YOMEDIA
ADSENSE
Xuất khẩu trái cây Việt Nam thực trạng và giải pháp
337
lượt xem 41
download
lượt xem 41
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Kinh doanh trái cây ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các cây nhiệt đới, đ ợc phân bố khắp cả n ớc với nhiều sản phẩm mang đặc tr ng riêng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xuất khẩu trái cây Việt Nam thực trạng và giải pháp
- Xuất khẩu trái cây Việt Nam thực trạng và giải pháp
- NỘI DUNG 1. Xác định vấn đề: (4 đ) 1.1. Nguồn gốc, hoàn cảnh và lý do xuất hiện 2. Giới thiệu về ngành kinh doanh trái cây ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các cây nhiệt đới, đ ợc phân bố khắp cả n ớc với nhiều sản phẩm mang đặc tr ng riêng. Tính đến năm 2011, cả nước ta có 832.000 ha diện tích đất trồng cây ăn quả với nhiều chủng loại trái cây có chất lượng dinh dưỡng cao, sản lựợng mỗi năm 7- 8 triệu tấn, là một trong những nước có diện tích trồng cây ăn quả lớn trong khu vực (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012). Miền Bắc có các loại, nổi bật là mơ Hương Sơn (Hà Nội), đào (Sa Pa), táo mèo (Sơn La), vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), nhãn lồng (Hưng Yên), ổi bo (Thái Bình), chuối ngự (Hà Nam), cam Canh (Hà Nội), dứa Đồng Giao (Ninh Bình)....Miền Trung có các loại trái cây đặc sản như bưởi Thanh Trà (Thừa Thiên-Huế), xoài tượng (Bình Định), sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hoà), nho (Ninh Thuận), thanh long (Bình Thuận).... Miền Nam có các loại trái cây đặc sản như măng cụt Lái Thiêu, (Bình Dương), bưởi Biên Hoà, chôm chôm Long Khánh (Đồng Nai), nhãn xuồng cơm vàng (Bà Rịa - Vũng Tàu), mãng cầu Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), sơ ri Gò Công, xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Lò Rèn, dưa hấu Gò Công (Tiền Giang), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long)... (Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, 2012). Cây ăn quả Việt Nam có ưu thế phát triển theo như Đồng Bằng Sông Cửu Long, trung du miền núi phía Bắc, Đong Nam bộ, Đồng Bằng song HỒng, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Ngành trái cây đã và đang có nhiều tác nhân tham gia trong các lĩnh vực sản xuất cũng như chế biến và kinh doanh. Các tác nhân đó là: hộ gia đình, thương lái, doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến trái cây. 2.1. Hiện trạng (1) Tình hình chung a) Trồng trọt cây ăn trái - Qui mô và hình thức doanh nghiệp , diện tích, chủng loại và sản lượng Có 2 hình thức chủ yếu của doanh nghiệp trồng cây ăn quả là hợp tác xã và kinh tế trang trại. Các loại hình doanh nghiệp khác ít đầu tư vào việc trồng cây ăn trái vì lợi
- nhuận không nhiều, tốn nhiều công sức và thời gian chăm bón, thu hoạch, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thiên tai, v.v. Do đó, các loại hình doanh nghiệp khác thường đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho việc trồng cây ăn trái như bán thuốc trừ sâu, phân bón, máy móc, công cụ hỗ trợ, v.v. Kinh tế trang trại: là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắnsản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Đây là hình thức trồng trọt, chăn nuôi của các cá nhân, hộ gia đình có vốn lớn, có lợi thế về đất đai với quy mô lớn, có khả năng tự hoạt động mà không cần có sự liên kết về vốn và nhân lực như mô hình hợp tác xã. Trang trại trồng trọt trồng cây hàng năm phải có diện tích từ 3 ha trở lên, cây lâu năm từ 5 ha trở lên, cây lâm nghiệp từ 10 ha trở lên. Ngoài ra còn có các hộ gia đình tham gia trồng cây ăn quả để bán, thuộc sở hữu tư nhân nhưng có diện tích nhỏ hơn so với quy định của kinh tế trang trại. - Chủng loại - Sản lượng Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng thêm ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi: 800 ngàn tấn, nhãn: 590 ngàn tấn). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng). Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài…), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn…) và ôn đới (mận, lê…). Một trong các nhóm cây ăn quả lớn nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Diện tích của các loại cây này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả. Tiếp theo đó là chuối, chiếm khoảng 19%. Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam Bộ đến 2020. Theo đó, Bộ đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó, 5 loại cây được bố trí rải vụ để thu hoạch. 12 cây ăn quả chủ lực gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000 ha, chiếm 52% tổng diện tích quy hoạch cây ăn quả ở Nam Bộ.
- - Trong đó vùng ĐBSCL 185.100 ha, vùng Đông Nam bộ 71.900 ha. Xoài là loại cây có diện tích trồng tập trung lớn nhất với 45.900 ha, tiếp đó là nhãn 29.800 ha, chuối 28.900 ha, bưởi 27.900 ha, cam 26.250 ha, thanh long 24.800 ha, dứa 21.000 ha, chôm chôm 18.300 ha, sầu riêng 15.000 ha, mãng cầu 8.300 ha, quýt 5.850 ha và vú sữa 5.000 ha. - Tiền Giang là tỉnh được quy hoạch diện tích trồng tập trung cây ăn quả lớn nhất, với 51.500 ha. Đây cũng là tỉnh có nhiều loại cây ăn quả chủ lực nhất, khi trong 12 loại cây nói trên, chỉ có mãng cầu là không có diện tích trồng tập trung ở tỉnh này. - Sau Tiền Giang là Đồng Nai 33.000 ha (xoài, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, chuối và mãng cầu), Vĩnh Long 30.000 ha (xoài, nhãn, cam, bưởi, chôm chôm và sâu riêng), Sóc Trăng 19.000 ha (xoài, nhãn, cam, bưởi, chuối, quýt và vú sữa), Bến Tre 18.800 ha (nhãn, cam, bưởi, chôm chom và sầu riêng), Bình Thuận 17.500 ha (thanh long), - Kỹ thuật, tiêu chuẩn, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ: - Kỹ thuật còn sơ sài, chưa ứng dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới, chủ yếu là làm theo kinh nghiệm được truyền lại. - Sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số vốn FDI đầu tư cho ngành nông nghiệp chiếm 7,6% tổng số vốn FDI của cả nước năm 2006. Song, những năm gần đây, nhất là năm 2010, 2011, tỷ lệ vốn FDI cho ngành này chỉ chiếm 1%. Bên cạnh đó, hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đang ngày càng khó khăn không chỉ đối với nước ta nói riêng mà còn với nhiều nước trên thế giới. Do vậy, vốn FDI dành cho ngành nông nghiệp cũng chịu tác động không nhỏ và trở nên khó thu hút hơn. - Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh. Đây là khó khăn lớn nhất và rủi ro cao nhất mà hoạt động đầu tư vào nông nghiệp khó có thể đoán trước được. Không những vậy, đầu tư FDI vào nông nghiệp còn có nhiều hạn chế khác như lợi nhuận thu được tương đối thấp, thời gian thu hồi vốn chậm và kéo dài. Thêm vào đó, quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta hiện còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tập trung, dàn trải. Chủ trương, kế hoạch cho công tác xúc tiến thu hút vốn FDI vào nông nghiệp còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính định hướng và kế hoạch, chiến lược cụ thể. Nguồn lực, kinh phí cho hoạt động xúc tiến thu hút vốn đầu tư và quảng bá sản phẩm còn thiếu và yếu.
- - Các dự án nông nghiệp sử dụng vốn FDI không chỉ có tỷ lệ thấp về tổng số vốn đầu tư mà còn nhỏ về quy mô. Cụ thể, tổng giá trị mức đầu tư cho một dự án FDI nông nghiệp chỉ chiếm chưa đến một nửa so với tổng mức đầu tư bình quân cho một dự án FDI thông thường, nhất là các dự án về bất động sản, tài chính, ngân hàng. - Thêm vào đó, sự phân bổ nguồn vốn FDI trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng không đồng đều. Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản, chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, nhiều lĩnh vực có tiềm năng lớn lại chưa được chú trọng và có ít vốn đầu tư như chế biến nông sản và thủy sản. - Bên cạnh đó, đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, các nhà đầu tư hiện đang chuyển hướng sang xuất, nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông nghiệp; chứ không đầu tư vào hoạt động sản xuất như trước. Đây là hướng đi thiếu bền vững trong thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và lành mạnh hóa thị trường kinh doanh nông sản. Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS.Ts Bùi Tất Thắng cho rằng, nhiều yếu tố gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận với ngành nông nghiệp nước ta như thiếu chiến lược dài hạn trong thu hút vốn FDI, mức độ rủi ro của ngành nông nghiệp khá cao, cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém và chưa đồng bộ, trình độ lao động còn thấp… Đặc biệt, tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội của nước ta cho ngành nông nghiệp hiện khá thấp (hiện chỉ ở mức 10%), chưa xứng tầm với một lĩnh vực chiếm trên 50% tổng số lao động của cả nước. b) Kinh doanh trái cây - Qui mô và hình thức doanh nghiệp + Hiện tại ở Việt Nam kinh doanh trái cây có nhiều hình thức doanh nghiệp: như hộ gia đình, thương lái, doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến trái cây được xây dựng tại các vùng nguyên liệu trái cây. + Hộ gia đình đóng vai trò chủ lực chính trong sản xuất trái cây. Tuy nhiên, việc sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán. Phần lớn nông dân chưa được tập huấn kỹ thuật về thu hoạch, sơ chế, bảo quản nên hình thức, chất lượng trái cây chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường. + Thương lái, đóng vai trò quan trọng từ lúc sản xuất, thu mua đến cả tiêu thụ trái cây. Các thương lái hoạt động tương đối độc lập, tuy nhiên do nguồn vốn còn hạn chế nên chưa đủ điều kiện để xây dựng kho bảo quản cũng như phương tiện vận chuyển sản phẩm.
- + Doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến trái cây được xây dựng tại các vùng nguyên liệu trái cây. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chế biến có quy mô còn nhỏ, đều thiếu nguyên liệu sản xuất, do thiếu vùng nguyên liệu tập trung, còn nhỏ lẻ phân tán hoặc ng ời dân lại không sản xuất trái cây theo quy hoạch của địa phương... Các dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp cũ kỹ, lạc hậu, sản phẩm chế biến chưa được phong phú, giá thành sản xuất sản phẩm còn cao, nguồn vốn cho sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Số đông các doanh nghiệp ch a xây dựng được thương hiệu riêng cho mình và cho ngành trái cây của Việt Nam trên thị trường thế giới - Phương thức kinh doanh, thu mua và phân phối + Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu nghiên cứu kỹ các hệ thống phân phối quốc tế nên gặp khó khăn rất nhiều khi xác định chiến lược thâm nhập thị trường một cách có hiệu quả. Chẳng hạn như trên thị trường EU , chúng ta phải chọn kênh phân phối gián tiếp vì hầu hết đều phải qua hệ thống các siêu thị, mà nguồn cung cấp cho các siêu thị lại chủ yếu do các nhà phân phối đảm trách. Điều này khác hẳn với hệ thống phân phối manh mún trên thị trường Việt Nam. Kế đến là các khu vực trồng trái cây rất rải rác, việc vận chuyển khi mua đến khi đưa vào chế biến thường phải mất cả ngày đường đi, có khi còn hơn nữa , nên còn phải tốn một khoảng tiền bảo quản quả trong lúc vận chuyển - Áp dụng công nghệ, tiêu chuẩn VSAT + Chất lượng VSATTP hiện nay rất đáng lo ngại, đã được rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi trồng trọt nông nghiệp, thủy hải sản hiện nay còn khá phổ biến. Chúng ta cũng có những vùng rau sạch, trái cây sạch, những nông trại chăn nuôi thực hiện đúng quy định, nhưng số lượng và tỷ lệ vô cùng nhỏ bé, mới chỉ đạt 8,5% tổng diện tích rau cả nước, cây ăn quả an toàn đạt khoảng 20%. - Thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, trên thực tế các doanh nghiệp sản xuất, chế biến trái cây đã tiếp cận tương đối tốt với thị tr ờng nước ngoài, bởi lẽ có tới 90 % sản phẩm chế biến của các doanh nghiệp được tiêu thụ ở nước ngoài thông qua con đường xuất khẩu. Các doanh nghiệp quá tập trung vào xuất khẩu mà bỏ quên thị trường trong nước, nên sản phẩm trái cây nhập khẩu có cơ hội chiếm lĩnh thị trường trong nước
- (2) Hiện trạng xuất khẩu trái cây a) Xuất khẩu chính ngạch - Sản lượng và chủng loại + Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả chính ngạch đạt mức 631 triệu USD, trong đó trái cây chỉ đạt 260 triệu USD. Thị trường xuất khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, đạt 139,7 triệu USD, chiếm 53,7% tổng kim ngạch. Tiếp theo là Hà Lan (6,1%), Nga (5,4%), Mỹ (4,1%), Thái Lan (3,5%), Nhật (3,2%), Indonesia (3,2%), Hàn Quốc (2,4%) và Singapore (2,0%). Trong năm kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các thị trường Nam Phi, Rumani, Hy Lạp đều tăng trưởng tăng, tuy nhiên cũng có các thị trường giảm rất mạnh như: Jamaica và Ai Cập (giảm 100%), Philippines (giảm 90%) và Iran (giảm 88%). + Trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2012 chỉ mới đạt được 860 triệu USD, riêng trái cây chính ngạch đạt 430 triệu USD. + Dự báo năm 2013, khả năng xuất khẩu trái cây chính ngạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 360 triệu USD. + Thanh long là mặt hàng luôn đứng đầu trong hơn 40 loại trái cây được xuất khẩu, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây (năm 2011, 107 triệu USD, 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu thanh long đạt 130.600 tấn, kim ngạch 78,9 triệu USD, tăng 3,7% về lượng và 24,1% kim ngạch so cùng kỳ năm 2012). Ngoài ra, các mặt hàng trái cây chủ lực được thị trường xuất khẩu ưa chuộng gồm có 6 nhóm cây ăn quả chính là chuối, xoài, nhãn, vải-chôm chôm, quả có múi (bưởi, cam, quýt, chanh) và dứa - Khó khăn và nguyên nhân + Chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định về kiểm dịch thực vật và các rào cản kỹ thuật chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Để có thể thâm nhập vào được các thị trường khó tính thì doanh nghiệp cần có được giấy chứng nhận GAP. + Hoạt động dự báo thị trường còn nhiều hạn chế trong việc dự báo nhu cầu dài hạn vì giá nông sản trên thị trường quốc tế biến đổi thất thường. + Hiện nay việc liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị xuất khẩu chưa chặt chẽ, sự gắn kết giữa công ty xuất khẩu và người sản xuất còn yếu, các công ty xuất khẩu chưa xây dựng được vùng nguyên liệu riêng, chủ yếu mua qua trung gian. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu khách hàng với số lượng lớn, ổn định và thường xuyên.
- + Khâu sản xuất, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến còn chậm phát triển, việc thu hái, phân loại, đóng gói, bao bì... chủ yếu còn qua biện pháp thủ công. + Các loại trái cây xuất khẩu của Việt Nam có giá thành cao hơn trái cây cùng loại của các nước trong khu vực do chưa có vùng chuyên canh và phải qua nhiều khâu trung gian, làm tăng giá. Chi phí vận chuyển đường biển và đường hàng không cao hơn so với các nước... làm giảm khả năng cạnh tranh. + Công nghệ sau thu hoạch và bảo quản còn lạc hậu gây cản trở xuất khẩu đến các thị trường xa (Mỹ, Canada, Chi lê, Úc, New Zealand). Vẫn còn tình trạng xuất khẩu trái cây dưới nhãn mác và bao bì của khách hàng nước ngoài. Chưa chú trọng xây dựng thương hiệu và quảng bá trái cây Việt Nam đến người tiêu dùng thế giới b) Xuất khẩu tiểu ngạch - Sản lượng, chủng loại + VN có xuất nhập khẩu tiểu ngạch với 3 nước là Lào, Campuchia và TQ. Trong đó, giao thương với TQ chiếm tỷ lệ lớn nhất, một phần do ta có đường biên giới rộng lớn với nước này (7 tỉnh). Đây là hình thức XK tự doanh, DN tự tổ chức đưa hàng hóa đến các cửa khẩu biên giới để XK. Với các chính sách đặc biệt đó, DN ít khi ký kết hợp đồng XK, việc thanh toán thường bằng cách trao đổi hàng hoặc bằng nội tệ của nước nhập khẩu, không qua ngân hàng (NH)… Do đó, rủi ro luôn được chuyển cho người bán chứ không phải người mua. + Xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch chiếm 1/3 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có nghĩa là trong gần 30 tỉ USD kim ngạch của năm 2010, có 10 tỉ USD hàng hóa qua lại bằng đường tiểu ngạch. + Chủng loại trái cây xuất khẩu tiểu ngạch chủ yếu là thanh long, vải thiều và nhãn. Bên cạnh đó là xoài, bưởi, chôm chôm… - Thuận lợi + Thủ tục xuất khẩu tiểu ngạch khá đơn giản chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch, chịu phí biên mậu là có thể xuất được hàng, không cần hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương như qua đường chính ngạch. + Buôn bán tiểu ngạch giúp DN trong nước bán được hàng hóa một cách nhanh chóng, thuận tiện và giảm chi phí, tiện thanh toán, thu tiền ngay và dễ trốn thuế. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp là chắc chắn chịu thua thiệt. - Khó khăn và nguyên nhân
- +Mặc dù thuận lợi về địa lý cùng với Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - TQ đã được ký kết tạo điều kiện trao đổi hàng hóa hơn trước. Nhưng do năng lực cạnh tranh của hàng hóa TQ tốt hơn đã biến những thuận lợi trên thành bất lợi đối với VN. + Việc không cần chứng từ thanh toán, hóa đơn, hợp đồng khiến cho rủi ro của xuất khẩu chính ngạch cao hơn nhiều lần như hàng đến nơi không bán được, đem hàng quay về thì chi phí vận chuyển còn khiến lỗ vốn nặng hơn, có rất nhiều lô hàng bị tiêu hủy do không bán được. + Xuất tiểu ngạch được thu tiền ngay, nhưng không có hợp đồng nên thường xuyên bị ép giá. Nông sản VN xuất sang TQ rất lớn, khi TQ muốn nhập thì họ ép giá, khi nhập đủ họ dừng lại, giá rớt, hàng ứ đọng, thiệt hại là rất lớn c) Xuất khẩu sang Trung Quốc - Sản lượng, chủng loại + Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau củ quả lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu mới nhất trong 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu rau củ quả qua Trung Quốc ước đạt hơn 225 triệu USD, tăng trên 43% so với cùng kỳ năm ngoái, gấp 4,5 lần so với thị trường đứng thứ hai (Nhật Bản) và gấp 6 lần so với thị trường đứng thứ ba (Mỹ) + Các mặt hàng trái cây thường xuyên được xuất qua thị trường Trung Quốc bao gồm: thanh long, chuối, dứa, mít sấy khô, xoài, dừa, nhãn, vải, dưa hấu, v.v…. + Trong những năm gần đây, các sản phẩm trái cây sấy khô đang rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa thích, nên thay vì xuất khẩu trái cây tươi, doanh nghiệp + Việt Nam đã chuyển hướng sang áp dụng các công nghệ chế biến sấy khô hoặc đóng hộp để đáp ứng nhu cầu này. Ngoài ra, nhóm sản phẩm mới này giúp giải quyết một vấn đề lớn của trái cây Việt Nam là giải quyết bớt lượng trái cây dồn ứ vào vụ thuận để chuyển sang cung cấp cho vụ nghịch, tránh tình trạng được mùa mất giá, theo nhận định của ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc công ty CP Vinamit - Nguyên nhân: Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất về xuất khẩu trái cây của Việt Nam vì ba lý do chính sau: thị trường lớn, khoảng cách địa lý gần gũi thuận tiện cho việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm, đồng thời yêu cầu của khách hang cũng không quá cao so với các thị trường khó tính như Nhật hoặc Châu Âu - Những điểm bất lợi có thể ảnh hưởng đến giá trị trái cây Việt Nam
- + Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, ví dụ nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng việc sản xuất trái cây của nông dân Việt Nam, phần lớn các giao dịch theo con đường tiểu ngạch nên ít được sự bảo hộ của luật pháp, các doanh nghiệp Việt chịu nhiều thiệt thòi trong việc vận chuyển, thanh toán với các bạn hang Trung Quốc + Sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc dễ dẫn đến tình trạng bị ép giá, nhiều rủi ro vì xuất khẩu tiểu ngạch, và sức khoẻ nền nông nghiệp sản xuất trái cây Việt Nam trong tay thương lái Trung Quốc. + Với 80% sản lượng trái cây sấy khô của Việt Nam được xuất sang Trung Quốc, các doanh nghiệp địa phương cũng phải nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, thuyết phục người dân chuyển từ sử dụng phân hoá học sang phân hữu cơ để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (3) Tiểu kết: Đánh giá ngắn gọn về hiện trạng ngành kinh doanh trái cây a) Về trồng cây Nhìn chung, quy mô và hình thức doanh nghiệp trồng cây ăn trái ở nước ta chưa có sự tập trung, còn dàn trải, diện tích đất trồng nhỏ hẹp, manh mún, bị chia cắt. Tuy nhiên, sản lượng khá lớn và chủng loại đa dạng. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng trọt còn thô sơ, chưa ứng dụng các biện pháp trồng trọt tiên tiến, chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và chuẩn mực xuất khẩu của quốc tế. Ngoài ra, sản phẩm cây trồng sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc bảo vệ, thuốc trừ sâu gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Thu hoạch và phân phối chưa có sự quy hoạch tập trung, chủ yếu do tư nhân bộc phát, chưa đạt được mức tối ưu. Cùng với những chính sách chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài và rủi ro về thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của ngành nông nghiệp. Hiện tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có ra quyết định thi hành “Rải vụ 12 loại trái câu chủ lực”, “dồn điền, đổi thửa”, nhưng những chính sách này chưa thật sự được thực thi nghiêm túc và mang lại kết quả như mong đợi. b) Về kinh doanh xuất khẩu trái cây - Xuất khẩu trái cây tuy tăng về mặt sản lượng và giá trị xuất khẩu nhưng chưa xứng với tiềm năng và nếu tiếp tục sẽ khó phát triển lâu dài bền vững, 90% trái cây tiêu thụ trong nước, chỉ có 10% xuất khẩu. Những khó khăn cần giải quyết là + Chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường khó tính + Công nghệ đóng gói, bao bì, bảo quản, chế biến, dự báo thị trường chưa tốt
- + Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị xuất khẩu chưa chặt chẽ + Thương hiệu chưa được chú trọng xây dựng + Xuất khẩu chính ngạch chưa đóng vai trò quan trọng trong khi xuất khẩu tiểu ngạch rủi ro cao, thường hay bị ép giá, khi tranh chấp nhận thua thiệt. + Xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Trung Quốc do lượng tiêu thụ lớn, yêu cầu không cao, vận chuyển tiện lợi, xuất khẩu phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, ở thế bị động và chịu thiệt thòi c) Nguyên nhân chính gây rớt giá - Cung vượt quá cầu, dẫn đến tình trạng được mùa mất giá của nông dân. - Cạnh tranh không lành mạnh, giành mua giành bán của doanh nghiệp Việt Nam dễ dẫn đến tình trạng bị ép giá và cạnh tranh lẫn nhau. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị yếu nên khó bảo đảm sự ổn định về giá. - Thương lái Trung Quốc ép giá vì là bạn hàng lớn nhất, có khả năng thao túng thị trường. - Sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế nên khó xâm nhập các thị trường mới và có giá trị cao. - Khả năng dự báo thị trường không tốt, nên việc điều phối cung cầu trên thị trường chưa thực sự tốt. 2.2. Tương quan với các vấn đề có liên quan (1) Tầm quan trọng đối với cuộc sống người nông dân. Hơn 80% dân số nước ta hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng nông thôn.Nông nghiệp đóng góp trên 20% GDP trong các năm qua. Ngành cây ăn trái và xuất khẩu cây ăn trái chiếm một vị thế khá quan trọng trong tổng sản phẩm nông nghiệp. Do đó việc phát triển của xuất khẩu cây ăn trái cực kì quan trọng, giúp tăng thu nhập, qua đó cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân. Hơn nữa việc phát triển sản xuất trái cây xuất khẩu sẽ góp phần đáng kể thay đổi kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội nông thôn, giúp thay đổi bộ mặt nông thôn một cách tích cực (2) Chính sách, chiến lược của Nhà nước a) Chính sách đất đai Có nhiều chính sức của Nhà nước liên quan đến đất đai, tuy nhiên ba chính sách sau đây được coi là có ảnh hưởng lớn nhất đối với việc sử dụng đất nông nghiệp: - Chính sách sở hữu đất nông nghiệp ở Việt Nam được phân chia thành hai quyền: quyền sở hữu (thuộc về Nhà nước - đại diện cho chủ sở hữu toàn dân) và quyền sử
- dụng (chủ yếu thuộc về nông dân). Từ chế độ sở hữu đặc biệt như trên dẫn đến một số hệ quả sau: + Quyền sử dụng đất trở thành món hàng có giá trên thị trường, tuy nhiên trong thực tế, thị trường cho loại hàng hóa đặc biệt này chưa được tổ chức quy củ và chưa có dịch vụ thích ứng nên hạn chế khả năng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân. +Vai trò chồng chéo của Nhà nước đối với đất đai: chủ sở hữu, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng v.v + Vai trò của người nông dân trong giao dịch đất nông nghiệp bị hạn chế: người nông dân chỉ sử dụng đất vào mục đích sản xuất, Nhà nước toàn quyền quy hoạch và thu hồi đất nông nghiệp, và thời hạn giao đất nông nghiệp cho nông dân hiện hành là quá ngắn so với thời gian giao đất phi nông nghiệp. - Chính sách giá đất nông nghiệpđược quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 1993, năm 2003 và mới nhất là Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 của Chính phủ. Tuy nhiên việc thi hành chính sách giá đất một cách minh bạch và hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn, do sự thiếu minh bạch của thông tin thị trường đất và làn sóng đầu cơ bất động sản vượt ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Do đó, người nông dân hoặc là ở trạng thái chậm phản ứng hoặc bất bình do nhận thưc sự thiệt thòi trong các giao dịch liên quan đến đất nông nghiệp. - Chính sách khuyến khích tập trung đất còn tồn tại nhiều điểm bất cập: + Đầu những năm 90, chính sách khoán đất nông nghiệp theo chế độ bình quân về diện tích lẫn hạng đất khiến đất nông nghiệp bị chia nhỏ và manh mún. + Mô hình dồn điền đổi thửa cũng như mô hình nông trường, hợp tác xã, sau này dù có tác động nhất định nhưng chưa thể tạo động lực cho sản xuất quy mô lớn, do trình độ quản lý công còn hạn chế. b) Các chính sách về nông nghiệp nói chung và trồng cây ăn trái nói riêng - Ngành nông nghiệp chịu sự điều tiết sâu sắc của hệ thống chính sách của Nhà nước, trong đó, ngoài chính sách đất đai, một số chính sách sau cũng tác động mạnh đến nông nghiệp: + Chính sách đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thônđược cụ thể hóa qua một loạt các văn bản, như: Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định 61/2010/NĐ-CP nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn v.v. Tổng vốn đầu tư
- bố trí cho nông nghiệp, nông thôn bình quân trong 3 năm 2006 - 2008 là 146.575 tỷ đồng (bình quân mỗi năm là 48.858 tỷ đồng), bằng 45,2% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Sau khi Nghị quyết 26 ra đời, mức đầu tư cho lĩnh vực này tăng lên rõ rệt: tính chung trong 3 năm (2009-2011), tổng vốn đầu tư công bố trí cho khu vực này là 285.465 tỷ đồng, bằng 52% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, gấp 1,95 lần so với giai đoạn 2008 về trước + Chính sách tín dụng nông nghiệp ban hành theo Nghị định số 41/2010/NĐ- CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, mang lại nhiều chuyển biến tích cực, trong đó, mở rộng các tổ chức tín dụng bên ngoài Ngân hàng NN-PTNT (Agribank), mở rộng đối tượng cho vay, tạo điều kiện hơn cho khách hàng vay không tài sản đảm bảo hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cùng lúc quy định chi tiết về các lĩnh vực phát triển nông thôn v.v. - Ngoài những chính sách nông nghiệp chung, ngành trái cây phụ thuộc vào một số chính sách đặc thù như: + Quy hoạch và thực hiện quy hoạch vùng sản xuất trái cây là rất cần thiết, quyết định năng lực cạnh tranh của ngành trái cây phụ thuộc vào năng suất trái cây, lượng nguyên liệu và sản phẩm hàng hoá tạo ra. Việc quy hoạch vùng cây từ trước đến nay gần như không có quy hoạch chiến lược tổng thế cho các vùng trồng cây ăn trái trọng điểm mà chỉ bao gồm các quy hoạch nhỏ lẻ mang tính địa phương, do đó tình trạng “tự cạnh tranh” diễn ra giữa các loại trái cây, nhất là vào mùa thu hoạch, xảy ra hết sức thường xuyên. Cho mãi tới gần đây, Thủ tướng Chính phủ mới ra quyết định số 899/ QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” cùng đó là quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam Bộ đến năm 2020. BẢNG + Hệ thống hạ tầng cơ sở (thuỷ lợi, giao thông, điện, kho bãi, chợ đầu mối). và sự tiếp cận tới các dịch vụ công như thuỷ lợi, khuyến nông, bảo vệ thực vật, tín dụng là một việc lớn cần được nhà nước quan tâm, hỗ trợ đầu tư xây dựng mới, tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh chế biến trái cây. Tuy nhiên chính sách đầu tư hạ tầng nông nghiệp nói chung và cho ngành trái cây nói riêng chưa hề có giải pháp đồng bộ, dẫn tới hệ thống hạ tầng bao gồm đường giao thông, thủy lợi, hệ thống điện ở các vùng trồng cây ăn trái chưa
- đáp ứng được như cầu phát triển của ngành. Theo khảo sát dưới đây thì đa số trạng thái của hệ thống hạ tầng các vùng trồng cây ai trái trọng điểm đang ở mức trung bình và thấp. Tỷ lệ số người sản xuất trái cây đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng của các địa phương năm 2010 (Đơn vị %) Nguồn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam – Ninh Đức Hùng – Đỗ Kim Chung” + Chính sách thương mại – xuât khẩu: Chính phủ chưa có đủ một bộ chính sách đồng bộ để khuyến khích hay điều tiết việc xuất khẩu trái cây. Bằng chứng là việc mới cho ra đời quy hoạch vùng sản xuất 12 loại quả xuất khẩu chiến lược mãi đến 2013 gần đây mới được triển khai, trong khi sản phẩm là cái gốc của mọi chiến lược về các mặt hàng hàng hóa. Do đó, chính sách xuất khâu trái cây của nước ta là một bộ phận của các hiệp định đàm phán thương mại song phương đa phương như WTO các FTAs v.v Tuy nhiên việc đàm phán và triển khai các cam kết liên quan chưa được thực hiện đúng mức khiến cho việc lưu chuyển thông tin chính sách chậm, không có tác dụng hỗ trợ người sản xuất kinh doanh trái cây nói riêng, theo sát được lột trình thực hiện cam kết quốc tế. c) Các chính sách hỗ trợ khác. - Ngoài các chính sách đã nêu, Nhà nước còn những chính sách khác để hỗ trỡ phát triển, quản lý sản xuất nông nghiệp như chính sách thuế, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các đia phương, chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm, quản lý kinh doanh và chất lượng phân bón, v.v.Tóm lại, hệ thống chính sách và văn bản pháp luật về nông nghiệp nói chung còn chưa đồng bộ, nằm rải rác, do đó cần được Luật hóa, làm mình minh bạch hóa việc sản xuất kinh doanh trái cây. d) Chiến lược phát triển công nghiệp hóa xem nhẹ nông nghiệp
- - Trong quá trình trước đổi mới, nhận thức vị trí vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn còn bất cập, chỉ coi là thứ phối hợp, thứ yếu, và để lại hậu quả đến hiện nay. Dẫn đến việc thiếu sự đầu tư bài bản để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việc xem nhẹ vai trò đã dẫn đến việc không có một mô hình phát triển nông nghiệp phù hợp, cụ thể là việc liên tiếp vướng mắc trong tổ chức sản xuất nông nghiệp, theo hộ, theo nông trường, hợp tác xã v.v. Từ nhận thức sai lầm và nền tảng lý luận không đầy đủ là cơ sở cho hệ thống chính sách không nhất quán, không giúp phát triển nông nghiệp Việt Nam lên xứng với tiềm năng sẵn có. (3) Kinh doanh trái cây trong thời đại toàn cầu hóa a) Nhu cầu thế giới - Theo dự báo của Tổ chức Nông – lương thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới hàng năm tăng khoảng 3,6%, trong khi đó thì khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên thị trường thế giới đối với mặt hàng rau quả luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng. Các nước càng phát triển công nghiệp thì nhu cầu nhập khẩu rau lại càng tăng, đời sống càng được nâng cao thì nhu cầu đối với các loại hoa tươi càng tăng.Có thể khẳng định rằng thị trường thế giới đối với rau quả là rất có triển vọng. b) Xu thế trái cây xanh, sạch - Nhu cầu của con người ngày càng mở rộng và đòi hòi cao hơn về chất lượng, đặc biệt là đối với thực phẩm. Trái cây cũng không năm ngoài ngoại lệ, từ nhu cầu ăn trái cây an toàn, đến trái cây sạch, với sự phát triển về nhận thức, nhu cầu về trái cây hữu cơ, được canh tác một cách bền vững, ngày càng trở nên là một thị trường đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trái cây. - Ở Việt Nam, rau , trái cây sạch chủ yếu để xuất khẩu, trong nước trước nhiều vụ việc liên quan đến chất lượng VSATTP, thì nhu cầu nội dịa cũng ngày càng tăng cho mặt hàng trái cây sạch. - Hiện tại ở Việt Nam, Nhà nước cũng đã triển khai các bộ tiêu chí đánh giá rau, trái cây, trong đó nổi bật nhất là VietGAP. Tuy nhiên tiêu chuẩn của VietGAP chưa được các thị trường chấp nhận rộng rãi. Do đó, việc áp dụng GlobalGAP (tiêu chuẩn thực phẩm sạch toàn cầu) ở Việt Nam sẽ là lợi thế lớn. c) Cơ hội và thách thức khi phải mở cửa thị trường trái cây trong khuôn khổ WTO
- - Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường mới, rộng lớn với mức ưu đãi thuế cho các nước đang phát triển.Từ đó tiếp cận được khách hàng tiềm năng và xây dựng được thương hiệu cho mình. Gia nhập WTO đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức như: - Ngành trái cây Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm của các nước như Trung Quốc, Thái Lan... Hiện nay vùng nguyên liệu còn nhỏ lẻ manh mún, người sản xuất trái cây của Việt Nam chưa có ý thức sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Năng suất, chất lượng trái cây của ta chưa cao, mẫu mã chưa đẹp, sản lượng chưa lớn.Công nghệ chế biến còn lạc hậu. Các quốc gia sẽ có những hàng rào kỹ thuật khắt khe hơn đối với trái cây nhập khẩu từ Việt Nam. Các nhà phân phối cũng chưa quan tâm đến việc sản xuất và cung ứng trái cây. Từ những thách thức trên đã tạo cơ hội cho trái cây ngoại dễ xâm nhập thị trường Việt Nam. - Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, trong khi đó mức cung chỉ tăng khoảng 2,5%/năm. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới rất cao.Đây là điều kiện thuận lợi để trái cây Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. - Việt Nam có lợi thế vùng về khí hậu đó là khí hậu nhiệt đới, đất đai phù hợp có thể trồng các loại trái cây nhiệt đới để xuất khẩu; nhân công nông nghiệp giá rẻ, đường bờ biển dài, nhiều cảng biển tạo điều kiện cho giao thông đường biển; nhiều ưu đãi của nhà nước, có loại trái cây như thanh long chỉ có mình Việt Nam xuất khẩu (4) Chính sách hấp dẫn đầu tư nước ngoài a) Chính sách chung về hấp dẫn đầu tư nước ngoài Thủ tục cấp phép đầu tư vẫn còn rườm rà và chưa minh bạch, có thể mất 1-2 để đăng ký mới cho doanh nghiệp nước ngoài muốn hoạt động trong lãnh vực nông nghiệp. Cụ thể, có đến 40% doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn trả lời là đối với họ việc “loại bỏ hoặc hạn chế thủ tục quan liêu” trong đối xử đối với doanh nghiệp là quan trọng nhất để giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh. 76% doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn cho rằng thủ tục phức tạp là trở ngại cho khả năng phát triển của doanh nghiệp trong 5 năm tới, trong đó 33% cho là đặc biệt trở ngại.
- Do bất cập cả ở tầm chính sách vĩ mô và vi mô. Các chính sách vĩ mô từ trước tới nay chủ yếu vẫn ủng hộ sự phát triển của các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu hoặc tạo ra cơ hội lợi nhuận lớn cho các ngành phi sản xuất tài chính, chứng khoán, bất động sản nên như bạn thấy các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất của Việt Nam cũng như các tập đoàn nước ngoài lớn phần lớn đều có mặt trong các ngành này cả. Có rất ít doanh nghiệp lớn và các nhà đầu tư nước ngoài có tiếng tăm trên trường quốc tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông thôn còn rất nghèo nàn so với thành thị để đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư. Điện cung cấp cho nông thôn mất thường xuyên, mới dùng để thắp sáng và chưa phục vụ cho tưới tiêu, sản xuất. Nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt ở nông thôn vẫn còn thiếu, chưa nói đến hệ thống cung cấp nước cho sản xuất.Mới chỉ có 43% diện tích cây rau màu và cây công nghiệp được tưới chủ động. b) Phân tích OLIC dưới góc nhìn của một nhà đầu tư nước ngoài, xem có muốn đầu tư vào kinh doanh trái cây tại Việt Nam hay không? (Nên đưa ra một trường hợp cụ thể, chẳng hạn trái Thanh long để phân tích) Đối với một số mặt hàng sẽ rất thu hút đầu tư nước ngoài, như sản xuất thanh long, vì có một số lợi thế OLIC dưới đây: - Ownership: người sản xuất tại Việt Nam là người nông dân sở hữu đất đai, nhà xưởng, tư liệu sản xuất, quy trình sản xuất, máy chiếu xạ… - Location: + Cạnh tranh hệ thống: Chính phủ VN bắt đầu có ý thức đầu tư phát triển, hỗ trợ nông nghiệp. + Nhân công giá rẻ, có nhiều cảng biển thuận lợi xuất khẩu. - Khí hậu, đất đai phù hợp với cây thanh long. - Internalization: + VN được ưu đãi về thuế quan khi mới gia nhập WTO. - Competition: + Thanh Long của Việt Nam chiếm gần 100% thị trường thanh long toàn cầu. Do đó, đầu tư sản xuất Thanh Long ở Việt Nam là một lựa chọn hấp dẫn. Cần nghiên cứu kĩ hơn để ra quyết định đầu tư. (5) Công nghiệp chế biến - 90% Sản phẩm chế biến được xuất khẩu, số còn lại được tiêu thụ trong nước. Các sản phẩm tiêu biểu như các sản phẩm mít sấy khô, vải dứa đóng lon v.v. Hiện nay gần như 100% những doanh nghiệp hoạt động trong ngành trái cây Việt Nam đã được cấp
- chứng chỉ áp dụng hệ thống phân tích mối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng hệ thống chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế (ISO) cho mỗi loại sản phẩm. Do đó sản phẩm chế biến xuất khẩu được tới các thị trường như Nga Mỹ Thụy Sỹ và Đức v.v - Nguyên liệu là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp chế biến trái cây. + Chỉ có số ít doanh nghiệp chế biến trong ngành chủ động được nguồn nguyên liệu, tức là phần lớn nguyên liệu của quá trình sản xuất được tự sản xuất hoặc có hợp đồng dài hạn với người nông dân. Số còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái trong quá trình sản xuất, ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và khả năng sinh lời + Các doanh nghiệp chế biến gặp thường hay gặp vấn đề mùa vụ, do đó luôn có thách thức trong việc đa dạng hóa sản phẩm chế biến, cô đặc đông lạnh, nước ép v.v cho đến chủng loại trái cậy, dứa, mít vải, nhãn, xoài thanh long v.v, . Do đó để ận dụng tối đa dây truyền sản xuất, phát huy công suât thiết kế, luôn có cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp để dành nguồn nguyên liệu - Kĩ thuật – công nghệ chế biến: Công nghệ sản xuất hiện đại sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp chế biến hiện nay vẫn sử dụng hệ thống dây chuyền chế biến cũ, dây chuyền công nghệ chế biến mà các công ty này sử dụng đ ợc sản xuất những năm 1990s lạc hậu và chất lượng thấp. Trong khi những doanh nghiệp sử dụng công nghệ của những quốc gia tiên tiến như công nghệ của nước Đức, Nhật v.v mới có được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, đảm bảo đà cho doanh nghiệp phát triển. 2.3. Dự đoán, dự kiến sự phát triển. Nếu các điều kiện hiện tại bao gồm chính sách và năng lực của ngành cây ăn trái Việt Nam nói hcung không thay đổi, trong điều kiện thị trường thế giới như hiện tại, tùy vào đặc thù của một số loại trái cây có thể dự đoán xu hướng phát triển như sau: - Đối với một số loại trái cây có lợi thế vùng rõ rệt, ví dụ như thanh long, chiếm gần 100% thị phần thanh long thế giới, điều kiện tự nhiên và kĩ thuật giống, canh tác là những lợi thế lớn thì vị thế của quả thanh long vẫn giữ được. - Đối với đa số các loại quả khác, như chôm chôm hay vải v.v. bị sự cạnh tranh gay gắt và trực tiếp từ Thái Lan, hơn nữa có nhiều quả thay thế từ khu vực Nam Mỹ, nếu không cải cách việc sản xuất và chế biến tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao thì sẽ bị tụt hậu so với thế giới.
- 2.4. Xác định trọng tâm (vấn đề của vấn đề) (1) Các vấn đề a) Đất đai nhỏ, manh mún không có điều kiện tập trung cho sản xuất lớn Khi tiến hành giao đất lần đầu cho hộ nông dân vào những năm 1993, để giảm xung đột, Nhà nước đã giao đất cho hộ theo chế độ bình quân cả về diện tích lẫn hạng đất. Hệ quả là đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình nông dân rất manh mún, đa phần các hộ gia đình có quy mô diện tích dưới 1 ha. Hệ quả: làm cho giá thành sản phẩm cao do năng suất thấp, chất lượng giảm, không ổn định về số lượng lẫn chất lượng, thiếu an toàn và gây tổn thất rất lớn cho nông dân và doanh nghiệp. Đồng thời, trái cây của ta khó có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc, Thái lan, Philippines, Indonesia … Cạnh tranh không lành mạnh, giành mua, giành bán và bị doanh nhân Trung Quốc thao túng: Sự lệ thuộc vào bạn hàng lớn Trung Quốc dẫn đến doanh nhân Trung Quốc thao túng thị trường sản xuất trong nước, ép giá, ép buộc vào các mô hình nhiều rủi ro như xuất khẩu tiểu ngạch. Ngoài ra, do sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị chưa tốt, các hiệp hội nghề nghiệp chưa phát huy vai trò gắn kết giữa các doanh nghiệp trong nước, dẫn đến tình trạng các công ty trong nước giành mua giành bán, cạnh tranh không lành mạnh, vô tình càng làm tình trạng ép giá them trầm trọng. b) Sản lượng thấp, chất lượng không đồng đều và không đáp ứng tiêu chuẩn VSAT của thị trường nhập khẩu Chủ yếu do các nguyên nhân sau: a) Trình độ chuyên môn của chủ hộ Phần lớn các hộ còn làm theo kinh nghiệm truyền thống, tức là thế hệ trước truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ sau, đó cũng là một cách làm tốt cần đ ợc phát huy, tuy nhiên cách làm đó lại hạn chế được tiếp cận đến những phương pháp sản xuất mới. b) Điều kiện kinh tế đến sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trái cây Những hộ có điều kiện kinh tế khá trở lên, thường đầu tư đầy đủ và kịp thời những điều kiện để sản xuất trái cây, ví dụ như đầu tư mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuê nhân công... từ đó đem lại năng suất và sản lượng cao hơn so với hộ nghèo và trung bình. c) Ảnh hưởng từ khuyến nông
- Hoạt động cơ bản của khuyến nông là các chủ hộ được tham gia vào các chương trình tập huấn, trình diễn và chia sẻ thông tin về thị trường. Do đó, có sự khác nhau rõ rệt về năng suất và giá thành giữa hộ thường xuyên và chưa thường xuyên tham gia hoạt động khuyến nông. d) Nguồn cung cấp giống Giống cây trồng chưa đa dạng, chưa được nghiên cứu và phát triển, thiếu sự ứng dụng các công nghệ mới và tiên tiến vào sản xuất giống. e) Chất lượng sản phẩm trái cây chưa đạt VietGAP Ở các địa phương sản xuất trái cây, đặc biệt là dứa, thanh long và chôm chôm bước đầu đã và đang triển khai, sản xuất trái cây theo quy trình VietGAP. Do đó, có sự khác nhau cơ bản giữa các nhóm hộ được tham gia tập huấn và hướng dẫn làm theo VietGAP so với nhóm hộ chưa tham gia VietGAP c) Thiếu sự hỗ trợ và định hướng của Nhà nước Từ các phân tích chính sách ở phần 1.3.2, có thể thấy do lý luận phát triển chưa hoàn chỉnh, công tác xây dựng chính sách chưa chuyên nghiệp, thiếu các nghiên cứu phân tích căn cứ cụ thể, thiếu hệ thống giám sát theo dõi, thống kê số liệu đáng tin cậy và kịp thời nên có một số chính sách thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá, một số chủ trương chính sách không hợp lý thiếu tính khả thi nhưng không được điểu chỉnh bổ sung kịp thời, khó đưa vào cuộc sống, gây ra nhiều bức xúc trong sản xuất kinh doanh, người nông dân và doanh nghiệp không thấy được nhiều sự hỗ trợ tích cực cũng như các định hướng có tầm nhìn dài hạn, đặt lợi ích của người nông dân và người sản xuất lên hàng đầu. Ngoài ra việc tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém. Nhìn chung, chủ trương chính sách ban hành nhiều nhưng thực hiện chưa hết mức do thiếu nguồn lực tài chính, nhân lực tương ứng, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Trách nhiệm của các cấp uỷ và chính quyền các cấp không được làm rõ và xử lý nghiêm túc khi không thực hiện tốt, còn tình trạng làm được đến đâu hay đến đó, chạy theo thành tích. Cộng với việc chậm chạp trong cải cách hành chính và quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, khiến cho chất lượng chính sách đã chưa cao còn triển khai chưa tốt. d) Chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài Tuy Việt Nam có lợi thế vùng rất lớn, nhưng các chính sách lại không khuyến khích, thậm chí cản trở việc đầu tư nước ngoài vào phát triển nông nghiệp, như các chính sách về quyền sử dụng đất, và chính sách phát triển cơ sở hạ tầng yếu kém. Chưa có chính sách hỗ trợ áp dụng kỹ thuật cao vào nông nghiệp.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn