intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt Nam

Chia sẻ: Khoa Khoa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

1.650
lượt xem
543
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để tìm hiểu rõ hơn về giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt Nam

  1. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM 1. Thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật1. Trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài2. Về quan hệ thừa kế, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài trong Tư pháp quốc tế Việt Nam. 2. Trước ngày Bộ luật dân sự (BLDS) Việt Nam có hiệu lực, vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được đề cập trong một số văn bản3. “Tuy nhiên, pháp luật nước ta thời kỳ đó mới chỉ đề cập trên nguyên tắc chung nhất, còn thiếu những quy định chi tiết, đặc biệt là các quy phạm xung đột để làm cơ sở giải quyết đối với những vụ việc cụ thể về thừa kế có yếu tố nước ngoài”4. Từ ngày BLDS có hiệu lực, một loạt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột nhưng “chế định thừa kế còn để trống”5. Để đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể của quan hệ dân sự quốc tế, việc hoàn thiện Tư pháp quốc tế Việt Nam về vấn đề này là cần thiết. Một số tác giả đã mạnh dạn yêu cầu hoàn thiện vấn đề này; ví dụ theo tác giả Đoàn Năng “nếu các văn bản pháp luật chuyên ngành đã ban hành mà trong đó chưa có hoặc có những chưa đầy đủ quy phạm xung đột thì nên sớm tiến hành bổ sung vào các văn bản này những quy phạm xung đột cần thiết để áp dụng nhằm bảo đảm có đầy đủ quy phạm hướng dẫn chọn luật điều chỉnh tất cả các loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Ví dụ, quan hệ thừa kế thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự, nhưng Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản khác có liên quan đang hiện hành chưa hề có quy phạm xung đột nào”6.
  2. 3. Cuốn Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam thừa nhận sự không hoàn thiện của Bộ luật dân sự nước ta về vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài và tác giả Đoàn Năng mạnh dạn yêu cầu hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề này, nhưng cả hai đều không đưa ra giải pháp cụ thể nào. Trước sự thiếu vắng này, chúng tôi xin kiến nghị giải pháp cho vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam thông qua hai phần: Trong phần thứ nhất, chúng tôi trình bày những giải pháp có thể được sử dụng (I) và, trong phần thứ hai, chúng tôi trình bày giải pháp nên lựa chọn căn cứ vào hoàn cảnh nước ta hiện nay(II). I- Những giải pháp của xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có thể được sử dụng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam 1. Giải pháp hoàn thiện bằng cách khai thác những quy phạm xung đột đã tồn tại 4. Một trong những quy phạm xung đột đã tồn tại mà chúng ta có thể khai thác là Điều 833, khoản 1, Bộ luật dân sự. Theo điều khoản này, “việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Điều 833, khoản 1 không định nghĩa thế nào là “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Trước sự chung chung và trừu tượng này của Điều 833, khoản 1, thông qua việc giải thích pháp luật, chúng ta có thể coi thừa kế theo pháp luật là một “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Cách giải thích này có thể được chấp nhận vì theo Điều 176, khoản 5, BLDS, “quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây […]: được thừa kế tài sản”. 5. Vậy, thông qua việc giải thích luật, chúng ta có thể hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật và nếu chúng ta theo giải pháp này, chúng ta có quy phạm xung đột sau: Vấn đề thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp
  3. luật của nước nơi có tài sản. Đây cũng là giải pháp được thừa nhận tại Mê-hi-cô, Pa-na-ma, U-ru-goay và Vê-nê-du-ê-la7. 6. Để hiểu rõ thêm giải pháp này, chúng tôi xin lấy một ví dụ minh họa. Năm 1975, anh N.V.A sang sống cùng gia đình tại Pháp và sau đó nhập quốc tịch Pháp. Với sự mở cửa, anh N.V.A về Việt Nam cư trú từ năm 1995. Do tai nạn, anh N.V.A qua đời tại Việt Nam năm 2001 và để lại di sản bao gồm: Một ngôi nhà ở ngoại ô Pháp (di sản P); một căn hộ cùng một số động sản tại Hà Nội (di sản V và v); một số động sản quý tại một ngân hàng Thụy Sĩ (di sản t) và một số động sản gửi chị gái đang làm ăn tại Đức (di sản d). Do không tự thỏa thuận được với nhau, con anh N.V.A, quốc tịch Pháp và em trai anh N.V.A quốc tịch Việt Nam yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết vấn đề thừa kế. 7. Áp dụng giải pháp bằng cách giải thích pháp luật, chúng ta dẫn đến kết quả sau: Vấn đề thừa kế nêu trên được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể là di sản P được điều chỉnh bợi pháp luật Pháp, di sản t được điều chỉnh bởi pháp luật Thụy Sĩ, di sản d được điều chỉnh bởi pháp luật Đức và di sản V, v được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Ngoài giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại bằng cách giải thích luật, để hoàn thiện. Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế, chúng ta có thể xây dựng thêm quy phạm xung đột mới để điều chỉnh vấn đề này. 2. Giải pháp hoàn thiện bằng cách thiết lập quy phạm xung đột mới Khi hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta bằng cách thiết lập quy phạm xung đột mới, hai loại giải pháp sau có thể được sử dụng: a- Không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản 8. Giải pháp thứ nhất có thể sử dụng khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn
  4. đề thừa kế. Đây là giải pháp được thừa nhận tại An-ba-ni (trừ trường hợp khi di sản là bất động sản ở An-ba-ni, An-giê-ri, Đức (nhưng luật Đức có thể được chọn để áp dụng khi di sản là bất động sản ở Đức), Andora, Áo, Bun-ga-ri, Cuba, Ai Cập, Tây-ban- nha, Phần Lan, Gha-na, Hy Lạp, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a, I-ran, Ý, Nhật, Gioóc-đa-ni, Li- băng, Ma-li, Ma-rốc, Mô-ri-ta-ni, Ni-giê-ri-a, Phi-líp-pin, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Xê-nê-gan, Xlo-va-ki, Thụy Điển, Xi-ri, Tiệp Khắc, Thổ Nhĩ Kỳ (trừ trường hợp di sản là bất động sản ở Thổ Nhĩ Kỳ), Va-ti-căng, Nam Tư (cũ)…8. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Pháp luật Pháp sẽ là pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế vì người để lại thừa kế có quốc tịch Pháp. Điều đó có nghĩa là pháp luật Pháp sẽ điều chỉnh di sản tại Pháp cũng như di sản ở Đức, ở Thụy Sĩ và ở Việt Nam ngay cả đối với bất động sản V. 9. Giải pháp thứ hai có thể sử dụng khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng để điều chỉnh vấn đề thừa kế. Đây là giải pháp được thừa nhận tại Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Cô-xta Ri-ca (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Cô-xta Ri-ca), Chi lê, Cô-lôm- bia, Đan Mạch, Ê-cua-đo, En-Sa-va-đô, Ai-xlen, Na Uy, Pa-ra-goay (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Pa-ra-goay), Mông Cổ, Nga (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Nga), Thụy Sĩ9. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế vì người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh di sản V và v ở Việt Nam, di sản t ở Thụy Sĩ, di sản d ở Đức và di sản P tại Pháp ngay cả khi di sản P là bất động sản. b- Phân biệt di sản là động sản hay bất động sản 10. Giải pháp thứ nhất có thể sử dụng khi phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản và pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh di sản là bất động sản. Giải pháp này được thừa nhận tại Nam Phi, Úc, Ba-ha-ma, Bỉ, Ca-na-da, Trung Phi, Trung Quốc, Công-gô, Bờ biển Ngà, Mỹ, Pháp,
  5. Ga-bông, Ma-li, Ấn Độ, Ix-ra-en, Ai-len, Luýchc-xăm-bua, Ma-đa-gát-xca, Ca-lê-đô-ni, Anh, Xu-đăng, U-ru-goay…10. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Di sản là bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể ở đây là di sản P ở Pháp được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp và di sản V ở Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Đối với di sản là động sản, pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh vì nơi cư trú cuối cùng của người để lại thừa kế là Việt Nam, cụ thể là pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản d ở Đức, di sản t ở Thụy Sĩ và di sản v ở Việt Nam. 11. Giải pháp thứ hai có thể sử dụng khi phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh thừa kế đối với di sản là động sản và pháp luật nơi có tài sản để điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản là bất động sản. Đây là giải pháp được thừa nhận tại Ca-mơ-run, Mô-na-cô, Thái Lan, Ru-ma-ni…11. II- Giải pháp của xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật nên lựa chọn trong Tư pháp quốc tế Việt Nam 1. Phương hướng của việc chọn giải pháp cho xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam 12. Phương hướng thứ nhất: Trong Tư pháp quốc tế, khi chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần giải quyết. Vậy, trong lĩnh vực mà chúng ta nghiên cứu, chúng ta cũng sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ gắn bó với những vấn đề của thừa kế theo pháp luật. Thông thường, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần điều chỉnh khá dễ dàng, ví dụ: Pháp luật có quan hệ mật thiết với tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thường là pháp luật nơi thực hiện hợp đồng12. Tuy vậy, trong lĩnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2