Nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular Mycorrhiza
-
Bài viết này trình bày kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng của nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) tới sinh trưởng và cải tạo đất bãi thải mỏ than của Keo tai tượng (Acacia mangium) ở vườn ươm được Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng triển khai thực hiện trong năm 2016.
11p visergey 14-03-2024 5 2 Download
-
Bài viết "Tiềm năng của nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular Mycorrhiza trong canh tác nông nghiệp bền vững" cần được nghiên cứu ở tất cả các cấp nhằm hiểu sâu hơn về vai trò của chúng trong tự nhiên như một loại phân bón sinh học và cho sản xuất nông nghiệp bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
12p senda222 22-02-2023 13 4 Download
-
Mục tiêu của đề tài là xác định được hiện trạng một số bãi thải mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh; nghiên cứu xác định được khả năng sinh trưởng và cải tạo đất bãi thải mỏ than của Keo Tai tượng ở vườn ươm (đến 6-8 tháng tuổi); nghiên cứu xác định được ảnh hưởng của Nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) tới khả năng sinh trưởng và cải tạo đất bãi thải mỏ than của Keo Tai tượng ở vườn ươm (đến 6-8 tháng tuổi).
89p beloveinhouse03 22-08-2021 24 5 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự phân bố và hiện diện của nấm nội cộng sinh VAM (Versicular Arbuscular Mycorrhiza) trong vùng đất quanh rễ và rễ bưởi Da Xanh tại Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. Các mẫu đất và rễ được thu thập trên các vườn bưởi 6 - 7 năm tuổi, trồng trên 2 nền đất phổ biến tại địa phương, ở 2 tầng đất 0 - 20 cm và 20 - 40 cm, tại 2/3 tán và mép tán. Mời các bạn cùng tham khảo!
7p novemberer 10-07-2021 30 2 Download
-
Chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorrhiza (AM) được bố trí thử nghiệm trên cây đậu tương DT2008 và ĐT26 với các liều lượng khác nhau nhằm đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm đến sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương và môi trường đất sau khi xử lý trong điều kiện nhà lưới.
5p vithomas2711 17-03-2020 42 4 Download
-
Đề tài được thực hiện với mục tiêu là nghiên cứu phát triển và áp dụng thành công sản phẩm phân bón sinh học cho thực tiễn sản xuất, góp phần làm tăng sinh trưởng năng suất rừng trồng và ổn định môi trường đất, Đề tài: “Nghiên cứu sản xuất nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular Mycorrhiza) cho cây lâm nghiệp” đã nghiên cứu phát triển công nghệ, sản xuất và áp dụng bón thử nghiệm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM in vitro cho rừng trồng một số loài cây quan trọng tại Việt Nam bao gồm Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (...
11p hanh_tv32 02-05-2019 50 3 Download
-
Kiểm tra số lượng bào tử sau 5 tuần nuôi cấy cho thấy: Acaulospora là loài có khả năng xâm nhiễm cao nhất, tiếp đó là Gingaspora và Glomus số lượng bào tử của Gingaspora và Acaulospora đạt từ 330-652 bào tử/ 100g cơ chất môi trường MT5. Sử dụng chế phẩm AMF để bổ sung vào ngô ngoài đồng ruộng cho thấy chế phẩm có khả năng xâm nhiễm vào cây chủ với chỉ số IP là 1217,8, tăng 40% trọng lượng, 58,9% chiều cao thân ngô và 24,9% trọng lượng bắp.
9p cathydoll4 21-02-2019 79 6 Download
-
Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu hệ nấm nội cộng sinh (Arbuscular Mycorrhiza Fungi) trên đất trồng cam ở xã Minh Tân-Phủ Quỳ-Nghệ An. Trên cơ sở đó, góp phần đề xuất các giải pháp về phân bón, canh tác nhằm làm tăng năng suất, chất lượng chè, ổn định độ phì nhiêu, cải thiện môi trường đất vùng trồng cam.
68p namhoang39 07-12-2014 264 61 Download