Sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda
-
Bài viết Xây dựng hệ thống đếm sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) trong kiểm soát canh tác ngô (Zea mays L.) tại Việt Nam giới thiệu về thiết bị đếm sâu keo mùa thu trưởng thành tự động và đưa ra cổng thông tin cung cấp số liệu cập nhật theo thời gian thực về diễn biến của sâu keo mùa thu tại Việt Nam.
6p viargus 03-03-2023 4 1 Download
-
Bài viết Ảnh hưởng nhiệt độ đến sự phát triển của sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda (J. E. Smith) (Lepidoptera: Noctuidae) được nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến thời gian phát dục và sức sinh sản của sâu keo mùa thu tại Việt Nam.
8p visirius 11-01-2023 18 3 Download
-
Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J.E. Smith) là loài đa thực có nguồn gốc từ châu Mỹ, gây hại thường xuyên, nghiêm trọng trên cây ngô. Bài viết Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali đến khả năng chống chịu sâu keo mùa thu của giống ngô nếp HN92 tại Phú Thọ.
6p viharry 15-12-2022 8 3 Download
-
Bài viết "Hiệu lực của bốn loại dịch trích thực vật trừ sâu keo mùa thu (spodoptera frugiperda) gây hại trên cây bắp ở điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới Trường Đại học An Giang" nhằm tìm ra ít nhất 1 loại dịch trích thực vật có khả năng ức chế quá trình sinh trưởng, phát triển và ngán ăn đối với ấu trùng (tuổi 3) của sâu keo mùa thu. Ở điều kiện phòng thí nghiệm, kết quả cho thấy nghiệm thức phun dịch trích vỏ Cam có hiệu quả tiêu diệt mạnh nhất đối với ấu trùng (tuổi 3) của sâu keo mùa thu với tỷ lệ chết (70%) sau 9 giờ phun ở nồng độ 30%.
8p phuongnguyen0520 13-12-2022 18 3 Download
-
Bài viết "Bảng sống của sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda J.E. Smith (Lepidoptera: Noctuidae) ăn ngô nếp HN88" cung cấp các dẫn liệu khoa học về sức tăng quần thể của sâu keo mùa thu được nuôi trong nhiệt độ và ẩm độ ổn định tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc năm 2021. Mời các bạn cùng tham khảo!
6p vuhuyennhi 02-08-2022 14 2 Download
-
Nghiên cứu "Hiệu quả của một số thuốc trừ sâu tổng hợp và dịch chiết thảo mộc đối với sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) trên cây ngô" nhằm đánh giá một số loại thuốc trừ sâu tổng hợp trừ FAW với điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới, ngoài đồng ruộng và thử nghiệm hiệu quả những dịch chiết cây thảo mộc có sẵn ở địa phương trong việc phòng chống sâu non FAW với điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng. Mời các bạn cùng tham khảo!
11p vuhuyennhi 02-08-2022 23 3 Download
-
Nghiên cứu "Liều lượng gây chết bán phần (LC50) và liều lượng gây chết tuyệt đối (LC99) của chủng tuyến trùng ký sinh côn trùng Steinernema đối với quần thể sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda (Smith) thu thập tại Nghệ An và Hà Nội" nhằm đánh giá khả năng gây chết của Steinernema, loại giun tròn Entomopathogenic đối với giun quân mùa thu ở 6 nồng độ từ 2 đến 20 tuyến trùng/ấu trùng. Mời các bạn cùng tham khảo!
4p vuhuyennhi 02-08-2022 16 3 Download
-
Bài viết "Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển và khả năng sinh sản của sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J.E. Smith) (Lepidoptera: Noctuidae)" cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học của loài sâu keo mùa thu được tiến hành nghiên cứu trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ ổn định tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc. Mời các bạn cùng tham khảo!
7p vuhuyennhi 02-08-2022 21 3 Download
-
Điều tra mật độ sâu keo mùa thu được thực hiện trên 5 giống ngô DK6919S, DK9955S, DK9955, NK7328 và LVN10 tại một số vùng trồng ngô tại tỉnh Sơn La. Kết quả cho thấy mật độ sâu keo mùa (Spodoptera frugiperda J.E. Smith) tại các điểm điều tra cao nhất ở giai đoạn ngô 5-7 lá sau đó mật độ giảm dần và thấp nhất khi cây ngô vào giai đoạn trỗ cờ.
5p vilouispasteur 11-03-2022 27 3 Download
-
Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng hai loại thuốc hóa học Dupont Prevathon 5SC và Radiant 60SC để quản lý sự xâm nhập của sâu keo mùa thu trên đối tượng cây ngô, cho hiệu quả diệt trừ sâu cao nhất, ít độc hại với con người và môi trường.
7p vimississippi2711 07-12-2020 34 2 Download
-
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã kết hợp phương pháp phân loại phân tử dựa trên trình tự đoạn gen mã vạch COI với phân loại hình thái dựa trên đặc điểm các pha phát dục nhằm khẳng định chính xác danh tính của loài SKMT đang gây hại trên ngô tại Việt Nam, trước hết tại khu vực Hà Nội. Kết quả của nghiên cứu này là thông tin khoa học hữu ích nhằm áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả loài sâu hại này tại Việt Nam.
13p quenchua5 26-05-2020 48 3 Download