intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỌA SĨ - NHÀ GIÁO VÀ CÁC TÁC PHẨM

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Marcel Proust văn hào nổi tiếng Pháp có nói “Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới, mà ở chỗ cần có đôi mắt mới”. Triển lãm mỹ thuật mang tên “Thiên nhiên và con người Việt Nam” chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11- 2008 và 15 năm thành lập Khoa Tạo dáng công

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỌA SĨ - NHÀ GIÁO VÀ CÁC TÁC PHẨM

  1. HỌA SĨ - NHÀ GIÁO VÀ CÁC TÁC PHẨM
  2. Marcel Proust văn hào nổi tiếng Pháp có nói “Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới, mà ở chỗ cần có đôi mắt mới”. Triển lãm mỹ thuật mang tên “Thiên nhiên và con người Việt Nam” chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11- 2008 và 15 năm thành lập Khoa Tạo dáng công
  3. nghiệp - Viện Đại học mở Hà Nội. Với các tác phẩm trưng bày tại đây đúng là những đề tài không mới nhưng thực sự đã có đôi mắt mới. Khai thác vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên, con người Việt Nam ở mọi góc nhìn với bút lực tạo hình đầy cảm xúc, các tác phẩm thực sự gây dấu ấn trong lòng công chúng Thủ Đô. Khoa Tạo dáng công nghiệp là một trong tám khoa của Viện Đại học mở Hà Nội được thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1993, ngay những ngày đầu, mục tiêu đào tạo đã được hoạch định với khung chương trình mang tính khoa học và tiên tiến, nên đã tiếp cận được nền Design trong khu vực và thế giới. Đây là một tín hiệu đáng mừng của sự nghiệp đào tạo Mỹ thuật nói chung, thiết kế mỹ thuật nói riêng. Viện Đại học mở Hà Nội thực sự đã trưởng thành trong chặng đường 15 năm qua, một thời gian đủ sức lớn của một ngôi trường Đại học, để hôm nay chúng ta có được một địa chỉ tin cậy cho những ai quan tâm đến lĩnh vực đào tạo thiết kế Mỹ thuật công nghiệp. Với một đội ngũ giảng viên có chuyên môn sâu, có bề dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nhiều họa sĩ, nhà thiết kế đã có tác phẩm, được xã hội công nhận, nhiều công trình thiết kế Mỹ thuật được đưa vào ứng dụng đạt hiệu quả và có tính
  4. thẩm mỹ cao, đã và đang hàng ngày có mặt trên giảng đường của khoa tạo dáng công nghiệp, điều này một lần nữa khẳng định vị thế của khoa. 70 tác phẩm được chọn lựa từ hơn 120 tác phẩm gửi đến tham gia triển lãm, đủ các chất liệu, sơn mài, sơn dầu, Acrylic, lụa, sơn khắc, tổng hợp với khuynh hướng hiện thực, biểu tượng, trừu tượng ở mỗi thể loại đều có những vẻ đẹp nhất định, minh chứng cho sự tìm tòi sáng tạo của các tác giả. Một số tác phẩm đã gây được sự chú ý như: Vĩnh hằng - Sơn mài của Trần Văn Bình, có lối bố cục khoáng đạt, với cách tiếp cận mang tính nhân văn, tác giả đã chứng tỏ được sự vững vàng và đầy kinh nghiệm trong xử lý chất liệu sơn mài truyền thống mà vẫn chứa đựng được vẻ đẹp hiện đại. Những người con của mẹ Anh hùng - Màu dầu của Lê Trí Dũng mang tính biểu tượng, đầy chất hoành tráng của một mảng đề tài vốn không dễ vẽ - Chiến tranh Cách mạng. Tác giả đã dày công nghiên cứu khai thác hình tượng mang tính tiêu biểu, với bút pháp có lửa, đường nét đã trở nên khúc triết, gợi cảm, nên mỗi gương mặt chiến sĩ đều mang dáng vẻ của Mẹ Việt Nam anh hùng. Công Mỹ với tác phẩm Thiếu nữ Giao, một vẻ đẹp nhẹ nhàng trong sáng, hồn nhiên. Chất lung linh của lụa đã đạt được hiệu quả thắm sâu trong gương mặt của thiếu nữ tuổi trăng tròn ở miền sơn cước. Bò và cây rơm - sơn mài của Phạm Viết Hồng Lam, tác giả thể hiện mang tính ước lệ, màu sắc, đường nét giàu cảm xúc hội họa, sắc đỏ thân quen nhưng lại mang nhịp
  5. điệu, cấu trúc mới lạ, tác phẩm đã chuyển tải được vẻ đẹp hồn quê, đất Việt. Cá và sen là họa phẩm sơn khắc của Nguyễn Mạnh Hùng tác giả đã khéo xử lý đậm nhạt giữa nền và hình một cách hợp lý, không gian của mặt tranh được xây dựng trên cơ sở sự chuyển động của đường nét, cái tĩnh và cái động đã tạo được vẻ đẹp hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Các tác giả: Đỗ Đức, Tạ Phương Thảo, Từ Thành, Lê Ngọc Hân, Nguyễn Văn Nghị, Lê Văn Thìn, Khúc Văn Thông, Tạ Minh, Lê Tất Lợi, Nguyễn Thị Tiến, Phạm Mai Châu, Ngô Văn Cao, Phạm Chính Trung, Phạm Việt Đoàn, Hoàng Định, v.v.. đã có những trải nghiệm trong cuộc sống, vững vàng trong nghề nghiệp, kết hợp phương pháp thể hiện hội họa hiện đại, nên ở từng họa phẩm đã khẳng định được năng lực của những người họa sĩ chuyên nghiệp, đồng thời là nhà sư phạm Mỹ thuật. Một thời gian khá lâu rồi, chúng ta đợi chờ ở nhà triển lãm 45 phố Tràng Tiền - địa chỉ văn hóa của đất Hà thành, một cuộc hội ngộ của các họa sĩ là nhà giáo, các họa sĩ Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam thì hôm nay sự phối hợp tổ chức của khoa Tạo dáng Công nghiệp - Viện Đại học mở Hà Nội với các tác giả Chi hội - Hà Nội 2, đã làm cho phòng tranh thêm đẹp, thêm rạng rỡ với nhiều hòa sắc dịu êm, như trời thu tháng mười Hà Nội; Như “Thiên nhiên và con người Việt Nam”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2