intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 3

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

109
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát huy thuận lợi và khắc phục, giảm thiểu khó khăn về tài nguyên và môi trường ở nước ta Qua sự phân tích ở phần trên có thể thấy là nếu không tích cực bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên nước theo một quy hoạch khoa học thì trong những thập kỷ vào giữa thế kỷ XXI nước ta sẽ trở thành một nước có nhiều khó khăn về tài nguyên và môi trường nước. Để tránh được tình trạng này cần tiến hành ngay một số việc sau đây. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 3

  1. Việt Nam môi trường và cuộc sống Phát huy thuận lợi và khắc phục, giảm thiểu khó khăn về tài nguyên và môi trường ở nước ta Qua sự phân tích ở phần trên có thể thấy là nếu không tích cực bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên nước theo một quy hoạch khoa học thì trong những thập kỷ vào giữa thế kỷ XXI nước ta sẽ trở thành một nước có nhiều khó khăn về tài nguyên và môi trường nước. Để tránh được tình trạng này cần tiến hành ngay một số việc sau đây. Về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước 1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về thực trạng, đặc điểm tài nguyên và môi trường nước ở nước ta. 2) Thực hiện đầy đủ Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường cùng các luật, pháp lệnh, quy định liên quan tới khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường nước bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất. 3) Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch lưu vực các sông; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước và của các ban quản lý lưu vực các sông.
  2. Việt Nam môi trường và cuộc sống 4) Nâng cao hiệu quả, tiết kiệm dùng nước trong tất cả các ngành sản xuất và sinh hoạt bằng các biện pháp khoa học, công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến. Về nông nghiệp, cần thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước; giảm tổn thất nước bằng cách kiên cố hóa hệ thống kênh mương, nâng cấp công trình đầu mối, nâng cao hiệu quả quản lý; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển các cây con có nhu cầu sử dụng nước thấp, hiệu quả kinh tế cao; tích cực phòng chống ô nhiễm nước; sử dụng các hóa chất nông nghiệp theo đúng các quy định và hướng dẫn kỹ thuật. Về công nghiệp và thủ công nghiệp kiểu làng nghề, cần nâng cao hiệu quả sử dụng nước; tái sử dụng nước; xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải; tích cực phòng chống ô nhiễm nước; thực hiện nghiêm túc các luật pháp, quy định về quản lý nước thải. Về sinh hoạt và các hoạt động du lịch, dịch vụ, cần thực hiện các mục tiêu cấp nước cho đô thị và nông thôn đã được xác định trong các quyết định của Nhà nước; sử dụng nước một cách tiết kiệm nhất; cải tiến thiết bị sử dụng nước; tích cực phòng chống ô nhiễm nước. Khung II.3. NHIỀU HỒ CHỨA Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐÃ CẠN KIỆT NƯỚC Theo Cục Quản lý nước và Công trình thủy lợi, tháng 6 năm 2003, các tỉnh miền Trung ít mưa. Tổng lượng mưa trong cả tháng phổ biến 30-60mm, đạt 20-60% mức trung bình cùng kỳ nhiều năm; một số ở vùng núi thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An,... từ nửa cuối tháng 6 đến nay có tổng lượng mưa rất thấp, làm cho diện tích bị hạn xảy ra ở nhiều nơi. Tính
  3. Việt Nam môi trường và cuộc sống đến ngày 7-7-2003, tỉnh Nghệ An có 3.320ha, Quảng Ngãi 1.370ha đất không có nước để gieo trồng. Ngoài ra, Quảng Ngãi hiện có 3.564 hộ (14.294 người) thiếu nước sinh hoạt, tập trung tại các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Bình Sơn. Tỉnh Nghệ An đã chi 1,5 tỷ đồng, Quảng Ngãi chi 2 tỷ đồng cho việc chống hạn, cấp nước sinh hoạt cho người, nước uống cho gia súc. Do ít mưa, hầu hết các hồ chứa loại vừa và lớn ở các tỉnh Nghệ An đến Bình Thuận chỉ còn 40% lượng nước theo thiết kế. Riêng tỉnh Nghệ An có 23/50 hồ chứa do Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý đã hết nước. Nhiều vùng cửa sông ở các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi nước mặn lấn sâu vào 30 - 40 km, ảnh hưởng đến việc lấy nước tưới và sinh hoạt. Nguồn: Báo Nhân dân, ngày 10-7-2003 5) Xây dựng các hồ chứa nước sử dụng tổng hợp, khai thác nhiều bậc thang trên một dòng sông khi có điều kiện thuận lợi, nhằm mục đích cấp nước, chống hạn, ngăn ngừa ô nhiễm mặn, cung cấp năng lượng tái tạo được; hết sức chú ý giảm
  4. Việt Nam môi trường và cuộc sống thiểu và phòng tránh tối đa các tác động môi tr ường tự nhiên và xã hội của các hồ, đập, đặc biệt là của các hồ đập lớn. 6) Gắn liền việc quản lý tài nguyên nước mặt và nước dưới đất với quản lý các tài nguyên thiên nhiên khác như: đất, rừng, khoáng sản, năng lượng trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các lưu vực theo hướng bền vững. 7) Hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả với các nước láng giềng cùng chia sẻ tài nguyên nước trên các hệ thống sông xuyên biên giới để xây dựng và thực hiện các quy hoạch phát triển chung và quy hoạch sử dụng nước, bảo vệ chất lượng nước trên các sông này. 8) Đối với tài nguyên nước dưới đất, cùng với các phương hướng nói trên, cần chú ý: tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ nước ngầm, áp dụng các phương thức mới, như sử dụng hành lang thu nước, giếng tia, bổ sung nhân tạo để tăng cường khai thác các nguồn nước; cấm tuyệt đối việc xây dựng các công trình chôn lấp chất thải trên phạm vi nguồn; bảo vệ và phát triển các công trình có khả năng làm tăng nguồn nước ngầm.
  5. Việt Nam môi trường và cuộc sống Về kiểm soát lũ lụt Trên Đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình, chiến lược phòng chống lũ là kết hợp 6 biện pháp: 1) Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn; 2) Điều tiết lũ bằng các hồ chứa lớn ở thượng nguồn sông Đà, sông Lô; 3) Củng cố hệ thống đê và công tác hộ đê, xây dựng các đường tràn cứu hộ đê, cho phép tràn nhưng không vỡ đê khi gặp lũ vượt lũ thiết kế; 4) Tăng thoát lũ của lòng dẫn sông Hồng, sông Thái Bình; 5) Phân lũ sông Đáy; 6) Sử dụng các khu chậm lũ Tam Thanh, Lương Phú, Quảng Oai, Lập Thạch. Trên Đồng bằng sông Cửu Long - là đảm bảo cuộc sống an toàn và phát triển trong môi trường có lũ bằng các biện pháp: 1) Xây dựng các cụm dân cư - trung tâm hành chính - dịch vụ văn hóa - xã hội tương đối an toàn về lũ; 2) Xây dựng nhà vượt lũ, lên đê bao bảo vệ khu dân cư, vườn cây ăn quả ở các khu có mức ngập nông; 3) Chỉnh trị lòng sông, cửa sông đảm bảo an toàn dân cư và thông thoát lũ cho cả 9 cửa sông kể cả sông Vàm Cỏ Tây; 4) Mở rộng kênh trục dẫn thoát lũ, tích nước dùng cho mùa kiệt; 5) Mở rộng các lộ ven kênh tạo mạng lưới giao thông kết hợp tuyến dân cư; 6) Mở rộng khẩu độ cầu cống hợp lý đảm bảo thoát lũ nhanh. Nói chung là "chung sống với lũ", nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân, ổn định được sản xuất và đời sống, phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng kinh tế trù phú, bền vững. Trên vùng đồng bằng ven biển miền Trung cần sử dụng các biện pháp: 1) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng các công trình hạ tầng hợp lý để chủ động né tránh, thích nghi để phát triển trong môi tr ường thiên tai; 2) Giảm nhẹ thiệt hại của lũ chính vụ, kiểm soát lũ tiểu mãn, lũ đầu vụ, lũ cuối vụ bằng cách xây dựng một số hồ lớn trên các sông chính như Rào Quán (Quảng Trị), Tả Trạch (Thừa Thiên - Huế), A Vương (Quảng Nam), Nước Trong (Quảng Ngãi), Định Bình (Bình Định), Ba Hạ (Phú Yên); 3) Chỉnh trị lòng sông, chống sạt lở, chống bồi lấp cửa sông, ổn định cửa thông thoát lũ, phát triển giao thông t hủy thuận lợi;
  6. Việt Nam môi trường và cuộc sống 4) Xây dựng công trình tiêu thoát ngập các thị xã đô thị ven biển; 5) Mở rộng khẩu độ cầu cống trên các đường quốc lộ và đường sắt Bắc Nam; 6) Thực hiện tốt phương châm ứng cứu lũ với "bốn tại chỗ": vật tư tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2