Công trình đê giảm sóng kết cấu rỗng
-
Đê cọc rỗng mặt cắt hình móng ngựa là giải pháp công trình được đề xuất với mục tiêu giảm sóng xa bờ, bảo vệ bờ biển. Bằng phương pháp sử dụng thí nghiệm mô hình vật lý,bài viết đã trình bày kết quả nghiên cứu đặc tính phản xạ sóng của kết cấu đề xuất với các thông số sóng, mực nước và tỷ lệ lỗ rỗng bề mặt cấu kiện khác nhau.
7p viellison 28-03-2024 5 2 Download
-
Đê cọc rỗng mặt cắt hình móng ngựa là giải pháp công trình bảo vệ bờ biển được đề xuất với mục tiêu giảm sóng từ xa. Bài viết trình bày phương pháp thiết kế thí nghiệm mô hình vật lý và xây dựng các kịch bản nghiên cứu nhằm đánh giá tương tác giữa sóng với kết cấu này.
7p vishekhar 01-11-2023 5 1 Download
-
Trong bài viết này, các bộ số liệu thí nghiệm về sóng truyền qua công trình kết cấu rỗng trên bãi rất thoải và nông từ những nghiên cứu trước đã được tổng hợp để xây dựng một công thức thực nghiệm mới cho Tm-1,0, có thể áp dụng trong tính toán thiết kế các công trình xây dựng trên bãi bùn nông trước rừng ngập mặn.
3p vipettigrew 15-03-2023 11 3 Download
-
Bài viết "Cơ sở khoa học đề xuất mặt cắt đê biển có kết cấu ¼ trụ rỗng trên đỉnh áp dụng đê biển đồng bằng sông Cửu Long" đánh giá hiệu quả sóng tràn của mặt cắt đê biển có kết cấu 1/4 hình trụ rỗng trên đỉnh là tương đương mặt cắt đê mái nghiêng kết hợp tường đỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết!
7p gautruc05 02-03-2023 13 2 Download
-
Thí nghiệm về trao đổi trầm tích lơ lửng qua các đê giảm sóng kết cấu rỗng ở đồng bằng sông Cửu Long
Bài viết "Thí nghiệm về trao đổi trầm tích lơ lửng qua các đê giảm sóng kết cấu rỗng ở đồng bằng sông Cửu Long" này đánh giá khả năng trao đổi trầm tích lơ lửng của các công trình đê giảm sóng kết cấu rỗng đã được áp dụng ở vùng bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết!
10p gautruc05 02-03-2023 11 2 Download
-
Bài viết Ảnh hưởng của các dạng kết cấu đê giảm sóng đến tương tác sóng, công trình đã ứng dụng ở bờ biển đồng bằng sông Cửu Long trình bày kết quả nghiên cứu về tương tác sóng và công trình đối với các loại đê giảm sóng khác nhau đã được ứng dụng ở bờ biển ĐBSCL bằng mô hình vật lý trên máng sóng.
10p viargus 20-02-2023 9 1 Download
-
Bài viết giới thiệu giải pháp bảo vệ bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long, Đê giảm sóng kết cấu rỗng – một công nghệ mới với nhiều ưu điểm đã được nghiên cứu và ứng dụng thử nghiệm bảo vệ hơn 3 km bờ biển khu vực Cồn Cống và Tân Thành tỉnh Tiền Giang. Công trình bước đầu mang lại hiệu quả khả quan trong việc giảm sóng, gây bồi, tạo bãi, khôi phục rừng ngập mặn và có triển vọng ứng dụng rộng rãi.
7p vielonmusk 21-01-2022 33 1 Download
-
Công nghệ Kết cấu rỗng (KCR) là giải pháp công nghệ kết cấu mới làm việc vừa theo nguyên lý móng trọng lực vừa theo nguyên lý móng cọc. Nhóm tác giả đã ứng dụng công nghệ kết cấu này xây dựng công trình bảo vệ bờ biển có mặt cắt ngang hình bậc thang cho đê biển Tiên Lãng và đê bảo vệ sau cảng Lạch Huyện Hải Phòng, kết quả tính toán cho thấy chi phí xây dựng giảm từ 65% đến 70%, chiều cao sóng leo trên đê giảm từ 43,96% đến 77,76% so với công nghệ kết cấu đê mái nghiêng truyền thống làm việc theo nguyên lý móng trọng lực.
5p vijihyo2711 25-09-2021 23 3 Download
-
Bài viết này trình bày phương pháp nghiêu cứu xây dựng công thức bán thực nghiệm tính toán hệ số truyền sóng qua đê ngầm cọc có cấu tạo phức hợp trên cơ sở lý thuyết là các phương trình cân bằng năng lượng của sóng ngẫu nhiên truyền vuông góc qua đê kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình vật lý thu nhỏ trong máng sóng thủy lực cho 2 dạng đê ngầm rỗng (không cọc) và đê ngầm rỗng có hệ cọc bên trên. Mời các bạn cùng tham khảo!
14p novemberer 10-07-2021 39 3 Download
-
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu trên mô hình vật lý mặt cắt đê biển có kết cấu tiêu sóng trụ rỗng tại đỉnh (1/4HTR) bằng bê tông cốt thép cường độ cao trong điều kiện sóng, mực nước tại Hải Phòng - Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra được hệ số chiết giảm sóng gf =0,48-0,56 tương đương với đá đổ 2 lớp. Mời các bạn cùng tham khảo!
7p novemberer 10-07-2021 43 4 Download
-
Để làm sáng tỏ một số nhận định trên cần phải có nghiên cứu trên mô hình vật lý với những điều kiện sóng và mực nước và mặt cắt đê được trình bày trong phần sau. Bài viết trình bày thiết kế thí nghiệm và phân tích kết quả nghiên cứu thí nghiệm mô hình vật lý.
5p quenchua12 11-05-2021 28 3 Download
-
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá các tham số tác động tới khả năng giảm sóng tràn của mặt cắt đê biển có kết cấu hình trụ rỗng tại đỉnh (TSD) bằng mô hình vật lý. Phân tích tương quan các tham số với lưu lượng tràn qua công trình.
7p quenchua12 11-05-2021 48 2 Download
-
Bài viết trình bày phương pháp nghiên cứu xây dựng công thức bán thực nghiệm tính toán hệ số truyền sóng qua đê ngầm cọc có cấu tạo phức hợp, trên cơ sở lý thuyết là các phương trình cân bằng năng lượng của sóng ngẫu nhiên truyền vuông góc qua đê, kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình vật lý thu nhỏ trong máng sóng thủy lực cho 2 dạng đê ngầm rỗng không có cọc và đê ngầm rỗng có hệ cọc bên trên.
15p trinhthamhodang1214 06-08-2020 44 4 Download
-
Dọc bờ biển nước ta có nhiều công trình đê bảo vệ dạng mái nghiêng kết hợp tường đỉnh để giảm lưu lượng sóng tràn và giảm chiều cao đắp đê. Kết cấu tường đỉnh cao tạo ra sóng phản xạ lớn, lực tác động vào tường và phần mái nghiêng lớn.
6p vivientiane2711 29-06-2020 54 1 Download
-
Kết cấu rỗng (KCR) là giải pháp kết cấu mới có nhiều ưu điểm nổi trội về kinh tế - kỹ thuật - môi trường đã được khẳng định trong các tài liệu [1÷10], tuy nhiên các nghiên cứu trước đây mới đề cập tới sử dụng vật liệu bê tông cốt thép (BTCT), bê tông cốt sợi composite (BTCS). Bài báo này trình bày giải pháp KCR sử dụng vật liệu tre cho phép tăng sức cạnh tranh của giải pháp kết cấu này so với các kết cấu đã biết.
6p kequaidan3 04-03-2020 45 3 Download
-
Trong tương lai, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – nước biển dâng và lượng bùn cát suy giảm ở khu vực cửa sông ven biển do xây dựng các hồ chứa thượng nguồn, mức độ xói lở ngày càng mở rộng và diễn biến khó lường. Do đó đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình kè biển chống xói lở là cần thiết. Để hỗ trợ cho việc lựa chọn kết cấu công trình, bài viết tập trung giới thiệu một số loại vật liệu mới – công nghệ mới (VLM-CNM) phù hợp với kè biển khu vực ven biển ĐBSCL, trong đó tập trung giới thiệu một số dạng kết cấu, phân tích ưu - nhược điểm, điều kiện áp dụng và trình tự thi công.
11p mangamanga 21-02-2020 44 2 Download
-
Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng công thức đánh giá khả năng khả năng tiết giảm sóng của đê giảm sóng kết cấu rỗng và phân tích sự biến đổi hình dạng phổ sóng trước và sau công trình tại khu vực nước nông của rừng ngập mặn dựa trên thí nghiệm mô hình vật lý 2D trong máng sóng.
8p viatani2711 14-02-2020 55 3 Download
-
Bài viết giới thiệu đê ngầm cọc phức hợp có kết cấu mới phi truyền thống, lắp ghép linh hoạt bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn định hình để giảm sóng chống xói lở bảo vệ bờ biển. Cơ sở khoa học là ứng dụng lý thuyết sóng biên độ nhỏ thiết lập các phương trình cân bằng năng lượng của sóng ngẫu nhiên truyền vuông góc với bờ qua đê ngầm rỗng (trường hợp không cọc và có hệ cọc) kết hợp đồng thời với các số liệu đo đạc thực nghiệm trên mô hình vật lý trong máng sóng thủy lực xây dựng công thức bán thực nghiệm tính toán truyền sóng qua đê ngầm cọc phức hợp.
7p viaphrodite2711 15-10-2019 44 1 Download
-
Dọc bờ biển nước ta có nhiều công trình kè bảo vệ dạng mái nghiêng kết hợp tường đỉnh để giảm lưu lượng sóng tràn và giảm chiều cao đê giảm giá thành. Kết cấu tường đỉnh cao tạo ra sóng phản xạ lớn, lực tác động vào tường và phần mái nghiêng lớn. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu mũi nhọn “Công trình bảo vệ bờ biển, bờ sông” thuộc Viện Thủy Công đã đề xuất cấu kiện tiêu sóng hình trụ rỗng trên đỉnh đê biển có nhiệm vụ tiêu sóng, giảm lưu lượng tràn, giảm chiều cao đắp đê, giảm áp lực tác dụng lên phần mái nghiêng đảm bảo ổn định hơn.
9p vinasa2711 06-09-2019 69 2 Download