intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Áp đặt cũng có cái hay"

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

77
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghệ sĩ Saxophone Quyền Thiện Đắc trong liveshow "Đêm vàng" tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 29/8 vừa qua Nhiều người nghĩ rằng cần tạo môi trường thoải mái và tự do để con cái phát triển. Nhưng một số người lại không ủng hộ quan điểm này. Nghệ Sĩ Quyền Thện Đắc là một trong số này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Áp đặt cũng có cái hay"

  1. "Áp đặt cũng có cái hay" Nghệ sĩ Saxophone Quyền Thiện Đắc trong liveshow "Đêm vàng" tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 29/8 vừa qua Nhiều người nghĩ rằng cần tạo môi trường thoải mái và tự do để con cái phát triển. Nhưng một số người lại không ủng hộ quan điểm này. Nghệ Sĩ Quyền Thện Đắc là một trong số này. Anh cho rằng: "Áp đặt cũng có cái hay".
  2. - Anh có nghĩ rằng mình trở thành một Quyền Thiện Đắc như hôm nay bởi vì bố mình là một "sax-man" nổi tiếng? - Tôi học nhạc từ năm 11 tuổi, nhưng cây kèn đầu tiên lại không phải là saxophone mà là clarinet, tôi học 4 năm rồi mới chuyển sang kèn saxo. Quả đúng, bố tôi là người đưa tôi vào con đường âm nhạc và dẫn đường cho tôi gắn bó với cây đàn saxo, cũng có thể nói cái “duyên” với saxo là do bố tôi trao tặng. Tôi đã biết “nhận” đúng cách để có thể trở thành một “tôi” như bây giờ. - “Nhận” cái “duyên” ấy rồi, nhưng đến khi nào anh mới cảm thấy mình thực sự thuộc về âm nhạc, về saxophone và về Jazz?
  3. - Năm 16 tuổi, tôi được đi diễn với dàn nhạc giao hưởng quốc gia biểu diễn nhạc cổ điển. Lúc ấy tôi còn quá trẻ và cũng chưa đam mê âm nhạc lắm. Đêm diễn quả là đáng nhớ, bởi tôi gây được ấn tượng đặc biệt với nhạc trưởng người Nhật Fukumura, tôi là người duy nhất được khen ngợi. Cảm giác đứng trong dàn nhạc giao hưởng nhận tiếng vỗ tay thấy sung sướng lắm. Còn Jazz thì mãi đến năm 1999, sau chuyến du lịch Mỹ, tôi mới nuôi ước vọng đi học nước ngoài để phát triển thêm. Động lực đã giúp tôi giành được học bổng 50% của trường nghệ thuật Berklee (Boston - Mỹ). Những tháng ngày khổ luyện nơi đất khách đã giúp tôi nhận ra thực sự tôi thuộc về cái gì… - Khoảnh khắc nào về bố trong hình ảnh một nghệ sĩ làm anh ấn tượng nhất?
  4. - Khi tôi bắt đầu chớm nhập môn, bố tôi hay tập kèn ngoài lan can của ngôi nhà khi đó ở khu tập thể Nghĩa Đô. Tôi nhớ một hôm bố chơi bài Soprano của J.S.Bach say sưa và mê mải, dường như quên là ông đã tập mệt lắm rồi và mồ hôi đang thấm đẫm trên ngực.
  5. Tôi ấn tượng với hình ảnh ấy quá đến nỗi đêm đó nằm mơ…thổi được bài hát đó. Hôm sau, tôi hỏi bố: “Liệu con có thổi được như thế không?” và nhận lại từ bố chỉ một nụ cười. Có thể từ đó tôi càng thêm tò mò và muốn thử thách chính bản thân mình. - Có khi nào anh cảm thấy “nóng gáy” trong quá trình hai bố con là đồng nghiệp trên sân khấu? - Bố tôi là người thầy nghiêm khắc, khi tôi bắt đầu tập chơi Jazz, thổi giai điệu còn sai và không nhiều tiến bộ thì bố tôi tỏ thái độ rõ ràng. Trong một lần hai bố con cùng chơi, tôi nhờ bố “đỡ” hộ một bài. Ông cụ đã từ chối thẳng thừng và hỏi tôi: “Một năm rồi mà vẫn thế này à?” ngay trên sân khấu. Một lần khác, hai bố con chơi ở một quán café Jazz trên phố Tràng Tiền, người ta đã nói với tôi: “Cậu không phải thổi nữa, chờ bố cậu về thổi, yên tâm là cậu vẫn được trả tiền”. Nghe thế, tôi cảm thấy “cay”
  6. lắm và sau đợt đó thì lao vào tập, nghe thêm băng đĩa rồi cũng may là cũng có tiến bộ nhất định. - Môi trường hẳn tác động đến anh rất nhiều, cụ thể là bố anh. Anh có giờ cảm thấy mình bị áp đặt? - Tôi phải cảm ơn bố vì sự áp đặt đó. Khi bố bắt đầu chơi jazz và ghi băng video từ năm 1988, ông đã bắt đầu “công cuộc áp đặt” của mình với tôi. Tôi thấy bố bảo “cái này hay, nghe đi, tập đi” thì cũng thử. Tôi không nghĩ mọi sự áp đặt đều khó chịu, khi có người chỉ ra một con đường, mình có thể đi theo hoặc không. Với tôi, thì là “thử” rồi…”theo” luôn và càng ngày càng cảm thấy đúng. - Chấp nhận sự áp đặt, anh hẳn phải có nhiều áp lực? Cụ thể là áp lực làm sao không bị che lấp bởi cái bóng “đại thụ” của ông bố nổi tiếng?
  7. - Áp lực là có, áp lực đến với tôi theo giai đoạn. Trước khi đi học ở trường Berklee đã có áp lực, đến khi trở về áp lực lại càng nhiều hơn. Cũng đau đầu với…”mưu” vượt cụ đấy! Tất nhiên đó là mong muốn tất yếu của một người con nối nghiệp bố, nhưng tôi không đặt ra mục tiêu quá cụ thể. Vì nếu xét về chuyên môn tôi có thể tự tin rằng “nhà tôi có phúc” rồi. (Cười).
  8. Quyền Thiện Đắc và cha - NSƯT Quyền Văn Minh Nhưng ngoài chuyên môn còn có rất nhiều yếu tố quyết định sự thành công, bố hơn tôi ở sự trải nghiệm, cách xử lý tinh tế, dày dặn kinh nghiệm…Tôi cũng không tham vọng, vì phải đến một độ tuổi nhất
  9. định khi đã có nền tảng tốt, rồi qua quá trình tích lũy thì muốn vượt mới có thể…vượt được! - Có thể nói bố đã giúp anh xây dựng nền tảng chuyên môn rất khắt khe. Anh nghĩ thế nào về quá trình gò ép căng thẳng đó? - Những năm còn học Nhạc viện, tôi còn mải chơi nên khá lười tập. Bố tôi đã đặt ra những “lịch học” đặc biệt áp dụng với cậu học trò lười là tôi như bắt tập thể dục cùng buổi sáng, sau đó hai cha con thông kèn với nhau; giao số lượng bài vở cho tôi tập, sau đó kiểm tra. Lúc ở nhà, tôi cũng chưa hiểu hết giá trị của sự khổ luyện hà khắc của bố đặt ra, chỉ đến khi sang Berklee học tôi mới thấm thía và tự vào guồng rất tốt, theo được lịch tập với cường độ lớn. Tôi trở nên chăm chỉ do môi trường nhưng có lẽ một phần cũng vì kết quả học tập…bị gửi thẳng cho bố.
  10. - Phải chăng Quyền Thiện Đắc là người con biết sợ? - Tôi khá sợ bố, sợ nhất kiểu nói của ông cụ. Cách mắng của ông cụ mang “chiến thuật” rất tổng hợp: có trách, có phân tích đúng sai rồi kích động, sau đó lại khuyến khích. Ông không to tiếng hay nổi nóng, chỉ biết cứ nghe xong “bài mắng” đó thì tôi cũng thấy…ông có lý.
  11. Hai cha con là đồng nghiệp trên sân khấu (ảnh: Trần Đoàn Linh) - Có bao giờ lời mắng của bố động chạm đến tự ái của anh - một người nghệ sĩ?
  12. - Tự ái thì có nhiều phen tôi đã hứng từ người ngoài rồi nên cũng ngại gì bởi tôi từng bị chụp mũ “chẳng qua” núp bóng bố, đi học Mỹ, sẵn nong sẵn né… Còn riêng bố, ông có mắng cũng rất tế nhị, không hề có sự so sánh này khác, hoặc nói kiểu tôi “đang hi sinh đời bố, củng cố đời con” để làm tôi thấy tự ái. Ông cứ phân tích, tôi cứ nghe và nghe nhiều thì cũng…ngấm. - Dường như anh là người con rất nghe lời, trong cuộc sống hai bố con anh có hợp nhau không? - Cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng cũng không xung khắc và trong cuộc sống thì cũng không phải hợp lắm. Quan điểm sống thì nhiều khi ông góp ý, tôi không nghĩ vậy thì cũng không cãi, chỉ nghe thôi.
  13. - Trở thành một người con tiếp nối sự nghiệp mà bố mình rất mong mỏi. Anh có nhận được lời khen nào từ bố? - Cũng nhiều lời khen của bố bay đến tai tôi đấy dù toàn khen… sau lưng thôi! (cười). Còn khen kiểu ca ngợi “con thổi bố khen hay” thì chưa bao giờ, mỗi buổi biểu diễn thấy ông cụ cứ cười rồi nói “chơi được” là tôi biết mình không bị chê rồi. Bản thân tôi cũng không phải tuýp người ưa khen nịnh, thậm chí còn xấu hổ nếu bị khen quá…lộ liễu! (Ảnh: Trần Đoàn Linh)
  14. - Anh có tương đối thành quả để được đánh giá là “con hơn cha”, kế hoạch “bon chen” của anh sẽ thế nào? Biết đâu là một sự tiếm ngôi “bố già nhạc Jazz?”. - Tính cách tôi không thích sự bon chen. Nếu bon chen tôi muốn kiểu khác, bon chen trong nghề của tôi và ở nước ngoài. Tôi không để tâm đến việc tiếm ngôi hay không, tôi chỉ có một ước mơ đó là: ”biểu diễn” và tiếp tục các dự định của mình. - Là một người con nối nghiệp bố và thành công. Khi anh làm cha, liệu anh có tiếp tục dùng ảnh hưởng từ “đế chế” của mình để hướng nghiệp cho con? - Ôi, có chứ! Con trai hay con gái đều sẽ phải theo nghề, con trai thì chắc chắn bị Saxo và Jazz… “trói” rồi, còn con gái …chắc sẽ nhẹ nhàng hơn một chút!
  15. Tất nhiên đó là mong mỏi của tôi vì cũng không chắc chúng thích hay không. Nhưng tôi hoàn toàn tin là chúng sẽ có “gen" nghệ thuật theo truyền thống gia đình. Bởi suy từ tôi thì mọi sự áp đặt không phải không có lý!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2