intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình chọn lựa đối tác

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

121
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong các yếu tố có ảnh hưởng đến thành bại của một nỗ lực hợp tác, các nhà nghiên cứu – dựa trên kinh nghiệm thực tế và lý luận – cho rằng lựa chọn đối tác là khâu vô cùng quan trọng nếu như không nói là quyết định. Bài viết này giới thiệu gợi ý của Peter Block[1] trong việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác nhằm phát triển cộng đồng. Theo ông, mức độ hợp tác được dựa trên hai yếu tố cơ bản, độ tin cậy và sự đồng thuận (Xem mô tả dưới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình chọn lựa đối tác

  1. Mô hình chọn lựa đối tác Trong các yếu tố có ảnh hưởng đến thành bại của một nỗ lực hợp tác, các nhà nghiên cứu – dựa trên kinh nghiệm thực tế và lý luận – cho rằng lựa chọn đối tác là khâu vô cùng quan trọng nếu như không nói là quyết định. Bài viết này giới thiệu gợi ý của Peter Block[1] trong việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác nhằm phát triển cộng đồng. Theo ông, mức độ hợp tác được dựa trên hai yếu tố cơ bản, độ tin cậy và sự đồng thuận (Xem mô tả dưới đây) Theo đó: Độ tin cậy cao và tính đồng thuận cao: họ sẽ là đồng minh.
  2. Độ tin cậy thấp và tính đồng thuận thấp: họ sẽ là người đối nghịch. Độ tin cậy cao và tính đồng thuận thấp: họ sẽ là người bất đồng ý kiến. Độ tin cậy thấp và tính đồng thuận cao: họ sẽ là người “đồng sàng dị mộng”, những người chung mục đích nhưng khó đi chung trên con đường lâu dài. Độ tin cậy thấp và tính đồng thuận khó xác định: họ là người có xu hướng bất hợp tác hoặc chỉ “ngồi xem”. Trong 5 nhóm người này đồng minh là tài sản quý của bạn; người bất đồng ý kiến thực ra là bạn và khả năng trở thành đồng minh rất cao trong các vấn đề khác; những người chỉ chung mục đích sẽ đi với bạn trong việc giải quyết từng việc cụ thể, kiểu như là “cả hai bên cùng có lợi”; những người “ngồi xem” thực sự làm bạn rất thất vọng nhưng hãy cố gắng, biết đâu họ đổi ý; còn những nhân vật đối kháng thì có lẽ, không nên tiêu phí thời gian và sức lực dể thuyết phục họ. Với mỗi đối tượng ta nên có cách tiếp cận thích hợp để mối liên kết có hiệu quả cao trong việc giải quyết các vấn đề.
  3. Lựa chọn đối tác là khâu vô cùng quan trọng nếu như không nói là quyết định. Với đồng minh, họ là người mà bạn dễ dàng bày tỏ suy nghĩ và hai bên có thể dựa vào nhau, cùng trao đổi thông tin với nhau. Do vậy bạn phải giữ gìn mối quan hệ này bằng cách khẳng định sự nhất trí cao và trân trọng mối giao hảo. Đừng ngần ngại bày tỏ những lo ngại và điểm yếu để nhận sự giúp đỡ. Như đã nói ở trên, những người bất đồng ý kiến thông thường vẫn là những người bạn vì họ chia sẻ lòng tin với bạn. Người Việt mình thường coi người khác ý kiến là kẻ thù và rất hay bỏ qua tài sản đáng quý này, thậm chí còn mang lại tổn thất lớn là rước thêm kẻ thù! Những quan điểm khác biệt thực sự làm bạn lớn mạnh thêm vì buộc bạn phải suy nghĩ xem mình đúng sai ở đâu trước khi quyết định làm gì. Chúng gợi ra những cái tốt đẹp nhất của bạn khi bạn phải đối phó với thử thách từ
  4. những người tin cậy. Để gìn giữ tình bạn, bạn phải luôn khẳng định lòng tin với nhau, bày tỏ rõ ràng ý kiến của mình, xác định ý kiến của họ và đề nghị cùng nhau đối thoại để tìm ra cách giải quyết vấn dề cả hai cùng quan tâm với kết thúc thỏa mãn cả đôi bên. Những người có chung mục đích nhưng không chia sẻ lòng tin rất cần sự quan tâm của bạn. Họ không cởi mở với bạn nên cần cẩn thận xem xét giới hạn của quan hệ. Để họ cùng đi chung hướng với bạn (đồng sàng), cần phải khẳng định về mục đích chung, thẳng thắn nói về kỳ vọng và mong muốn hợp tác của mình. Cần chú tâm đến mục đích công việc hơn là cá nhân con người. Đừng ngần ngại đề nghị họ đối xử lại với mình như vậy. Những người “ngồi xem” thực sự rất khó hiểu đối với bạn. Họ tỏ ra thân thiện, biết lắng nghe và quyết định độc lập với bạn. Họ thường làm mọi người tin là mâu thuẫn đã biến mất và thường tỏ ra nghi ngờ hoặc không chắc chắn về các vấn đề đang bàn bạc. Những người này là vô thưởng vô phạt nên cũng đừng cố gắng quá nhiều để thuyết phục. Nên khuyến khích họ bày tỏ quan điểm nhưng cũng đừng cố ép họ phải đi sâu vào vấn đề mình đang quan tâm. Người được coi là đối kháng sẽ luôn luôn đứng ngoài tiểu vũ trụ của bạn. Bạn cần khẳng định chính kiến của hai bên, trao đổi thông tin nếu cần, chịu trách nhiệm với việc làm của bản thân và giữ nguyên tắc của riêng mình mà không đòi hỏi gì ở người kia. Bạn cần phải phân tích kỹ tình hình để xác định đúng vị trí của mình và
  5. những người xung quanh. Nếu không suy tính kỹ, việc chọn đối tác sẽ không chính xác và kết quả thật khó lường. Việc chia mọi người thành nhóm như trên với cách tiếp cận khác nhau sẽ giúp ta không những thành công trong giải quyết từng việc cụ thể lẫn xây dựng những mối quan hệ trong xã hội. Mô hình này đã được dạy trong các trường đại học hàng đầu thế giới và được nhiều người áp dụng vào thực tế. Khoa học thực sự làm cuộc sống dễ dàng hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2