Sử dụng mã vạch DNA
-
Giống Bạch đàn lai UP35 (E. urophylla x E. pellita) và UP54 (E. urophylla x E. pellita) là giống cây có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc xác định các giống này còn hết sức khó khăn do chúng có hình thái các giống cây rất giống nhau. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp phân tử DNA mã vạch để xác định các giống Bạch đàn lai UP35 và UP54.
12p vibecca 01-10-2024 3 3 Download
-
Cây bảy lá một hoa (Paris vietnamensis) là một trong những loại dược liệu quan trọng được sử dụng trong y học truyền thống. Trong nghiên cứu, vùng gen 18S rRNA và rbcL của cây bảy lá một hoa thu tại Yên Bái được phân lập, giải trình tự và phân tích đặc điểm. Hơn nữa, nghiên cứu cũng đánh giá khả năng sử dụng 18S rRNA và rbcL để phân loại, định danh và sự phát sinh loài.
6p viritesh 02-04-2024 3 2 Download
-
Trong nghiên cứu này, chỉ thị vùng gen ITS2 đã được sử dụng để định danh 8 mẫu dược liệu, gồm 2 mẫu đinh lăng (DLTN, DLBG), 2 mẫu ba kích (BKTN, BKQN), 2 mẫu gừng đen (GDTN, GDYB) và 2 mẫu nghệ đen (NDTN, NDYB).
5p vigojek 02-02-2024 4 1 Download
-
Loài Sum lông (Adinandra glischroloma Hand.-Mazz. var. hirta (Gagnep.) Kobuski) thuộc chi Dương đồng thu tại Lào Cai, Việt Nam được sử dụng làm vật liệu nghiên cứu. Bài viết mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu một số bộ phận của cây, cũng như phân tích thông tin về gen rbcL trong hệ gen lục lạp của loài Sum lông.
9p viplato 02-01-2024 7 3 Download
-
Bài viết Xác định DNA mã vạch giống bạch đàn lai CU98 (Eucalyptus camaldulensis x Eucalyptus urophylla) và CU82 (Eucalyptus camaldulensis x Eucalyptus urophylla) phục vụ giám định giống cây được nghiên cứu với mục đích là sử dụng phương pháp mới DNA mã vạch để xác định các giống Bạch đàn lai CU98, CU82.
12p visybill 19-07-2023 10 3 Download
-
Trong nghiên cứu này, gen matK được sử dụng để phân tích mối quan hệ di truyền của các giống hồ tiêu đang được canh tác tại vùng Đông Nam bộ, từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá và bảo tồn nguồn gen hồ tiêu Việt Nam.
6p vipettigrew 21-03-2023 11 2 Download
-
Bài viết Xác định một số loài động vật thân mềm vùng biển quần đảo Trường Sa, Việt Nam dựa trên trình tự nucleotide gen ty thể 16S rDNA trình bày kết quả định loại 5 loài thân mềm chân bụng và 3 loài hai mảnh vỏ thu thập tại vùng biển quần đảo Trường Sa, Việt Nam sử dụng gen ty thể 16S rDNA. Đây là các loài có giá trị về thực phẩm, trang trí, và có chứa các chất có hoạt tính sinh học phục vụ cho y - dược.
11p vineville 08-02-2023 18 3 Download
-
Bài viết Nghiên cứu đặc điểm hình thái và mã vạch DNA của hai loài nấm thuộc chi phylloporus được thu thập tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin trình bày kết quả sử dụng mã vạch DNA dựa trên vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 được phân lập từ mẫu nấm thuộc chi Phylloporus thu thập tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin bằng kỹ thuật PCR.
12p vineville 08-02-2023 13 2 Download
-
Trong nghiên cứu này, mã vạch DNA dựa trên vùng đệm sao chép nội (ITS-based DNA barcode) được sử dụng để phân tích cấu trúc di truyền của 10 mẫu lan Hoàng thảo được thu thập từ các khu vực khác nhau. Kết quả cho thấy có sự đa dạng di truyền trong vùng ITS của 10 mẫu lan. Dựa vào phân tích theo mô hình Kimura 2- parameter, khoảng cách di truyền giữa các mẫu lan dao động từ 0,00 đến 1,14. Mời các bạn cùng tham khảo!
8p linyanjun_2408 23-04-2022 27 2 Download
-
Nghiên cứu “Đánh giá khả năng phân loại của hai chỉ thị rbcL và trnL với một số mẫu Bách bộ (Stemonaceae) thu tại phía Bắc Việt Nam” để đánh giá mối quan hệ di truyền giữa Bách bộ với những loài cùng chi đã được định danh trên GenBank, qua đó góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu về phân tử, đồng thời làm cơ sở cho việc phân tích di truyền và ứng dụng vào thực tiễn, như nhận diện và bảo tồn sự phát triển các loài Bách bộ của Việt Nam.
5p despicableme36 12-09-2021 27 3 Download
-
Bài nghiên cứu này sử dụng mã vạch DNA (gen ITS-rDNA) để khám phá tình trạng phân loại của loài Hoa trứng gà yên tử dựa trên 19 mẫu thu thập ở rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh nhằm cung cấp một cách nhìn mới về mối quan hệ phát sinh loài của chi Ngọc Lan (Magnolia L.), họ Ngọc Lan (Magnoliaceae). Mời các bạn cùng tham khảo!
7p retaliation 18-08-2021 25 2 Download
-
Bài viết trình bày phân tích trình tự đoạn gen COI phân lập từ mẫu cá nheo Thái Nguyên. Đoạn gen COI được phân lập từ DNA genome mẫu cá nheo bằng kỹ thuật PCR. Sau đó, sản phẩm PCR được tinh sạch và xác định trình tự, đoạn gen COI thu được có chiều dài 616 bp.
6p vidaegu2711 09-08-2021 20 3 Download
-
Bài viết này tiến hành phân tích đặc điểm phân tử vùng gen ITS-rDNA và đánh giá khả năng phân loại của vùng gen này đối với loài Hoàng liên ô rô lá dày của Việt Nam. Kết quả cho thấy, vùng gen ITS dài 700 bp có chứa 24,1% Thymine, 28,4% Guanine, 23,4% Adenine và 24,1% Cytosine, là vùng gen phù hợp, có thể sử dụng như một mã vạch DNA để xác định loài Mahonia bealei và nghiên cứu mối quan hệ di truyền cho các loài thuộc họ Berberidaceae.
6p kethamoi10 29-01-2021 53 2 Download
-
Bài viết trình bày việc giải mã trình tự nucleotide vùng gen nhân (ITS-rDNA) để xác định loài lan Phi điệp, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu mã vạch DNA nhằm cung cấp nền tảng cho bảo tồn, tiến hóa và hệ thống sinh học của loài.
10p viphilippine2711 30-12-2020 40 1 Download
-
Bài viết xác nhận độ tin cậy cao trong nhận diện lan Hài Hương lan (P. emersonii) trên cơ sở kết hợp nghiên cứu sử trình tự DNA mã vạch rbcL với các đặc điểm mô tả hình thái.
8p angicungduoc8 05-11-2020 63 3 Download
-
Bài viết sử dụng mã vạch DNA vùng gen nhân (ITS-rDNA) và vùng gen lục lạp (matK) để xác định 32 mẫu sâm tự nhiên thu tại núi Phu Xai Lai Leng và 19 mẫu sâm tại Vườn Dược liệu của Công ty TH, xã Na Ngoi, Kỳ Sơn, Nghệ An và xác định mối quan hệ họ hàng của chúng với các loài trong chi nhân sâm (Panax).
11p kethamoi7 15-08-2020 86 4 Download
-
Tại Nghệ An, các nghiên cứu bước đầu về bệnh đốm nâu chanh leo đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nấm Alternaria. Nghiên cứu trình bày trong bài báo này cung cấp thông tin khoa học nhằm xác định chính xác tới mức loài của nấm gây bệnh dựa trên phân tích các đặc điểm hình thái và trình tự DNA mã hóa vùng Internal Transcribed Spacer (ITS). Vùng ITS hiện được coi là mã vạch phân tử (barcode) phổ biến và quan trọng nhất của nấm (Schoch et al., 2012) và cũng đã được sử dụng để xác định nấm Alternaria (Sanka et al., 2012; Singh et al., 2018).
10p quenchua5 26-05-2020 46 1 Download
-
Thuật ngữ “DNA mã vạch” không chỉ giúp các nhà phân loại học trong công tác phân loại và xác định loài, mà còn nâng cao năng lực kiểm soát, hiểu biết và tận dụng sự đa dạng sinh học. Vì vậy trong bài viết này, bài viết đề cập đến kết quả phân lập và đọc trình tự gen rpoB của các mẫu Mã tiền thu tại Thanh Hóa.
9p vimax2711 27-03-2020 37 3 Download
-
Bài viết trình bày việc đánh giá sự hữu ích của mã vạch DNA và khả năng áp dụng phương pháp này để xác định cây thuốc của Việt Nam. Năm loại cây có giá trị về dược liệu và thương mại ở Việt Nam bao gồm: Dó bầu (Aquilaria crassna), Mật nhân (Eurycoma longifolia), Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamesis), Xáo tam phân (Paramignya trimera), và Sâm dân tộc (Decaschistia sp.) đã được chọn trong nghiên cứu này.
5p vitunis2711 13-12-2019 57 4 Download
-
Sử dụng phương pháp “mã vạch” DNA (DNA-barcoding), 36 chuỗi nucleotide vùng giao gen ITS (internal transcribed spacer) từ 43 mẫu bệnh phẩm nuôi cấy nấm đơn bào của bệnh nhân nữ nhập viện ở Hải Dương đã được thu nhận và phân tích so sánh với các chủng tham chiếu quốc tế. Chuỗi ITS có độ dài khác nhau tùy từng loài (0,5 – 1,2 kb) thu thập bằng phản ứng PCR và giải trình tự (cặp mồi ITS1F/ITS4R), được sử dụng để truy cập Ngân hàng gen và xác định loài dựa trên so sánh chuỗi và phân tích phả hệ với các loài tương ứng.
10p viathena2711 08-10-2019 47 1 Download