intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xuống động

Chia sẻ: Lê Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

96
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nói đến Đà Nẵng, người ta nghĩ ngay đến Ngũ Hành Sơn. Năm ngọn núi vươn ra như năm ngón tay có tên Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn (gồm Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) đã thành một thắng cảnh nổi tiếng ở miền Trung. Động Âm Phủ nằm trong ngọn núi Thủy Sơn là một điểm nhấn độc đáo của cụm núi Ngũ Trong động Âm Phủ. Hành. Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía Nam. Tương truyền, danh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xuống động

  1. Xuống động "âm phủ", lên "thiên đàng" Nói đến Đà Nẵng, người ta nghĩ ngay đến Ngũ Hành Sơn. Năm ngọn núi vươn ra như năm ngón tay có tên Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn (gồm Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) đã thành một thắng cảnh nổi tiếng ở miền Trung. Động Âm Phủ nằm trong ngọn núi Thủy Sơn là một điểm nhấn độc đáo của cụm núi Ngũ Trong động Âm Phủ. Hành. Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía Nam. Tương truyền, danh thắng này do vua Minh Mạng phát hiện đầu thế kỷ 19, khi ông vi hành đến đây. Du khách đến Ngũ Hành Sơn để lễ chùa, trẩy hội và thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng. Hệ thống hang động trong quần thể Ngũ Hành Sơn là cả một thế giới kỳ bí. Với sự kiến tạo độc đáo của thiên nhiên, động Âm Phủ được xem là một trong những hang động lớn và huyền bí nhất trong quần thể hang động ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Động Âm Phủ là một hang động khá phức tạp so với các hang trong quần thể Ngũ Hành Sơn lại nằm sát ngay lối đi, không phải leo lên những bậc tam cấp cao. Giá vé 15.000 đồng, du khách qua cầu Âm Dương trên sông Nại Hà lần mò tiến vào “Âm Phủ”. Lối đi âm u, lúc sáng, lúc tối, gió thổi vi vu luồn sâu vào hang động hun hút. Thỉnh thoảng có một vài con dơi bay chập chờn hay bám vào vách
  2. đá kêu “chen chét” khiến du khách phải giật mình ớn lạnh. Giữa động trung tâm thoáng rộng có tượng Địa Tạng Vương Bồ tát - vị chúa tể của chốn Âm cung - ngồi chễm chệ như đang phán xét công, tội của người trần. Đi sâu vào bên trái sẽ thấy hàng loạt pho tượng bằng đá cẩm thạch trắng của các vị Chúa ngục cai quản chín tầng, mười hai cửa ngục. Động Âm Phủ có hai ngách lớn, người ta cho rằng là lối lên “thiên đàng” và đường xuống “địa ngục”. Trong động này có cả thảy 12 “cửa ngục” do 12 vị Pháp quan cai quản. Lối vào các “cửa ngục” thường nhỏ hẹp, đôi khi phải nghiêng mình lách qua. Các “ngục” có khoảng phình rộng ra gọi là nơi giam giữ tội nhân. Du khách sẽ gặp những phù điêu, tượng đắp mô tả sinh động cảnh quỷ “đầu trâu, mặt ngựa” hoặc quỷ “đầu hổ, mặt gấu” hành hình, tùng xẻo những người có tội như: cưa hai nấu dầu, móc cắt lưỡi, chặt đầu, mổ bụng, bị bắt ngồi bàn chông, bị trói cột đồng cho lửa đốt, bị đinh ba (chĩa ba ngạnh) đâm vào bụng... Trong ánh sáng chập chờn, mờ ảo, ta có cảm giác rờn rợn như thật sự lạc vào chốn địa ngục! Một điều thú vị là ngoài những ngóc ngách động Âm Phủ lại có một hướng đi lên, được gọi là đường lên “thiên đàng”. Khác với những lối đi tối om và rùng rợn xuống “địa ngục”, đường lên trời là một lối đi qua những bậc thang sáng bởi ánh nắng. “Đỉnh trời” quay mặt về hướng Đông, nhìn ra biển mênh mông bát ngát. Bên dưới là làng nghề truyền thống nổi tiếng về nghề tạc đá của Đà Nẵng và nhiều chùa chiền ẩn hiện dưới những tán cây trông tĩnh mịch mà nên thơ. Dọc đường, du khách gặp khá nhiều tượng, tranh vẽ các vị thần tiên, bồ tát như Bát Tiên, Phật Bà Quan Âm, Thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, Phật Tổ Như Lai và cuối cùng sẽ gặp hình tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tây Vương mẫu và các vị thần thánh, chư tiên cùng các tiên nữ xinh đẹp đang vui vầy múa hát nơi chốn Bồng lai Tiên cảnh.
  3. Động Âm Phủ ở Ngũ Hành Sơn với vẻ độc đáo, kỳ vĩ cùng với những truyền thuyết dân gian, ngày nay đã trở thành điểm tham quan, khám phá hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước khi đến Ngũ Hành Sơn. Thủy Sơn là ngọn núi cao nhất trong Ngũ H ành Sơn. Đỉnh núi có 3 ngọn nằm ở 3 tầng, giống 3 ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm Đại Hùng tinh nên còn có tên là núi Tam Thai. Ngọn cao nhất ở phía Tây Bắc gọi là Thượng Thai, ngọn phía Nam thấp hơn gọi là Trung Thai và ngọn phía Đông thấp nhất gọi là Hạ Thai. Động Âm Phủ là một trong những điểm tham quan nằm ở Hạ Thai. Ở Hạ Thai, ngoài động Âm Phủ, du khách còn có cơ hội tham quan Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, động Ngũ Cốc, Giếng Tiên. Vọng Hải Đài là điểm cao bên phải chùa Linh Ứng. Đứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt ra một vùng trời biển bao la với các hoạt động nhộn nhịp của ghe thuyền trên biển. Chùa Linh Ứng là ngôi chùa có giá trị lịch sử cao, được xem là quốc tự và di tích Phật Giáo… Trung Thai có động Thiên Phước Địa, hang Vân Nguyệt và động Vân Thông. Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”. Giữa động có một tượng Phật rất lớn. Sau lưng tượng là đường đi lên đỉnh núi, càng vào sâu càng hẹp, phải bám vào các tảng đá mới bò lên được. Cuối động thông ra ngoài đường kính khoảng hơn 1m. Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động tạo ánh hào quang rực rỡ. Đứng trên đỉnh động có thể bao quát cả một vùng đồng ruộng, sông biển, xóm làng.
  4. Trên Thượng Thai có Vọng Giang Đài, tháp Phổ Đồng, chùa Từ Tâm, chùa Tam Tâm, chùa Tam Thai, Hành Cung, động Hỏa Nghiêm, động Huyền Không, động Linh Nham và động Lăng Hư. Viếng chùa chiền và hang động Thượng Thai, du khách có thể đi bằng 2 đường: đường tam cấp phía Tây Nam dẫn lên chùa Tam Thai có 156 bậc hoặc tam cấp phía Đông dẫn đến chùa Linh Ứng có 108 bậc. Leo đến khoảng giữa đường tam cấp phía Tây Nam, du khách sẽ gặp cổng ngoài của chùa Tam Thai nhưng hãy rẽ trái, vòng hướng chùa Từ Tâm, chùa Tam Tâm và Phổ Đồng ra thăm Vọng Giang Đài chếch về phía phải chùa Tam Thai. Đứng ở Vọng Giang Đài, du khách có thể thấy bao quát cả một vùng đồng ruộng mênh mông của Đà Nẵng, Quảng Nam và các con sông Trường Giang, Cẩm Lệ bao quanh. Trở lại chùa Tam Thai là du khách đã đến với một di tích quốc gia và cũng là di tích Phật giáo. Sau lưng chùa Tam Thai là một con đường đất, có một cổng vôi cổ kính có 3 chữ “Huyền Không Quan”. Đây là cửa vào động Hỏa Nghiêm và động Huyền Không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2