intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên bảy: ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

Chia sẻ: Abcdef_44 Abcdef_44 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

135
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'y học cổ truyền kinh điển - sách tố vấn: thiên bảy: âm dương biệt luận', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên bảy: ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

  1. Thiên bảy: ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN Hoàng Đế hỏi: Người có 4 kinh, 12 tùng là thế nào? (24). Kỳ Bá thưa: Bốn kinh ứng với 4 m ùa, 12 tùng ứng 12 tháng, m ười hai tháng ứng 12 mạch (1). (25). Mạch có Âm Dương khác nhau. Biết dương sẽ biết được Âm, biết Âm sẽ biết được dương (1) (26). Phàm về Dương gồm có cả năm. Năm lần năm sẽ có hai m ươi nhăm phần Dương (2) (26). Phàm gọi là Âm, tức là chân tạng. Nếu chân tạng hiện sẽ bại, bại sẽ chết (3) (27). Phàm gọi là Dương tức là dương của Vị quản (4) (28). Phân biệt được Dương sẽ biết được bệnh ở đâu; Phân biệt đ ược Âm sẽ biết được thì kỳ chết hay sống (5) (29). Mạch của ba kinh D ương ở đầu, mạch của ba kinh Âm ở tay, nhưng cũng chỉ do có một (6) (30).
  2. Phân biệt được mạch về Dương, sẽ biết được cái ngày kỵ của bệnh; phân biệt được mạch về Âm sẽ biết được thì kỳ chết hay sống (7) (31). Nhớ kỹ mạch về Âm dương, không nên tin lời bàn bậy (8) (32). Phàm mạch gọi là Âm dương: nhân ở ‘khứ’ là Âm, ‘chí’ là dương, tĩnh là Âm, động là dương, trì là Âm, sác là dương (1) (33). Phàm muốn nhận mạch của chân tạng, nếu can ‘chí’ huyền tuyệt v à ‘cấp’, 18 ngày sẽ chết; Tâm ‘chí’ huyền tuyệt, 9 ngày sẽ chết; Phế ‘chí’ huyền tuyệt, 12 ngày sẽ chết; Thận ‘chí’ huyền tuyệt, 7 ngày sẽ chết; Tỳ ‘chí’ huyền tuyệt, 4 ngày sẽ chết (2) (34). Bệnh về Nhị dương, phát sinh bởi Tâm và Tỳ. Về con gái, do sự uất kết, khiến cho nguyệt sự không thấy rồi truyền th ành chứng phong tiêu. Nếu lại truyền làm chứng Tức bôn sẽ chết không chữa đ ược (1) (35). Bệnh về Tam dương, phát ra chứng hàn nhiệt (rét nóng), ở bộ phận dưới thành chứng ung thũng, với ‘nuy, quyết, suyễn quyên’ (1). Hoặc lại thêm chứng bì phu khô khan, hoặc chứng ‘đồi sán’ (2) (36). Bệnh về Nhất dương thiểu khí (ít hơi) hay ho, hay tiết (1) (37). Rồi truyền thành chứng Tâm thống, và thành chứng Cánh (2)
  3. Bệnh về Nhị dương Nhất Âm, chủ về kinh hãi, bối thống, hay ợ, hay v ươn vai...gọi là chứng phong quyết (38). Bệnh về Nhị Âm Nhất dương, hay trướng, Tâm mãn, hay thở dài (1) (39). Bệnh và Tam dương Tam Âm gây nên chứng thiên khô, nuy dịch, và tứ chi không cử động được (1) (40) Aùn vào mạch, thấy bật lên ‘nhất dương’, gọi là câu; thấy bật lên ‘nhất Âm’ gọi là Mao; thấy dương mạch bật lên mà cấp, gọi là Huyền; thấy dương mạch bật lên mà tuyệt, gọi Thạch;, thấy Âm Dương hai mạch, có vẻ bình quân, gọi là Lưu (1) (41). Âm tranh dành ở bên trong, Dương rắc rối ở bên ngoài; phách hãn không thâu tạng, tức nghịch sẽ nó ùåi dậy; rồi hun lên Phế, gây nên suyễn minh (1) (42). Âm đó sinh ra, gốc có hòa mới là hòa (2). Nếu cương gặp cương, Dương khí sẽ bị phá tán. Âm khí cũng bị tiêu vong (3) (43). Cương nhu không hòa, kinh khí sẽ tuyệt (4) (44). Về loài tử Âm, chẳng qua 3 ngày thì chết; về loài sinh dương, chẳng qua 4 ngày thì chết (1) (45).
  4. Can truyền sang Tâm v.v...gọi là Sinh dương;, Tâm truyền sang Phế; gọi là tử Âm (2) (46). Phế truyền sang Thận, gọi là trùng Âm; Thận truyền sang Tỳ, gọi là tịch Âm. Chết, không chữa được (3) (47). Nếu kết về dương, thì thũng ở tứ chi (1) (48). Nếu kết về Âm, thì tiện huyết hai thăng, tái kết thì hai thăng, tam kết thì ba thăng (2) (49). Nếu kết ở khoảng Âm dương khe nhau, nhiều về bên Âm, ít về bên dương, thì gọi là Thạch thủy, thũng ở Thiếu phúc (3) (50). Hai dương kết, gọi là Tiêu (4) (51). Ba dương kết, gọi là Cách (5) (52). Ba Âm kết, gọi là Thủy (6) (53) Một Âm một dương kết, gọi là Hầu tý (7). Âm ‘bác’ Dương ‘biệt’, là mạch có thai (1); Âm dương đều hư, sẽ sinh chứng trường tiết mà chết (2) (55). Dương xen vào Âm, sẽ thành chứng hãn (3); Âm ‘hư’, dương, ‘bác’, sẽ thành chứng băng (4) (56).
  5. Mạch ở Tam Âm đều ‘bác’, tới nửa đêm ngày thứ hai mươi, sẽ chết (1) (57) Mạch ở Nhị Âm đều ‘bác’, tới lúc mặt trời lặn ngày thứ mười ba, sẽ chết (2) (58) Mạch ở Nhất Âm đều ‘bác’, tới ngày thứ mười sẽ chết (3) (59) Mạch ở Tam dương đều ‘bác’ và ‘cổ’, tới ngày thứ ba sẽ chết (5) (60) Mạch ở Tam Âm, Tam dương đều ‘bác’, Tâm mãn (đầy) Âm Dương ở phục bộ phát ra hết, như có sự uất kết...Tới ngày thứ năm, sẽ chết (5) (61). Mạch ở Nhị dương đều ‘bác’, sẽ mắc bệnh ‘ôn’, nguy; không quá 10 ngày, sẽ chết (6) (62)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2