intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ánh sáng mặt trời

Chia sẻ: Lanh Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:32

118
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năng lượng bức xạ Mặt Trời chiếu xuống mặt trái đất không đều, phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác nhau, như vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thuỷ văn, ... hay nói cách khác: ánh sáng phân bố trên hành tinh không đều phụ thuộc vào góc của tia chiếu, vào mức độ hấp thụ khác nhau của các vật thể mà ánh sáng phải vượt qua như lớp không khí, hơi nước bao quanh hành tinh, phụ thuộc vào phần được phơi ra phía Mặt trời hay bị che khuất. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ánh sáng mặt trời

  1. 2. ánh sáng. • ÁNH SÁNG HAY ĐÚNG HƠN LÀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG TỪ BỨC XẠ MẶT TRỜI, ĐƯỢC COI LÀ BẢN CHẤT CỦA MÔI TRƯỜNG, NGUỒN SỐNG CỦA CÂY CỎ. • ÁNH SÁNG CHIẾU TRÊN HÀNH TINH, TẠO RA NHIỆT NĂNG, TỪ ĐÓ LÀM ĐẤT, ĐÁ NỨT NẺ, NƯỚC BỐC HƠI TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ CAO VÀ NGƯNG TỤ THÀNH NƯỚC HAY ĐÔNG ĐẶC THÀNH BĂNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ HẠ THẤP, LÀM BIẾN ĐỔI KHÍ ÁP ĐỂ TẠO NÊN GIÓ, BÃO V.V. • ÁNH SÁNG VỪA LÀ YẾU TỐ ĐIỀU CHỈNH VÀ VỪA LÀ YẾU TỐ GIỚI HẠN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG SINH VẬT, ĐẶC BIỆT LÀ THỰC VẬT. THỰC VẬT
  2. Bức xạ Mặt Trời là một dãy nguồn liên tục, gồm một phổ rộng các dải sóng, từ cực ngắn (tần số cao) đến các tia có bước sóng rất dài (tần số thấp) "bức xạ quang hợp tích cực", chiếm 45% tổng bức xạ của MT chiếu xuống trái đất. Do vậy, nguồn sống hay năng lượng được sử dụng trong quang hợp cũng bị giới hạn. Tuy nhiên có một số vi sinh vật có chứa nhưng sắc tố có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng lớn hơn, từ khoảng 8000 đến 9000 Å.
  3. Tia tới từ Mặt trời • Năng lượng bức xạ Mặt Trời chiếu xuống mặt trái đất không đều, phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác nhau, như vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thuỷ văn, ... hay nói cách khác: ánh sáng phân bố trên hành tinh không đều phụ thuộc vào góc của tia chiếu, vào mức độ hấp thụ khác nhau của các vật thể mà ánh sáng phải vượt qua như lớp không khí, hơi nước bao quanh hành tinh, phụ thuộc vào phần được phơi ra phía Mặt trời hay bị che khuất.
  4. Trong mùa hè ở Bắc Bán cầu, khi đi từ xích đạo lên cực, ngày càng dài, còn nếu đi theo hướng ngược lại, ngày lại ngắn dần. Trong mùa đông, khi đi từ xích đạo lên cực, ngày càng ngắn và theo chiều ngựơc lại, ngày lại dài ra. Trong ngày xuân phân và thu phân, ánh sáng tràn lên c ả 2 cực và chiếu thẳng góc với xích đạo vào giữa trưa. Xuân phân (21-3) Hạ chí (21- 6) Đông chí (22-12) Thu phân (23-9)
  5. • Ánh sáng chiếu xuống nước biến đổi rất mạnh: • về thành phần ánh sáng, • về cường độ và • độ dài của thời gian chiếu sáng, • Những tia có bước sóng dài bị hấp thụ ngay ở lớp nước bề mặt, chỉ còn những tia có bước sóng ngắn hơn mới có khả năng xâm nhập xuống các lớp nước sâu hơn. • ở nơi biển cực trong, ánh sáng có thể xâm nhập đến độ sâu khoảng 200 m. • Ngoài khơi đại dương, năng suất quang hợp cao nhất thường nằm ở độ sâu từ bề mặt xuống lớp nước sâu 50-60 m, • ở lớp nước sát mặt của vùng biển nhiệt đới, cường độ quang hợp giảm do ánh sáng quá mạnh.
  6. Liên quan với cưòng độ chiéu sáng, cây xanh được chia thành 3 nhóm : cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng. • Cây ưa sáng tiếp nhận ánh sáng trực tiếp, thường sống ở nơi tráng nắng, cường độ quang hợp tăng khi cường độ chiếu sáng tăng, nhưng cường độ quang hợp cao nhất không trùng vào cường độ chiếu sáng cực đại, trừ thực vật C 4 như Zea mays, Saccharum officinale, Sorghum vulgare và hàng nghìn loài C4 khác. • Cây ưa bóng là những cây ưa ánh sáng khuyếch tán, thường sống dưới tán cây khác hay trong bóng rợp. Cường độ quang hợp đạt giá trị cực đại ở cường độ chiếu sáng trung bình. • Cây chịu bóng là những cây có khả năng sống cả ở nơi thiếu ánh sáng và nơi được chiếu sáng tốt, tuy nhiên, cường độ quang hợp tăng khi cường độ chiếu sáng tăng.
  7. Liên quan đến thời gian chiếu sáng, thực vật còn có 2 nhóm: • Nhóm cây ngày dài (sống ở vĩ độ trung bình): khi ra hoa, kết trái cần pha sáng nhiều hơn pha tối, • Nhóm cây ngày ngắn (sống ở vĩ độ thấp): đòi hỏi độ dài chiếu sáng khi ra hoa kết trái ngắn hơn.
  8. Dựa vào sự phản ứng của động vật với ánh sáng, chia 3 nhóm: nhóm ưa hoạt động ban ngày, nhóm ưa hoạt động ban đêm và nhóm ưa hoạt động vào thời gian chuyển tiếp • Những loài ưa hoạt động vào ban ngày có cơ quan tiếp nhận ánh sáng, từ các tế bào cảm quang đơn giản, phân bố trên cơ thể ở những loài động vật bậc thấp đến cơ quan thị giác phát triển như ở các loài có mức tiến hoá cao như côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Cùng với cơ quan thị giác, những loài ưa hoạt động ban ngày có mầu sắc, thậm chí rất sặc sỡ. • Những loài ưa hoạt động vào ban đêm hay trong bóng tối (hang, hốc) thường có mầu xỉn, tối hoà lẫn với màn đêm. Nhiều loài mắt trở nên kém phát triển, nhất là những loài sống trong các hang hoặc phát triển theo hướng ngược lại, mắt rất tinh như mắt hổ, mắt mèo, mắt cú... Những động vật sống ở biển sâu, mắt thường tiêu giẩm hoặc mù tịt, thay vào đó là sự phát triển của cơ quan xúc giác. Nhiều loài động vật biển còn có khả năng phát ra ánh sáng lạnh. Đó cũng là những tín hiệu sinh học để nhận biết đồng loại hoặc sử dụng như phương tiện nhử mồi. • Những loài sống ở tầng nước chênh sáng, chênh tối, mắt thường phát triển theo cách mở rộng tầm nhìn : mắt to ra hoặc mắt được đính trên
  9. Màu sắc trên thân những sinh vật nào là: Màu sắc đàn Mầu sắc nguỵ trang Màu sắc báo hiệu Màu sắc đe doạ
  10. Có tên khoa học là Phylliidae, những con côn trùng lá này giống hệt những chiếc lá dù bạn có hình dung cách nào đi nữa - chỉ để nhằm đánh lừa kẻ thù. Chúng lắc mình về trước - sau khi bước để ra vẻ một cái lá đung đưa trong gió. Một số con thậm chí còn có các vết cắn giả trên hai bên sườn của chúng.
  11. Cá bơn Cơ thể bất cân xứng kỳ lạ của nó giúp con vật sống sót bằng cách ngụy trang giống với nền đáy biển. Điều này giúp nó bị các kẻ đói ăn bỏ qua. Một số loài cá bơn có thể thay đổi sắc tố trên lưng.
  12. • Mata mata là một loài rùa nước ngọt ở Nam Mỹ, chủ yếu sống ở vùng Amazon. Chúng có cái đầu gai mỏng dẹt, một cái sừng ở mõm và đôi khi bị nhầm là vỏ cây.
  13. Cá sư tử thường sống ở các rặng đá ngầm thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Những chiếc vây mỏng manh của nó chứa chất độc có thể hạ gục kẻ thù. Chỉ trong vòng 30 phút, một con cá sư tử lớn có thể chén đến 20 con cá nhỏ, và chỉ trong 5 tuần, loài này hạ gục đến 79% quần thể cá con.
  14. Những loài ưa hoạt động trong bóng đêm
  15. Những loài ưa hoạt động lúc hoàng hôn/bình minh
  16. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự phát dục và sinh sản của nhiều loài động vật. • ở một số loài côn trùng sự giảm cường độ chiếu sáng vào mùa thu đưa đến hiện tượng đình dục. • Thay đổi độ dài thời gian chiếu sáng có thể làm thay đổi thời gian đẻ trứng của cá, làm thay đổi tỷ lệ đực cái đối với những loài vừa sinh sản hữu tính vừa sinh sản đơn tính (hay trinh sản). • Ánh sáng của Mặt Trăng biến đổi theo các pha cũng gây ảnh hưởng mạnh đế sự kiếm ăn, sinh sản của nhiều loài động vật biển. • Nhiều loài cá, cua, giun... thường đi kiếm ăn vào những đêm tối trời. • Rươi ở ven biển đồng bằng Bắc bộ sinh sản tập trung vào những pha trăng khuyết và trăng non của tháng 9 và tháng 10 âm lịch. • Rươi Palôlô ở quần đảo Fiji (Thái Bình dương) chỉ xuất hiện và sinh sản tập trung vào ngày cuối cùng của tuần trăng thứ tư trong tháng 10 và 11 dương lịch. • Loài thỏ rừng lớn trên bán đảo Malayxia lại tăng các hoạt động sinh dục vào những đêm trăng tròn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2