intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XƯỞNG HOẠ NƠI CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT THAI NGHÉN VÀ TRỔ BÔNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

102
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay các viện bảo tàng đang tìm mọi phương cách tinh tế nhằm bắc một chiếc cầu nối giữa các khách tham quan với thế giới riêng tư của các nghệ sĩ. Đó chính là việc giới thiệu với công chúng xưởng họa, nơi những tác phẩm mỹ thuật ra đời. Từ trước tới nay, người nghệ sĩ lao động trong xưởng họa của mình vẫn là một nguồn cảm hứng Xưởng hoạ của Francis Bacon là một trong những cho sáng tác, ít nhất kể từ khi Velázquez dựng bức tranh chân dung bản thân ông đang vẽ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XƯỞNG HOẠ NƠI CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT THAI NGHÉN VÀ TRỔ BÔNG

  1. XƯỞNG HOẠ NƠI CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT THAI NGHÉN VÀ TRỔ BÔNG hiện nay các viện bảo tàng đang tìm mọi phương cách tinh tế nhằm bắc một chiếc cầu nối giữa các khách tham quan với thế giới riêng tư của các nghệ sĩ. Đó chính là việc giới thiệu với công chúng xưởng họa, nơi những tác phẩm mỹ thuật ra đời. Từ trước tới nay, người nghệ sĩ lao động trong xưởng họa của mình vẫn là một nguồn cảm hứng Xưởng hoạ của cho sáng tác, ít nhất kể từ khi Velázquez dựng bức Francis Bacon là tranh chân dung bản thân ông đang vẽ họa phẩm một trong những Những người Thị nữ (Las Meninas), đó chính là nơi tham quan hấp chân dung Công chúa Tây Ban Nha Margarita dẫn nhất công cùng các thị tỳ quây quần xung quanh. Các họa sĩ chúng hiện nay (hiếm khi kể cả các nghệ sĩ nhiếp ảnh) vẫn thường miêu tả bản thân họ miệt mài lao động trong xưởng họa – khi thì đứng hoặc ngồi trước giá vẽ, khi thì nghiên cứu người làm mẫu, thậm chí đang chuyện trò với khách tham quan hoặc
  2. khách mua tranh. Các giá đỡ và trang phục, các bút cọ và giá vẽ, tất cả những trang bị ấy cho sinh kế và sự nghiệp mỹ thuật của người nghệ sĩ đều được đưa vào tác phẩm. Pepe Karmel, Phó giáo sư chuyên nghiên cứu lịch sử mỹ thuật tại trường Đại học New York, có nói “Các vật liệu đồ nghề đều xuất hiện trong bức tranh về xưởng họa ấy của Velázquez ”. Ông nói, trong các tác phẩm sơn dầu của Rembrandt hoặc Delacroix, “ta có cảm giác xưởng họa là cái nôi của trí tưởng tượng, nơi mọi người vận trang phục và tạo nên những thực tế có tính hư cấu để rồi tất cả đều được ghi lại trên khung vải bố.” Bức họa về xưởng vẽ cũng là một cách người nghệ sĩ cho phép khách tham quan lọt vào thế giới của riêng mình. Đó là cửa sổ giúp mọi người nhìn vào quá trình sáng tác của nghệ sĩ. Chính vì vậy, các viện bảo tàng đã tổ chức nhiều cuộc trưng bày xung quanh đề tài nơi làm việc của nghệ sĩ, ví dụ như ở triển lãm Lucian Freud: Xưởng họa (Lucian Freud: L’Atelier) tổ chức tại Trung tâm Pompidou ở Paris (cho tới hạ tuần tháng 7). Cuộc triển lãm này tập trung vào phản ánh người nghệ sĩ đang lao động từ đầu chí cuối, thông qua những tấm ảnh chụp và phim về Freud đang làm việc trong xưởng họa của ông ở London. Giờ đây, các viện bảo tàng đang sử dụng Internet làm chiếc cầu nối khách tham quan với thế giới riêng của người nghệ sĩ : chỉ cần lia con trỏ rồi nhấp chuột là ta có thể lôi ra một loạt những hình ảnh, xem video hoặc tải lên mạng ý kiến với những cảm nghĩ riêng của mình.
  3. Thậm chí bản chất của việc thăm xưởng họa cũng đã thay đổi ghê gớm trong kỷ nguyên trực tuyến ngày nay. Harry Philbrick, Giám đốc Viện bảo tàng Mỹ thuật Đương đại Aldrich ở Ridgefield, Bang Connecticut, nói: “Về cơ bản, ta chỉ cần cùng ngồi xuống với nghệ sĩ, và rồi lôi ngay chiếc laptop ra.” Philbrick nhớ lại cuộc gặp Ann Lislegaard, nữ nghệ sĩ sắp đặt ở Copenhagen, Đan Mạch, ngay trước cuộc triển lãm của cô tại Viện bảo tàng này cách đây 6 năm. Chín tháng trước lễ khai trương cuộc trưng bày, tôi muốn thăm xưởng vẽ cùng với Ann. Lúc đó cô đang ở New York, và cô ấy nói: “Mời anh đến thăm tôi ở Brooklyn”, và địa chỉ là một quán cà-phê. Và kìa Ann ngồi đó với chiếc laptop MAC của cô, rồi cô mở nó ra và nói “ Đây là cách ta thăm xưởng vẽ . Tất cả nội dung đều có trong này, ở trong máy này rồi “ . Cô có đầy đủ các files, hoạt hình, video, cô còn có cả những hình chụp các tác phẩm sắp đặt trước đây, thậm chí cả những dự định chuẩn bị cho những tác phẩm mới trong tương lai, như vậy bạn thực sự được thấy những tác phẩm hiện có và những tác phẩm còn đang thai nghén, tất cả đều từ chiếc Laptop trực tiếp phát ra. Tuy vậy, bất chấp kỷ nguyên kỹ thuật cao hiện nay, mọi người vẫn thiết tha muốn được tận mắt thấy chính cái không gian thật sự, riêng tư bằng vật chất kia, nơi các tác phẩm mỹ thuật đã ra đời, và các viện bảo tàng đã đi đến chỗ trưng xưởng vẽ ngay trước công chúng tham quan. Năm 1998, sáu năm sau khi Francis Bacon qua đời, John Edwards, người thừa kế duy nhất của ông, đã tặng xưởng vẽ của ông cho Phòng trưng
  4. bày Hugh Lane ở Dublin, nơi Bacon sinh ra và lớn lên tới năm 16 tuổi. Gallery này đã tập hợp được cả một đội quân các nhà bảo tồn, các nhà khảo cổ và các giám định gia tiến hành kiểm kê và di chuyển nơi làm việc của ông từ Reece Mews ở London tới Dublin. Barbara Dawson, Giám đốc Viện bảo tàng Hugh Lane, nhấn mạnh: “Đây không phải là một bản sao. Chúng tôi đã phân xưởng họa ra thành hàng trăm bộ phận, và mỗi mục đều được tháo rời ra, rồi đem chúng đến chỗ mới. Chúng tôi đã dỡ các bức tường, chúng tôi đã dỡ cả chiếc cửa - cánh cửa đẹp tuyệt vời, bởi vì chính chiếc cửa này đã được họa sĩ sử dụng làm bảng pha màu. Rồi chúng tôi dỡ đến các cửa sổ trên mái nhà, các ván sàn... Thậm chí chúng tôi còn chuyển đi cả bụi lưu cữu trong xưởng vẽ của ông nữa.” Tất thảy, có tới 7.000 thứ đã được ghi vào cơ sở dữ liệu của Bacon, và cả những tác phẩm còn đang vẽ dở trong xưởng họa của ông, giờ đây cũng được trưng cho công chúng xem. Dawson nói: “Chúng đã trở thành một trong những điểm nhấn hấp dẫn nhất của chúng tôi, và là một điểm hấp dẫn quan trọng đối với Dublin.” Các Viện bảo tàng khác cũng có những bước đi tương tự nhằm trưng môi trường sáng tác của nghệ sĩ ra cho công chúng thưởng lãm. Viện bảo tàng Norman Rockwell ở Stockbridge, bang Massachusetts, đã di chuyển túp lều bằng xe rơ-moóc cải tiến của họa sĩ chuyên vẽ minh họa này, cùng với tất cả những nội dung bên trong, đem từ nhà ông tới khuôn viên của bảo tàng, vào năm 1986. Năm ngoái, để tái dựng lại, các giám tuyển mỹ thuật đã khôi phục không gian này nhằm “phản ánh
  5. những giây phút thực sự của cuộc đời Rockwell”, theo lời của Phó giám đốc và Trưởng giám tuyển Stephanie Plunkett cho biết. Bức họa dở dang đặt trên giá vẽ chính là một bản sao của họa phẩm sơn dầu vẽ trên vải bố nhan đề Golden Rule xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Bưu điện Chiều Thứ bảy (Saturday Evening Post) năm 1961. Những ảnh chụp thời ấy giúp các giám tuyển xác định chính xác xưởng vẽ của họa sĩ trông như thế nào vào năm đó. Thấy “những gì treo trên tường, những gì là tài liệu tham khảo của Rockwell, những nguồn cảm hứng sáng tác của ông”, theo Plunkett, khiến các khách tham quan “cảm thấy như họa sĩ vừa mới rời khỏi xưởng họa, và họ có thể len lỏi vào thế giới mà họa sĩ đã sống trong đó, vào một thời khắc cụ thể nào đó.” Cuộc trưng bày sắp đặt này còn kéo dài tới cuối năm nay. Một khi không kiếm được xưởng họa thực tế thì các cơ sở này trưng ra những bản sao, chẳng hạn như công trình 1996 của kiến trúc sư Renzo Piano tái tạo mẫu xưởng họa với các bức tường toàn màu trắng của Brancusi, tái dựng lại tại Trung tâm Pompidou. Brancusi đã để lại chúc thư rằng ông hiến một phần bộ sưu tầm của ông cho Nhà nước Pháp, với điều kiện là xưởng họa của ông phải được dựng lại y như cái ngày ông qua đời, với những tác phẩm còn đang hòan thiện và các dụng cụ được đặt đúng chỗ của chúng. Trung tâm Mỹ thuật Burchfield Penney tại Trường Đại học Tổng hợp Buffalo, New York, đã thiết kế cái mà Nancy Weekly, người phụ trách các bộ sưu tầm, gọi là “sự gợi nhớ” đến xưởng họa của Charles Burchfield từ những hiện vật mà các thành viên trong gia đình ông và
  6. một người hàng xóm đã hiến tặng, cộng với một số bổ sung của một trong số những đồng nghiệp của Burchfield, người đã từng qua lại xưởng họa của nghệ sĩ rất nhiều lần. Nancy nói: “Nó chẳng khác gì việc xếp các mảnh hình của trò chơi trí uẩn vào với nhau”. Trong khi còn vạch kế hoạch cho việc sắp đặt, Nancy và nhóm công tác của chị đã tham quan các xưởng họa tại gia của các nghệ sĩ khác có mở cửa cho công chúng vào xem: đó là Olana, trang trại của Frederic Edwin Church ở thung lũng Sông Hudson; Chesterwood, nơi ẩn dật của Daniel Chester French ở Stockbridge, Bang Massachusetts; Tư gia và Trung tâm nghiên cứu của Pollock- Krasner ở Springs, New York. Được thấy xưởng họa của nghệ sĩ có thể giúp ta hiểu được nguồn gốc của tác phẩm mỹ thuật về thời gian và nơi chốn. Đối với cuộc triển lãm hồi tưởng Jackson Pollock tổ chức năm 1998-99 tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại ở New York, các cán bộ tổ chức, Karmel và Kirk Varnedoe, cố giám đốc bảo tàng chuyên trách về hội họa và điêu khắc, đã cho rằng điều quan trọng là phải tái tạo được nơi làm việc của Pollock trong triển lãm này. Sau khi thăm xưởng họa trong một túp lều đơn sơ của họa sĩ ở Springs, cả hai giám tuyển đều tin rằng nơi làm việc của ông đã có ảnh hưởng lớn lao đối với các họa phẩm của ông. Karmel nhớ lại: “ Một trong những thứ gây ấn tượng mạnh đối với Kirk và tôi là khi tới Springs, chúng tôi mới được thấy xưởng họa của ông nhỏ bé biết chừng nào, và
  7. các tác phẩm chiếm hết chỗ ở dưới nền nhà. Hẳn là tác giả đã phải chịu một cảm giác o ép nặng nề khi tiến hành sáng tác trong cái xưởng nhỏ hẹp này – không hẳn là tâm lý bức bội khó chịu, mà là một tình trạng căng thẳng thường trực khi sáng tác một tác phẩm nào đó rộng lớn, trong một không gian nhỏ hẹp đến như vậy. Và ta có dự cảm điều đó đã là yếu tố gây nên tình trạng các tác phẩm được xếp la liệt như vậy ở trên sàn nhà.” Họ đã xét đến khả năng sử dụng những ảnh tưòng (photomurals) dựa trên cơ sở những bức ảnh nổi tiếng do Hans Namuth chụp Pollock đang vung sơn lên các khung vải bố, nhưng “Kirk không thích ý tưởng ấy lắm. Kirk cảm nhận được chất lượng vật chất của xưởng họa, chất thô của các tấm ván, chất mỏng manh của kết cấu, gió thổi có thể lọt qua các khe cửa, khe tường... tất cả những thứ này cũng quan trọng không kém, cần phải nắm bắt chúng”, Karmel cho biết. Cuối cùng, họ đã dựng lại xưởng họa đó, trơ trụi và trống không, và trưng cả những bức ảnh chụp khổ lớn của Namuth nữa. Tại tư gia và Trung tâm Nghiên cứu Pollock-Krasner, các khách tham quan được thấy vật thực. Đó là một chái nhà đơn sơ bên trong chỉ rộng 23 feet vuông. Helen Harrison, Giám đốc của Trung tâm, cho biết: “Tất cả đều gây một ấn tượng mạnh mẽ. Một số người cho rằng đó cũng là một tác phẩm mỹ thuật, nhưng thực tế có phải thế đâu ! Họ cho sàn nhà là một họa phẩm. Họ ngắm nhìn sàn nhà và họ thấy tác phẩm của Pollock trong đó mà không nhận ra thực tế là các họa phẩm của Pollock được kết cấu theo cách khác hẳn với bài trí sàn xưởng họa. Họ cũng
  8. thấy được nhiệt huyết của nghệ sĩ, và đối với tôi đó là khía cạnh thú vị nhất – cũng những sắc màu ấy và những đường nét ấy được thể hiện trong các tác phẩm của ông. Theo quan điểm này, nó có thể rất khích lệ làm mọi người hăng hái hơn lên. Những ai quen với các họa phẩm của ông có thể nhận ra từng tác phẩm nằm ở chỗ nào khi ông sáng tác chúng.” Trong khi đó, một mô hình nơi làm việc của Pollock nhỏ bằng ngôi nhà búp-bê được trưng bày, cách đây 3 năm, tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Parrish ở Southampton, New York, trong cuộc triển lãm do Joe Fig tổ chức, chuyên trưng bày mô hình tí hon các xưởng họa của các họa sĩ – một inch tương ứng với một foot - tỉ mỉ tái tạo lại từng chi tiết của nguyên mẫu xưởng họa thực. Ghi lại quá trình này trong cuốn sách của ông nhan đề “Bên trong Xưởng họa của người Nghệ sĩ” (Inside the Painter’s Studio), Joe tái tạo một bản sao không gian sáng tác của các nghệ sĩ từ Jasper Johns và Robert Rauschenberg, cho tới các họa sĩ đương đại như Ryan McGinness, Inka Essenhigh, và Dana Schutz. Dĩ nhiên, phần lớn các viện bảo tàng không thể nào trưng được xưởng họa của một họa sĩ lừng danh, mặc dù nhiều Viện bảo tàng có trưng bày được không gian và nơi ở của những nghệ sĩ xứng đáng. Tuy nhiên, ít người lồng được cảnh nghệ sĩ đang sáng tác như một loại hình “triển lãm sống”, theo kiểu Viện bảo tàng Mỹ thuật và Thiết kế ở New York. Viện đã giao một phần của tầng 6 cho một số nghệ sĩ, họ làm việc tại đó mấy ngày trong tuần trong khoảng thời gian 3-4 tháng. Trong qui hoạch cho việc trình bày cơ sở mới 2 năm tuổi này, Giám đốc Holly
  9. Hotchner giải thích: “Chúng tôi muốn cả quá trình sáng tác được thể hiện trong toàn bộ bảo tàng. Cho nên nếu bạn bắt đầu cuộc tham quan từ tầng 6, như chúng tôi khuyến nghị, và cứ thế đi dần xuống, chắc chắn bạn sẽ nhận ra được mỹ thuật liên quan tới các họat động mà bạn vừa được thấy.” Dĩ nhiên, theo Hotchner, các nghệ sĩ được tuyển chọn cho chương trình này phải có một khí chất đặc biệt. Chị nói: “Nhiều người đã từng là giáo viên hoặc là những người thích giao lưu với công chúng.” Một dự án nghệ sĩ - lưu trú -sáng tác tương tự sẽ được thử nghiệm vào tháng 7.2010, khi Anthony Campuzano tiếp nhận tầng 2 của Viện Nghiên cứu Mỹ thuật Đương đại tại trường Đại học Pennsylvania trong 4 tuần. Campuzano mà các hình ảnh của anh dựa trên các bài luận văn nói chung đều qui mô nhỏ sẽ làm việc tại bàn, và đã mời 4 người bạn và thày dạy để dạy cho công chúng một số bài học có ý nghĩa đối với anh hồi còn là sinh viên. Campuzano gọi không gian này là “một ốc đảo nhỏ trong viện bảo tàng”, nhưng anh nói thêm anh thường làm việc về ban đêm, ”khi không có ai quanh quẩn ở bên. Đó là giờ phút điều chỉnh để thích nghi.” Địa chỉ mạng của một viện nghiên cứu là một công cụ nữa nhằm gắn kết các nghệ sĩ với công chúng. Trung Tâm Mỹ thuật Đương đại P.S.1 ở New York, có khu “Tham quan Nghiên cứu” của trang mạng này. ở đây mời các nghệ sĩ đưa lên mạng những hình ảnh hoặc video về các xưởng họa của họ và quá trình sáng tác của họ, cộng với lời thuyết minh ngắn gọn và bài tóm tắt xúc tích. Yêu cầu duy nhất cho việc được
  10. đưa vào trang mạng này là phải cư trú ở khu vực New York. Với cách viết ấy, đã có hơn 950 nghệ sĩ được đưa lên trang mạng này. Trung tâm Phác họa (Drawing Center) ở New York cũng có một chương trình tương tự, mặc dù nó được giám tuyển chặt chẽ và không trưng các hình ảnh về xưởng họa hoặc có những địa chỉ thư điện tử. Ngược lại, P.S.1 đều đặn có “những chọn lọc của các giám tuyển”, mỗi lần khoảng 10 người, tuyển chọn bởi các nhà chuyên môn không liên quan gì đến viện nghiên cứu này. Philbrick công tác tại Viện bảo tàng Aldrich có nói ông đang cố mở rộng sự hiện diện trên mạng cho các nghệ sĩ ngay chính trên mạng của Viện bảo tàng của ông vào mùa thu này. Ông nói: “Chúng tôi dự kiến cộng tác với một nhóm nhỏ các nghệ sĩ mà chúng tôi đã theo đuổi. Chúng tôi sẽ yêu cầu họ tạo ra một cái gì đó như một blog, rồi họ sẽ có một trang để nêu rõ họ có kế hoạch làm gì, những gì thấm vào tư duy và quá trình sáng tác của họ. Và chúng tôi hy vọng sẽ làm cho nó mang tính chất giao lưu để mọi người có thể lên mạng và nêu những thắc mắc của họ” Nếu cuộc cách mạng trực tuyến làm thay đổi bản chất của việc tham quan xưởng họa, thì bản thân xưởng họa cũng đã thay đổi mạnh mẽ. Như Dominic Molon, phó giám tuyển mỹ thuật tại Viện bảo tàng Mỹ thật Đương đại Chicago nêu rõ chúng ta đã tiến một bước dài từ những không gian kín đáo, riêng tư của Vermeer hoặc Courbet. Ngày nay, nhiều nghệ sĩ lừng danh, như Jeff Koons và Takashi Murakami, đều theo mô hình Phân xưởng (Factory model) ra đời những năm 60s của
  11. Andy Warhol. (Jeff Koons thuê 120 nhân viên để giúp chế tác mỹ thuật của ông !). Đó là một phương thức sáng tác mỹ thuật “vượt ra ngoài khuôn khổ xưởng họa “chuẩn” (standard studio) trước kia bao gồm một nghệ sĩ chuyên nghiệp lao động với một hoặc hai trợ lý, hoạt động như một cơ sở kinh doanh, với nhiều phòng ban lao động và nhiều nhân viên phục vụ,” Molon viết trong lời giới thiệu cuộc trưng bày mới đây của Viện bảo tàng nhan đề “Công trường Sản xuất: Xưởng họa của Nghệ sĩ Trước mắt Công chúng” (Production Site: The Artist’s Studio Inside-out). Cuộc triển lãm này lấy xưởng sáng tác làm đối tượng trưng bày, giới thiệu các cách lý giải khác nhau của 14 nghệ sĩ. Ví dụ, các cuốn phim của William Kentridge cho thấy chính William đang lao động trong xưởng, phác họa và vẽ sơn dầu, với các cảnh được biên tập chiếu đi chiếu lại, gạt bỏ mọi ý thức về tính liên tục của thời gian. Các nghệ sĩ Thụy Sĩ là Peter Fischli và David Weiss đã chịu khó tái tạo lại các vật tìm thấy được trong không gian làm việc của họ, chế tác tới 105 lọ, chĩnh, bát đĩa và các dụng cụ cũng như giày ủng, gối chăn, từ chất nhựa tổng họp polyurethane pha với sơn. Rồi đến cuốn video ngắn của Justin Coopers được quay trong khi anh là một cư dân tại khu mỹ thuật Skowhegan ở Maine, một việc làm nhằm đáp lại thời kỳ lưu trú-lao động ở đó,” thể hiện lại các cuộc tham quan xưởng họa trong suốt mùa hè” như anh nói, chịu đựng “sự căng thẳng của việc có người, người lạ hẳn hoi, qua một loạt ý kiến phát biểu liên tục.” Trong cuốn phim kéo dài 5 phút nhan đề Thăm Xưởng (Studio Visit)
  12. (2007), một nhân vật không xác định danh tính, lầm rầm sau chiếc camera, tay run run, bước vào túp lều thôn dã, êm đềm của họa sĩ đang cố vẽ một lọ hoa lili. Sau khi ông vẽ như điên như dại nhưng không thành, ông vứt mọi thứ lung tung khắp túp lều xưởng họa đó. Cooper giải thích: “Nó nêu bật ý tưởng thiên tài muôn thuở bị dày vò, bị day dứt, người nghệ sĩ cố sáng tác nhưng không nắm bắt được thực tế.” (Video này có trên mạng của nghệ sĩ: nessiecoop.com). Với sự tăng trưởng vượt bậc về công nghệ, chất liệu mỹ thuật và thông tin toàn cầu, bản chất xưởng họa của người nghệ sĩ nhất định sẽ đột biến bằng nhiều cách thuyết phục hấp dẫn hơn. Nhưng có một điều có lẽ vẫn bất biến: “đó là tính tò mò vô biên, bất tận của người xem muốn biết những gì diễn ra như thế nào trong trái tim, khối óc, và không gian vật chất của những người theo đuổi cuộc sống sáng tác nghệ thuật”. Điền Thanh (sưu tầm và giới thiệu theo bài “Where the Art Happens” của Ann Landi đăng trên Tạp chí Tin tức Mỹ thuật tháng 6. 2010)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1