intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố tác động rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Yếu tố tác động rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" làm rõ được thực trạng các yếu tố sức khỏe tinh thần tổng quát, khả năng tự kiểm soát, phụ thuộc truyền thông xã hội tự đánh giá, tần suất và thời gian sử dụng tác động đến rối loạn truyền thông xã hội (R2 hiệu chỉnh = 0,377). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố tác động rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG RỐI LOẠN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồng Minh Đảm* Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân TÓM TẮT Nghiên cứu làm rõ được thực trạng các yếu tố sức khỏe tinh thần tổng quát, khả năng tự kiểm soát, phụ thuộc truyền thông xã hội tự đánh giá, tần suất và thời gian sử dụng tác động đến rối loạn truyền thông xã hội (R2 hiệu chỉnh = 0,377). Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa mức độ rối loạn truyền thông xã hội với các biến số: về giới tính thì nam có mức độ rối loạn truyền thông xã hội cao hơn nữ; về học lực thì nhóm học lực giỏi, xuất sắc có mức độ rối loạn ít hơn nhóm trung bình, khá; về số năm học nhóm sinh viên càng có nhiều thời gian trải nghiệm môi trường đại học thì có mức độ rối loạn truyền thông xã hội cao đại biểu là nhóm trường hợp khác. Kết quả cũng ghi nhận mối tương quan nghịch rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên với mức độ hạnh phúc và sự hài lòng với quy mô cuộc sống; mối tương quan thuận giữa mức độ rối loạn truyền thông xã hội với sức khỏe tinh thần tổng quát, lòng tự trọng, tự kiểm soát và mức độ phụ thuộc mạng xã hội. Từ khóa: Rối loạn truyền thông xã hội, rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên, sinh viên, truyền thông xã hội 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với điều kiện truyền thông xã hội phát triển nhanh chóng đã đem đến nhiều tác động cho xã hội, kể cả tích cực lẫn tiêu cực. Một số tác động tích cực của nó là giúp kết nối tất cả mọi người với nhau, mỗi người đều có thể nói lên ý kiến cá nhân của mình, tìm được những người bạn mới và những người có cùng sở thích, đam mê. Truyền thông xã hội mang lại nhiều lợi ích cho con người trong nhiều khía cạnh cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn có những tác động tiêu cực đối với xã hội có thể kể đến là bắt nạt qua mạng, xâm phạm quyền riêng tư, giả mạo thông tin của người khác, lan truyền thông tin giả gây hoang mang cho cộng đồng. Việc lạm dụng mạng xã hội còn gây ra các vấn đề về sức khỏe, thị lực và tâm lý, các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú ý của người dùng lâu nhất có thể, đánh vào thiên kiến và lỗ hổng tâm lý trong chúng ta như mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối. Sử dụng mạng xã hội quá mức – tức là chỉ lướt các bài đăng - có thể không lành mạnh và có mối liên hệ với cảm giác đố kỵ, thua kém và kém hài lòng với cuộc sống. Các nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thói quen này có thể dẫn đến các triệu chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra có sự khác nhau ở mức độ cũng như biểu hiện rối loạn truyền thông xã hội ở nhóm khách thể có đặc điểm nhân khẩu khác nhau. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng những người mắc rối loạn truyền thông xã hội có xu hướng có khả năng điều tiết cảm xúc thấp ("Psychosocial Correlates of Excessive Social Media Use in a Hispanic College Sample," 2021), và việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều dẫn đến tình trạng kiệt sức và mệt mỏi về mặt tinh thần (Shen, Zhang, & Xin, 2020), cũng như tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng (Malaeb et al., 2021; Raudsepp & Kais, 2019; Shensa et al., 2017). 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Tổ chức nghiên cứu 1879
  2. Chúng tôi tiến hành lựa chọn mẫu nghiên cứu dựa theo lấy mẫu điều tra khảo sát đơn giản thuận tiện. Từ sự tự nguyện của các bạn sinh viên thuộc các khoa viện các trường đại học công lập và dân lập trên địa bàn TPHCM tham gia vào khảo sát, chúng tôi thu phiếu về làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm SPSS 22.0, có 510 SV tham gia khảo sát nhưng 20 phiếu không hợp lệ đã được chúng tôi loại ra. Còn lại 490 phiếu ứng với 490 SV tham gia vào nghiên cứu này. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biểu hiện thành phần của rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên đại học, rối loạn truyền thông xã hội với sức khỏe tinh thần tổng quát, và lòng tự trọng, tự kiểm soát, sự hài lòng với cuộc sống. Mức ý nghĩa 0,05 được áp dụng trong các kết luận của kiểm định thống kê. 2.2. Kết quả yếu tố tác động rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên TPHCM 2.2.1. Đánh giá chung các yếu tố rối loạn truyền thông xã hội Bảng 1. Yếu tố đặc điểm cá nhân tác động rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên Đặc điểm cá nhân ĐTB ĐLC F P (*) Nam 2,780 2,1458 Giới 4,447 0,035 Nữ 2,407 1,7568 Trung bình 2,541 1,9552 Khá 2,732 1,9423 Học lực 2,855 0,037 Giỏi 2,350 1,8501 Xuất sắc 1,600 1,9029 Năm 1 2,677 1,8965 Năm 2 2,104 1,5972 Năm học Năm 3 2,747 2,1231 5,728 0,000 Năm 4 2,036 1,2499 Trường hợp khác 3,741 2,6398 Đọc thân 2,560 1,9053 Hẹn hò 2,598 1,9880 Tình trạng hôn nhân 3,940 0,009 Kết hôn 1,000 0,7559 Li thân/li dị 6,000 0,0000 (*) Kiểm định ANOVA Ghi chú: chỉ hiển thị kết quả có sự khác biệt giữa các nhóm khách thể 1880
  3. Bảng 1 cho thấy sinh viên có giới tính khác nhau thì có mức độ rối loạn truyền thông xã hội khác nhau (F = 4,447; P < 0,05), sinh viên nam (ĐTB = 2,780, ĐLC = 2,1458) có mức độ rối loạn truyền thông xã hội cao hơn sinh viên nữ (ĐTB = 2,407, ĐLC = 1,7568). Sinh viên có học lực khác nhau có mức độ rối loạn truyền thông khác nhau (F = 2,855, P < 0,05), qua đó sinh viên có học lực trung bình (ĐTB = 2,541, ĐLC = 1,9552) và sinh viên có học lực khá (ĐTB = 2,732, ĐLC = 1,9423) có mức độ rối loạn truyền thông cao hơn nhóm sinh viên học lực giỏi (ĐTB = 2,350, ĐLC = 1,8501), đặc biệt là nhóm học sinh xuất sắc (ĐTB = 1,600, ĐLC = 1,9029) có mức độ rối loạn truyền thông xã hội rất thấp.Thời gian trải nghiệm môi trường đại học của sinh viên cũng có sự khác nhau ở mức độ rối loạn truyền thông xã hội (F = 5,728, P < 0,01). Nhóm sinh viên càng có nhiều thời gian trải nghiệm thì có mức độ rối loạn truyền thông xã hội cao đại biểu là nhóm trường hợp khác (sinh viên y khoa, văn bằng 2, không tốt nghiệp đúng hạn và một số ngành có chương trình đào tạo hơn 4 năm) (ĐTB = 3,741, ĐLC = 2,6398), còn lại xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ rối loạn truyền thông xã hội là nhóm sinh viên năm 3 (ĐTB = 2,747, ĐLC = 2,1231), sinh viên năm 1 (ĐTB = 2,677, ĐLC = 1,8965), sinh viên năm 4 (ĐTB = 2,104, ĐLC = 1,5972) cuối cùng là nhóm sinh viên năm 4 (ĐTB = 2,036, ĐLC = 1,2499). 2.2.2. Tương quan rối loạn truyền thông ở sinh viên với các yếu tố tác động Bảng 2. Tương quan mức độ rối loạn truyền thông ở sinh viên với các yếu tố tác động C B3 B4 D E Yếu tố Hệ số tương quan C. Rối loạn truyền thông xã hội B3. Tần suất sử dụng 0,195** B4. Thời gian sử dụng 0,276** 0,597** D. Phụ thuộc mạng xã hội tự đánh giá 0,495** 0,367** 0,376** E. Sức khỏe tinh thần tổng quát 0,436** 0,069 0,107* 0,228** I. Tự kiếm soát 0,424** 0,216** 0,188** 0,290** 0,516** (**) Hệ số r theo tương quan Pearson, ** Sig
  4. Bảng 3. Dự báo yếu tố tác động đến mức độ rối loạn truyền thông xã hội Biến phụ thuộc: Mức độ rối loạn truyền thông xã hội Bêta R2 hiệu t F P (β)** chỉnh* Biến độc lập Tần suất sử dụng mạng xã hội trong ngày -0,052 -4,298 Thời gian sử dụng mạng xã hội trong 0,109 -1,143 ngày 0,377 38,037 0,000 Phụ thuộc mạng xã hội tự đánh giá 0,362 2,382 Sức khỏe tinh thần tổng quát 0,303 8,833 Tự kiếm soát 0,188 4,293 ** VIF < 2 cho thấy khả năng xuất hiện đa cộng tuyến rất ít. * DW = 2,068, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất (Yahua Qiao, 2011). Hình 9. Tần số phần Hình 10. Vi phạm giả định dư phần dư Sử dụng phép hồi quy đa biến (Multiple Linear Regression) (bảng 3) để kiểm tra sự ảnh hưởng của tổng thể các yếu tố như tần suất sử dụng, thời gian sử dụng, mức độ phụ thuộc, sức khỏe tinh thần tổng quát và khả năng tự kiểm soát đến mức độ rối loạn truyền thông xã hội 37,7% (R2 hiệu chỉnh = 0,377). Hình 1 Giá trị Mean = -1.65×10-16 = 0.00000... gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.992 gần bằng 1. Như vậy có thể kết luận, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Hình 2 cho thấy các điểm dữ liệu phần dư tập trung khá sát với đường chéo, như vậy, phần dư có phân phối xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Trong đó giả thuyết về sự hài lòng với quy mô cuộc sống, hạnh phúc chủ quan và lòng tự trọng được loại bỏ (p > 0,05). 1882
  5. Bảng 4. Yếu tố sức khỏe tinh thần tổng quát Mức độ rối loạn truyền N ĐTB ĐLC Min Max F P (*) thông xã hội Không mắc (M1) 276 11,380 5,7011 1,0 28,0 Mắc (M2) 80 17,225 4,2133 4,0 30,0 55,962 0,000 Nguy cơ (M3) 134 15,925 4,7119 5,0 27,0 Tổng 490 13,578 5,8575 1,0 30,0 (*) Kiểm định ANOVA Kết quả bảng 4 cho thấy sinh viên không mắc rối loạn truyền thông xã hội có sức khỏe tinh thần tốt hơn nhóm nguy cơ và nhóm mắc (M1 < M3 < M2, P < 0). Bảng 5. Yếu tố tự kiểm soát Mức độ rối loạn truyền N ĐTB ĐLC Min Max F P (*) thông xã hội Không mắc (M1) 276 22,840 6,4084 3,00 35,00 Mắc (M2) 80 28,400 5,5929 15,00 44,00 36,611 0,000 Nguy cơ (M3) 134 26,880 4,3725 4,00 40,00 Tổng 490 24,850 6,4696 3,00 44,00 (*) Kiểm định ANOVA Kết quả bảng 5 cho thấy sinh viên không mắc rối loạn truyền thông xã hội có sức khả ăng tự kiểm soát hơn nhóm nguy cơ và nhóm mắc (M1 < M3 < M2, P < 0). 3. KẾT LUẬN Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa mức độ rối loạn truyền thông xã hội với các biến số: về giới tính thì nam có mức độ rối loạn truyền thông xã hội cao hơn nữ; về học lực thì nhóm học lực giỏi, xuất sắc có mức độ rối loạn ít hơn nhóm trung bình, khá; về số năm học nhóm sinh viên càng có nhiều thời gian trải nghiệm môi trường đại học thì có mức độ rối loạn truyền thông xã hội cao đại biểu là nhóm trường hợp khác (sinh viên y khoa, văn bằng 2, không tốt nghiệp đúng hạn và một số ngành có chương trình đào tạo hơn 4 năm); về tình trạng hôn nhân thì nhóm kết hôn có mức độ rối loạn truyền thông xã hội thấp hơn độc thân, nhóm hẹn hò và nhóm li thân/ li dị; Thời gian và tần suất sử dụng mạng xã hội càng cao thì mức độ rối loạn truyền thông xã hội càng cao. Kết quả cũng ghi nhận mối tương quan nghịch rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên với mức độ hạnh phúc và sự hài lòng với quy mô cuộc sống; mối tương quan thuận giữa mức độ rối loạn truyền thông xã hội với sức khỏe tinh thần tổng quát, lòng tự trọng, tự kiểm soát và mức độ phụ thuộc mạng xã hội. 1883
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Lê Hòa An (2013), “Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người- một thách thức cho tâm lí học hiện đại”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2. Đặng Thị Nga (2013), “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên cao đẳng Sư phạm Thái Bình”, luận văn Thạc sỹ, Cao đẳng SP Thái Bình 3. Đinh Xuân Lâm (2020), “Thực trạng “nghiện Internet” ở học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Lương Bằng, thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Giáo dục 4. Nguyễn Khắc Giang: “Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến môi trường báo chí Việt Nam”, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 1 (2015) 12- 19. 5. Andreassen, C. S. (2015). Online Social Network Site Addiction: A Comprehensive Review. Current Addiction Reports, 2(2), 175-184. doi:10.1007/s40429-015-0056-9 6. Andreassen, C. S., & Pallesen, S. (2014). Social network site addiction - an overview. Curr Pharm Des, 20(25), 4053-4061. doi:10.2174/13816128113199990616 7. Andreassen, C. S., Pallesen, S., & Griffiths, M. D. (2017). The relationship between addictive use of social media, narcissism, and self-esteem: Findings from a large national survey. Addictive Behaviors, 64, 287-293. doi:https://doi.org/10.1016/j.addbeh.2016.03.006 8. Goldberg, P., D., Blackwell, & B. (1970). Psychiatric illness in general practice. A detailed study using a new method of case identification. Br Med J, 1(5707), 439-443. doi:10.1136/bmj.2.5707.439 9. Malaeb, D., Salameh, P., Barbar, S., Awad, E., Haddad, C., Hallit, R., . . . Hallit, S. (2021). Problematic social media use and mental health (depression, anxiety, and insomnia) among Lebanese adults: Any mediating effect of stress? Perspectives in Psychiatric Care, 57(2), 539-549. doi:https://doi.org/10.1111/ppc.12576 10. Shen, Y., Zhang, S., & Xin, T. (2020). Extrinsic academic motivation and social media fatigue: Fear of missing out and problematic social media use as mediators. Current Psychology, 41, 1-7. doi:10.1007/s12144-020-01219-9 11. Thomas, J., Verlinden, M., Al Beyahi, F., Al Bassam, B., & Aljedawi, Y. (2022). Socio- Demographic and Attitudinal Correlates of Problematic Social Media Use: Analysis of Ithra's 30-Nation Digital Wellbeing Survey. Frontiers in Psychiatry, 13. 12. Tran, D., T., Tran, T., Fisher, & J. (2012). Validation of three psychometric instruments for screening for perinatal common mental disorders in men in the north of Vietnam. J Affect Disord, 136(1- 2), 104-109. doi:10.1016/j.jad.2011.08.012 13. Valkenburg, P. M., & Peter, J. (2011). Online communication among adolescents: an integrated model of its attraction, opportunities, and risks. J Adolesc Health, 48(2), 121-127. doi:10.1016/j.jadohealth.2010.08.020 1884
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2