Ý KIẾN ĐÓNG GÓP DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MỸ THUẬT
lượt xem 7
download
Đất nước chúng ta đã trải qua thời gian hội nhập 24 năm, mọi sự chuyển động về kinh tế, văn hóa nghệ thuật đã, đang có sự thay đổi và phát triển trong chiều hướng rất tốt và hướng đến chuẩn hóa các tổ chức hoạt động, trong đó có tiêu chuẩn đánh giá mang tính quốc tế ISO (International Standar Organization). Triển khai những định hướng phát triển văn hóa nghệ thuật theo Nghị quyết 23, chúng ta đang hoạt động, quan tâm và từng bước hoàn thiện, bổ sung, thay đổi những quy định về quản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ý KIẾN ĐÓNG GÓP DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MỸ THUẬT
- Ý KIẾN ĐÓNG GÓP DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MỸ THUẬT
- Đất nước chúng ta đã trải qua thời gian hội nhập 24 năm, mọi sự chuyển động về kinh tế, văn hóa nghệ thuật đã, đang có sự thay đổi và phát triển trong chiều hướng rất tốt và hướng đến chuẩn hóa các tổ chức hoạt động, trong đó có tiêu chuẩn đánh giá mang tính quốc tế ISO (International Standar Organization). Triển khai những định hướng phát triển văn hóa nghệ thuật theo Nghị quyết 23, chúng ta đang hoạt động, quan tâm và từng bước hoàn thiện, bổ sung, thay đổi những quy định về quản lý cũ xưa vốn không còn thích hợp hay chưa thể hiện được tinh thần của sự đổi mới, sự quan tâm đến các điều kiện để tiến hành được các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa, cá di sản của dân tộc, phát huy sáng tạo, chuyên nghiệp hóa trong tổ chức quản lý các hoạt động về mỹ thuật trong thời kỳ hội nhập. Mỗi thời đại đều có những đặc trưng riêng và các hoạt động nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng ở đó diễn ra những điều tốt và những điều không tốt. Do vậy, để điều hành, quản lý các hoạt động này đòi hỏi chúng ta phải gắn các chủ trương, chính sách, sự hoạch định với những thực tiễn đang diễn ra của thời đại cụ thể. Khi nói đền thuật ngữ “quản lý các hoạt động mỹ thuật” thì chúng ta sẽ phải đối mặt đến các lãnh vực rất lớn có tính chất cốt lõi như sau: Đặc trưng, yêu cầu của thời đại; quan điểm xây dựng phát triển mỹ thuật; quy mô, phương cách đầu tư đào tạo và phát triển tài năng; xây dựng hệ thống các công trình kiến trúc phục vụ cho việc đào tạo; quy định về các hoạt động, các chế độ về bảo tồn, duy tu,phục chế; các quy định về tổ chức, xây dựng hệ thống không
- gian trưng bày, triển lãm quảng bá tác phẩm; các chế độ chính sách có liên quan đến việc quản lý trong đó có trình độ của những nhà quản lý; sáng tác, giao lưu mỹ thuật; phổ biến, trưng bày tác phẩm; quyền tác giả; các quy định về thẩm định, đánh giá tác phẩm về thẩm mỹ và kinh tế... Sau khi đọc kỹ bản nội dung , cấu trúc của các chương, các điều mà trong dự thảo Nghị định Quản lý hoạt động mỹ thuật được các nhà chuyên môn của Bộ Văn Hóa, Thể Thao & Du lịch biên soạn gửi đến các cơ quan chuyên môn để xin góp ý. Chúng tôi, những người làm công tác chuyên môn về quản lý hội chuyên ngành, đào tạo và sáng tạo mỹ thuật nhận thấy rằng nội hàm của toàn bộ nghị định được tóm tắt trong tên gọi là “Về quản lý hoạt động mỹ thuật” và những vấn đề mà bản dự thảo nêu ra khá chu đáo, nhưng vẫn còn thiếu một số vấn đề khá quan trọng cần góp ý. Tôi xin nêu lại một cách tóm tắt các chương, các điều của bản dự thảo để từ đó chúng ta xem xét những vấn đề cần bổ sung và góp ý. Nội dung của toàn bộ dự thảo Nghị định Quản lý hoạt động mỹ thuật hiện tại được cấu trúc và viết thành VIII chương và từ đó chia ra thành 46 điều. ở chương I có tên là: Những quy định chung. Có 6 điều (từ 01 đến 06) như sau: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, chính sách của Nhà nước về phát triển mỹ thuật, kinh phí phần mỹ thuật trong các công trình, những hành vi bị nghiêm cấm. ở chương II có tên là: Triển lãm mỹ thuật. Có 4 điều (từ 07 đến 12) như sau: Điều kiện tổ chức triển lãm, thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm, thủ tục cấp giấy phép triển lãm, nhà triển lãm mỹ thuật.
- Hiện nay, tên gọi của Chương này dường như chưa bao hàm được sự quan tâm đầy đủ đến thực tế, toàn bộ lãnh vực hoạt động mỹ thuật. Đặc biệt là “toàn bộ hệ thống đầu ra” của tác phẩm cũng như vấn đề lưu giữ, bảo tồn tác phẩm mỹ thuật. ở chương III có tên là: Thi, liên hoan về mỹ thuật. Chương này gồm có 3 điều (từ 11 đến 13) như sau: Thẩm quyền cấp giấy phép các cuộc thi, liên hoan mỹ thuật; thủ tục cấp phép các cuộc thi, liên hoan mỹ thuật; trách nhiệm của tổ chức cuộc thi, liên hoan. ở chương IV có tên là: Cửa hàng mỹ thuật (Gallery), sao chép, đấu giá tác phẩm. Có 7 điều (từ 14 đến 20) như sau: Cửa hàng mỹ thuật, sao chép tác phẩm mỹ thuật, sao chép tranh tượng lãnh tụ, đấu giá tác phẩm, giám định tác phẩm mỹ thuật, hội đồng giám định tác phẩm mỹ thuật, cơ quan giám định tác phẩm mỹ thuật. ở chương V có tên là: Xây dựng, bảo quản, tu bổ, chuyển chất liệu tượng đài, tranh hoành tráng. Có 13 điều (từ 21 đến 33) như sau: (quy định chung về xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng quy hoạch tượng đài tranh hoành tráng; quy trình thực hiện tác phẩm mỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng tượng đài tranh hoành tráng; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý dự án tượng đài, tranh hoành tráng; hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng; tác giả; tổ chức sáng tác mẫu phác thảo; thẩm định toàn phần mỹ thuật tượng đài, tranh hoành tráng; cấp phép thể hiện phần mỹ thuật tượng đài, tranh hoành tráng; thực hiện phần mỹ thuật tượng đài, tranh hoành tráng; bảo quản, tu bổ, di dời, chuyển chất liệu; bảo hành. ở chương VI có tên là: Trại sáng tác điêu khắc. Có 8 điều (từ 34 đến 41) như
- sau: điều kiện để cấp giấy phép để tổ chức trại sáng tác điêu khắc; chủ đầu tư trại sáng tác điêu khắc; hội đồng nghệ thuật; trại viên trại sáng tác điêu khắc; thể hiện tác phẩm; thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc; quy hoạch, thiết kế và trưng bày tác phẩm tại trại sáng tác điêu khắc; bảo hành, bảo quản, bảo dưỡng. ở chương VII có tên là: Phần mỹ thuật trong các công trình công công, du lịch và tôn giáo. Chương này có 03 điều (từ 42 đến 44) như sau: Phạm vi điều chỉnh; hội đồng thẩm định chất lượng nghệ thuật các công trình công cộng, du lịch, tôn giáo; cấp phép thể hiện phần mỹ thuật trong các công trình công cộng, du lịch và tôn giáo. ở chương VIII có tên là: Điều khoản thi hành. Chương này có 02 điều (từ 45 đến 46) như sau: hiệu lực thi hành; trách nhiệm thi hành. Trên đây là chúng tôi tóm tắt nội dung chủ yếu của dự thảo. Trước khi đưa ra những vấn đề cần góp ý, chúng ta cần xác định là chúng ta biên soạn Nghị định này xuất phát từ yêu cầu của thời đại hội nhập, giao lưu quốc tế; thời đại phải thể hiện tính chuyên nghiệp, chuyên môn cao trong các hoạt động văn học nghệ thuật; thời đại mà không ít các di sản, vốn cổ…bị xâm hại ở mức độ báo động. Chúng ta phải xác định là mọi chủ trương mà Nghị định đặt ra phải vừa bảo đảm các yêu cầu vừa nói mà còn phải tạo thuận lợi cho sự phát triển, phong phú, đa dạng, mở rộng các loại hình, ngôn ngữ mỹ thuật. Bởi lẽ, nhu cầu phát triển, hội nhập, thể hiện tính dân chủ, tự do trong các hoạt động sáng tạo mỹ thuật, bảo vệ, gìn giữ di sản, bản sắc văn hóa là vô cùng cấp thiết.
- Chúng ta ai cũng biết rằng có hai khái niệm, yêu cầu của quản lý các hoạt động mỹ thuật Một là: Quản lý mà chỉ cốt để giữ gìn nguyên trạng. Điều này thì không, nhưng không quá khó. Hai là: Trong thời đại mới thì quản lý để tạo sự phát triển tốt hơn xưa … quả là vô cùng phức tạp và khó hơn rất nhiều . Từ các xác định nói trên, người viết nhận thấy có những vấn đề cần góp ý như sau : 1. Điều đáng quan tâm là lẽ ra ngay trong phần mở đầu, trước khi đề cập đến “Phạm vi điều chỉnh” thì nên có “Quan điểm, yêu cầu của việc điều chỉnh” mà ở đó nêu rõ các nhu cầu của thời đại mới cũng như những vấn đề mở ra của Nghị Quyết 23 về tiếp tục phát triển các hoạt động sáng tác nghệ thuật trong thời đại mới. Đặc biệt là chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 đã trải qua 10 năm rồi. 2. Chúng ta chọn quan điểm thứ hai về quản lý mỹ thuật (quản lý để tạo điều kiện phát triển) .Điều này cũng đã được nêu ra trong điều 4 của Chương I. Đó là “Chính sách của Nhà nước về phát triển mỹ thuật”. Tuy nhiên, trong những vấn đề được nêu trong dự thảo thì lại thiếu hai lãnh vực cực kỳ quan trọng mà chủ trương về chiến lược phát triển phải có nhưng trong dự thảo không hề nói tới. Đó là: - Chính sách quy hoạch, đầu tư xây dựng mới, bổ sung, phát triển và quản lý hệ thống Bảo Tàng, các Gallery, Nhà triển lãm trong thời kỳ mở của hội nhập, phát triển đa dạng ngôn ngữ mỹ thuật như Nghị quyết 23 đã đề cập. Trong Chương V, ở điều 14 chỉ đề cập đến “Cửa hàng mỹ thuật (Gallery)” nhưng nội dung quá sơ lược, không toát lên được sự đổi mới, phát triển, hoạt
- động trong thời kỳ hội nhập và chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế. Đặc biệt là toàn bộ nội dung của dự thảo Nghị định không hề nói tới Bảo Tàng mỹ thuật! - Vấn đề trình độ, quy chuẩn của các cán bộ quản lý mỹ thuật từ Bảo Tàng có đến các cơ quan có vai trò trong việc định hướng, phát triển, đánh giá nghệ thuật. Trong khi Nhà nước quy định tỷ lệ nhà chuyên môn trong Hội đồng giám định, nhưng không quy định trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý (ngoài hội chuyên ngành). 3. Trong dự thảo thiếu những thuật ngữ cần thiết nên không được thể hiện rõ trong phần giải thích các từ ngữ đó là: - Thiếu thuật ngữ Bảo tàng mỹ thuật.Nếu không có cơ quan này thì nói tới quản lý và phát triển mỹ thuật sẽ hụt hẫng, không khoa học. - Thiếu các nhà sưu tập và các nhà giám tuyển (curator), nhà đấu giá. Trong nền kinh tế thị trường mà thiếu các chuyên gia, tổ chức này là chưa đầy đủ, không thực tế. 4. Trong phần giải thích các từ ngữ cũng chưa giải thích hết ý. Thiết nghĩ, nếu không giải thích hết ý thì sẽ không có những đánh giá và hoạch định đầy đủ. Sau đây là chúng tôi xin phép được bổ sung các ý trong một số từ ngữ như sau: 4.1. ở từ ngữ thứ 8 “Nghệ thuật sắp đặt” có lẽ nên ghi thêm ý để hiểu rõ về nghệ thuật này như sau “Nghệ thuật sắp đặt là lĩnh vực nghệ thuật nghệ thuật thuộc khuynh hướng hậu hiện đại (post modernism), ngôn ngữ biểu đạt của nó là phối hợp các vật thể, hình ảnh tĩnh hay động, âm thanh… theo hệ
- thống bố cục nào đó được trưng bày trong nội thất hay ngoài trời... có tính thẩm mỹ để thệ hiện ý tưởng nội dung nào đó mà người xem có khi đứng bên ngoài hay đi vào trong tác phẩm để cảm thụ bằng nhiều quan năng: thị giác, thính giác, xúc giác, thậm chí cả khứu giác nữa”. 4.2. ở từ ngữ thứ 17 “Hoạt động mỹ thuật” cần ghi rõ hơn “Hoạt động mỹ thuật là thuật ngữ bao gồm các hoạt động sáng tác, thể hiện, quản lý, giới thiệu, trưng bày, bảo quản, duy tu, nghiên cứu, lý luận phê bình, đánh giá, thẩm định, mua bán, trao đổi, nhân bản tác phẩm mỹ thuật từ dạng 2 chiều (two dimensional fine art), 3 chiều (three dimensional fine art) cho đến môi trường (invironmental fine art)…”. 4.3. ở từ ngữ thứ 17 “Bảo quản tu bổ tác phẩm mỹ thuật” có lẻ cần ghi cho hết ý để tránh tình trạng giết chết các di sản bằng sự không tôn trọng giá trị bản gốc, tính thời gian, tính lịch sử. Sau đây là câu chữ mà chúng tôi bổ sung (có tô đậm và gạch dưới) “Bảo quản, tu bổ tác phẩm mỹ thuật là hoạt động bảo vệ, tu sửa, gia cố và tôn tạo tác phẩm trên cơ sở tôn trọng giá trị lịch sử, tính thẩm mỹ, phong cách thời đại của bản gốc, (ở phần giải thích không có ghi phần mà chúng tôi bổ sung). 4.4. ở từ ngữ thứ 18 “Phần mỹ thuật trong công trình tượng đài và các công trình văn hóa dân dụng” đã được giải thích, nhưng chưa hết ý. Xin bổ sung thêm sau chữ “khối phụ trợ”, thiết kế hệ thống ánh sáng và cây cảnh. Như vậy toàn câu giải thích sẽ như sau “Phần mỹ thuật trong công trình tượng đài và các công trình văn hóa dân dụng bao gồm tượng, phù điêu, tranh hoành tráng, đài, khối biểu tượng, khối phụ trợ cùng với phần thiết kế
- hệ thống ánh sáng, cây cảnh làm tôn nên giá trị ý tưởng, thẩm mỹ. 5. Góp ý bổ sung thêm điều 11 vào Chương I. Hiện tại chỉ có 10 điều. Bảo tàng mỹ thuật hay Hệ thống Bảo tàng mỹ thuật. 5.1 Góp ý ở điều 4 “Chính sách của Nhà nước về phát triển mỹ thuật” Chương I: Trong phần liệt kê ở mục số 1 có 7 vấn đề được nêu ra từ a cho đến f. Theo chúng tôi nên bổ sung thêm những phần chưa có như: - Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng thêm hệ thống Bảo Tàng Mỹ thuật cho phù hợp với sự phát triển của lực lượng sáng tạo, loại hình mỹ thuật; đáp ứng nhu cầu hội nhập, chuyên nghiệp hóa, chuẩn hóa quốc tế…. - Đầu tư cho việc giáo dục đào tạo các cấp cán bộ quản lý mỹ thuật về trình độ chuyên môn trong điều hành, thẩm định. Đặc biệt là các cán bộ, chuyên gia quản lý hệ thống Bảo tàng, gallery, nhà triển lãm, nhà trưng bày cũng như các cán bộ có liên quan đến việc hoạch định chiến lược, sách lược phát triển mỹ thuật trong thời đại mới. - Từng bước thực hiện các quy định về mua bán tác phẩm cho phù hợp với thời giá và góp phần nâng cao giá trị mua bán tác phẩm mỹ thuật Việt Nam so với khu vực và quốc tế. (Bởi lẽ nếu chúng ta không “làm giá” thì không ai quan tâm đến thị trường giá tác phẩm của mình * Phần giải thích này không ghi vào Nghị định ). Tóm lại, với vai trò là người nghiên cứu, giảng dạy, sáng tác và quản lý mỹ thuật, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nói trên với ý muốn rằng Nghị định của chính phủ về hoạt động mỹ thuật sẽ cho thấy được tầm nhìn, sự quan tâm đổi mới, phát triển các hoạt động đa dạng của mỹ thuật theo như
- tinh thần của Nghị quyết 23 đồng thời gắn liền với thực tiễn của xã hội Việt Nam hiện đại trong thời kỳ hội nhập, thời đại kinh tế thị trường, đặc biệt là chúng ta đang ở thập niên thứ hai của thế kỷ 21. Do vậy, Nghị định về hoạt động mỹ thuật cần phải được nghiên cứu, soạn thảo thật nghiêm túc vừa mang tính thực tiển, tính thời đại, tính khoa học và tính chuyên nghiệp nhằm vào yêu cầu phát triển phong phú mà vẫn bảo bản sắc văn hóa dân tộc. UYÊN HUY
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn