intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Chuyên nghiệp hoá" hoạt động sáng tác: một đòi hỏi tất yếu của công cuộc_3

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Tính chất chuyên nghiệp(1) hay phi chuyên nghiệp(2) như là đặc trưng khu biệt giữa hai phạm trù văn học hiện đại và trung đại

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Chuyên nghiệp hoá" hoạt động sáng tác: một đòi hỏi tất yếu của công cuộc_3

  1. "Chuyên nghiệp hoá" hoạt động sáng tác: một đòi hỏi tất yếu của công cuộc
  2. 1. Tính chất chuyên nghiệp(1) hay phi chuyên nghiệp(2) như là đặc trưng khu biệt giữa hai phạm trù văn học hiện đại và trung đại Một trong những chuyển đổi mang tính đột biến từ phạm tr ù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại trong quá trình hiện đại hóa là bước chuyển từ một nền văn học mang tính chất phi chuyên nghiệp (có người gọi là tính chất “nghiệp dư”) sang một nền văn học mang tính chất chuyên nghiệp. Tính chất chuyên nghiệp của văn học hiện đại, và xu hướng chuyên nghiệp hóa trong quá trình hiện đại hóa văn học – cần được xem như một loại thuộc tính, sự kiện quan trọng, có giá trị khu biệt rõ rệt, sâu sắc giữa hai phạm trù, cũng là hai thời kì văn học – trên thực tế, chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, đúng mức. Nhiều câu hỏi thiết yếu cần đ ược đặt ra và chờ được trả lời thỏa đáng, chẳng hạn: Chuyên nghiệp hóa sáng tác văn học có phải là đòi hỏi tất yếu của quá trình hiện đại hóa văn học trong bối cảnh xã hội tiêu thụ, hay không? Xu hướng chuyên nghiệp hóa trong văn học Việt Nam trước 1945 có chịu sự chi phối, tác động của qui luật hàng hóa hay không, và chịu chi phối tác động ấy ở mức độ nào? Xu hướng chuyên nghiệp hóa trong văn học Việt Nam giai đoạn này, trên thực tế đã bộc lộ rõ qua những phương diện nào của đời sống văn học? v.v… Bài viết này, bước đầu tìm hiểu xu hướng chuyên nghiệp hóa hoạt động sáng tác như một đòi hỏi tất yếu của công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam (trước 1945) đồng thời, trong điều kiện có thể, ở một chừng mực nhất định, cố gắng trả lời những câu hỏi trên. 2. Tính tất yếu và những biểu hiện nổi bật của xu hướng chuyên nghiệp hóa hoạt động sáng tác trong đời sống văn học Việt Nam (1930-1945) Thực ra, tính chất chuyên nghiệp hay xu hướng chuyên nghiệp hóa trong văn học Việt Nam trước 1945 không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ. Trong một số công trình nghiên cứu hay giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, đây đó đã từng có người, gián tiếp hay trực tiếp nói đến.
  3. Đáng lưu ý hơn cả là khoảng vài năm lại đây, có một số nhà nghiên cứu, ở mức độ khác nhau, nhấn mạnh: việc xem sáng tác văn chương như một nghề là nét mới mẻ của văn học hiện đại so với văn học trung đại (Nguyễn Đình Chú(3)), thậm chí, xem tính chất chuyên nghiệp hay phi chuyên nghiệp như là đặc điểm khu biệt quan trọng giữa hai phạm trù văn học hiện đại và trung đại (Nguyễn Hưng Quốc(4)). Các ý kiến này, dĩ nhiên đều xuất phát từ kết quả của việc phân tích, so sánh hai thời đại văn học, vừa có cơ sở lí luận vừa có cơ sở thực tiễn. Nó không chỉ cho thấy sự khác biệt mà quan trọng hơn còn cho thấy tính tất yếu của vận động văn học: từ sáng tác phi chuyên nghiệp đến sáng tác chuyên nghiệp. Theo đó, xu hướng chuyên nghiệp hóa gắn liền với những điều kiện và biểu hiện cụ thể của nó. Trong đó, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có những điều kiện, và biểu hiện nổi bật sau đây. 2.1. Sự hình thành quan niệm xem tác phẩm văn chương vừa như là một loại sản phẩm tinh thần, vừa như là một loại hàng hóa đặc biệt trong xã hội tiêu thụ. Quan niệm này được hình thành không phải như một nhận thức chủ quan, cảm tính mà như một kết quả mang tính khách quan với tác động nhiều chiều giữa sáng tác, tiếp nhận văn học trong bối cảnh văn hóa, xã hội đương thời. Thuộc về một xã hội mà mọi sản phẩm lao động có xu hướng trở thành hàng hóa, được thụ hưởng như là hàng hóa, sáng tác văn học, dù muốn dù không, ít nhiều, sớm muộn cũng trở thành hàng hóa, cho dẫu là một thứ hàng hóa đặc biệt. Trong xã hội làng xã Việt Nam truyền thống, các nhà nho xem sáng tác văn chương là một cách thức hành đạo. Tác phẩm văn chương, với họ là phương tiện nói chí, tỏ lòng, thường được “phát hành” một cách tự nhiên, tự nguyện. Đó là một loại sản phẩm tinh thần cao nhã để giao lưu tình cảm, giãi bày tư tưởng đạo lí, chia sẻ hoặc truyền bá quan điểm giữa các thành viên trong c ộng đồng văn học trung đại. Loại sản phẩm tinh thần cao nhã này là “vô giá”, thường được in sao bằng mộc bản, hoặc chép tay, chỉ dùng để biếu, tặng; cất giữ hoặc lưu truyền theo nhiều cách. Nhưng trong vòng đời của những tác phẩm như thế, tuyệt nhiên chưa hề xuất hiện và tồn tại, dưới bất cứ hình thức nào, các loại quan hệ kẻ mua – người bán; chủ hàng – khách hàng; nhà s ản
  4. xuất – người tiêu thụ. Đơn giản, đó là vì, cơ cấu văn hóa xã hội cũng như quan niệm tâm lí của cộng đồng văn học trung đại không chấp nhận quan niệm văn chương như là một loại sản phẩm mang tính chất hàng hóa. Sang những thập niên đầu thế kỉ XX, một cơ cấu xã hội và cộng đồng văn học mới hình thành, đòi hỏi phân công lại, đồng thời chuyên môn hóa các dạng thức lao động, mài sắc các kĩ năng, kĩ xảo trong từng hình thức lao động và từng bước chuyên nghiệp hóa các ngành nghề trong hệ thống ngành nghề của xã hội. Theo đó, xu hướng chuyên nghiệp hóa sáng tác văn học cũng hình thành. Ở đây, trong hoạt động văn hóa, văn học cũng có nhu cầu phân công lại nguồn “nhân lực”, “tài lực”; từ đó hình thành một guồng máy điều phối hoạt động sáng tác, hệ thống phát hành, những hình thức, thành phần sở hữu tinh thần và vật chất do sáng tác văn học mang lại… cho phù hợp với lề luật của cộng đồng văn học mới. Một cách hiển nhiên, guồng máy này sẽ chi phối mạnh mẽ đến cả sáng tác và tiếp nhận văn học. Tham gia sở hữu tác phẩm văn học dưới dạng ấn bản hiện đại có nhiều thành phần, tùy theo những góc độ nhất định. Chẳng hạn: Từ góc độ sáng tạo văn học, nhà văn là chủ sở hữu; từ góc độ sản xuất phát hành ấn bản văn học, chủ nhà in, nhà xuất bản, chủ báo, chủ nhà sách, thư viện,… là chủ sở hữu; từ góc độ người tiêu dùng, thụ hưởng, người mua, người thuê mướn sách và đọc tác phẩm là chủ sở hữu. Như vậy, tác phẩm văn học in báo, in sách là sản phẩm đa sở hữu. Trong đó, chủ báo, chủ nhà in, nhà sách là một thành phần “đồng sở hữu” có vai trò không nhỏ, thậm chí, trong nhiều trường hợp chi phối, lấn át cả tác quyền. (Họ quyết định sử dụng hay không sử dụng bản thảo, số lượng in ấn, doanh số phát hành, nhuận bút). Với một cơ cấu sở hữu đa thành phần(5) như thế (người viết – chủ sở hữu trí tuệ tác phẩm, hàng hóa; người đọc – khách hàng; nhà kinh doanh – chủ sở hữu ấn phẩm), xu hướng chuyên nghiệp hóa sáng tác văn học không chỉ đơn thuần là nhằm nâng cao chất lượng tư tưởng nghệ thuật của sáng tác mà còn nhằm duy tu quan hệ giữa các thành phần “đồng sở hữu” tác phẩm nói trên. Nguyên tắc duy tu ở đây là tất cả các khâu, từ sáng tác đến làm sách, bán sách, cho thuê
  5. mướn sách,… đều phải chuyên nghiệp. Người viết sách phải chuyên nghiệp đã đành mà người làm sách, bán sách cũng cần trở nên chuyên nghiệp. Ở đây, quy luật hàng hóa rõ ràng đã ít nhiều chi phối, tác động đến xu hướng chuyên nghiệp hóa sáng tác văn học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2