Bài giảng Tâm lý học quản trị kinh doanh - Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học
lượt xem 12
download
"Bài giảng Tâm lý học - Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học" được biên soạn nhằm thông tin đến với người học các nội dung đó là một số vấn đề chung về tâm lý học; các học thuyết tâm lý học quản trị; đối tượng, phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tâm lý học quản trị kinh doanh - Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ HỌC Nội dung Một số vấn đề chung về tâm lý học. Các học thuyết tâm lý học quản trị. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học. Mục tiêu Hướng dẫn học Nắm được đối tượng và các phương pháp Để học tốt bài này cần có cái nhìn tổng nghiên cứu môn học cơ bản. quan về quá trình phát triển của tâm lý Nắm được các kiến thức cơ bản về tâm học đặt trong mối quan hệ với khoa lý học. học triết học. Nội dung và ứng dụng của các học thuyết Trong quá trình học cần có sự so sánh tâm lý quản trị. giữa các học thuyết với nhau để thấy được sự tiến bộ của từng học thuyết. Để có thể vận dụng được các học thuyết về tâm lý quản trị cần rút ra được ưu nhược điểm của từng học thuyết để vận dụng thành công. Thời lượng học 9 tiết MAN303_Bai1_v2.0013106227 1
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học 1.1. Một số vấn đề chung về tâm lý học 1.1.1. Khái niệm, chức năng và đặc điểm của tâm lý học 1.1.1.1. Khái niệm tâm lý học Thuật ngữ “tâm lý học” hình thành từ hai từ Hy Lạp cổ được phiên âm ra tiếng Latinh là Psychologie. Từ “Psyche” có nghĩa là tâm hồn, từ “chologie” có nghĩa là khoa học, như vậy có thể hiểu tâm lý học chính là khoa học về tâm hồn. Trong lịch sử ngôn ngữ học, thuật ngữ “tâm hồn” đã xuất hiện khá sớm được dùng để chỉ các hiện tượng tâm lý. Trong tiếng Việt, thuật ngữ “tâm hồn” được hiểu là ý nghĩ và tình cảm, tạo thành đời sống nội tâm của con người. “Tâm” là tình cảm, ý chí còn “hồn” là tư tưởng, tinh thần của con người. Tâm lý học là môn khoa học nghiên cứu sự hình thành, vận động và phát triển của các hoạt động tâm lý. Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý con người, nó nghiên cứu cái chung trong tâm tư của con người và những quan hệ tâm lý của con người với nhau. Hay nói cách khác, tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu thị hiếu của người khác, là sự cư xử hoặc cách xử lý tình huống của người nào đó, khả năng chinh phục đối tượng. 1.1.1.2. Chức năng của tâm lý Tâm lý học nghiên cứu và giải thích những hiện tượng tâm lý khác nhau như các quá trình tâm lý (cảm giác, cảm xúc, tri giác, tư duy, tưởng tượng...), các trạng thái tâm lý (xúc động, tâm trạng...) và các thuộc tính tâm lý (năng khiếu và sở thích, năng lực, tư chất, tính khí, tính cách...) và các quy luật tâm lý. Tâm lý học cũng nghiên cứu các hoạt động đặc trưng của con người. Ý thức là yếu tố đặc biệt, cần thiết cho hoạt động tâm lý chủ yếu của con người. Do đó hiện tượng tâm lý có các chức năng sau: Chức năng nhận thức: Tâm lý giúp con người nhận biết được thế giới khách quan, giúp con người phân tích, đánh giá các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh họ. Chức năng là động lực thúc đẩy hành động: Thông thường động lực của các hoạt động là những tình cảm nhất định (say mê, tình yêu, căm thù...). Trong các trường hợp khác cũng có thể là các hiện tượng tâm lý khác còn kèm theo cảm xúc như tưởng tượng, ám thị, hụt hẫng. Chức năng kiểm soát: Tâm lý điều khiển kiểm soát quá trình hoạt động bằng một mẫu hình, chương trình, kế hoạch hay cách thức thực hiện. Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động của mình. Để thực hiện chức năng này con người có trí nhớ và khả năng phân tích so sánh. Các hiện tượng tâm lý có nhiều chức năng quan trọng như vậy cho nên trong hoạt động giao tiếp, quản lý con người… Nhà quản trị cần phải nắm vững tâm lý tác động phù hợp với qui luật tâm lý của họ mới có thể đạt được kết quả cao nhất trong quá trình quản trị của mình. 1.1.1.3. Đặc điểm của tâm lý Hiện tượng tâm lý có bốn đặc điểm sau: Vô cùng phong phú, phức tạp, bí ẩn và có tính tiềm tàng. Tâm lý là thế giới bên trong của mỗi con người, nó vô cùng phức tạp, hấp dẫn, kỳ diệu, thậm chí kỳ lạ và 2 MAN303_Bai1_v2.0013106227
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học huyền bí... đến nỗi có một thời kỳ người ta cho rằng tâm lý là các hiện tượng thần linh không thể giải thích nổi “khả cảm” nhưng “bất khả tri”. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học và sự đóng góp của nhiều nhà tư tưởng, những hiểu biết về tâm lý ngày càng được bổ sung, các bí ẩn về lĩnh vực tinh thần con người ngày càng được giải thích có cơ sở khoa học và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, với bộ óc cực kỳ tinh vi và phức tạp, ở con người ngày càng xuất hiện những khả năng tâm lý kỳ lạ ví dụ như khả năng ngoại cảm, siêu tâm lý… Các hiện tượng tâm lý có mối quan hệ với nhau chặt chẽ. Các hiện tượng tâm lý không tách rời nhau, mà chúng tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau như: Sự tác động giữa tâm lý – nhận thức và tình cảm khi đánh giá một người nào đó (yêu nên tốt, ghét nên xấu), giữa các cảm giác của con người (nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm)... Tâm lý là hiện tượng tinh thần, nó tồn tại trong đầu óc của chúng ta, chúng ta không nhìn thấy nó, không thể sờ thấy, không thể cân đo đong đếm một cách trực tiếp như các hiện tượng vật chất khác. Mặt khác hoạt động tâm lý học có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được phát sinh từ hoạt động sống của con người, gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội. Tâm lý được thể hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động, hành động, hành vi, cử chỉ nét mặt, chính vì vậy chúng ta có thể nghiên cứu nó bằng cách quan sát những hành vi, cử chỉ và biểu hiện bề ngoài của con người. Tuy nhiên không được tuyệt đối hóa những quan sát khi đánh giá một con người bởi vì những biểu hiện bên ngoài không phải bao giờ cũng thống nhất với tâm lý bên trong. Cũng có khi: “Ngoài thì xơn xớt nói cười Mà trong nham hiểm giết người không dao”, hay: “Khẩu xà tâm phật”... Chính vì vậy để tìm hiểu tâm lý của một người chúng ta cần phải thận trọng để không bị vẻ bên ngoài của họ đánh lừa. Hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống con người, nó có thể làm cho chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn, sung sức hơn, hiệu quả hơn và ngược lại. Tâm lý có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả làm việc của một người. Khi chúng ta làm việc với một tâm trạng vui vẻ, hứng thú thì chúng ta sẽ cảm thấy ít mệt mỏi và hiệu quả cũng cao hơn khi làm việc với tâm trạng chán nản, buồn rầu. Do vậy khi đánh giá sức mạnh của một người thì ngoài yếu tố thể lực cần quan tâm tới khả năng ổn định tâm lý của người đó nữa. Chính khả năng ổn định tâm lý giúp con người phát huy được sức mạnh tiềm tàng của mình trong những tình huống khó khăn. Nếu khả năng ổn định tâm lý kém thì khi gặp những tình huống bất trắc người đó sẽ trở nên yếu đuối và mất đi tính hiệu quả trong giải quyết vấn đề. Tóm lại với các đặc điểm trên của hiện tượng tâm lý, trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động quản trị cần chú ý: Không nên phủ nhận hoàn toàn những hiện tượng tâm lý khó hiểu phức tạp mà cần nghiên cứu một cách thận trọng, khoa học. Chống các hiện tượng mê tín dị đoan hoặc tin tưởng quá vào các hiện tượng thần linh để thần bí hóa chúng dẫn tới những sai lầm đáng tiếc. MAN303_Bai1_v2.0013106227 3
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học Khi nhìn nhận đánh giá một con người cần kết hợp xem xét bản chất của họ với những biểu hiện bề ngoài. Cần tạo ra những hiện tượng tâm lý tích cực, thoải mái để con người có thể phát huy sức mạnh vật chất cũng như tinh thần góp phần tăng hiệu quả lao động sản xuất. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của tâm lý học 1.1.2.1. Những quan điểm của tâm lý học thời kỳ cổ đại Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người bắt đầu từ cách đây khoảng 10 vạn năm. Qua các di chỉ khảo cổ từ thời kỳ nguyên thủy cho thấy rằng người nguyên thủy cũng đã quan tâm đến các hiện tượng tâm lý, họ đã đề cập đến đời sống của “hồn” và “phách”. Ngoài ra trong các kinh của Ấn Độ cổ đã có những nhận xét về tính chất của hồn, đã có những ý tưởng sơ khai về tiền khoa học tâm lý. Khổng Tử đã có những nhận xét khá sâu sắc về mối quan hệ giữa trí nhớ và tư duy. Ông cho rằng chữ “tâm” của con người là nhân, trí, dũng. Quan điểm này được các học trò Khổng Tử của ông phát triển thành “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”... Trong thời kỳ này đã xuất hiện rất nhiều quan điểm và học thuyết khác nhau về tâm lý con người, phụ thuộc vào các quan điểm về triết học và tôn giáo khác nhau. Học thuyết duy tâm thời cổ đại Học thuyết thời kỳ này quan niệm: Tâm lý là một hiện tượng phi vật chất, là phần đối lập với cơ thể sống (phần xác). Phần hồn do tạo hóa, Thượng đế sinh ra và được đặt vào trong con người cụ thể lúc mới sinh ra. Phần hồn (linh hồn) là bất tử. Khi con người ta mất đi chỉ có phần xác là mất đi, còn phần hồn sẽ lìa khỏi xác tiếp tục sống luẩn quẩn đâu đấy mà con người không thể biết được. Đại diện tiêu biểu của trường phái này là nhà triết học duy tâm cổ đại Platon (428 – 348 tr C.N). Platon Ông cho rằng: Tâm hồn là cái có trước, thực tại là cái có sau, tâm hồn do thượng đế sinh ra. Tâm hồn trí tuệ nằm trong đầu và chỉ có ở giai cấp chủ nô. Tâm hồn dũng cảm nằm ở ngực và chỉ có ở tầng lớp quý tộc, tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và có ở tầng lớp nô lệ. Học thuyết duy vật cổ đại Học thuyết thời kỳ này quan niệm tâm lý có nguồn gốc vật chất (được tạo ra từ các chất nhất định). Điển hình cho trường phái này là Talet, Anaximen, Hêcralit... họ quan niệm rằng tâm lý, tâm hồn cũng như vạn vật được cấu tạo từ các vật chất như: Nước, lửa, không khí, đất. Đemocrit cho rằng tâm hồn là do nguyên tử cấu thành, trong đó nguyên tử là cốt lõi tạo nên tâm lý. Thuyết ngũ hành cho rằng: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tạo nên vạn vật, trong đó có tâm lý. Nhà triết học cổ đại 4 MAN303_Bai1_v2.0013106227
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học Hy Lạp, Hypocrat quan niệm rằng tâm lý được cấu tạo bởi bốn chất lỏng: Máu ở trong tim, nước nhớt ở trong não, mật vàng trong gan và mật đen trong dạ dày. Tùy theo tỷ lệ pha trộn của bột chất trên mà mỗi người cụ thể có thể có những đặc điểm tâm lý khác nhau... Có thể nói trong thời kỳ cổ đại, những kết quả nghiên cứu sơ khai ban đầu trên đã mở đường cho khoa học tâm lý phát triển. Tuy nhiên trong thời kỳ này, tâm lý vẫn chỉ là một bộ phận của triết học, chưa đủ điều kiện tách ra để trở thành một ngành khoa học độc lập. 1.1.2.2. Những quan điểm tâm lý học cho đến nửa đầu thế kỷ 19 (tâm lý học truyền thống) Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tâm lý học cũng tiếp tục phát triển nhanh chóng. Đến giữa thế kỷ 19, tâm lý học đã chính thức trở thành một khoa học độc lập, khẳng định vị trí của nó trong hệ thống các khoa học và có những thành tựu đáng kể. Ở thời kỳ này xuất hiện rất nhiều tư tưởng tâm lý tiến bộ. Thuyết nhị nguyên: Đại biểu cho trường phái này là Đêcác. Ông cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể tồn tại song song. Ông coi cơ thể phản xạ như một chiếc máy. Còn bản thể tinh thần, tâm lý con người thì không thể biết được. Ông là người đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lý. Nội dung của cơ chế phản xạ có thể mô tả như sau: Khi có một kích thích từ bên ngoài tác động vào một giác quan nào đó sẽ gây ra một xung đột thần kinh đáp Descartes lại thông qua cử động phản xạ của một cơ quan nào đó trong cơ thể – cơ quan thực hiện phản xạ. Nhà triết học Đức Vôn-phơ đã cho xuất bản cuốn “Tâm lý học kinh nghiệm” vào năm 1732 và “Tâm lý học lý trí” năm 1734. Trong các tác phẩm này thuật ngữ tâm lý học đã được sử dụng khá phổ biến, qua đó chứng minh được sự độc lập tương đối của một phân ngành khoa học mới. Học thuyết tiến hóa của Đac-uyn: Học thuyết này là cơ sở để giải thích sự phát triển tâm lý của các loài sinh vật từ thấp đến cao và vai trò của tâm lý trong quá trình thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển của các loài sinh vật. Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Becoli và E.Makhơ cho rằng thế giới không có thực mà chỉ là sự phức hợp của các cảm giác chủ quan của con người và cho rằng con người không thể biết các cảm giác đó được hình thành như thế nào. Hê ghen đưa ra ý niệm tuyệt đối và cho rằng tất cả vật chất đều có tư duy... Phơ-bách cho rằng: Tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não bộ của con người. Nó là sản phẩm vật chất phát triển tới mức độ cao. Cuối thế kỷ 19 tâm lý học đã được phát triển như một môn khoa học thực nghiệm ở Anh, Nga, Mỹ, Pháp... Phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên do Vuntơ (Wundt) thành lập ở Lai-xic (Đức) thành lập năm 1879. Thực chất đây là một phòng thí nghiệm sinh lý – tâm lý và tâm lý học thời kỳ này mới được coi là một ngành khoa học độc lập thực sự với triết học, có đối tượng, phạm vi nghiên cứu, chức năng và nhiệm vụ riêng. MAN303_Bai1_v2.0013106227 5
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học 1.1.2.3. Những quan điểm tâm lý học hiện đại Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trước những đòi hỏi của nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội đã xuất hiện nhiều học thuyết mới trong tâm lý học quản lý và đã mở ra giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của khoa học tâm lý – giai đoạn tâm lý học hiện đại. Trong giai đoạn này có 3 học thuyết nổi bật (không thuộc dòng tâm lý Macxit): Học thuyết “hành vi chủ nghĩa” Học thuyết S. Freud Học thuyết Ghextan Nhưng đỉnh cao của khoa học tâm lý trong giai đoạn này là những thành tựu của dòng tâm lý Macxit. Các học thuyết không thuộc dòng tâm lý học Macxit o Thuyết hành vi chủ nghĩa: Trường phái tâm lý học hành vi do Watson (1878 – 1958) dày công xây dựng. Học thuyết này quan tâm nghiên cứu những hành động đáp ứng, các hành vi, cách ứng xử mà bỏ qua mối quan hệ bản chất của con người trong xã hội – lịch sử nhất định. Ông đưa ra một công thức nổi tiếng S – R (S – Stimuli – kích thích; R – Response – hành động đáp ứng), coi con người là một hộp đen, chỉ cần nghiên cứu, đối chiếu đầu Watson vào đầu ra là đủ điều khiển nó. STIMULI RESPONSE o Học thuyết S.Freud: Ông cho rằng không thể chỉ nghiên cứu ý thức mà bỏ qua vô thức. Chính vô thức mới là yếu tố quyết định trong tâm lý con người. Muốn nghiên cứu được vô thức thì phải dùng một phương pháp khác là phép phân tâm. Do đó học thuyết này còn có tên gọi là học thuyết phân tâm. o Học thuyết Ghextan: Là do các nhà tâm lý học người Đức sáng lập. Trường phái này cho rằng không nên nghiên cứu tâm lý theo cách chia nhỏ như chia thế giới tự nhiên thành các nguyên tử. Theo họ bản chất của các hiện tượng tâm lý đều có tính chất theo xu hướng tổng thể. Do đó, phải nghiên cứu tâm lý theo cấu trúc chỉnh thể (cấu trúc luận) thì mới thích hợp S.Freud và đạt hiệu quả. Nhìn chung cả 3 học thuyết này đều có những đóng góp nhất định trong lịch sử tâm lý học, tuy nhiên sai lầm chủ yếu của những học thuyết này là sử dụng chân lý cục bộ làm nguyên lý phổ quát cho khoa học tâm lý, bỏ qua các mối quan hệ bản chất của con người, bỏ qua việc nghiên cứu đời sống tâm lý của con người, coi con người như một sinh vật, một cỗ máy mà bỏ qua mặt xã hội của họ. Chính vì vậy sau 10 năm phát triển, cả 3 trường phái này đều rơi vào bế tắc. 6 MAN303_Bai1_v2.0013106227
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học Các học thuyết thuộc dòng tâm lý học Macxit Triết học Mác – Lênin ra đời đã đánh dấu bước phát triển quan trọng của khoa học tâm lý. Khoảng đầu thế kỷ 20, tâm lý học mới xác định được đối tượng nghiên cứu một cách đúng đắn nhờ những đóng góp tích cực của các nhà tâm lý học Liên xô. Dòng tâm lý này lấy triết học biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. Tâm lý học là khoa học tổng hợp nên không thể một lúc quán triệt và bao quát được tất cả các ngành và phân ngành, cả lý luận và thực tiễn, cả những công trình nghiên cứu cụ thể. Tâm lý học Macxit cho rằng: V.I.Lenin o Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan của bộ não thông qua hoạt động của con người. “Tâm lý là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” (VI.Lênin). Tức là những sự vật hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào cơ quan cảm giác của chúng ta và được chúng ta phản ánh, tạo nên hình ảnh tâm lý về các sự vật, hiện tượng đó. Nguồn gốc của tâm lý không phải từ thượng đế, mà cũng không phải từ “lửa, khí, nước” mà là từ hiện thực khách quan, trong đó bao gồm thế giới tự nhiên, thế giới xã hội và bản thân con người. o Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong mối giao lưu của con người trong xã hội. Ngoài những bản năng được truyền lại trong gen, con người còn tiếp thu kinh nghiệm thông qua các tài liệu, sách vở, thông qua các hoạt động và giao lưu. Tuy nhiên tâm lý mỗi cá nhân không phải là sự sao chép một cách máy móc mà biến đổi thông qua đời sống tâm lý của mỗi người. Vì vậy, tâm lý của mỗi người vừa mang những nét chung đặc trưng cho xã hội, lịch sử vừa mang những nét riêng biệt tạo nên cá tính của mỗi cá nhân. o Tâm lý người không có sẵn và tự bộ óc cũng không sản sinh ra tâm lý, óc là khí quan của tâm lý và tâm lý là chức năng của óc. Tâm lý của một người muốn phát triển bình thường phải thỏa mãn hai điều kiện: Người đó có bộ não phát triển bình thường. Người đó phải có mối quan hệ trong xã hội và với thế giới tự nhiên. 1.2. Tâm lý học Quản trị kinh doanh 1.2.1. Một số khái niệm về Tâm lý học Quản trị kinh doanh Trong quá trình nghiên cứu Tâm lý học Quản trị kinh doanh cần hiểu rõ các khái niệm sau: 1.2.1.1. Kinh doanh Khái niệm kinh doanh Từ lâu kinh doanh được hiểu như là một công việc, một nghề. Song kinh doanh không chỉ đơn thuần là một nghề, mà còn là mối quan hệ giữa người với người. Trong kinh tế, tất cả các hoạt động kinh doanh đều liên quan tới việc sử dụng công sức và tiền vốn để tạo ra sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) và cung ứng cho thị trường nhằm mục đích kiếm lời. MAN303_Bai1_v2.0013106227 7
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học Theo điều 2 Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”. Một cách tổng quát có thể hiểu kinh doanh là một quá trình lập kế hoạch và thực hiện các chính sách về sản xuất, phân phối (thương mại), dịch vụ và quảng cáo các sản phẩm nhằm tạo ra lợi nhuận. Qua các khái niệm trên ta thấy rất rõ mục đích của các chủ thể kinh doanh trên thị trường là lợi nhuận và thỏa mãn các mục tiêu cá nhân của mình. Kinh doanh luôn gắn với thị trường có nghĩa là kinh doanh phải được thực hiện trên thị trường, phải tuân theo các thông lệ và các quy luật của thị trường. Các nhiệm vụ chủ yếu của kinh doanh o Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu tập quán tiêu dùng, kiểu mốt, khả năng thanh toán, ... của người tiêu dùng, dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội trước mắt và lâu dài. o Hoạch định và thực thi các chiến lược và chính sách kinh doanh (chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách xúc tiến, ...) nhằm đảm bảo cho sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường. Các đặc điểm của kinh doanh o Kinh doanh ít nhất phải do 1 chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. o Kinh doanh phải gắn với thị trường, thị trường và kinh doanh gắn với nhau, đi liền với nhau như hình với bóng, không có thị trường thì không có khái niệm kinh doanh. o Kinh doanh phải gắn với sự vận động của vốn, các chủ thể kinh doanh không chỉ cần có vốn mà phải nắm bắt được hoạt động của vốn. o Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra hết sức gay gắt trên cả hai mặt: quy mô cũng như cường độ. Vũ khí để các doanh nghiệp cạnh tranh chính là nguồn lực: Sản phẩm, tài chính, con người, khoa học công nghệ; lợi nhuận là chiến lợi phẩm, khách hàng là đối tượng của kinh doanh, là người quyết định ai sẽ là người thành bại trên thị trường. 1.2.1.2. Quản trị Khái niệm Quản trị Quản trị là một hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của người khác. Hay có thể hiểu, quản trị là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp có hiệu quả các hoạt động của các cá nhân khác trong một tổ chức. Ngoài ra, quản trị cũng có thể hiểu là sự phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cá nhân nhằm đạt được những mục tiêu chung của nhóm. 8 MAN303_Bai1_v2.0013106227
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học Qua các khái niệm trên ta thấy: Quản trị là sự tác động có mục đích, có định hướng, có kế hoạch và có hệ thống thông tin từ chủ thể quản trị đến khách thể (đối tượng bị quản trị) của nó nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra. Quản trị là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Sơ đồ biểu diễn khái niệm quản trị Chủ thể quản trị Mục tiêu Môi trường Khách thể Các yếu tố của Quản trị: o Có chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị và đối tượng bị quản trị phải tiếp nhận và thực hiện động tác quản trị, tác động có thể một hoặc nhiều lần. o Có mục tiêu cho cả chủ thể và đối tượng bị quản trị, mục tiêu này là căn cứ tạo ra các tác động. o Chủ thể quản trị có thể là một hoặc nhiều người, đối tượng bị quản trị có thể một người, nhiều người hoặc máy móc, thiết bị, vật tư... Quản trị vốn là chức năng của mọi tổ chức phát sinh từ sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức nhằm thực hiện các mục tiêu chung được đặt ra cho tổ chức. Như vậy, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều cần có hoạt động quản trị, trong đó các nhiệm vụ của tổ chức cần được đề ra và có sự phân công, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, các thành viên của tổ chức. 1.2.1.3. Quản trị kinh doanh Khái niệm Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể doanh nghiệp lên tập thể lao động trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để đạt mục tiêu đề ra theo đúng luật pháp và chuẩn mực xã hội. Thực chất sự tác động liên tục, có tổ chức, có mục đích của chủ thể doanh nghiệp lên tập thể người lao động là việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản trị nhằm phối hợp các mục tiêu và động lực hoạt động của mọi người lao động trong doanh nghiệp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Thực chất của quản trị kinh doanh là sự kết hợp mọi nỗ lực chung của tập thể lao động trong doanh nghiệp để đạt tới mục đích chung của doanh nghiệp và mục đích riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất. Các chức năng của quản trị kinh doanh o Hoạch định (Planning); o Tổ chức (Organising); MAN303_Bai1_v2.0013106227 9
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học o Lãnh đạo (Leading); o Kiểm soát (Controlling). Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ quản trị kinh doanh, các nhà quản trị ở các cấp khác nhau sẽ có sự phối hợp thời gian và công sức hợp lý cho các chức năng quản trị, đảm bảo thành công cho các nhiệm vụ đề ra. Để thực hiện tốt công việc của mình, các nhà quản trị cần phải có những kiến thức nhất định về đặc điểm và quy luật tâm lý của các đối tượng quản lý (cá nhân và tập thể lao động dưới quyền) và đây chính là nội dung chủ yếu của tâm lý học quản trị kinh doanh. 1.2.1.4. Tâm lý học Quản trị kinh doanh Khái niệm Tâm lý học Quản trị kinh doanh Tâm lý học Quản trị kinh doanh là môn khoa học chuyên ngành ứng dụng tâm lý học vào hoạt động quản trị kinh doanh như một nghệ thuật tác động vào tính tích cực của người lao động, thúc đẩy họ làm việc vừa vì lợi ích của cá nhân vừa vì lợi ích của tập thể và lợi ích của toàn xã hội, tạo nên bầu không khí vui tươi đoàn kết trong doanh nghiệp. Ứng dụng của Tâm lý học Quản trị kinh doanh Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản trị con người là phức tạp và tế nhị nhất, do vậy các nhà quản trị phải nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tâm lý của người lao động, từ đó tìm cách kích thích, động viên tính tích cực của con người, khuyến khích tính sáng tạo của họ trong các hoạt động được giao... Việc nghiên cứu ứng dụng tâm lý còn có tác dụng giúp các nhà quản trị biết mình, biết người để có được thành công trong kinh doanh (biết mình biết người, trăm trận trăm thắng). o Biết người: Hiểu được nhu cầu, sở thích, thị hiếu, thái độ, tâm trạng và khả năng thanh toán của khách hàng để định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp... Ngoài ra, biết người có nghĩa là nhà quản trị phải nắm được mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, tình hình cạnh tranh trên thị trường, những vận động của môi trường kinh doanh, nắm được tâm lý của lãnh đạo cấp trên để đề ra các chiến lược và chính sách kinh doanh đúng hướng. o Biết mình: Nhà quản trị phải đánh giá được sản phẩm của mình, khả năng của đội ngũ lao động và tiềm lực của doanh nghiệp để không ngừng hoàn thiện sản phẩm, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, nhà quản trị phải biết được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, từ đó biết mình nên làm gì, làm như thế nào. Khoa học tâm lý học ứng dụng trong quản trị kinh doanh sẽ giúp các nhà quản trị giải quyết tốt những vấn đề liên quan trực tiếp đến người lao động như: tuyển dụng, bồi dưỡng, bố trí sử dụng lao động, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xử lý các xung đột trong tập thể lao động... 10 MAN303_Bai1_v2.0013106227
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học 1.2.2. Một số lý thuyết về tâm lý quản trị 1.2.2.1. Các lý thuyết cổ điển Lý thuyết của Ferderick Winslow Taylor (1856 – 1915) Ông là cha đẻ của lý thuyết quản lý theo khoa học. Phương pháp quản lý này sau đó được áp dụng rộng rãi ở Anh và một số nước khác. Taylor nguyên là công nhân và sau đó là kỹ sư trưởng của nhà máy Midvale, ông nhận thấy phương pháp quản lý đương thời kiểu “trại lính” có rất nhiều nhược điểm, từ đó làm giảm năng suất và rất lãng phí lao động. Năm 1890, Taylor rời Midvale. Năm 1901, ông thôi làm việc và giành phần thời gian còn lại để nghiên cứu và phổ biến lý thuyết “Quản lý theo khoa học” của mình. o Đặc điểm của lý thuyết của Ferderick Winslow Taylor: Dựa trên quan điểm về “tính hợp lý”của hành vi và những thao tác của con người trong lao động, coi con người là một bộ phận của máy móc trong dây chuyền sản xuất. Điểm cơ bản của phương pháp quản lý này là quản lý lao động có huấn luyện, có định mức, có hoạch định và phân công chức năng theo từng người rất khoa học, từ đó nâng cao được năng suất lao động và giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng. o Những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Taylor là: Nghiên cứu một cách khoa học mỗi tác động của công nhân để thay thế cho cách làm cũ đơn thuần dựa vào kinh nghiệm. Tuyển chọn, huấn luyện công nhân một cách khoa học, đào tạo và giáo dục họ, giúp họ trưởng thành. Còn cách làm cũ là để công nhân chọn việc làm theo ý họ và căn cứ vào khả năng của từng người để đào tạo. Xây dựng định mức lao động và phân công, hợp tác lao động một cách khoa học. Ferderich Winslow Taylor Chủ và thợ phải cùng nhau chia sẻ công việc và chức trách. Phía chủ gánh vác phần việc quan trọng hơn, không đẩy hết mọi việc và phần lớn trách nhiệm về phía công nhân như trước kia. o Từ những nguyên tắc cơ bản trên, Taylor đã đề ra các biện pháp cụ thể như: Nghiên cứu toàn bộ quy trình thực hiện công việc của công nhân, chia nhỏ các công việc trên thành các công đoạn khác nhau để tìm cách cải tiến, tối ưu các thao tác và cuối cùng là đem lại thặng dư lớn cho các nhà tư bản. Xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất để kích thích người lao động như trả công theo sản phẩm. o Ưu, nhược điểm cơ bản của lý thuyết này: Ưu điểm: Giúp nhà quản trị có cách thức nhìn nhận, giao việc hợp lý, họ sẽ hình dung các công việc được tiến triển như thế nào, có thuận lợi và khó khăn gì, trên cơ sở đó hướng dẫn, tạo điều kiện cho người lao động thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. MAN303_Bai1_v2.0013106227 11
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học Chú ý phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân, một các nhịp nhàng, hiệu quả thì công việc kinh doanh mới đạt được kết quả mong muốn. Quan tâm đến việc xây dựng định mức lao động và trả công hợp lý để kích thích người lao động. Nhược điểm: Máy móc hóa con người, coi người lao động là một mắt xích của quá trình lao động và chỉ chuyên thực hiện một số thao tác nhất định theo vị trí công việc của mình. Cột chặt người lao động vào dây chuyền công nghệ sản xuất để quản lý. Người lao động bị giới chủ khai thác, bóc lột sức lao động một cách thậm tệ. Không quan tâm tới các nhu cầu tinh thần của người lao động. Lý thuyết của Henry Lawrence Gautt (1861 – 1919) H.Gautt từng làm việc cùng và là trợ lý của Taylor. Sau đó hai ông là cộng sự trong nghiên cứu lý thuyết quản lý theo khoa học. H.Gautt tập trung vào tính dân chủ trong công nghiệp. Ông là người luôn cố gắng để làm cho ngành khoa học quản lý mang tính nhân đạo. Ông cho rằng, thực chất của dân chủ là tổ chức những hoạt động của con người hài hòa với các quy luật tự nhiên, sao cho mỗi cá nhân sẽ có cơ hội cho người khác để phát huy năng lực của mình ở mức cao nhất. Lawrence Gautt Khác với Taylor, ông cho rằng việc một người lao động trong doanh nghiệp trong suốt cuộc đời của mình chỉ tinh thông một công việc tại một vị trí cụ thể trong dây chuyền là một điều bất công, thiếu dân chủ với người lao động. Bên cạnh đó ông cũng nhận thấy tính “không thể thay thế” tại các mắt xích công việc sẽ khiến doanh nghiệp rất thụ động trong quản lý nếu một “mắt xích” đó có “vấn đề”. Ông phân chia nhiệm vụ nhỏ tới mức có thể giao cho bất kỳ người lao động có trình độ trung bình, ông hợp lý hóa lao động theo dây chuyền để khai thác tối đa sức lao động và đề ra khái niệm nhịp độ lao động, sau đó nguyên lý này đã được Henry Ford áp dụng khá thành công. Ngoài hệ thống trả lương theo sản phẩm của Taylor, H.Gautt đã bổ sung hệ thống tiền thưởng để kích thích lao động nếu vượt qua một định mức nào đó. Tuy nhiên để tránh việc người lao động chạy theo năng suất lao động mà coi nhẹ vấn đề chất lượng, H.Gautt khuyên vượt mức nhưng cũng phải giới hạn. Tóm lại: Trường phái tâm lý quản trị cổ điển tìm cách đưa ra các phương pháp quản trị và tổ chức lao động sản xuất thuần túy khoa học đã máy móc hóa con người, quá đề cao lợi ích vật chất, chưa quan tâm đúng mức ảnh hưởng của môi trường đến tâm lý của con người và vai trò ý thức của con người. 1.2.2.2. Các lý thuyết về quản trị hành chính Đây là các lý thuyết về quản lý chú trọng việc quản lý bằng các văn bản, giấy tờ. Quan điểm này bổ sung cho lý thuyết quản trị theo khoa học và là một công cụ của quản trị khoa học. 12 MAN303_Bai1_v2.0013106227
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học Lý thuyết của Henry Fayol (1841-1925) Trong khi thuyết quản lý theo khoa học của Taylor được truyền bá rộng rãi từ Mỹ sang Châu Âu và có ảnh hưởng lớn suốt nửa đầu thế kỷ 20 thì ở Pháp xuất hiện một thuyết mới thu hút sự chú ý. Qua tác phẩm “Quản lý công nghiệp và tổng quát” xuất bản năm 1949 của Henry Fayol đã tiếp cận quản lý ở tầm rộng hơn và xem xét dưới góc độ tổ chức hành chính. Ông cho rằng thành công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của nhà quản lý mà chủ yếu nhờ nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và nhờ những phương pháp mà họ sử dụng. Với nhà quản lý cấp cao thì phải có khả năng bao quát còn với cấp dưới khả Henry Faylol năng chuyên môn là quan trọng nhất. Theo ông hoạt động kinh doanh có thể chia thành 6 nhóm: o Kỹ thuật hay sản xuất o Tiếp thị o Tài chính o Quản lý tài sản và nhân viên o Kế hoạch thống kê o Những hoạt động quản lý tổng hợp: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra. Fayol xây dựng lý thuyết quản trị theo tổ chức với 14 nguyên tắc sau: o Phân công công việc phù hợp, rõ ràng, tạo được sự liên kết. o Tương quan giữa thẩm quyền và trách nhiệm: Mỗi người tự chịu trách nhiệm về công việc của mình. o Tính kỷ luật: Nhằm đảm bảo kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. o Tính thống nhất trong chỉ huy: Mỗi người nhận lệnh của một người (trong công việc). o Thống nhất trong lãnh đạo: Thống nhất trong ý kiến lãnh đạo với cấp dưới. o Cá nhân phụ thuộc vào lợi ích chung: Phải gắn lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể, làm cho người lao động thấy được sự phát triển của tập thể sẽ có lợi cho mỗi cá nhân, từ đó kích thích lao động, sáng tạo. o Thù lao tương xứng: Nhằm khuyến khích người lao động làm việc sáng tạo, nâng cao chất lượng công việc. o Tập trung quyền lực: Quyền quyết định bên trong doanh nghiệp chỉ tập trung vào một đầu mối, từ đó thống nhất trong chỉ đạo và hành động. o Tuân thủ nguyên tắc thứ bậc: Các nhà quản trị các cấp và nhân viên dưới quyền sẽ được phân cấp theo thứ bậc dựa trên công việc được phân công trong tổ chức. o Trật tự: Tổ chức phải được sắp xếp, phân cấp. o Đảm bảo tính công bằng: Tránh mâu thuẫn trong tập thể lao động bằng cách phân công nhiệm vụ rõ ràng, chế độ khen thưởng, kỷ luật minh bạch, đối xử công bằng với các thành viên trong doanh nghiệp. MAN303_Bai1_v2.0013106227 13
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học o Đảm bảo tính ổn định trong việc hưởng thụ và sử dụng: Tạo cho người lao động thấy đây là chỗ làm việc ổn định, lâu dài, từ đó có ý thức phấn đấu trong công việc. o Tính sáng tạo: Tạo ra nhiều cái mới, bước đẩy, tạo ra những nét riêng, bản sắc cho doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác. o Tính đồng đội: Xây dựng tinh thần tập thể, tính đoàn kết trong toàn doanh nghiệp, từ đó tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Với nội dung nói trên, thuyết quản lý này có ưu điểm nổi bật là tạo được kỷ cương trong tổ chức. Song nó chưa chú trọng đầy đủ mặt tâm lý và môi trường lao động, đồng thời chưa đề cập đến mối quan hệ với môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Lý thuyết của Max.Weber (1864 – 1920): Ông là nhà xã hội học đã có nhiều đóng góp cho quản lý ở tầm vĩ mô gọi là hệ thống thư lại, đó là sự phân công nhiệm vụ căn cứ vào chức vụ theo quy định và thể lệ. Lý thuyết của Weber còn được gọi là lý thuyết hành chính trong quản trị. Theo lý thuyết này, để quản trị kinh doanh có hiệu quả cần phải xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đồng thời đề ra hệ thống các quy định luật lệ và chính sách hợp lý, phân công, phân cấp quản trị có hiệu quả. Tư tưởng chính của ông là: o Quản lý các bộ phận chức năng, các khâu của công việc (sử dụng quan điểm của Fayol). Max. Weber o Quản lý chất lượng của từng công việc. Như vậy các lý thuyết về quản trị hành chính chú trọng tới các vấn đề cơ bản sau: o Mọi hành động trong tổ chức đều phải được đưa vào văn bản quy định. o Chỉ có những người có chức vụ mới có quyền ra quyết định. o Chỉ có người có năng lực mới được giao chức vụ. o Mọi quyết định trong tổ chức phải mang tính khách quan: Phù hợp với người lao động và có thể thực hiện được nhằm tạo ra một bộ máy làm việc nhịp nhàng, hiệu quả, có sự liên kết, kết nối để phân chia quyền lực và phân chia công việc. 1.2.2.3. Các lý thuyết về tâm lý xã hội trong quản trị kinh doanh Lý thuyết của Elton Mayo (1880 – 1949) Elton Mayo là giảng viên về triết học, logic học và đạo đức học ở Đại học Tổng hợp Queensland, Australia, sau đó chuyển đến Mỹ làm giáo sư nghiên cứu công nghiệp tại Đại học Harvard. Ông nghiên cứu trên 10 công nhân nữ làm việc trong điều kiện cơ sở vật chất tốt, lương cao, không khí làm việc tốt và nhận thấy rằng năng suất lao động tăng giảm không nhiều khi ông thay đổi các yếu tố trên. 14 MAN303_Bai1_v2.0013106227
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học Sau đó ông quyết định chia họ thành hai nhóm: Nhóm 1 (nhóm tích cực) và nhóm 2 (nhóm tiêu cực) và nhận thấy năng suất lao động thay đổi rất nhiều khi các điều kiện trên thay đổi. Từ đó, ông rút ra kết luận rằng: Những yếu tố phi vật chất (yếu tố tâm lý) tác động rất mạnh đến năng suất của người lao động. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đó, Mayo đã đưa ra những nguyên lý mới nhằm hoàn thiện về quản lý xí nghiệp. Đó là: o Công nhân là con người xã hội, là thành viên của hệ thống xã hội phức tạp. o Trong xí nghiệp, ngoài tổ chức chính thức còn có tổ chức phi chính thức. o Năng lực lãnh đạo kiểu mới được thể hiện thông qua việc nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên, khích lệ tinh thần công nhân viên, do đó mà đạt Elton Mayo được mục đích nâng cao năng suất lao động. Nói chung công nhân có xu hướng tuân theo các quy ước của tập thể, dù không chính thức. Lý thuyết này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong quản trị, gọi là lý thuyết quan hệ người – người. Công trình này góp phần thúc đẩy nghiên cứu và vận dụng một cách trực tiếp khoa học vào quản lý sản xuất kinh doanh, thúc đẩy việc ứng dụng tâm lý học vào quản trị kinh doanh. Lý thuyết của Douglas Mc.Gregor (1906 –1964) Ông được coi là một trong những lão thành trong các nhà khoa học hành vi và đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu hành vi của con người trong tổ chức. Gregor thấy rằng, mặc dù một người nắm vững kỹ thuật để phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống nhưng anh ta chưa chắc đã có đủ kỹ năng quản lý để làm cho tổ chức hoạt động có hiệu quả. Trong cuốn “Mặt nhân văn của xí nghiệp”, Mc. Gregor đã đưa ra một loạt các đánh giá về con người trong tổ chức. Ông đã đưa ra các lý thuyết X và Y (sẽ được Douglas Mc.Gregor nghiên cứu ở phần sau). Lý thuyết Kaizen do Masaaki Imai người Nhật đề xướng năm 1986 Trong lý thuyết Kaizen, ông khuyên các nhà quản trị cần quan tâm đến các vấn đề sau: o Quản lý thời gian: Rõ ràng trong quản lý thời gian của các nhà quản trị và nhân viên các cấp, cũng như của toàn bộ doanh nghiệp. o Đề cao tính kỷ luật: Có kỷ luật mới làm cho tổ chức hoạt động suôn sẻ. o Phát triển tay nghề trong công ty: Mang tư tưởng của Châu Á khác với Châu Âu là yếu tố gắn người lao động với công ty trong suốt thời kỳ dài. Masaaki Imai MAN303_Bai1_v2.0013106227 15
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học o Tham gia các hoạt động của công ty: Nhằm mục đích cho mọi người lao động đoàn kết, hiểu nhau hơn và tự giác làm việc. o Tinh thần lao động: Cống hiến hết sức cho lao động với tinh thần cao nhất. o Sự thông cảm: Thể hiện không bắt công nhân làm những việc họ không muốn làm; quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân; đáp ứng nhu cầu của họ. Tư tưởng cốt lõi của học thuyết quản lý này là nhằm đạt tới sự cải tiến, nhưng cải tiến theo từng bước một (nhỏ) và sự cải tiến đó chỉ sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình. Tuy nhiên, nếu cần người Nhật sẵn sàng đầu tư lớn ngay từ đầu. Lý thuyết của Peter Drucker (1909 – 2005) Peter F.Drucker là chuyên gia kinh tế học, một nhà nghiên cứu về quản lý và chính trị học được cho là nổi tiếng nhất thời hiện đại của nước Mỹ và cũng là nhân vật đại diện cho trường phái kinh nghiệm chủ nghĩa phương Tây. Là một giảng viên về quản lý, ông đề cao tầm quan trọng của quản lý như một thể chế có ưu thế và cơ Peter Drucker bản. Theo ông, quản lý có 3 chức năng: o Quản lý một doanh nghiệp: Quản lý một doanh nghiệp tập trung vào làm kinh tế. Điều này không nhất thiết chỉ bao hàm sự tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận chỉ là yếu tố kiểm tra khả năng của các nhà quản lý, chính khách hàng mới là toàn bộ tầm quan trọng cho kinh doanh. Kinh doanh tồn tại vì khách hàng và chính khách hàng giữ cho nó tiếp tục hoạt động. Do đó, quản trị một doanh nghiệp có nghĩa là tạo ra khách hàng, chính vì vậy hai chức năng quan trọng của quản trịt là marketing và đổi mới. o Quản lý các nhà quản lý: Theo Drucker, các nhà quản trị là nguồn lực cơ bản và đắt giá nhất trong hầu hết các tổ chức kinh doanh. Người ta tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng một đội ngũ các nhà quản trị, chính vì vậy việc quản lý họ là một công việc cần được lưu tâm. Có 3 nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý các nhà quản lý: Quản lý theo các mục tiêu và tự điều khiển, lập cấu trúc công việc của một nhà quản lý và tạo ra tính hợp lý trong tổ chức. o Quản lý công nhân và công việc: Ông đề cao vai trò của công nhân với tư cách là tiềm năng con người là duy nhất. Khi được đối xử như một tiềm lực, anh ta có thể được khai thác hay sử dụng một cách có hiệu quả nhất. 1.2.2.4. Các lý thuyết về tâm lý con người trong quản trị kinh doanh Thuyết về nhu cầu của A.Maslow Thuyết nhu cầu của Maslow là một trong những thuyết phổ biến nhất dùng để giải thích về động cơ hoạt động của con người. Ông đưa ra lý thuyết về các bậc nhu cầu của một con người và sắp xếp một hình tháp 5 bậc gọi là “tháp nhu cầu của Maslow”. Theo ông, các nhu cầu của con người được phân thành 5 bậc từ thấp đến cao như sau: o Các nhu cầu sinh lý: Là các nhu cầu cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại của con người như: Ăn, uống, ngủ, đi lại... 16 MAN303_Bai1_v2.0013106227
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học o Các nhu cầu về an toàn: Được bảo vệ tính mạng, được sống yên ổn, hoà bình. o Các nhu cầu xã hội: Bao gồm sự mong muốn được quan hệ với những người khác, được tham gia vào các nhóm xã hội, giao tiếp, các mối quan hệ. o Nhu cầu được tôn trọng: Bao gồm giá trị bản thân, sự độc lập thành quả, sự công nhận và tôn trọng từ những người khác. o Nhu cầu tự khẳng định mình: Bao gồm mong muốn tiến bộ, phát triển và tự hoàn thiện bản thân về hình thức, kiến thức, trình độ chuyên môn, được thể hiện mình... A.Maslow 5. Nhu cầu hiện thực hóa 5 bản thân 4. Nhu cầu được tôn trọng 4 (địa vị xã hội) 3. Nhu cầu được chấp nhận 3 (được là thành viên) 2. Nhu cầu về an toàn 2 của cá nhân 1. Nhu cầu về sinh lý 1 (nhu cầu căn bản) Tháp nhu cầu Các nhu cầu này được sắp xếp với trật tự như trên thể hiện: Chỉ khi một nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn, thì các nhu cầu ở bậc cao hơn mới xuất hiện. Khi một nhu cầu khống chế con người thì các nhu cầu khác bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Và khi một nhu cầu được thỏa mãn nó không phải là động cơ thôi thúc người ta hành động nữa, và các nhu cầu không được thỏa mãn có thể gây ra các hậu quả tiêu cực. Mặc dù lý thuyết Maslow có một sức lôi cuốn mạnh mẽ với các nhà quản lý vì những logic mang tính trực giác và sự dễ hiểu, tuy nhiên người ta vẫn có thể chỉ trích vì những lý do: o Có quá ít chứng cứ để chứng minh rằng có 5 bậc nhu cầu khác nhau. o Trên thực tế khó lòng chứng minh được rằng khi một mức nhu cầu được thỏa mãn thì nó không còn sức hấp dẫn nữa tức là không dùng làm công cụ kích thích nữa. o Những tham số như: Tuổi tác, nòi giống, tính cách, văn hóa, quy mô công ty cũng gây ảnh hưởng một cách tương đối đến từng cá nhân trong công ty. Ngày nay đời sống con người ngày càng được nâng cao nên các nhu cầu của họ cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Vì vậy, các nhà quản trị phải quan tâm đáp ứng các nhu cầu của tập thể người lao động để động viên, phát huy tính tích cực MAN303_Bai1_v2.0013106227 17
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học của họ trong kinh doanh. Từ nhu cầu sẽ sinh ra động cơ, hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu trong các điều kiện xã hội nhất định, chính vì vậy nghiên cứu và tạo mọi điều kiện thỏa mãn nhu cầu sẽ thôi thúc người lao động hành động theo định hướng của nhà quản trị. Nhà quản trị cần biết cấp dưới của mình đang ở thang bậc nhu cầu nào để tạo điều kiện cho họ được thỏa mãn nhu cầu. Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg (1923 – 2000) Frederick Herzberg là tiến sĩ vật lý, giáo sư về khoa học quản lý của trường Đại học Diutha (Mỹ). Ông là một tác giả có tên tuổi trong việc nghiên cứu các vấn đề khích lệ công nhân viên, đã từng làm chủ nhiệm khoa Tâm lý của trường Đại học Khanx. Frederick Herzberg và đồng sự của ông đã tiến hành điều tra trên 200 kỹ sư và nhân viên kế toán của ngành công nghiệp ở Pittsburg. Những người được điều tra phải trả lời câu hỏi: “Lúc nào anh/chị cảm thấy thoải mái khi làm việc?” Kết quả điều tra cho thấy 5 nhân tố khiến công nhân viên hài lòng thường là: Thành tích, sự khen ngợi, bản thân công việc, trách nhiệm và sự tiến bộ. Điều dễ làm cho công nhân viên Herzberg bất mãn cũng có 5 nhân tố: Chính sách và phương thức quản lý của công ty, sự giám sát của cấp trên, tiền lương, mối quan hệ giữa người và người, điều kiện làm việc. Ông đã chỉ ra 2 loại yếu tố ảnh hưởng đến người lao động: o Những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần người lao động: điều kiện làm việc; chế độ, chính sách của công ty; quan hệ giữa người với người; tiền lương và các phúc lợi khác; hệ thống quản lý; cấp trên có năng lực, có khả năng điều khiển; chí công vô tư... o Những yếu tố không ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, nhưng có tác dụng động viên họ hăng hái làm việc như: Sự thừa nhận; trân trọng đối với sự đóng góp của các nhân viên; giao phó trách nhiệm cho họ; tạo điều kiện cho họ phát triển và được làm những công việc thích thú... Theo ông, nhà quản trị giỏi là người biết phải làm thế nào để quan tâm đến chất lượng cuộc sống của những người dưới quyền giảm đi sự bất mãn và làm tăng sự hài lòng của họ. Lý thuyết lưỡng phân trong quản trị (hay còn gọi là thuyết X và thuyết Y) của Douglas Mc.Gregor (1906 – 1964) Douglas Mc.Gregor là một nhà khoa học về quản lý nổi tiếng, có ảnh hưởng rất rộng thuộc trường phái khoa học hành vi của Mỹ. Ông đã từng là giáo sư tâm lý học của trường Đại học Harvard. Trong tác phẩm “ Mặt nhân văn của xí nghiệp”, ông đã vạch rõ vấn đề cơ bản của quản lý là nhận thức của nhà quản lý đối với bản tính của con người. Nó là cơ sở của tất cả các sách lược và phương pháp quản lý. Những giả thiết khác nhau về con người tất nhiên dẫn đến sách lược và phương pháp quản lý khác nhau, từ đó có ảnh hưởng khác nhau đến công nhân viên trong xí nghiệp và sản sinh ra những hành vi nghề nghiệp khác nhau dẫn đến hiệu quả quản lý khác nhau. Từ đó ông đã xây dựng nên các lý thuyết X và Y như sau: 18 MAN303_Bai1_v2.0013106227
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học o Lý thuyết X Nội dung của lý thuyết X bao gồm các quan niệm: Lười biếng là bản tính của con người bình thường. Do đó họ sẽ lảng tránh công việc nếu có thể được. Họ thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để người khác lãnh đạo. Từ khi sinh ra con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến các nhu cầu của tổ chức. Bản tính con người là chống lại cải cách. Tóm lại: Với quan niệm về con người trong lý thuyết X, tác giả thừa nhận bản chất máy móc, vô tổ chức của con người. Những nhà quản trị công nhận lý thuyết X đều tin rằng phải giành được quyền lực tuyệt đối đối với những cộng sự của mình. Vì vậy, việc điều khiển từ bên ngoài thông qua giám sát chặt chẽ là thích hợp nhất để đối phó với những người không đáng tin, vô trách nhiệm và thiếu kinh nghiệm. Lý thuyết này ủng hộ cách quản lý bằng lãnh đạo và kiểm tra. Lý thuyết quản lý X là cách quản lý “củ cà rốt và cây gậy” đôi khi bề ngoài tỏ ra hữu hiệu, nhưng chỉ là tạm thời, chứa đựng bao điều oan ức, bất công và rất lạc hậu. Phương pháp trừng phạt và khen thưởng của lý thuyết X ít có hiệu quả do chúng dựa trên những động cơ không quan trọng của con người. o Lý thuyết Y: Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung. Lao động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi giải trí đều là hiện tượng bẩm sinh của con người. Điều khiển từ bên ngoài hoặc đe dọa bằng hình phạt không phải là cách duy nhất buộc con người cố gắng để đạt được mục tiêu của tổ chức. Con người có thể tự điều khiển, tự kiểm tra công việc của mình để đạt được mục tiêu của tổ chức giao phó. Khi con người bỏ sức ra để thực hiện một mục tiêu mà họ tham gia, họ mong muốn nhận được những điều mà việc hoàn thành mục tiêu ấy tạo ra, trong đó điều quan trọng nhất không phải là tiền mà là quyền tự chủ, quyền được tôn trọng, quyền tự mình thực hiện công việc. Sự thỏa mãn những quyền đó sẽ thúc đẩy con người cố gắng hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Thiếu chí tiến thủ, né tránh trách nhiệm và cầu an quá mức không phải là bản tính của con người mà là do kinh nghiệm trong quá khứ tạo ra. Trong những điều kiện thích hợp người bình thường không chỉ học cách chấp nhận trách nhiệm mà còn học cách nhận trách nhiệm về mình. Trong quá trình giải quyết khó khăn của tổ chức, không ít người có khả năng phát huy khá tốt trí tưởng tượng, tài năng và sức sáng tạo. Trong điều kiện công việc hiện đại, chỉ có một phần trí tuệ của con người được sử dụng. Nhiệm vụ của nhà quản trị là phát huy toàn bộ tiềm năng trí tuệ ấy. MAN303_Bai1_v2.0013106227 19
- Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học Như vậy: Lý thuyết Y là một khoa học quản lý thông qua tính tự giác và tự chủ. Mc. Gregor kêu gọi sử dụng biện pháp tự chủ thay cho lãnh đạo và điều khiển thông qua kỷ luật. Nhà quản trị phải sáng tạo ra những điều kiện phù hợp để các thành viên trong tổ chức có thể đạt được những mục tiêu của chính mình một cách tốt nhất bằng cố gắng nỗ lực vì sự thành công của tổ chức. Bản chất của lý thuyết Y là giải phóng con người, dựa trên những động cơ sâu sắc nhất của con người và cho phép phối hợp mục tiêu của cá nhân với mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên lý thuyết này còn bộc lộ một số nhược điểm, hàng năm nhân lực của các tổ chức biến động rất nhiều, đánh giá và đề bạt cán bộ nhanh, quyết định và trách nhiệm cá nhân, quyền lợi có giới hạn. Lý thuyết Z của W.Ouchi Lý thuyết trên của Mc.Gregor bị một giáo sư người Mỹ gốc Nhật phản bác bằng kinh nghiệm quản trị của người Nhật trong tác phẩm nhan đề là “lý thuyết Z. Ouchi” tác phẩm này cho rằng không có người lao động nào thuộc hoàn toàn về bản chất X hoặc Y một cách tự nhiên cả. Điều mà Mc.Gregor gọi là bản chất, thì chỉ có thể gọi là thái độ lao động của con người mà thôi. Thái độ lao động tùy thuộc vào cách thức họ được đối xử trong thực tế. Qua kinh nghiệm quản trị của người Nhật, mọi người có thể lao động hăng hái, nhiệt tình, nếu họ được tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp và được doanh nghiệp quan tâm đến các nhu cầu của họ. W.Ouchi o Lý thuyết Z được xây dựng dựa trên các quan điểm sau đây: Tiếp thu những yếu tố tích cực của các học thuyết quản lý tiến bộ (có sự kết hợp một số tính chất của lý thuyết X và Y). Kết hợp giữa chủ nghĩa nhân đạo với truyền thống Nhật Bản, tức là với chủ nghĩa chuyên chế. Xây dựng theo mô hình gia đình Khổng giáo theo 5 nguyên tắc: Con cái phải kính trọng ông, bà cha mẹ; trung thành, phục tùng, nhân hậu và tận tụy với chủ. o Nội dung của lý thuyết Z: Đó là lý thuyết dựa trên cơ sở hợp nhất hai mặt của một tổ chức kinh doanh: Vừa là một tổ chức có khả năng tạo ra lợi nhuận vừa là một cộng đồng sinh hoạt đảm bảo cuộc sống của mọi thành viên, tạo điều kiện thăng tiến và thành công. Thuyết Z tạo ra văn hóa kinh doanh mới gọi là: “Văn hóa kiểu Z” chỉ đạo lối ứng xử dựa trên sự gắn bó lòng trung thành và tin cậy, được cụ thể hóa qua các biểu tượng, nghi lễ, quy tắc... và cả những huyền thoại để truyền đến mọi thành viên các giá trị và niềm tin định hướng cho hành động. Văn hóa kiểu Z thể hiện qua các nội dung cụ thể sau: Người lao động gắn bó lâu dài với công ty. Người lao động có quyền phê bình và thể hiện quan điểm một cách trung thực với người lãnh đạo. 20 MAN303_Bai1_v2.0013106227
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tâm lý học quản trị kinh doanh - ThS. Nguyễn Sơn
176 p | 2152 | 769
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý - TS.Trần Minh Hằng
134 p | 1081 | 430
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Giao tiếp trong quản lý - PGS.TS. Ngô Minh Tuấn
29 p | 349 | 82
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Đặc điểm tâm lý hoạt động quản lý - PGS.TS. Ngô Minh Tuấn
79 p | 269 | 82
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Phong cách quản lý - PGS.TS. Ngô Minh Tuấn
62 p | 338 | 71
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Chương 3 - TS. Trần Thị Thu Mai
49 p | 370 | 64
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Những vấn đề chung của tâm lý học quản lý - PGS.TS. Ngô Minh Tuấn
34 p | 406 | 57
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Chương 1 - TS. Trần Thị Thu Mai
58 p | 250 | 56
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Chương IV - TS. Trần Thị Thu Mai
84 p | 211 | 55
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Chương V - TS. Trần Thị Thu Mai
33 p | 234 | 52
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Xây dựng văn hóa tổ chức - vai trò của người quản lý - PGS.TS. Ngô Minh Tuấn
19 p | 226 | 51
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Nhân cách người quản lý - PGS.TS. Ngô Minh Tuấn
72 p | 218 | 49
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Chương 2 - TS. Trần Thị Thu Mai
38 p | 270 | 48
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Quyền lực và uy tín của người quản lý - PGS.TS. Ngô Minh Tuấn
22 p | 202 | 46
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Những thách thức của người quản lý trong thế kỉ XXI - PGS.TS. Ngô Minh Tuấn
32 p | 183 | 40
-
Tập bài giảng Tâm lý học quản lý: Phần 1
123 p | 138 | 30
-
Tập bài giảng Tâm lý học quản lý: Phần 2
69 p | 171 | 27
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn