Mô hình trồng rừng hỗn loài
-
Sinh trưởng và năng suất rừng trồng Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
Bài viết tập trung nghiên cứu sinh trưởng và năng suất rừng trồng Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả điều tra, đánh giá 16 mô hình rừng trồng Huỷnh ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cho thấy, Huỷnh đang được trồng với mục đích cung cấp gỗ lớn theo 3 phương thức gồm: Trồng thuần loài, trồng hỗn giao và trồng làm giàu rừng.
10p viamancio 04-06-2024 3 1 Download
-
Bài viết trình bày việc nghiên cứu mô hình phân bố độ phong phú của các loài cây gỗ trong rừng lá rộng thường xanh ở tỉnh Cao Bằng. Kết quả cho thấy: (1) Thành phần loài trong hai môi trường sống có sự khác biệt về số lượng và độ phong phú loài. (2) Tính đa dạng và mức độ đồng đều trong môi trường không bị xáo trộn cao hơn so với môi trường bị xáo trộn.
10p vilarry 01-04-2024 8 1 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu là xác định khả năng ứng dụng hàm phân bố Weibull và phân bố Richards để mô hình hóa và dự đoán số cây theo cấp đường kính đối với rừng trồng thông ba lá từ cấp tuổi 6 - 20 năm. Số liệu thu thập đường kính của rừng trồng Thông ba lá từ cấp tuổi 6 - 20 năm trên cấp đất II là 8 ô mẫu điển hình với kích thước 0,2ha; trong đó mỗi cấp tuổi 1 ô mẫu.
9p visergey 14-03-2024 2 2 Download
-
Bài viết trình bày xác định được đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên có Sến trung phân bố ở huyện Nam Đông và Phú Lộc; Phân tích được mối quan hệ giữa Sến trung và các loài cây khác để đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển có hiệu quả loài cây này tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
9p visergey 14-03-2024 9 2 Download
-
Bài viết trình bày thực trạng trồng rừng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) ở một số tỉnh phía Bắc. Kết quả tổng kết, đánh giá mô hình và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc cho thấy: Vù hương đã được gây trồng tại một số địa phương theo các phương thức trồng khác nhau (trồng thuần loài, trồng hỗn loài, trồng làm giàu rừng và trồng phân tán).
10p visergey 14-03-2024 9 3 Download
-
Loài Cóc mày e-os (Leptobrachella eos) là một loài mới được mô tả từ năm 2011, sống chủ yếu ở các suối chảy trong rừng thường xanh ít bị tác động. Tuy nhiên, các hoạt động của con người như chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy… đã gây suy giảm chất lượng sinh cảnh sống của loài. Trong nghiên cứu này, phương pháp mô hình hóa phân bố Maxent đã được sử dụng để dự đoán vùng phân bố tiềm năng của Cóc mày e-os, giúp hiểu rõ hơn về đặc điểm phân bố của loài, từ đó giúp giải quyết các vấn đề về phân loại và bảo tồn có liên quan.
7p vikoenigsegg 26-09-2022 16 3 Download
-
Bài viết là kết quả thiết kế kĩ thuật và đánh giá sinh trưởng của một số mô hình trồng rừng phòng hộ tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Kết quả đạt được đã xây dựng được thuyết minh thiết kế kĩ thuật cho 4 mô hình trồng rừng phòng hộ, bao gồm: Mô hình trồng Sơn tra thuần loài, Mô hình trồng Thông mã vĩ thuần loài, mô hình trồng hỗn giao Sơn tra + Mắc ca và mô hình trồng hỗn giao Sơn tra + Ba kích, với diện tích thiết kế là 600ha.
8p vilouispasteur 11-03-2022 20 3 Download
-
Luận văn nghiên cứu nhằm bổ sung các kiến thức về cơ sở khoa học của các quá trình động trong rừng tự nhiên hỗn loài lá rộng thường xanh; xây dựng mô hình mô phỏng động thái phát triển của rừng phục vụ quản lý và kinh doanh bền vững rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Tây Nguyên.
100p guitaracoustic02 28-12-2021 23 1 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là bước đầu xác định được một số loài cây lá rộng bản địa và một số biện pháp kỹ thuật gây trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ thuần loại thành rừng hỗn loài các loài cây lá rộng bản địa. Góp phần làm cơ sở để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng thông trồng thuần loại thành rừng hỗn loài. Mời các bạn cùng tham khảo!
73p thebabadook 22-08-2021 30 5 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định được các loài cây ưu thế của rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng; Xây dựng được mô hình tăng trưởng đường kính cho các loài cây ưu thế. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.
109p thebabadook 22-08-2021 24 3 Download
-
Luận văn này nghiên cứu đánh giá được tình hình sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trong mô hình trồng rừng hỗn loài (14 tuổi)tại Cầu Hai, Phú Thọ. Đề xuất được biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để nâng cao chất lượng của rừng trồng hỗn loài cây bản địa lá rộng nhằm mục đích cung cấp gỗ lớn. Mời các bạn cùng tham khảo!
70p thebabadook 22-08-2021 11 3 Download
-
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự đoán cấu trúc đường kính của rừng tự nhiên nhiệt đới hỗn loài (trường hợp rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên)” được thực hiện nhằm góp phần giải đáp những vướng mắc, tạo dựng căn cứ khoa học để đề xuất các biện pháp trong kinh doanh rừng tự nhiên lá rộng thường xanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
88p retaliation 21-08-2021 13 2 Download
-
Bài viết trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu về tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình rừng trồng quế tại xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
6p kequaidan9 16-12-2020 42 6 Download
-
Tại Việt Nam, đo đạc biến dạng trong kết cấu thường phụ thuộc vào hai loại cảm biến chính là cảm biến điện trở và cảm biến dây rung. Nhược điểm của những phương pháp đo đạc cổ điển này là các cảm biến phải được gắn trực tiếp vào cấu kiện, gây khó khăn trong công tác chuẩn bị cũng như đẩy chi phí lắp đặt lên cao. Bài báo này nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp đo biến dạng dựa vào kỹ thuật xử lý hình ảnh từ camera, được gọi là thuật toán tương quan hình ảnh (DIC).
11p khidoichuoi 02-03-2020 62 3 Download
-
Rất gần di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng là nơi có tính đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình như: rừng ngập mặn, có biển, hệ sinh vùng triều... Nơi đây cũng có cảng Hải Phòng - cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc và là cảng biển lớn thứ hai ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sản lượng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng hằng năm cũng không ngừng tăng lên.
9p bibianh 27-09-2019 51 2 Download
-
Nội dung bài viết đề cập mô hình rừng trồng phòng hộ hỗn giao giữa Dầu rái, Sao đen và Thanh thất được dự án KFW6 xây dựng tại khu vực Đá Giăng, huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên vào tháng 12/2006 với diện tích 10ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động về tỷ lệ sống giữa các năm của cả 3 loài là khá lớn. Loài có tỷ lệ sống cao nhất vào năm 2011 là loài Sao đen đạt 70,4% và đối với Dầu rái là 64,8%, thấp nhất là Thanh thất chỉ đạt 64,2%.
9p hanh_tv32 02-05-2019 53 4 Download
-
Đề tài nghiên cứu một số đặc trưng cơ bản về số lượng và chất lượng cây trồng trong các mô hình phục hồi rừng cây bản địa gỗ lớn bằng Sao đen và Dầu rái tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai nhằm xác định tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng theo các kỹ thuật trồng khác nhau. Kết quả nghiên.cứu cho thấy: i) Phương pháp trồng đã ảnh hưởng rõ tới tỷ lệ sống; nhìn chung tỷ lệ sống loài Sao đen thấp hơn so với dầu rái, nhưng sai lệch không.có ý nghĩa về thống kê; ii) Tỷ lệ sống của những loài này còn có quan hệ chặt chẽ với thời gian (tuổi)...
10p hanh_tv32 02-05-2019 49 2 Download
-
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 mô hình rừng trồng rừng sản xuất tại Yên Lập, mô hình rừng trồng thâm canh gỗ nhỏ có tỷ lệ sống, tỷ lệ cây tốt, các chỉ tiêu sinh trưởng, trữ lượng rừng khá cao và không có sự khác biệt nhiều giữa các loài cây với nhau, các chỉ tiêu này cao hơn hẳn so với mô hình rừng trồng quảng canh. Đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất cho thấy các mô hình trồng rừng sản xuất đều có lãi, trong đó mô hình trồng gỗ lớn có hiệu quả kinh tế cao nhất.
16p hanh_tv31 26-04-2019 93 3 Download
-
Rừng khộp là trạng thái rừng đặc trưng của khu vực Tây Nguyên và tập trung nhiều ở hai huyện của tỉnh Đắk Lắk là Ea Súp và Buôn Đôn. Trong nhiều năm gần đây, diện tích rừng khộp đang bị thu hẹp do chuyển đổi sang các loại hình sử dụng đất khác. Việc theo dõi, giám sát rừng khộp dựa vào ảnh vệ tinh quang học gặp khó khăn do ảnh hưởng của mây. Một trong những giải pháp khắc phục tình trạng này là sử dụng ảnh radar trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị NDVI từ ảnh quang học và giá trị tán xạ ngược của ảnh radar.
0p kaiyuan1121 28-08-2018 130 4 Download
-
Rừng phòng hộ đầu nguồn có tác dụng hết sức quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, cải thiện đất và không khí. Ở lưu vực sông Thạch Hãn có 4 mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn chủ yếu gồm: mô hình hỗn giao Thông nhựa + Keo tai tượng; Sao đen + Keo tai tượng; Muồng đen + Keo tai tượng; Sến trung + Keo tai tượng. Sinh trưởng của các cây bản địa trong các mô hình rừng giai đoạn 14 năm tuổi tương đối chậm. Kết quả nghiên cứu đã chọn được loài Sao đen sinh trưởng tốt hơn 3 loài Thông nhựa, Sến trung, Muồng đen.
0p kaiyuan1121 28-08-2018 95 2 Download