.”<br /> <br /> An Lãng Triền vội đáp: “Xin ngài đừng hiểu lầm, làm sao ta dám quên lời ngài dạy bảo?<br /> Chẳng qua là ta vẫn chưa tìm được cơ hội thích hợp thôi.”<br /> <br /> Cơ hội cuối cùng cũng đã đến. Một hôm, Sở vương cùng tuỳ tùng đi săn ở Vân Mộng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0