intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tổng quan về chứng lo buồn giới tính ở sinh viên

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Nghiên cứu tổng quan về chứng lo buồn giới tính ở sinh viên" nhằm mục đích tìm hiểu khái quát về nhận thức và mức độ ảnh hưởng, tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường, xã hội đối với vấn đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra hệ quả của chứng lo buồn giới tính đối với vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tổng quan về chứng lo buồn giới tính ở sinh viên

  1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CHỨNG LO BUỒN GIỚI TÍNH Ở SINH VIÊN Nguyễn Nhi, Trần Thị Thục Trinh, Nguyễn Thị Quỳnh Lan, Nguyễn Thùy Linh Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Văn Sỹ TÓM TẮT Lo buồn giới là một khái niệm liên quan đến cảm giác buồn khổ hoặc sự mâu thuẫn giữa giới tính sinh học với giới tính mà bản thân một người tự nhận định về mình. Nghiên cứu sử dụng thang đo Phiền muộn Giới tính của Utrecht (McGuire Berg, 2017) với các thang đo về Lòng tự trọng và trầm cảm, lo âu và stress. Được tiến hành trên sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm mục đích tìm hiểu khái quát về nhận thức và mức độ ảnh hưởng, tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường, xã hội đối với vấn đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra hệ quả của chứng lo buồn giới tính đối với vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống. Trên cơ sở thực trạng và hệ quả, việc phát triển những nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam là cần thiết nhằm củng cố hệ thống cơ sở lý luận cho khoa học, đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho những người có phiền muộn giới hiện nay. Từ khóa: bức bối giới, lo buồn giới tính, người chuyển giới, sinh viên 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại 4.0 ngày nay, các vấn đề về sức khỏe tinh thần luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bao gồm các rối loạn tâm lý phổ biến thường dễ dàng nhận thấy và trải qua như: trầm cảm, rối loạn lo âu, stress,… Bên cạnh đó còn có một thực trạng liên quan đến khía cạnh về đa dạng giới tính nhưng không được nhiều nhiều biết đến đó là khái niệm về lo buồn giới tính. Nguồn gốc có thể xuất phát từ những định kiến xã hội, những quy chuẩn được gán vào từng giới tính khác nhau đến từ môi trường xung quanh. Theo một nghiên cứu định tính của Thomas D. Steensma và các cộng sự công bố vào năm 2011 nghiên cứu về “Chống lại và kéo dài phiền muộn giới sau thời thơ ấu” có 25 thanh thiếu niên trong khoảng từ 14-18 tuổi (M = 15,88) được chẩn đoán mắc rối loạn nhận dạng giới tính (GID) theo DSM IV kể từ khi còn nhỏ.Những cá nhân mắc chứng lo buồn giới tính đi cùng với việc không hài lòng về những đặc điểm trên cơ thể hoặc có những định kiến, sự kỳ thị đến từ xã hội làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý về tâm thần đặc biệt là với những người trưởng thành mắc chứng lo buồn giới tính cụ thể theo các nghiên cứu về mức độ phổ biến của chứng lo buồn giới tính kết luận rằng có ít hơn 1 trên 10.000 nam giới trưởng thành và 1 trên 30.000 phụ nữ trưởng thành có lo buồn giới tính. Chứng lo buồn giới tính ở người lớn có liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh lý tâm thần kèm theo tăng cao, đặc biệt các vấn đề về rối loạn tâm trạng, rối loạn lo âu và tự tử. Ở Việt Nam nghiên cứu về “Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tính của người chuyển giới Việt Nam” (iSEE, 2018) là một nghiên cứu đi trước về chủ đề liên quan đến phiền muộn giới, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức độ thường xuyên trải nghiệm bức bối giới là rất cao ở nhóm chuyển giới nam là 93.7% và nhóm chuyển giới nữ là 67.7%. Một số nghiên cứu đã ghi nhận các trường hợp tự tử do không được hỗ trợ để giải quyết tình trạng phiền muộn giới. Vấn đề về lo buồn giới tính đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới nhắc đến, tuy nhiên đây vẫn còn là chủ đề khá xa lạ và chưa có nhiều nghiên cứu nói về thực trạng này ở Việt Nam. Hậu quả đáng tiếc đến từ những trường hợp có lo buồn giới tính là điều khó tránh khỏi nên nghiên cứu về vấn đề này giúp họ 1885
  2. có nhận thức đúng về bản thân để có những nhận định tích cực hơn. Việc nhìn nhận sai về vấn về này có thể khiến họ thu mình lại, nếu diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến trầm cảm, gặp khó khăn đối với các mối quan hệ từ đó ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, nghiên cứu khuyến khích các chương trình, dự án phổ biến các kiến thức liên quan đến chứng lo buồn giới tính để hỗ trợ về thực trạng này đến với cộng đồng. Vậy lo buồn giới tính là gì? Dựa trên những đặc điểm biểu hiện gì để có thể xác định một người có lo buồn giới tính hay không? Có bao nhiêu loại lo buồn giới tính và chúng được xác định bởi những yếu tố nào? Khi một người có lo buồn giới tính sẽ có những hệ quả gì và cần có những giải pháp cụ thể nào để giảm đi tình trạng lo buồn giới tính? Trong giới hạn và phạm vi nghiên cứu tổng quan này, chúng tôi ưu tiên làm rõ các vấn đề lý luận đã nêu trên. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về người đồng tính và chuyển giới ở nước ngoài đã có bước tiến đáng kể trong việc khai thác các khía cạnh liên quan đến vấn đề này. Các nghiên cứu đều được tiến hành trên quy mô rộng, với dữ liệu và mẫu thống kê khách quan ở người trưởng thành và trẻ em. Ngoài ra, đã có nhiều cơ sở và trung tâm hỗ trợ người chuyển giới để đánh giá và chăm sóc. Các thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn là "người chuyển giới" thay vì "lo buồn giới tính" hay "bức bối giới". Tuy nhiên, các khái niệm này có định nghĩa và mức độ phổ biến khác nhau tùy vào từng quốc gia, nền văn hóa. Thuật ngữ "bức bối giới" được giới thiệu lần đầu tiên trong nghiên cứu của Fisk (1974) và được đề cập trong các nghiên cứu khác. Các quốc gia trong khu vực đã đưa ra các sáng kiến tích cực nhằm tăng cường sự tham gia của người chuyển giới trẻ vào quá trình xây dựng chính sách quốc gia, đưa bản dạng giới vào sách giáo khoa và đào tạo cho giáo viên để nâng cao nhận thức. Nghiên cứu về "Chống lại và kéo dài phiền muộn giới sau thời thơ ấu" (Thomas et al., 2011), có 25 thanh thiếu niên (trong độ tuổi 14-18) tham gia nghiên cứu được chẩn đoán mắc rối loạn nhận dạng giới tính (Gender Identity Disorder) theo DSM-4 từ khi còn nhỏ. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập qua phỏng vấn tiểu sử. Trong số khách thể tham gia, có những người mắc chứng phiền muộn giới kéo dài và nhiều người đã thuyên giảm phiền muộn giới. Mặt khác, các loại lo buồn giới tính ở người lớn có quỹ đạo và tiên lượng phát triển cùng mức độ phổ biến khác nhau. Tuy nhiên, lo buồn giới tính ở người lớn có liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh lý tâm thần cao, đặc biệt là rối loạn tâm trạng, rối loạn lo âu và tự tử. Việc hỗ trợ điều trị ở người trưởng thành được chuẩn hóa và có khả năng phát triển để đáp ứng với sự đa dạng ngày càng tăng của những người có nhu cầu tìm kiếm điều trị và quyền tự chủ (Kenneth et al., 2015). Hình ảnh cơ thể là một khái niệm quan trọng đối với những người có lo buồn giới tính và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ sau quá trình chuyển đổi giới tính. Sau quá chuyển đổi giới tính, những người có hình ảnh cơ thể tích cực hơn thường có chất lượng cuộc sống tốt hơn sau quá trình chuyển đổi giới tính (Bodlund & Armelius, 1994). Ngược lại, những người có hình ảnh cơ thể tiêu cực hơn có thể trải qua nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống, bao gồm lòng tự trọng thấp, rối loạn ăn uống, rối loạn tâm lý và hạn chế trong hoạt động xã hội (Ålgars et al., 2010; Bandini et al., 2013; Bodlund & Armelius, 1994; Vocks et al., 2009). Theo đó, nghiên cứu "Sự hài lòng về cơ thể và ngoại hình trong chứng phiền muộn giới" (Mạng lưới điều tra sự không phù hợp về giới tính của Châu Âu, 2015) sử dụng thang đo hình ảnh cơ thể (BIS) (Lindgren & Pauly, 1975) và thang đo ngoại hình vật lý (PhAS) (Smith et al., 2005) để đánh giá mức độ hài lòng với các bộ phận cơ thể và ngoại hình của người chuyển giới. Kết quả cho thấy người nam chuyển giới sang nữ (MtF) đạt điểm cao hơn đáng kể so với người nữ chuyển giới sang Nam (FtM) trong việc hài lòng về cơ thể và ngoại hình của họ. MtF báo cáo điểm số không hài lòng cao nhất với các bộ phận cơ thể liên quan đến xã hội, trong khi FtM báo cáo sự khó chịu cao nhất với bộ ngực của họ, cả hai nhóm đều không hài lòng với bộ phận sinh dục của mình. Nghiên cứu tiếp theo về "Ảnh hưởng của các can thiệp y tế đối với chứng phiền muộn giới và hình ảnh cơ thể" tập trung vào tác động của điều trị y tế đối với chứng phiền muộn giới và hình ảnh cơ thể, và giá trị tiên đoán của các yếu tố trước điều trị đối với kết quả sau điều trị. Mức độ phiền muộn giới tính và sự không hài lòng về cơ thể được cải thiện sau khi điều trị. Sự không hài lòng cao khi nhập viện và chức 1886
  3. năng tâm lý thấp hơn khi theo dõi có liên quan đến sự không hài lòng về cơ thể dai dẳng. Trong các nhóm trải qua can thiệp y tế, nhóm được phẫu thuật có tỷ lệ không hài lòng về bộ phận sinh dục thấp hơn so với nhóm chỉ sử dụng hormone. Sự hài lòng với bộ ngực cao hơn ở nhóm được phẫu thuật nâng ngực so với nhóm được phẫu thuật khác ngoài nâng ngực và những người chỉ sử dụng hormone. Các vấn đề cá nhân và xã hội có thể ảnh hưởng đến quyết định của những người chuyển giới về can thiệp y tế. Như vậy, những người bị lo buồn giới tính có đặc điểm chung về hình ảnh cơ thể, liên quan đến khái niệm về bản thân và hình ảnh xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống. Nhận thức về cộng đồng đa dạng tính dục thiểu số ở Việt Nam đã được phổ biến hơn, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong nhận thức và bối cảnh của xã hội. Những người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề do phải chịu đựng bạo lực về thể chất, ngôn từ và quấy rối tình dục, cùng với sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong công việc và gia đình (Phạm, H. T., & Đồng, Y. T., 2015). Bên cạnh đó, mức độ hiểu đúng và đầy đủ về cộng đồng thiểu số này của giáo viên và xã hội vẫn còn hạn chế (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre, 2022). Nghiên cứu về phiền muộn giới ở người chuyển giới tại Việt Nam (iSEE, 2018) đã chỉ ra rằng, mức độ trải nghiệm bức bối giới là rất cao, đặc biệt là ở nhóm chuyển giới nam. Nhiều trường hợp tự tử đã được ghi nhận do thiếu hỗ trợ giải quyết tình trạng phiền muộn giới. Điều này cho thấy xã hội Việt Nam vẫn còn tồn tại định kiến và kỳ thị đối với cộng đồng đa dạng tính dục thiểu số và người có phiền muộn giới. Những nghiên cứu này cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu và đề xuất mở rộng phát triển các trung tâm hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt để chăm sóc sức khỏe tinh thần trong thời đại mới. 3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LO BUỒN GIỚI TÍNH Khái niệm về bức bối giới (gender dysphoria) được nhắc đến lần đầu tiên qua nghiên cứu “Bức bối giới ở người trưởng thành” (Fisk, 1974) và sau đó được tiếp tục nhắc đến trong các nghiên cứu của Knudson, DeCuypere và Bockting được thực hiện vào năm 2010 hay Coleman và cộng sự năm 2012. GD đã được một số khái niệm hóa như một hội chứng hành ảnh cơ thể (Money, 1994). Sau đó có tên gọi là chứng “rối loạn định dạng giới tính” trong cuốn sổ tay “Thống kê và Chuẩn đoán các Rối loạn tâm thần (DSM) tài liệu cùng với Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan (ICD) được hệ thống y tế cộng đồng trên thế giới sử dụng để mã hóa và quản lý các dịch vụ y tế của hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA). Đến năm 2013, được thay đổi thành thuật ngữ “phiền muộn giới” hay “bức bối giới”. Đây được đánh giá là sự thay đổi tích cực bởi vì thuật ngữ “bức bối giới” cho thấy chứng phiền muộn giới có thể mất đi khi họ đã được hỗ trợ hoặc điều trị và họ không còn cảm thấy khó chịu với sự không nhất quán này. Nhìn chung, bức bối giới hay còn gọi là lo buồn giới tính là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực tâm lý học, liên quan đến sự không đồng nhất giữa giới tính sinh học và giới tính tự nhận định của một người. Đây là một vấn đề nhạy cảm và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý và đời sống của người bị ảnh hưởng. Theo DSM-5 (phiên bản thứ 5), định nghĩa chứng lo buồn giới tính là sự không thoải mái và bất mãn đáng kể với giới tính sinh học của mình được thể hiện qua ít nhất hai trong số các biểu hiện sau trong suốt ít nhất 6 tháng: • Có sự không phù hợp giữa giới tính mà cá nhân thường trải nghiệm/diễn đạt với các đặc tính chính/hay là phụ của tính dục (hoặc đối với vị thành niên thường trông đợi có các đặc tính của tính dục phụ có thể xảy ra). • Ao ước được vứt bỏ các đặc tính của tính dục chính hay phụ bởi vì nó không phù hợp với giới tính mà cá nhân đang trải nghiệm/diễn đạt (cá nhân vị thành niên mong ước ngăn chặn được sự phát triển có thể xảy ra của các đặc tính thuộc tính dục phụ). • Mong ước có được những đặc tính của tính dục chính hay là phụ của giới tính đối lập. 1887
  4. • Mong ước là người có giới tính khác (hay có giới tính nào đó có thể thay thế giới tính đã được người ngoài gán cho bản thân). • Mong ước được đối xử như là một người có giới tính khác (hay có giới tính nào đó có thể thay thế giới tính đã được người ngoài gán cho bản thân). • Có lòng tin mạnh mẽ rằng mình có cảm nhận và hành vi đặc biệt rõ ràng của một người có giới tính khác (hay có giới tính nào đó có thể thay thế giới tính đã được người ngoài gán cho bản thân). Theo DSM-5, lo buồn giới tính được phân loại thành: Lo buồn giới tính ở trẻ, lo buồn giới tính ở người trưởng thành, lo buồn giới tính đặc biệt khác và lo buồn giới tính không định rõ. Bàn luận về hệ quả, lo buồn giới tính có thể gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống và để lại những hệ quả tiêu cực cho người bệnh. Những người mắc chứng lo buồn giới tính có thể có những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, trầm cảm, tuyệt vọng, cô đơn và giảm tự tin. Bên cạnh đó, những người mắc chứng lo buồn giới tính cũng có nguy cơ cao hơn về các vấn đề sức khỏe như rối loạn ăn uống (các vấn đề về đường tiêu hóa), lạm dụng chất cấm và các vấn đề về bệnh lây nhiễm. Lo buồn giới tính cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội. Những khách thể này có thể gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ, có thể kể đến là tình cảm, tình bạn và gia đình. Họ có thể cảm thấy bị cô lập, không được chấp nhận và thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ với người khác. Chất lượng công việc và học tập cũng bị ảnh hưởng đáng kể, họ thường xuyên bị cô lập trong môi trường học tập, khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ được công việc, đặc biệt là trong môi trường đòi hỏi các yêu cầu về giới tính. Nghiên cứu của Hass và cộng sự (2014) đã cho thấy rằng những cá nhân mắc chứng lo buồn giới tính có tỷ lệ tự tử cao hơn gấp 9 lần so với dân số chung. Theo kết quả nghiên cứu về “Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tính của người chuyển giới Việt Nam” (iSEE, năm 2018) đã chỉ ra rằng mức độ thường xuyên trải nghiệm lo buồn giới tính là rất cao ở nhóm chuyển giới nam (FtM) là 93.7% và nhóm chuyển giới nữ (MtF) là 67.7%. Nhìn chung, chứng lo buồn giới tính có thể gây ra nhiều đau khổ và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống của người mắc bệnh, tuy nhiên với sự hỗ trợ và can thiệp kịp thời từ các chuyên gia hay các tài nguyên y tế thích hợp, nhiều người có thể tìm được cách giải quyết vấn đề của họ và đạt được sự hài lòng về giới tính của mình. Chính vì vậy, để đạt được những kết quả này, cần phải có sự nhận thức và tôn trọng đối với người mắc chứng lo buồn giới tính, cũng như có các chính sách và chương trình hỗ trợ y tế và xã hội thích hợp để giúp đỡ người bệnh. 4. KẾT LUẬN Lo buồn giới tính là một trong những vấn đề khá phổ biến ở Việt Nam và các nước trên thế giới hiện nay. Khi thời đại công nghệ cởi mở và phát triển hơn, việc đa dạng hóa các thông tin và nền văn hóa mới cũng là lối sống mà nhiều người trẻ hướng đến. Các nhu cầu về việc thể hiện và được sống thật với chính mình đối với những người thuộc cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, định kiến và khuôn mẫu về giới vẫn còn, sự hiểu biết và các chương trình giáo dục phổ cập kiến thức về giới còn hạn chế. Nên việc nghiên cứu sâu rộng về vấn đề này khá thiết thực, nhằm tìm hiểu rõ thực trạng và đưa ra những giải pháp hợp lý, các chương trình hoặc phòng khám hỗ trợ chăm sóc đặc biệt dành cho những người chuyển giới nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản cũng như hạn chế những tổn thương về thể chất và tinh thần vì sự khác biệt bản dạng của mỗi người. 1888
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thérin, F. (Ed). (2007). Handbook of research on techno-entrepreneurship. Cheltenham, UK: Edward Elgar. 2. Trejos, S., & Barboza, B. (2015). Dynamic estimation of the relationship between trade openness and output growth in Asia. Journal of Asian Economics, 36, 110-125. 3. Haas, A. P., Rodgers, P. L., & Herman, J. L. (2014). Suicide attempts among transgender and gender non-conforming adults. work, 50, 59. 4. The DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th edition) (2013) 5. Hoa, T. P., & Yến, T. Đ. (2015). Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam. VNU Journal of Science: Social Sciences and Humanities, 31(5) 1889
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2