Hàm lượng chất lơ lửng
-
Nghiên cứu này sử dụng một số thuật toán học máy trong nghiên cứu mối tương quan giữa số liệu đo đạc các thông số môi trường nước như nồng độ bùn cát lơ lửng (SSC), hàm lượng Ni tơ vô cơ tổng số (tổng N), hàm lượng Phốt Pho tổng số (tổng P) và hàm lượng Silic hòa tan (DSi) tại các trạm thượng nguồn và hạ nguồn sông Hồng, qua đó ước tính các thông số này tại các trạm hạ nguồn.
12p viberkshire 09-08-2023 8 3 Download
-
Trong nghiên cứu này, công nghệ sinh học bùn hoạt tính có sự bổ sung 2 chế phẩm sinh học Microbe – Lift IND và EM-WAT được dùng để xử lý nước thải thủy sản có độ mặn cao. Khả năng xử lý nước thải của bùn hoạt tính khi bổ sung hai chế phẩm này được đánh giá và so sánh thông qua các chỉ tiêu: Nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD), hàm lượng chất rắn lơ lửng trong bùn (MLSS), độ mặn, pH và tìm ra nồng độ chế phẩm tối ưu.
4p viclerkmaxwel 16-02-2022 38 3 Download
-
Trong bài viết này, dựa trên các kết quả quan trắc trong năm 2017 và 2018, chúng tôi xem xét mối quan hệ thực nghiệm giữa hàm lượng TSS và phốtpho tổng số (TP) trong môi trường nước hạ lưu Sông Hồng, đoạn chảy từ Hà Nội đến Ba Lạt.
5p viwinter2711 05-10-2021 23 3 Download
-
Giám sát sự biến động của hàm lượng phù sa lơ lửng (SSC) trong nước sông giúp đánh giá một cách định lượng chất lượng nước sông và hiểu rõ hơn quá trình vận chuyển các chất ô nhiễm của sông. Nghiên cứu này sử dụng kết quả đo phổ phản xạ ( w) và SSC tại sông Hồng đoạn qua thành phố Lào Cai để xây dựng phương trình tính toán thông số này (SSC) từ ảnh vệ tinh Sentinel-2A (S2A).
5p viwendy2711 05-10-2021 30 2 Download
-
Nghiên cứu điều tra sự phân bố về hàm lượng và đánh giá độc tính tương đương của các hợp chất PAHs trong bụi phát thải từ quá trình đốt rơm sau thu hoạch tại Hà nội. Bụi mịn (PM2.5) được lấy bằng thiết bị lưu lượng nhỏ MiniVol TAS (TAS-5.0, 4998, TAS, Airmetrics, USA) và bụi tổng (TSP) được lấy mẫu bằng thiết bị lưu lượng lớn (120H Staplex High-Vol sampler, 23759N, USA).
10p vinayeon2711 17-08-2021 40 3 Download
-
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích hàm lượng các kim loại nặng trong các mẫu nước, chất lơ lửng và trầm tích lấy tại 10 địa điểm thuộc lưu vực sông Đáy được xác định theo phương pháp quang phổ khối plasma cao tần cảm ứng (ICP – MS). Mời các bạn cùng tham khảo!
97p swordsnowstride 15-07-2021 31 4 Download
-
Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện và kiến nghị giải pháp cải thiện hiệu quả xử lý nước thải. Hiệu quả xử lý nước thải được đánh giá thông qua các chỉ số lưu lượng, nhiệt độ, độ dẫn điện (EC), chất rắn lơ lửng bay hơi (MLVSS), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh học (BOD), hóa học (COD), sulfate (SO42-), hydrosulfua (H2S), đạm amoni (NH4+-N), đạm nitrite (NO2--N), đạm nitrate (NO3--N), tổng đạm (TN), orthophosphate (PO43--P), tổng lân (TP), coliform và chỉ số thể tích bùn (SVI).
13p vichaelice2711 10-05-2021 51 3 Download
-
Vào những ngày cuối tháng 11 năm 2016, hiện tượng chết hàng loạt của cá Bớp nuôi đã xảy ra ở trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa. Thông qua việc trích xuất các thông số nước ven biển như hàm lượng chlorophyll-a, hàm lượng chất lơ lửng, nhiệt độ bề mặt biển từ ảnh viễn thám có độ phân giải cao như vệ tinh Landsat-8 (Landsat-8/OLI), và MultiSpectral Instrument Sentinel 2 (Sentinel 2 - MSI) cho phép giải thích nguyên nhân gây chết hàng loạt của cá Bớp nuôi trong khu vực.
10p vihampshire2711 12-03-2021 22 0 Download
-
Trong nghiên cứu này, một thuật toán mới đã được phát triển để có thể nhanh chóng trích xuất thông tin SSC trong một hệ thống sông nhỏ ở miền Bắc Việt Nam từ dữ liệu vệ tinh Landsat 8. Dữ liệu thực đo và hệ số phản xạ được sử dụng trong bài toán hồi qui và xác định dải bước sóng phù hợp cho nghiên cứu.
12p vihampshire2711 11-03-2021 43 3 Download
-
Bài viết trình bày kết quả quan trắc hàm lượng một số kim loại nặng trong cát bùn lơ lửng sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội tại cầu Chương Dương. Kết quả nhằm bổ sung cơ sở dữ liệu về chất lượng nước, trầm tích sông Hồng, góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Hồng.
5p caygaocaolon10 05-02-2021 47 4 Download
-
Bài viết này trình bày thử nghiệm tính hàm lượng chất lơ lửng SPM (Suspended Particulate Matter) từ dữ liệu VNRedSat - 1 cho lưu vực sông Thị Vải, sử dụng các công thức đã công bố và hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu.
10p kequaidan9 16-12-2020 31 1 Download
-
Trong nghiên cứu này, thuật toán chuẩn hoá hàm lượng vật lơ lửng được áp dụng cho ảnh viễn thám Landsat 8, nhằm xác định sự phân bố về mặt không gian của yếu tố vật lơ lửng. Kết quả giải đoán cho thấy, khu vực vịnh Vân Phong hàm lượng vật lơ lửng đạt giá trị cao vào mùa khô tại một số khu vực như Vũng Hòn Khói, Ninh Thọ, Ninh Hải, dọc theo ven bờ phía tây và tây bắc của vịnh. Một số khu vực có chế độ động lực biển mạnh như Đầm Môn, Vạn Thạnh.., và các vùng gần cửa vịnh có hàm lượng vật lơ lửng khá thấp.
0p vithimphu2711 03-08-2020 27 2 Download
-
Trong nước thải chăn nuôi (NTCN) lợn bao gồm hỗn hợp nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi với khối lượng nước thải rất lớn. NTCN là một trong những loại nước thải rất đặc trưng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao bằng hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và sinh vật gây bệnh. Vì vậy, phát triển công nghệ xử lý NTCN lợn có hiệu quả và kinh tế đang là sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
3p vitunis2711 13-12-2019 58 5 Download
-
Trong nghiên cứu này, bộ dữ liệu đo quang học tại vùng biển ven bờ châu thổ sông Hồng là cơ sở để xây dựng thuật toán theo mô hình truyền thống (Empirical model). Kết quả nghiên cứu cho thấy quan hệ giữa phổ phản xạ rời mặt nước với hàm lượng vật chất lơ lửng tuân theo hàm đa thức bậc hai với hệ số tương quan (R2 ) lớn hơn 0,9.
7p viathena2711 10-10-2019 36 4 Download
-
Dựa vào số liệu khảo sát trong những năm gần đây (2013 - 2015) và số liệu lịch sử (1996 - 1998), bài báo đã chỉ ra biến động của các yếu tố chất lượng nước theo thời gian. Hàm lượng vật chất lơ lửng, Chlorophyll-a, nitơ vô cơ hòa tan, phospho vô cơ hòa tan và tỷ số N:P biến động theo mùa rõ rệt. Vai trò nitơ vô cơ hòa tan và phospho vô cơ hòa tan trong quang hợp đã chuyển đổi cho nhau.
7p viathena2711 10-10-2019 32 1 Download
-
Tổng quan về lưu vực sông Đáy; hệ số phân bố của các kim loại nặng; độc tính kim loại nặng; các phương pháp phân tích kim loại nặng; phương pháp xử lý mẫu nước và trầm tích. Nghiên cứu các mẫu nước, mẫu chất rắn lơ lửng và mẫu trầm tích đáy tại các địa điểm nằm trên lưu vực sông Đáy. Phân tích xác định tổng hàm lượng kim loại nặng trong pha lỏng, chất rắn lơ lửng và trầm tích đáy bằng phương pháp phân tích ICP – MS trên cơ sở tối ưu hóa các điều kiện đo và đánh giá phương pháp phân tích.
15p bibianh 26-09-2019 83 2 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu chính của đồ án phân tích chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng TSS, BOD5, COD, độ cứng của nước sông Đa Độ để đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông Đa Độ. Thông qua đó đưa ra 1 số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Mời các bạn tham khảo!
51p queencongchua2 23-08-2019 54 6 Download
-
Hoạt động giao thông vận tải và sinh hoạt đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường chính trên sông Ka Long. Mỗi ngày có hàng trăm lượt thuyền đò các loại ra vào các cảng Thọ Xuân, Hương Hải, Quang Phát và khu vực cửa khẩu tiểu ngạch, cùng với đó là một lượng lớn nước thải chứa dầu mỡ, chất thải rắn thải ra môi trường nước. Kết quả quan trắc cho thấy, hàm lượng dầu mỡ và chất lơ lửng trong nước sông Ka Long tại các khu vực nói trên vượt QCVN 08:2008/BTNMT trên 7 lần.
24p nguyentrinhminhbao 10-06-2019 68 3 Download
-
Trong bài báo này giới thiệu kết quả ứng dụng mô hình Mike 11 tính toán diễn biến hàm lượng chất lơ lửng trên sông Tiền từ Tân Châu đến Mỹ Thuận. Phù sa là một yếu tố quan trọng đặc trưng dòng nước trong đó hàm lượng chất lơ lửng (phù sa lơ lửng) cũng giữ vai trò quan trọng không kém trong việc phát triển hình thành vùng châu thổ ĐBSCL. Nhận biết được diễn biến hàm lượng phù sa trong sông rất cần thiết để có những sử dụng hợp lý, vì vậy mà đề tài được triển khai nghiên cứu.
7p hanh_tv25 30-03-2019 46 1 Download
-
Mục đích của nghiên cứu này là (i) khảo sát sự biến đổi theo thời gian hàm lượng các kim loại nặng trong nước sông Hồng, (ii) xác định dạng chuyển tải đặc trưng (hòa tan/lơ lửng) trong nước sông của các kim loại này, từ đó cho phép (iii) đánh giá chất lượng nước sông Hồng theo các tiêu chuẩn về hàm lượng kim loại nặng.
8p meolep4 02-01-2019 60 4 Download