“Bệnh thành tích” một vấn đề nhức nhối trong giáo dục THPT tỉnh An Giang
lượt xem 2
download
Bài viết “Bệnh thành tích” một vấn đề nhức nhối trong giáo dục THPT tỉnh An Giang trình bày thực trạng về giáo dục THPT tỉnh An Giang; Nhận định và đánh giá về giáo dục THPT tỉnh An Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: “Bệnh thành tích” một vấn đề nhức nhối trong giáo dục THPT tỉnh An Giang
- Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” “BỆNH THÀNH TÍCH” MỘT VẤN ĐỀ NHỨC NHỐI TRONG GIÁO DỤC THPT TỈNH AN GIANG Nguyễn Thị Hoàng Phượng Trung tâm NCKHXH&NV- ĐHAG Bệnh thành tích là gì? Theo Đại tự điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên khái niệm “Bệnh” là “Chứng đau ốm trong cơ thể người hay vật” là “Sự hỏng hóc trong máy móc, thiết bị” và cũng có nghĩa là “Thói xấu, tật xấu”. Về danh từ “Thành tích” cũng được khái niệm như sau: Thành tích là “kết quả tốt đẹp do cố gắng mà đạt được”. Vậy “Bệnh thành tích” ở đây chúng ta có thể hiểu đó là: “Là các bản báo cáo tình hình sơ, tổng kết các hoạt động qua mỗi thời kỳ, qua báo cáo gửi cấp trên… theo nguyên tắc cộng - trừ. Thành tích được thổi phồng, khuyết nhược điểm bóp xuống”6 I. Thực trạng về giáo dục THPT tỉnh An Giang Qua 20 năm đất nước đổi mới cùng các lĩnh vực kinh tế - xã hội - giáo dục và đào tạo của nước ta nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Hiện nay An Giang là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), An Giang là một trong những tỉnh có trình độ dân trí còn thấp, tình trạng mù chữ còn đông (có khoảng 150.000 trẻ trong độ tuổi đi học nhưng chưa được đến trường). Cùng với sự phát triển chung của cả nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và sự hội nhập kinh tế quốc tế - An Giang dần dần chuyển mình về mọi mặt như: phát triển mạng lưới y tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển khoa học công nghệ thông tin.v.v….Điều quan trọng nhất vẫn là tập trung nâng cao lĩnh vực giáo dục đặc biệt là giáo dục THPT. Trong những năm gần đây ngành giáo dục, đặt biệt là giáo dục THPT được tỉnh nhà quan tâm đáng kể. Chúng tôi lấy mốc từ năm học 2001 đến nay được thể hiện một vài số liệu như sau: 6 http://www.baobariavungtau.com.vn/viet/viet/vtcn_nhintuvt/12713/ 110 (138)
- Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” Bảng 1: Số lượng trường, lớp, giáo viên, học sinh. Năm học SL Trường SL Lớp SL Giáo Viên SL Học Sinh 2001- 2002 53 630 1.385 39.977 2002- 2003 56 738 1.514 42.0 97 2003- 2004 56 788 1.618 45.416 2004- 2005 56 848 1.832 46.335 Học kỳ I 56 809 2.129 48.322 2005- 2006 Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng, trong những năm gần đây (2001- 2006) về mặt số lượng trường vẫn giữ tính ổn định (tăng không đáng kể), nhưng số lượng lớp, giáo viên và học sinh hằng năm tăng rất rõ rệt. Không những nâng cao về số lượng mà chất lượng như: trình độ đạt chuẩn của cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV) do Bộ quy định (tỉ lệ đạt chuẩn so với tổng số thì CBQL đạt chuẩn năm học 2002-2003 là: 98,77 %; GV là 94,25 % đến năm học 2004- 2005 thì tỉ lệ CBQL đạt chuẩn là 100 %, GV là 98,32 %) và tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT cũng đạt khá cao. II. Nhận định và đánh giá về giáo dục THPT tỉnh An Giang Trong ngành giáo dục hiện nay, vấn đề “bệnh thành tích” không chỉ nói riêng ở tỉnh An Giang mà trở thành vấn đề chung của cả nước. Riêng về chất lượng thi tốt nghiệp THPT là con số trung thực như chất lượng học tập đạt được của mỗi học sinh hay đây chỉ là những căn bệnh thành tích chung của các tỉnh trong nước. Bởi vì, hiện nay trên thực tế, đề thi và đáp án thi tốt nghiệp THPT là do Bộ Giáo dục- Đào tạo đưa ra còn việc chấm điểm bài là do Sở Giáo dục- Đào tạo của từng địa phương chấm. Do đó, ở đây chúng tôi đặt ra câu hỏi: Liệu 2 vấn đề trên có cùng đi chung bước hay không, hay là đi như hai đường thẳng song song? Vấn đề này vẫn chưa được giải đáp thoả đáng nên còn làm cho chúng tôi trăn trở và nghĩ suy. Theo TS.Nguyễn Hội Nghĩa - Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng ĐHQG TPHCM đã nhận định “Việc chấm thi ở nhiều địa phương được điều chỉnh theo những “ngoại lực ngoài chuyên môn” thành ra thiện ý của Bộ GD- ĐT có lẽ đã trở thành…mây khói”7. Tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT hàng năm của cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đạt khá cao nhưng khi nhìn vào điểm trung bình 3 môn thi mà thí sinh trúng tuyển vào các trường Đại học thì còn rất thấp. Cụ thể một vài số liệu theo bảng dưới đây: 7 http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=33450&ChannelID=1 21 111 (138)
- Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” Bảng 2: Thứ hạng, tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT và trúng tuyển Đại học của một vài tỉnh thành xếp theo tiêu chí. Năm Tỉnh Tốt nghiệp THPT Trúng tuyển thi Đại học học (thành) 2004 Thứ Tỉ lệ (%) HS Tốt Thứ Tỉ lệ (%) thí sinh TT so Điểm 3 hạng nghiệp so với số hạng với số lượng thí sinh dự môn thi lượng HS dự thi thi Hà Tây 1 99,79 % 11 14,82 % 11,4 Nghệ An 2 99,73 % 21 12,55 % 10,22 An Giang 46 84,69 % 55 12,57 % 7,62 Cà Mau 64 71,21 % 51 15,18 % 7,83 Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy thứ hạng và tỉ lệ tốt nghiệp THPT so với thứ hạng và tỉ lệ Trúng tuyển vào bậc Đại học còn quá chênh lệch quá xa. Có phải chăng những con số nói trên là những con số thực sự với những kết quả mà giáo dục THPT đã thu gặt được bằng chính công sức của mình gieo trồng hay đó chỉ là những con số ma được thổi phồng lên của ngành giáo dục THPT. Qua một vài số liệu và những thông tin trên, chúng tôi suy nghĩ rằng, bệnh thành tích nó xuất phát từ đâu? Từ khía cạnh nào? Có phải, căn bệnh thành tích xuất phát từ những chỉ định, chỉ tiêu phải đạt của cấp trên đưa xuống. Để đạt danh hiệu là giáo viên lao động giỏi, buộc lớp học của giáo viên đó không vượt chỉ tiêu học sinh ở lại lớp là…..v.v và còn rất nhiều qui định khác. Một giáo viên THCS có than vãn: “Thật tình giáo viên bây giờ đi dạy khổ lắm, sợ lãnh đạo, sợ luôn cả học sinh, vì phổ cập nên phải đủ chỉ tiêu lên lớp; học sinh học lực yếu cũng phải bằng mọi cách cho lên lớp để đủ chỉ tiêu phổ cập, trường chuẩn. Mà cũng xin nói thiệt, giáo dục là dạy con người mà chỉ tiêu thì cứ đề ra 80 đến 90% học sinh đạt trung bình trở lên, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 98 – 99%... thử hỏi trường nào không chạy theo thành tích?”8. Trong một cuộc trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XI, Ông Nguyễn Minh Hiển- Bộ trưởng GD-ĐT giải thích: “Thi tốt nghiệp phổ thông là đánh giá và công nhận trình độ học vấn theo một số yêu cầu nhất định, trong kỳ thi Đại học, Cao Đẳng mang tính tuyển chọn”. Đứng ở gốc độ nào đó, chúng tôi đồng tình với sự lý giải của ông; tuy nhiên, nếu so sánh giữa tỷ lệ đậu tốt nghiệp và số điểm đạt được của 03 môn thi vào bậc Đại học ở các tỉnh thì chúng tôi thấy rất rõ rệt xuất hiện hai trường hợp như sau: Một là, yêu cầu chất lượng giáo dục THPT của Việt Nam còn thấp, hai là, có phải chăng ngành giáo dục Việt Nam vẫn còn chạy theo căn bệnh thành tích? Bởi vì các chỉ tiêu, chỉ định đưa ra phổ cập giáo dục đòi hỏi các trường phải đạt thế này thế nọ.v.v…Trên thực tế, so sánh thực học của học sinh và các chỉ tiêu, chỉ định của Bộ GD-ĐT đưa ra có sự chênh lệch. Đứng ở góc độ khách quan mà nói, nguyên nhân chú trọng nặng 8 http://www.thanhnien.com.vn/Toasoan-Bandoc/Baibandoc/2005/6/13/112656.tno 112 (138)
- Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” về “lượng” mà xem nhẹ “chất” giáo dục nhằm đạt được chỉ tiêu, yêu cầu đề ra trong khi chất lượng chưa được đảm bảo. Dựa vào những ý trên, nên chúng tôi có thể lý giải được vì sao kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển Đại học lại chênh lệch như thế. Do vậy, có phải chăng trường nào, Sở giáo dục nào cũng thành thật kiểm định, đánh giá xác thực về chất lượng giáo dục và báo cáo những con số trung thực của trường, tỉnh mình hay sao? Do đó, vấn đề này mong rằng các nhà lãnh đạo, đặt biệt là lãnh đạo ngành giáo dục cần phải xem lại. Chúng ta điều biết rằng, vấn đề GD-ĐT là một vấn đề rất cần thiết cho việc đào tạo ra nguồn nhân lực mới cho tương lai, là lực lượng quan trọng cho sự phát triển của một dân tộc, của một quốc gia. Chính điều này, Đảng và Nhà nước ta xác định tại Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) đã nhận định: “GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”9 và sự cần thiết của giáo dục là phải chú trọng về chất lượng giáo dục nhưng cũng không xem nhẹ quá về số lượng (đây cũng là yếu tố góp phần cho sự phát triển chung của ngành giáo dục, của đất nước) mà hai yếu tố này phải có mối quan hệ biện chứng với nhau. Sản phẩm của GD-ĐT là gì? Có phải chăng đó là chất lượng, chất lượng đào tạo ra những nhân tài, những con người thông minh để đáp ứng cho nhu cầu xã hội, cho đất nước trong thời kỳ CNH- HĐH. Một lần nữa, chúng tôi khuyến nghị cùng các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, các ngành hữu quan cần nên có cách nhìn tổng thể về chất lượng đào tạo và số lượng xác đáng hơn; đồng thời, nghiêm túc nhìn nhận lại đối với những trường hợp chạy theo “bệnh thành tích” . Nếu làm được điều đó, chúng ta mới đánh giá được thực sự khả năng, trình độ hiểu biết của học sinh và có biện pháp khắc phục những yếu kém để giáo dục THPT ngày phát triển toàn diện về mọi mặt. Vấn đề trên, trong kỳ họp Quốc hội khóa XI, đại biểu Lê Đình Trưởng (Quảng Nam) nhấn mạnh: “Tỷ lệ tốt nghiệp THPT lên tới trên 90 %, nhưng tỷ lệ bài thi Đại học đạt điểm trung bình cả ba môn chỉ vỏn vẹn 14%. Bệnh thành tích đã ăn rất sâu! Và khẩn thiết đề nghị ngành giáo dục hãy siết chặt công tác thi cử xem thực chất trình độ học sinh của ta đang nằm ở đâu”10. Và đại biểu Lê Thị Dung (An Giang) cũng phát biểu rằng: “Kỳ thi Đại học hai năm qua cho thấy có đến trên 85 % thí sinh có tổng số điểm thi ba môn dưới 15 điểm và trên 10.000 thí sinh đạt điểm 0. Yêu cầu phải xử lý nghiêm bệnh chạy theo thành tích, xem nhẹ chất lượng như chống hàng gian, hàng giả, hàng lậu nhưng phải quyết liệt hơn vì sản phẩm của giáo dục là con người…”11 9 http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/giao-duc-dao-tao/2007/6/10AAA737702/ 10 http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/giao-duc-dao- tao/2007/6/10AAA737702/ 11 http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=33450&ChannelID=121 113 (138)
- Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo tổng kết năm học (2001- 2002, 2002- 2003, 2003- 2004, 2004- 2005), Sở Giáo dục - Đào tạo An Giang. 2. Hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2005- 2006, Sở Giáo dục- đào tạo An Giang, tháng 2/ 2006. 3. Kỷ yếu hội thảo: Đổi mới cải tiến quản lý trường THPT tỉnh An Giang. 4. http://www.thanhnien.com.vn/Toasoan- Bandoc/Baibandoc/2005/6/13/112656.tno 5. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=33450&ChannelID =121 6. http://www.baobariavungtau.com.vn/viet/viet/vtcn_nhintuvt/12713/ 7. http://www.vietnamnet.vn/diendan/2003/5/13458/ 8. http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/giao-duc-dao- tao/2007/6/10AAA737702/ 114 (138)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyện kể bên mộ bà Hoàng Thị Loan: Phần 2
41 p | 131 | 13
-
Rèn luyện sức khỏe cho trẻ em miền núi: Phần 1
118 p | 35 | 10
-
Nỗi lo lắng về địa vị: Phần 1
103 p | 14 | 5
-
Tuyển chọn tiểu phẩm báo chí - Xiếc (Xuất bản lần thứ hai): Phần 1
126 p | 12 | 5
-
Các nguyên nhân mắc bệnh của tù nhân ở nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1946 - 1954
9 p | 30 | 3
-
Nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường THCS quận Bình Thạnh, Tp. HCM
11 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn