Cao Thị Hảo và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
103(03): 115 - 119<br />
<br />
YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA ĐOÀN HỮU NAM<br />
Cao Thị Hảo*, Ngô Quốc Tuấn<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đoàn Hữu Nam là một trong những tác giả có đóng góp cho văn học viết về dân tộc và miền núi<br />
đương đại. Ông nổi tiếng với những tiểu thuyết: Thổ phỉ, Tình rừng, Trên đỉnh đèo giông bão…<br />
Trong tiểu thuyết của ông, yếu tố kì ảo được sử dụng khá phổ biến nhằm thể hiện thế giới nghệ<br />
thuật mới mẻ, độc đáo. Việc sử dụng yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam đã mở ra<br />
những không gian nghệ thuật mới, hình tượng nghệ thuật sinh động, hấp dẫn, thế giới tâm linh bí ẩn.<br />
Đây có thể coi là đóng góp riêng của nhà văn Lào Cai này cho văn học viết về dân tộc và miền núi.<br />
Từ khoá: Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam; Văn xuôi viết về dân tộc và miền núi.<br />
<br />
Văn học viết về dân tộc và miền núi là khu<br />
vực có sự hiện diện khá đông đủ bộ mặt văn<br />
học các dân tộc anh em trong đại gia đình các<br />
dân tộc Việt Nam. Với khả năng khơi sâu vào<br />
cái riêng, cái đặc sắc của mỗi dân tộc, mỗi<br />
vùng miền, văn học dân tộc miền núi đã đem<br />
lại sự phong phú, đa dạng và có một vị trí<br />
nhất định trong dòng chảy văn học Việt Nam<br />
hiện đại. Trong văn học đương đại có khá<br />
nhiều nhà văn tiêu biểu viết về đề tài miền núi<br />
đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người<br />
đọc như: Ma Văn Kháng, Vi Hồng, Cao Duy<br />
Sơn, Đỗ Bích Thuý… Đoàn Hữu Nam là một<br />
cái tên khá mới. Ông có duyên với văn<br />
chương bắt đầu từ thơ, truyện ngắn, nhưng<br />
thành công hơn cả là tiểu thuyết. Tiểu thuyết<br />
của Đoàn Hữu Nam phản ánh khá phong phú<br />
hiện thực miền núi những năm sục sôi cách<br />
mạng giành chính quyền và tiễu phỉ với nhiều<br />
biến cố lịch sử gắn liền với đời sống của cộng<br />
đồng các dân tộc: Hmông, Dao, Giáy… ở các<br />
tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, đặc biệt là<br />
Lào Cai - mảnh đất đã gắn bó máu thịt trong<br />
quá trình sáng tác của ông. Chúng ta có thể kể<br />
tới những tác phẩm tiêu biểu của Đoàn Hữu<br />
Nam như: Tình rừng, Trên đỉnh đèo giông<br />
bão và nổi tiếng hơn cả là Thổ phỉ. Tiểu<br />
thuyết Thổ phỉ của nhà văn họ Đoàn đã được<br />
giải A của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc<br />
thiểu số Việt Nam (năm 2010) và được<br />
chuyển thể thành kịch bản phim công chiếu<br />
rộng rãi.*<br />
*<br />
<br />
Tel: 0983 832009<br />
<br />
Trong các tiểu thuyết của mình, Đoàn Hữu<br />
Nam mô tả khá phong phú những phong tục<br />
tập quán của người miền núi, đưa những<br />
truyền thuyết dân gian vào tác phẩm để tô<br />
đậm thêm màu sắc dân tộc. Đặc biệt yếu tố kì<br />
ảo được sử dụng rất thành công trong tác<br />
phẩm, góp phần quan trọng thể hiện rõ ý đồ<br />
nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu về tiểu<br />
thuyết của Đoàn Hữu Nam, nhiều tác giả<br />
cũng đã chú ý tới yếu tố kì ảo, lạ hoá này.<br />
Sương Nguyệt Minh đã chỉ ra bối cảnh không<br />
gian “rừng rú” kì lạ trong tiểu thuyết Thổ phỉ:<br />
“vừa âm u, hoang dã, cũ kĩ, mòn mỏi, vừa<br />
lung<br />
linh,<br />
sáng<br />
rõ,<br />
đẹp<br />
huyễn<br />
hoặc…”[1,tr.15]. Đó là không gian ma mị đặc<br />
thù phù hợp với thế giới của thổ phỉ. Có tác<br />
giả còn khẳng định: “những yếu tố lạ hoá và<br />
kì ảo được vận dụng trong Thổ phỉ tỏ ra rất<br />
thích hợp để diễn tả một không gian miền núi<br />
huyền bí từ xa xưa vốn được xem là “ma<br />
thiêng nước độc”[2]. Nhận xét về tiểu thuyết<br />
Trên đỉnh đèo giông bão, Phạm Duy Nghĩa<br />
cũng cho rằng: “Lạ hoá được Đoàn Hữu Nam<br />
sử dụng một cách có ý thức, không phải trực<br />
giác, ngẫu nhiên”, “trong thế giới nghệ thuật<br />
của anh cái gì cũng lạ: thiên nhiên tạo vật<br />
lạ… Hiện tượng sinh nở lạ… Bệnh tật<br />
lạ…”[3]. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những ý<br />
kiến nhận xét bước đầu, các tác giả chưa đi<br />
sâu nghiên cứu một cách hệ thống và lí giải<br />
cụ thể về vấn đề này.<br />
Yếu tố kì ảo (fantasticque) (một số tác giả còn<br />
gọi là “lạ hoá”) xuất hiện trong sáng tác văn<br />
chương như là một thủ pháp nghệ thuật độc<br />
đáo, có tác dụng lớn trong việc kiến tạo thế<br />
115<br />
<br />
118Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Cao Thị Hảo và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
giới hình tượng của tác phẩm. Nó giúp nhà<br />
văn khai thác những tầng vỉa khác nhau của<br />
hiện thực cuộc sống hay có thể phóng ngòi<br />
bút của mình vào những địa hạt có những thời<br />
kì bị xem là “nhạy cảm” như tôn giáo, tính<br />
dục... nhằm tạo ra sức hấp dẫn, mê hoặc đối<br />
với độc giả. Trong tiểu thuyết của Đoàn Hữu<br />
Nam, yếu tố kì ảo được sử dụng khá phổ biến<br />
trong miêu tả nhân vật, miêu tả thiên nhiên,<br />
thế giới tâm linh.<br />
Khi xây dựng nhân vật phản diện, nhà văn<br />
đặc biệt chú ý miêu tả sự ra đời rất kì lạ của<br />
nhân vật. Sự có mặt của mỗi nhân vật trên cõi<br />
đời này dường như đã dự báo trước về cá tính<br />
và số phận của họ. Đó là các nhân vật: Chẩu<br />
Po, Triệu Tá Sắn trong Thổ phỉ hay Lù Tà<br />
trong tiểu thuyết Trên đỉnh đèo giông bão…<br />
Không giống như bao sinh linh khác đủ chín<br />
tháng mười ngày thì chào đời, Chẩu Po (Thổ<br />
phỉ) đã gan lì đợi đến lúc năm mới năm cũ<br />
giao nhau – khi mà những người thân đứng<br />
ngồi không yên - mới chui ra từ bụng mẹ.<br />
Những đứa trẻ sơ sinh khác thì oe oe khóc khi<br />
chào đời, ngược lại Chẩu Po vừa ra đời đã<br />
toét miệng cười, “nụ cười khinh mạn của đứa<br />
trẻ sinh ra một cách không bình thường, trong<br />
ngày giờ không bình thường”[4]. Sự ra đời<br />
khác thường như vậy đã khiến cho Chẩu Po<br />
khác hẳn với những đứa trẻ khác. Hắn có cái<br />
nanh nọc lõi đời của một con thú tinh khôn.<br />
Sự ra đời của Triệu Tá Sắn (Thổ phỉ) cũng<br />
thật kì dị: “Ngày Sắn sắp chào đời thì mẹ Sắn<br />
vô tình chui qua rừng ma. Hàng trăm con ma<br />
đói khát vây quanh đùa bỡn, một tốp thợ săn<br />
phát hiện ra đưa về nhà châu đoàn thì bà<br />
đang ngấp nghé ở cửa ngục”[4, tr29]. Để<br />
thoát khỏi địa ngục của ma quỷ, người mẹ ấy<br />
đã gắng gỏi với chút sức tàn cuối cùng của<br />
mình lê thân đến vương quốc của hổ để gửi<br />
gắm lại đứa con cho đời. Sắn đã được sinh ra<br />
“trong vương quốc của hổ, được hổ cứu sống<br />
cho bú mớm nên pha trộn dòng máu của nó là<br />
dòng máu hổ”[4,tr29]. Và chính dòng máu hổ<br />
đó đã khiến cho hắn mang bản năng của loài<br />
mãnh thú, không chỉ quần hôn với sáu người<br />
đàn bà như “đàn hổ trong mùa giao phối” mà<br />
hắn còn “luôn thèm thịt sống, nhất là loài ăn<br />
thịt hai chân biết nói, biết nghĩ” [4,tr30].<br />
<br />
103(03): 115 - 119<br />
<br />
Yếu tố kì ảo có sức ám ảnh sâu đậm nhất<br />
trong người đọc phải kể đến hiện tượng đầu<br />
thai của Lù Tà (Trên đỉnh đèo giông bão). Sự<br />
ra đời của Lù Tà như một minh chứng của<br />
luật nhân quả. “Nó ở lỳ trong bụng mẹ chín,<br />
mười rồi ngoài mười tháng” và “đúng lúc<br />
lưỡi tầm sét loằng ngoằng, sáng chói bập<br />
xuống cây chò chỉ đứng đầu bản thì mẹ nó<br />
giật mình và bật ra nó”. Vừa ra đời, nó đã<br />
thấy thế giới này hết sức quen thuộc. Rồi vừa<br />
biết nói nó đã “bi bô kể cho mọi người chuyện<br />
người đẻ ra nó là ai ! Nhà nó ở đâu! Bố nó<br />
thế nào! Nó đã phải giã từ kiếp trước ra sao!”<br />
[5]. Kiếp trước của hắn bắt đầu từ một cuộc<br />
hôn nhân bất bình thường giữa một người đàn<br />
bà ngủ ngáy và ông chồng nghiện rượu. Lão<br />
Vắn vì nghiện rượu đã vô tình giết chết đứa<br />
con vô tội để rồi sống trong những ám ảnh<br />
ghê rợn, khi “đêm đêm hồn của nó vẫn quẩn<br />
quanh. Nó có mặt khắp nơi, lúc chui sâu vào<br />
giấc ngủ của lão, lúc chập chờn trong ánh<br />
nắng, lúc in hình trên bức tường loang lổ…”.<br />
Rồi những đêm trăng suông “hình bóng thằng<br />
con lúc ẩn lúc hiện, tiếng cười vô tư của nó<br />
cứ vỡ ra trong tiếng lật phật của những tầu<br />
chuối rách tướp, trong tiếng gió u u luồn qua<br />
vách lưới đầu hồi”… chờn vờn chờn vờn rồi<br />
mất hút khi “đám mây đen lướt tới, cái vực nở<br />
ra thành cái huyệt đen ngòm” [5,tr.133]. Đau<br />
khổ, ân hận khiến cho người đàn ông khốn<br />
khổ đó đã dang rộng vòng tay đón Lù Tà về<br />
nuôi khi cha mẹ nó bị chết trong một trận<br />
mưa bão với hi vọng chuộc lại lỗi lầm đã gây<br />
ra. Sự dị kì về hình dáng của thằng Lù như<br />
mối nợ tiền kiếp cứ bám riết lấy cuộc đời của<br />
lão Vắn. Tưởng rằng trời ban ơn mang đến<br />
cho lão thằng bé để chuộc lại những lỗi lầm<br />
xa xưa khiến cả đời lão ân hận day dứt, nhưng<br />
oan nghiệt thay, Lù Tà trở về từ kiếp trước để<br />
hành hạ người cha đã vô tình hại chết nó:<br />
“Thằng bé giống như con quỷ nhập tràng.<br />
Thân nó ngắn chủn, nặng nề. Hai cẳng chân<br />
dài ngoẵng, gầy guộc như 2 cái tăm cắm vào<br />
củ khoai. Hai cẳng tay đầy lông lá dài chấm<br />
hai đầu gối, hệt như tay vượn. Khuôn mặt<br />
ngắn lông lá viền quanh minh chứng cho sự<br />
lại giống”[5,tr.134]. Đặc biệt là khuôn mặt nó<br />
– khuôn mặt bị lão quăng cái chày vào làm<br />
cho méo mó, dị dạng - như một nỗi ám ảnh,<br />
<br />
116<br />
<br />
119Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Cao Thị Hảo và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
day dứt, hành hạ lão cho tới tận lúc chết: “Hai<br />
cánh mũi trồi hếch lên như hai cái cửa hầm.<br />
Ngược lại cái sống mũi tẹt lõm hẳn xuống<br />
như bị ai đó giáng vào đó một<br />
chày”[5,tr.134].<br />
Rõ ràng, việc sử dụng những chi tiết kì ảo để<br />
miêu tả về sự ra đời một cách bất thường của<br />
những nhân vật phản diện giúp nhà văn lí giải<br />
về những hành động vô nhân tính của nhân<br />
vật về sau. Những nhân vật này giống như<br />
những quái thai lại giống của loài người, biến<br />
dạng từ phiên bản của loài vật - loài mãnh thú<br />
đội lốt người. Chẩu Po là kẻ khát máu điên<br />
cuồng chống phá cách mạng; Triệu Tá Sắn<br />
với tham vọng cuồng tín được làm vua cai trị<br />
cả một vùng rừng núi; Lù Tà là tên tay sai<br />
giết người không ghê tay chỉ cần được thoả<br />
mãn bản năng nhục dục. Chính yếu tố kì ảo<br />
đã cho người đọc cảm nhận khá sâu sắc về<br />
kiểu nhân vật phản diện. Việc sử dụng chi tiết<br />
kì ảo để miêu tả nhân vật phản diện là một lí<br />
giải có chủ đích của Đoàn Hữu Nam cho tính<br />
chất bản năng, hoang dã của nhân vật.<br />
Yếu tố kì ảo có thể là những điều lạ lùng,<br />
huyền bí, vừa chân thực, vừa hư huyễn mà<br />
một trong những đặc trưng của nó là sự tưởng<br />
tượng, hư cấu có sức lay động hứng thú thẩm<br />
mĩ của người đọc. Nhưng không thể hiểu đơn<br />
giản, kì ảo chỉ là cái siêu nhiên, cái không thể<br />
xảy ra, phi hiện thực mà quan trọng hơn<br />
những cái đó phải tạo ra “hiệu ứng hoang<br />
mang” cho những người đối diện với nó, tạo<br />
ra sự kinh ngạc, cảm nhận khác thường đối<br />
với người tiếp nhận. Việc miêu tả sự ra đời<br />
của những tên thổ phỉ khát máu, giết người<br />
không ghê tay như Lù Tà, Triệu Tá Sắn hay<br />
Chẩu Po đã đạt đến độ đó.<br />
Addison cho rằng sáng tác theo xu hướng kì<br />
ảo là tạo ra một loại khoái cảm về nỗi sợ hãi<br />
trong tâm trí độc giả và làm thoả mãn trí<br />
tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng<br />
và tính chất khác thường của những con<br />
người được miêu tả trong đó. Chúng nuôi<br />
dưỡng trong trí nhớ của chúng ta những câu<br />
chuyện mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ và<br />
thích thú với những nỗi khiếp sợ bí mật,<br />
những nỗi sợ hãi mà trí óc con người phải lệ<br />
thuộc vào nó một cách tự nhiên [dẫn theo 6].<br />
<br />
103(03): 115 - 119<br />
<br />
Giấc mơ từ thời thơ ấu của Lay là một minh<br />
chứng như thế: “Lay thấy mình với Pò Quả,<br />
hai xác chết, một già, một trẻ bị một đám<br />
người trong bản háo hức mổ thịt, chia nhau.<br />
Hồn Lay theo tảng thịt về nhà một người<br />
nghiện rượu. Lão nghiện háo hức bỏ tảng thịt<br />
vào nồi nước sôi, mắt lão tròn lên, tảng thịt<br />
đỏ lòm nổi như cái phao, chạy xung quanh<br />
chảo đến rẽ nước. Lão vùng chạy, tảng thịt<br />
cũng nhảy ra khỏi chảo về nhà đập cửa gọi<br />
mẹ” [4, tr.167]. Trong miền kí ức sâu thẳm<br />
của Lay, những hình ảnh của tộc người Giáy<br />
với tục lệ chia thịt người chết từ thuở hồng<br />
hoang vẫn còn ám ảnh day dứt, nặng nề.<br />
Không chỉ dừng ở đó, trong thế giới tâm linh,<br />
yếu tố kì ảo vẫn được nhà văn sử dụng khá<br />
phổ biến. Hình ảnh tờ giấy đe dọa của kẻ giết<br />
người gửi cho nhà họ Sần (Thổ phỉ) cháy rồi<br />
mà “tàn than còn nguyên hình dạng của nó<br />
bốc lên, xoáy tít, rồi đậu trùm lên bát nhang<br />
thờ tổ tiên trên bàn thờ, trông như một con<br />
bướm màu đen” [5, tr.7] như một tín hiệu dự<br />
báo về những điều chết chóc đen tối đang đến<br />
với dòng họ Sần. Hay những nén hương thắp<br />
cho linh hồn oan uổng của Sần Quang trước<br />
cái chết “bất đắc kì tử” không bắt lửa nhưng<br />
sau lời khấn cầu của ông Sần Đạt đã “bén lửa<br />
cháy đùng đùng, ông phải vẩy mấy lần, những<br />
ngọn lửa mới chịu thu mình vào trong những<br />
tàn than đỏ như màu máu” [5, tr.8]. Ngay cả<br />
hành động bất tỉnh nhân sự của Sần Đạt trước<br />
cái chết của thằng con trai cũng thật kì quái,<br />
hồn vía được miêu tả có hình có ảnh: “lơ lửng<br />
giữa chín tầng mây”, “bao quát vạn vật một<br />
cách nuối tiếc, rồi lặng lẽ chui vào cái hộp sọ<br />
đầy hang hốc”… Tất cả những hình ảnh,<br />
những hiện tượng đó đã tạo lên một màu sắc<br />
huyền bí, một sức mạnh vô hình trong thế<br />
giới tâm linh của con người miền núi.<br />
Yếu tố kì ảo không chỉ có hiệu quả cao khi<br />
xây dựng hình tượng nhân vật mà còn được<br />
tác giả sử dụng thành công trong việc tạo ra<br />
một lớp màn linh thiêng bao trùm toàn bộ<br />
không gian trong tác phẩm, tạo nên một màu<br />
sắc riêng cho những tiểu thuyết viết về dân<br />
tộc và miền núi của nhà văn họ Đoàn. Nó<br />
phảng phất trong hình sông thế núi của những<br />
địa danh miền núi nơi đồng bào dân tộc thiểu<br />
117<br />
<br />
120Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Cao Thị Hảo và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
số quần tụ. Suối Hoa được coi là vùng đất<br />
“địa lợi”- nơi hội tụ của khí thiêng trời đất.<br />
“Ở nơi này, trời đất đóng kín bằng vòng vây<br />
núi non, song lại mở ra cho nó một tiểu vũ<br />
trụ, một sự cân bằng như sắp đặt”…Màu đất<br />
ở Suối Hoa cũng không giống những nơi khác<br />
mà “vàng tươi như ai đó lấy đỗ xanh xát vỏ,<br />
đồ thành xôi rồi rải ra khắp đồi khắp ruộng”.<br />
Rồi “Những phiến đá đen nhẵn lỳ như đá mài,<br />
được giời đất xếp chồng lên nhau, tạo thành<br />
những cái tháp kì vĩ, huyền bí.. hội tụ đủ cả<br />
âm dương ngũ hành” [5, tr.11]. Ngay cả<br />
nguồn nước người dân Phòng Tô dùng để<br />
cúng trời đất tổ tiên cũng là nước thiêng được<br />
lấy từ “mỏ nước tận trên thượng nguồn, nơi<br />
ngọn núi chúa vồng ra như bộ ngực. Từ bộ<br />
ngực ấy hai dòng nước một nóng, một lạnh<br />
ngày đêm tuôn ra như hai dòng sữa. Nơi hai<br />
dòng sữa hợp nhau chính là mỏ nước thiêng<br />
của cả vùng” [5, tr.119,120].<br />
Đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên, đất trời cũng<br />
được tác giả miêu tả với nhiều yếu tố kì ảo,<br />
khác lạ. Trong ngày lễ lên ngôi của vua Dao Triệu Tá Sắn, sau khi hắn khấn xong thì:<br />
“Bầu trời vần vũ, từng đám mây đen ùn ùn<br />
kéo tới, phút chốc mặt trời chìm nghỉm trong<br />
cái ô mang màu chết chóc. Dưới đất rừng núi<br />
lặng phắc như trước đám tang, lam sơn<br />
chướng khí bốc lên ngùn ngụt khiến từng đàn<br />
chim lao ra khỏi tổ kêu inh ỏi, từng đàn khỉ,<br />
vượn lao ra khỏi hang ngửa mặt lên trời hú<br />
hét”[4,tr.48]. Hiện tượng này như dự báo<br />
trước một hiểm hoạ bất thường sắp xảy ra.<br />
Đặc biệt là chi tiết tái hiện cảnh làm lễ lên<br />
ngôi: “Mở đầu của lễ, chậu nước rửa tay của<br />
thầy, của người thụ lễ biến thành chậu máu.<br />
Vào lễ, con gà sống sau khi cắt tiết đầu một<br />
nơi, thân một nẻo vẫn bay loạn xạ quanh<br />
hang” [4, tr.49]; Khi mổ bụng con dê làm lễ<br />
“quả mật to như quả gấc dính với lá gan, lá<br />
lách lằng nhằng” [4,tr.58]…. Những chi tiết<br />
bất thường, lạ hoá này như là lời dự báo cho<br />
một tương lai đầy chết chóc đang đón đợi<br />
nhân vật ở phía trước.<br />
Hiện tượng mưa, gió cũng được miêu tả lạ<br />
lùng, kì quái như: “trong một đêm mưa gió,<br />
lưỡi tầm sét bất ngờ chụp xuống thiêu rụi cả<br />
nhà cửa, cây cối. Trong trận giời vật ấy, chín<br />
<br />
103(03): 115 - 119<br />
<br />
con người cùng của cải gom góp bao nhiêu<br />
năm của bẩy nhà trong xóm bị biến thành<br />
than” [5, tr.6]. Trong đám tang của Sần<br />
Quang, mưa gió thật rùng rợn, kinh dị: “phía<br />
núi Rồng nghe một tiếng ục âm âm, rồi tiếp<br />
theo là tiếng nước đổ, tiếng đá lở, cây gẫy át<br />
cả tiếng sấm chớp, mưa gió. Tiếng khóc hờn<br />
căm tức tưởi hoà với tiếng thét của trời đất đã<br />
kéo theo cả loạt tiếng khóc tiếp theo như dây<br />
chuyền, khiến cho ai cũng có cảm tưởng như<br />
mình đang cùng trời đất xả hết nỗi thống khổ<br />
với thế gian” [5, tr.18]. Sự đồng cảm của đất<br />
trời trước nỗi đau của lòng người hay sự hận<br />
thù của dòng họ Sần trước tai vạ mà dòng họ<br />
Hồ reo rắc đã tạo nên sự cộng cảm giữa con<br />
người và thiên nhiên ? Mưa gió như điềm báo<br />
về sự bất bình của lòng trời và lòng người vậy!<br />
Chi tiết về đàn kiến dưới sự nổi giận của vua<br />
kiến đã tạo ra hai cuộc thảm sát khiến người<br />
đọc không thể xác định được các sự kiện đang<br />
diễn ra trong thế giới thực hay trong phạm vi<br />
cái siêu nhiên. Nó mang đậm chất quái dị và<br />
ghê rợn. Đoàn Hữu Nam đã miêu tả sinh<br />
động, chi tiết cái kết cục thảm khốc của cuộc<br />
tương tàn hổ - kiến trong tác phẩm của mình:<br />
“Sau một buổi đàn hổ không còn, những con<br />
vật biết cựa quậy không còn, rừng núi rã rời,<br />
tan hoang để rồi mãi mãi trở thành vùng đất<br />
chết” [5, tr.69]. Cuộc nổi giận của vua kiến<br />
khi con người chiến tranh với nhau dẫn đến<br />
thảm cảnh: “Xác kiến, xác người, xác động<br />
vật, cây cối, phân gio bốc lên khét lẹt, gây<br />
như nướng cả rừng người. Cả hai bản bị xoá<br />
sổ từ vết máu đến ống xương mà vẫn chưa<br />
thoả mãn những hàm răng đói khát của<br />
những đàn kiến” [5, tr70].<br />
Trong Thổ phỉ chúng ta có thể bắt gặp rất<br />
nhiều những chi tiết kì ảo như vậy: suối đổi<br />
màu, mặt trời nhuộm máu… thể hiện trí<br />
tưởng tượng phong phú của nhà văn tạo nên<br />
những mảng màu khá đặc sắc là điểm nhấn<br />
đậm tính rùng rợn, ma mị đối với độc giả khi<br />
tiếp cận.<br />
Một nhà nghiên cứu đã có lý khi cho rằng<br />
“cái làm nên nét riêng cho cuốn sách của<br />
Đoàn Hữu Nam, trong cái mênh mông của<br />
văn xuôi miền núi, cách mạng xưa nay, là anh<br />
đã chủ ý làm lạ hoá thế giới nghệ thuật của<br />
<br />
118<br />
<br />
121Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Cao Thị Hảo và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
mình bằng những chi tiết, hình ảnh kì lạ, có<br />
lúc hoang đường” [3]. Rõ ràng, so với những<br />
sáng tác của Tô Hoài (với Vợ chồng A Phủ),<br />
Nguyên Ngọc (với Đất nước đứng lên, Rừng<br />
xà nu) hay Ma Văn Kháng (với Đồng bạc<br />
trắng hoa xoè)… cùng viết về hiện thực đấu<br />
tranh chống lại những thế lực phản cách mạng<br />
của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thì<br />
tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam có điểm mới.<br />
Việc sử dụng yếu tố kì ảo đã mở ra những<br />
không gian nghệ thuật huyền ảo, những hình<br />
tượng nghệ thuật sinh động, hấp dẫn đưa bạn<br />
đọc tiếp cận với thế giới bí ẩn, linh thiêng<br />
thậm chí ma quái, đầy hoang tưởng vốn khá<br />
xa lạ đối với văn học viết về miền núi cách<br />
mạng trước đây. Đây có thể coi là điều làm<br />
nên nét mới mẻ và độc đáo của nhà văn Lào<br />
Cai này đồng thời cũng là đóng góp riêng của<br />
tác giả Đoàn Hữu Nam cho văn học viết về<br />
dân tộc và miền núi đương đại.<br />
<br />
103(03): 115 - 119<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Sương Nguyệt Minh, Thế giới nghệ thuật<br />
Đoàn Hữu Nam trong tiểu thuyết Thổ phỉ (thay lời<br />
tựa), trong cuốn “Thổ phỉ” (Đoàn Hữu Nam), Nxb<br />
Hội Nhà văn, 2010.<br />
[2]. Phạm Duy Nghĩa, Đọc “Trên đỉnh đèo giông<br />
bão” của Đoàn Hữu Nam, Tạp chí Văn hoá các<br />
dân tộc, 2006<br />
[3]. Phạm Duy Nghĩa, Làm mới một đề tài (Đọc<br />
tiểu thuyết Thổ phỉ của nhà văn Đoàn Hữu Nam,<br />
Nxb Hội nhà văn, 2010- Giải A Hội văn học nghệ<br />
thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2010 ) Tạp<br />
chí Khoa học và Tổ quốc, 2012.<br />
[4]. Đoàn Hữu Nam, Thổ phỉ, Nxb Hội Nhà<br />
văn, 2010.<br />
[5]. Đoàn Hữu Nam, Trên đỉnh đèo giông bão (tái<br />
bản), Nxb Lao động, 2010.<br />
[6]. Lê Nguyên Long, Về khái niệm cái kì ảo và<br />
văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học, Tạp chí<br />
Nghiên cứu Văn học, số 8, 2006.<br />
<br />
SUMMARY<br />
FANTASY ELEMENTS IN SOME NOVELS OF DOAN HUU NAM<br />
Cao Thi Hao*, Ngo Quoc Tuan<br />
College of Education - TNU<br />
<br />
Doan Huu Nam is one of the authors contributed to the written literature on mountainous and<br />
ethnic literature areas. He is known for novels: Tho phi, Tinh rung, Tren đinh đeo giong bao… In<br />
his novels, period factors used quite popular virtual world to show new art, unique. The use of<br />
virtual term in the novel elements of Doan Huu Nam has opened a new art space, vivid art image,<br />
attractive, mysterious spiritual world, ghost. This can be considered as writer's own contribution to<br />
Lao Cai for literature written in ethnic minority and mountainous areas.<br />
Keywords: Novel Doan Huu Nam; prose writing about ethnic and mountainous<br />
<br />
Ngày nhận bài:07/1/2013, ngày phản biện:31/1/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013<br />
*<br />
<br />
Tel: 0983 832009<br />
<br />
119<br />
<br />
122Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />